Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tổ chức dạy học địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần ...

Tài liệu Skkn tổ chức dạy học địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho hs thpt

.DOCX
30
196
51

Mô tả:

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài : Hơn hai mươi lăm năm bước vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, đất nước chúng ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa -xã hội, trong đó có cả giáo dục. Tuy nhiên, trong giáo dục sự gắn bó giữa "học" với "hành", giữa "lí luận" với "thực tiễn", giữa bài học với sự liên hệ với đời sống xã hội chưa thật sự được quan tâm đúng mức. Chính thực tế này đã dẫn tới thực trạng là phần lớn học sinh đều bỡ ngỡ trước các tình huống, sự kiện thực tế, đặc biệt là các vấn đề "thời sự" nóng bỏng đang diễn ra ở nơi mình đang sinh sống (môi trường, tệ nạn ...), hoặc không biết đến những giá trị di sản thiên nhiên, lịch sử văn hóa mà địa phương mình có. HS càng ít có cơ hội được hình thành và rèn luyện kĩ năng phân tích, giải quyết những vấn đề thực tế, kể cả "kĩ năng sống". Trong khi đó chúng ta hoàn toàn có thể tạo cơ hội cho HS có được kinh nghiệm đó thông qua các tiết học dành cho chương trình địa phương. Theo Điều 23 của Luật Giáo dục quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông là: "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Trong khi đó môn Địa lí là môn học nâng cao trí tưởng tượng và óc thẩm mĩ; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng có ích trong đời sống và sản xuất. Trong chương trình giáo dục quốc dân, Địa lí là môn học được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước.Để làm được điều đó thì Địa lí địa phương đóng một vai trò quan trọng. Bởi lẽ, Địa lí địa phương là một bộ phận và có liên quan mật thiết với địa lý Tổ quốc nên kiến thức Địa lí địa phương có vai trò là cơ sở để học sinh nắm kiến thức Địa lí Tổ quốc. Chính việc giảng dạy Địa lí địa phương tạo điều kiện cho thế hệ trẻ tìm hiểu và đánh giá đúng tiềm năng các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và thực trạng kinh tế -xã hội của địa phương, từ đó giúp họ định hướng nghề nghiệp, lao động sản xuất. Những kiến thức địa lí địa phương mà nhà trường trang bị cho học sinh nếu có giá trị thực tiễn sẽ tạo điều kiện để học sinh có thể vận dụng được vào công việc laođộng sản xuất tại địa phương, tham gia cải tạo xây dựng quê hương giàu đẹp. Ngoài ra còn rèn luyện kĩ năng khảo sát, nghiên cứu, khảo sát, điều tra, quan sát, phân tích, vẽ, thiết lập các số liệu, biểu đồ, bản đồ... Tuy nhiên, việc giảng dạy ĐLĐP trong các trương PT chưa thực sự được quan tâm đúng mức, dạy học mang tính chất qua loa để hoàn thành nội dung chương trình. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải làm thế nào vừa hoàn thành nội dung chương trình nhưng lại vừa đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức dạy học, từ đógiúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động nhất,chất lượng nhất, hiệu quả nhất, đồng thời giáo dục các kỹ năng cơ bản cho các em. Từ thực tế đó, bản thân tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn chọn đề tài: Tổ chức dạy học địa lý địa phương thông qua hoạt động trải nghiệm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho HS THPT”để viết sáng kiến kinh nghiệm. Mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến để chúng ta làm tốt hơn sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước đã giao! II. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứumột số vấn đề về địa lý địa phương nhằm hướng tới mục đích, giúp học sinh hiểu biết hơn về quê hương mình, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước cho các em. Đồng thời, góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Địa lý. Thông qua các hình thức dạy học trải nghiệm cũng góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em HS TPPT. III. Nhiệm vụ nghiên cứu: -Tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề trải nghiệm sáng tạo vào trong dạy học địa lý địa phương. -Đưa ra một số phương pháp để tổ chức dạy học ĐLĐP có hiệu quả: Cần xác định mức độ và hình thức vận dụng; vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trải nghiệm để nâng cao kỹ năng sống cho học sinh THPT. IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: -Trong phạm vi bài viết này, bản thân tôi chỉ trình bày một hình thức dạy học ĐLĐP như qua các hoạt động ngoại khóa địa lý, câu lạc bộ địa lí, cũng như hình thức dạy học dự án... -Đối tượng nghiên cứu: HS khối 10, 12 đơn vị công tác và một số đơn vị khác được tiến hành thực nghiệm. V. Các phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tài liệu (đọc, phân tích, tổng hợp). -Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu một số tình huống; hoàn cảnh; những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương ... -Phương pháp khảo sát điều tra: Điều tra tình hình thực tế của vấn đề ở HS và GV. -Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm: Nghiên cứu, tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm của các đồng nghiệp, từ đó rút ra một số bài học và nêu được những biện pháp khắc phục cũng như đề xuất. -Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với HS là một phương pháp tốt để tôi có thể gần gũi các em; đồng thời thăm hỏi, trò chuyện với một số phụ huynh HS...qua đó có thể biết được tâm sự, nguyện vọng của các emtrong việc học...để đưa ranội dung kiến thức phù hợp. -Phương pháp thống kê tính toán: Qua những thông tin, tài liệu thu thập được tôi đã vận dụng phương pháp này để thống kê lại tình hình và tính toán các số liệu cần thiết để biết một số vấn đề trong phạm vi đề tài. Phần II : NỘI DUNG Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở khoa học đề tài. Bác Hồ đã từng viết: "thống nhất giữa lí luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin. Thực tiễnmà không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lí luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”. Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định tính chất và nguyên lý giáo dục là: "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luậngắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Khoản 2. Điều 28. Luật Giáo dục quy định về phương pháp giáo dục là: ''Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS". Công văn số 5977/ BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục kiến thức địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm 2008 -2009 với yêu cầu nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu môn học, gắn lí luận với thực tiễnhoạt động kinh tế -xã hội, văn hóa, lịch sử địa phương trong mỗi bài dạy. Cũng vì vậy, trong các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường học có tiêu chí 5 thuộc tiêu chuẩn 5 đánh giá việc thực hiện nội dung giáo dục kiến thức địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đặc biệt, ngày 17/09/2014 Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An ra công văn số 1814/SGDĐTGDTrH về hướng dẫn dạy học Chương trình địa phương -đối với môn Địa lý: Các trưởng THCS chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện mộtbuổi ngoại khóa tìm hiểu về địa phương theo cấu trúc chương trình, nội dung của Bộ quy định. Như vậy, việc giáo dục kiến thức ĐLĐP góp phần gắn lý luận với thực tiễn trong mỗi bài học theo quan điểm của Bác cũng như theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục. Đồng thời, góp phần vào việc đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS. Đặc biệt, việc nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn đang diễn ra xung quanh cuộc sống các em sẽ góp phần hình thành và bồi dưỡng một số "kĩ năng sống" cần thiết cho các em, đó cũng là chúng ta đang thực hiện theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục "kĩ năng sống" cho HS qua một số môn học trong đó có môn Địa Lí . 1.2 . Ý nghĩa của việc dạy học ĐLĐP vào trong trường THPT Nghệ An là tỉnhcó diện tích lớn nhất cả nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội rất phong phú và đa dạng. Cùng với cả nước, trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa -hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nghệ Ancũng đã đạt nhiều thành tựu to lớn song cũng còn không ít khó khăn, thách thức phải vượt qua. Nhưng, để kiến thức này đến với HS thì chỉ trong thời lượng haitiết học ở cuối cấp thì dù giáo viên có "tóm gọn", khái quát đến mức độ nào cũng khó có thể truyền tải hết được. Mặt khác, dạy theo kiểu "nhồi nhét" kiến thức như thế này thì học sinh khó có thể nhớ được đầy đủ (kể cả học sinh khá giỏi chứ chưa nói đến học sinh có chất lượng đạt trà thấp). Hơn nữa, các tiết tìm hiểu ĐLĐP chỉ được tìm hiểu ở cuối cấp THPTrất khó để có thể tạo mối liên hệ giữa kiến thức địa lí đại cương, kiến thức địa lí Việt Nam ... với kiến thức ĐLĐP, không tạo được sự gắn kết giữa kiến thức khoa học với thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, việc vận dụng kiến thức ĐLĐP vào trong các giờ học địa lí sẽ khắc phục được phần nào những khó khăn này. Kiến thức ĐLĐP là một bộ phận có liên quan mật thiết với khoa học địa lí nói chung và địa lí Việt Nam nói riêng, nên kiến thức ĐLĐP có vai trò là cơ sở để HS nắm kiến thức địa lý Việt Nam, kiến thức địa lý nói chung. Hơn thế, ĐLĐP là những kiếnthức về sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi mà các em nhìn thấy hàng ngày. Vì vậy, nó sẽ tạo điều kiện hình thành biểu tượng địa lý cho HS, là cơ sở để tạo ra khái niệm địa lý vì nó phản ánh được những thuộc tính của khái niệm địa lý tương ứng. Biểu tượng về sự vật hiện tượng càng sáng, càng đầy đủ thì việc nhận thức càng tốt. Để HS nắm các khái niệm thì GV phải bắt đầu từ những sự vật, hiện tượng cụ thể, sinh động sau đó GV sẽ hướng dẫn HS tìm và phân tích các dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng đó, cuối cùng là khái quát lên thành định nghĩa về sự vật, hiện tượng đó. Môn Địa lí cũng khác với các môn học khác đối tượng nghiên cứu của nó rất rộng, trải dài trên nhiều lãnh thổ và mỗi nơi có những nét đặc trưng.Vì thế, việc hình thành khái niệm địa lý (nhất là khái niệm chung -Địa lí 10) không có gì tốt hơn bằng việc GV lấy ví dụ minh họa cho khái niệm là những sự vật, hiện tượng ở gần thân thuộc với các em như: một di sản, một hình thức phát triển công nghiệp, một nhà máy.........sẽ là biểu tượng rõ nét hơn nhiều so với các nơi khác. Các ví dụ minh họa càng gần gũi, thân quyen, những điều HS đã từng nhìn thấy, nghe thấy... thì bài giảng sẽ có tính thuyết phục cao. Đồng thời các nguyên lý, lý luận trừu tượng, khó hiểu, phức tạp thành những vấn đề gần gũi, giản dị, dễ tiếp thu, tạo hứng thú học tập cho học sinh hơn. Lứa tuổi HS là lứa tuổi hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết; khi được GV trang bị, làm giàu những kiến thức về quê hương mình thì sẽ bồi dưỡng trong tâm hồn mỗi em tình yêu quê hương. Mặt khác, hình thành ở các em kĩ năng sống cần thiết như kĩ năng ứng phó với những tình huống của cuộc sống, kĩ năng hợp tác, thể hiện sự cảm thông, ra quyết định..., từ đó giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước. Hơn thế, có thể vận dụng vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, tham gia vào việc cải tạo xây dựng quê hương, đất nước trong tương lai . Theo hướng dẫn thực hiện chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo ĐLĐPlà một nội dung kiến thức của bộ môn Địa lý, kiến thức ĐLĐP là kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong một không gian hẹp nơi quê hương mà HS đang sinh sống. Làm sao cho HS hiểu sâu sắc hơn những kiến thức địa lí trong sgk thông qua kiến thức ĐLĐP, gắn lí luận với thực tiễn và giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước là nhiệm vụ cơ bản mà mỗi GV phải thực hiện trong các bài lên lớp. Do vai trò và ý nghĩa to lớn, thiết thực như vậy cho nên việc tiếp thu, tích lũy kiến thức về ĐLĐP đối với mỗi HS là không có giới hạn, càng nhiều càng tốt. Việc làm giàu kiến thức ĐLĐP cho HS thông qua dạy học địa lý không phải là không làm được, là quá khó mà chỉ có là chúng ta đã quan tâm và thực hiện hay chưa mà thôi. 1.3. Hoạt động trải nghiệm HS THPT Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống. Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 5 lĩnh vực: Phát triển cá nhân; Cuộc sống gia đình; Đời sống nhà trường; Quê hương, đất nước và cộng đồng xã hội; Nghề nghiệp và phẩm chất người lao động. Nội dung hoạtđộng trảinghiệmsáng tạo được thiết kếtheo nguyên tắc tích hợp, kết hợp đồng tâm và tuyến tính; các chủ đề được xây dựng mang tính chất mở với những nội dung hoạt động bắt buộc cho tất cả học sinh trong cả nước và nội dung mang tính phân hoá tuỳ theo nhu cầu, năng lực, sở trường của học sinh cũng như điều kiện đáp ứng của cơ sở giáo dục. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo xuất hiện trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT khoảng vài ba năm gần đây. Cùng với việc "dạy học tích hợp liên môn", "dạy học gắn với sản xuất kinh doanh", "dạy học với di sản", "trải nghiệm sáng tạo" là việc được nhiều nhà trường thực hiện. Nhưng những nơi thực hiện đúng tinh thần, có hiệu quả thì không nhiều, "trải nghiệm sáng tạo" trở thành phong trào, thành các cuộc thi mang tính hình thức ở nơi này, nơi kia do không được các cấp quản lý hiểu đúng, chỉ đạo thực hiện đúng.TS Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên chuyên gia giáo dục của Bộ GD-ĐT) cho rằng: “hoạt động trải nghiệm sáng tạo đưa vào chương trình với mục đích chính là chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực. Vì vậy đó không thể là môn học riêng biệt mà phải gắn liền với từng môn học, là một phần của giáo dục môn học”. Chính vì vậy, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo được xây dựng sao cho 100% học sinh tham gia, được rèn luyện, và 100% học sinh được đánh giá trong các hoạt động đó. HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, thamquan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,... Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. 1.3.1. Vai trò của hoạt động trải nghiệm với HS THPT -Góp phần đẩy mạnh hoạt động nhận thức của HS: Giúp HS phát triển kỹ năng học tập tự chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời kích thích hứng thú nhận thức của Hs, phát triển trí tuệ và nhân cách HS. -Góp phần hình thành một số kỹ năng mềm cho HS như KN giao tiếp, lắng nghe tích cực và trình bày được suy nghĩ, ý tưởng của mình. KN hợp tác cũng không thể thiếu trong các hoạt động trải nghiệm, đảm nhận trách nhiệm và đặt mục tiêu, tìm kiếm và xử lỹ thông tin để hoàn thành nội dung bài học được giao... 1.3.2 .Một số hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm -Tham quan, dã ngoạiTham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích của tham quan, dã ngoại là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy... ở xa nơi các em đang sống, học tập, giúp các em có được nhữngkinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em. Nội dung tham quan, dã ngoại có tính giáo dục tổng hợp đối với học sinh như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Các lĩnh vực tham quan, dã ngoại có thể được tổ chức ở nhà trường phổ thông là: Tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa; Tham quan các công trìnhcông cộng, nhà máy, xí nghiệp; Tham quan các cơ sở sản xuất, làng nghề; Tham quan các Viện bảo tàng; Dã ngoại theo các chủ đề học tập; Dã ngoại theo các hoạt động nhân đạo... -Hội thi,cuộc thi Hội thi, cuộc thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho tuổi trẻ. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức HĐTNST. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốnhọc sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho học sinh; thu hút tài năng và sự sáng tạo của học sinh; phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của học sinh, gópphần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Hội thi, cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Thi vẽ, thi viết, thi tìm hiểu, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang, thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi sáng tác bài hát, hội thi học tập, hội thi thời trang, hội thi học sinh thanh lịch,... có nội dung giáo dục về một chủ đề nào đó. Nội dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn. -Câu lạc bộ Câu lạc bộlà hình thức sinh hoạt ngoạikhóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu,... dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,... CLB là nơi để học sinh được thực hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí vàtham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,... Thộng qua hoạt động của các CLB, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: CLB học thuật; CLB thể dục thể thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB hoạt động thực tế; CLB trò chơi dân gian... -Tổ chức trò chơi Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung, đối với học sinh nói riêng. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục "chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐTNST như làm quen, khởi động, dẫn nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhậntri thức; đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi giúp phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh; giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,... -Tổ chức diễn đàn Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những hình thức tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em. Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Mục đích của việc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hội, môi trường cho học sinh được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình,... tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp học sinh thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia,... đồng thời giúp các nhà quản lí giáodục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhận biết được những vấn đề mà học sinh quan tâm từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em. -Sân khấu tương tác Sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) là một hình thức nghệ thuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả,trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để học sinh đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống. Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của học sinh được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,... -Tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lựctổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng,...; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài... -Hoạt động giao lưu Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp cácem có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau: -Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh. -Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng. -Phải cósự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em.Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST theo chủ đề. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường. 1.3.3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh phổ thông HĐ TN coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của HS, về cơ bản là hoạt động mang tính tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục giúp phát triển sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Đây là những HĐGD được tổ chức gắn liền với kinhnghiệm, cuộc sống để HS trải nghiệm và sáng tạo. Điều đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức HĐ TNST phải đa dạng, linh hoạt, HS tự hoạt động, trải nghiệm là chính.Ở đây cómột số phương pháp chủ yếu, như là: -Phương pháp giải quyết vấn đề (GQVĐ)GQVĐ là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, GQVĐ của HS. Các em được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc GQVĐ giúp HS lĩnh hội tri thức, KN và phương pháp.Trong tổ chức HĐ TNST, phương pháp GQVĐ thường được vận dụng khi HS phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp GQVĐ cóý nghĩaquan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS,giúp các em có cách nhìn toàndiện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt động, kích thích HS tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi GQVĐ GV phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra căng thẳng không có lợi khi giáo dục HS. Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề Bước 2: Tìm phương án giải quyết Bước 3: Quyết định phương án giải quyếtvà kết luận vấn đề. -Phương pháp trò chơi Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó. Đặc thù của trò chơi: Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù hợp...). Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chúng.Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luật chơi do nội dung chơi quy định). Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi. Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thức hành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trong những trò chơi có luật. Trò chơi là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện HS, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thông minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ. Ngoài ra, trò chơi là phương tiện giáo dục phẩm chất nhân cách cho HS. Các phẩm chất nhân cách được hình thành thông qua chơi như tính hợp tác, tính đồng đội, tính tập thể, tính kỷ luật, tự chủ, tích cực, độc lập, sáng tạo, sự quan tâm lo lắng đến người khác, thật thà, dũng cảm, kiên nhẫn,...Trò chơi còn là phương tiện giáo dục thể lực cho HS, giáo dục thẩm mỹ, hình thành các KN giao tiếp, KN xã hội,... Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, sự hứng khởi, hồn nhiên, yêu đời cho HS,.... để các em tiếp tục học tập và rèn luyện tốt hơn.Về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ đượctrải nghiệm, bởi vì mỗi cá nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các em đã sống trong cuộc sống thực. Việc tổ chức trò chơi được GV tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị trò chơi Bước 2: Tiến hành trò chơi Bước 3: Kết thúc trò chơi -Phương pháp làm việc nhóm: Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học -giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏtheo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc: -Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội cho các em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. -Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiếtnhư: KN tổ chức, quảnlí, GQVĐ, hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết. -Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn:tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định và phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học,.... Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNkhá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc -lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa."Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân". 1.4. Thực trạng của việc dạy học Địa lý địa phương gắn với hoạt động trải nghiệm trong trườngPT hiện nay Hiện nay việc dạy học địa lý địa phương chưa được coi trọng nhiều trong chương trình phổ thông. Đối với chương trình dạy học,địa lý là bộ môn được đánh giá là môn học gắn liền với thực tế địa phương nhiều nhất. Theo hướng dẫn thực hiện chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và đào tạo ĐLĐP là một nội dung kiến thức của bộ môn Địa lý, kiến thức ĐLĐP là kiến hức về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong một không gian hẹp nơi quê hương mà HS đang sinh sống. Làm sao cho HS hiểu sâu sắc hơn những kiến thức địa lí trong sgk thông qua kiến thức ĐLĐP, gắn lí luận với thực tiễn và giáo dục thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước là nhiệm vụ cơ bản mà mỗi GV phải thực hiện trong các bài lên lớp. Do vai trò và ý nghĩa to lớn, thiết thực như vậy cho nên việc tiếp thu, tích lũy kiến thức về ĐLĐP đối với mỗi HS là không có giới hạn, càng nhiều càng tốt. Việc làm giàu kiến thức ĐLĐP cho HS thông qua dạy học địa lý không phải là không làm được, là quá khó mà chỉ có là chúng ta đã quan tâm và thực hiện hay chưa mà thôi. Qua khảo sát thực tế tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức ĐLĐP vào trong các giờ học địa lí còn tồn tại những thực trạng và nguyên nhân sau: Thứ nhất: Một số GV chưa đưa kiến thức ĐLĐP vào bài dạy, có thể bởi một số lí do sau: -Rất "trung thành" với phân phối chương trình nên họ "để dành" kiến thức ĐLĐP để chỉ dạy trong số tiết ít ỏi theo phân phối chương trình. Hơn thế, do tâm lí cuối năm, không thi cử nên nhiều GV còn có thể bỏ qua cả tiết tìm hiểu ĐLĐP luôn chứ chưa nói đến việc đưa kiến thức ĐLĐP vào trong mỗi bài học. Có chăng, những tiết dạy có vận dụng kiến thức ĐLĐP thì đó phải là những tiết dạy thao giảng hay thi GV dạy giỏi. -Chưa nắm rõ chỉ đạo, yêu cầu của cấp trên, cho rằng chỉ nên tuân thủ theo SGK không nên đưa kiến thức ĐLĐP vào bài dạy bởi có thể dẫn tới "cháy" giáo án . -Vẫn chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, trong tiết dạy thầy vẫn luôn đóng vai trò trung tâm, theo cách thầy "đọc" trò "chép" cho nên HS không có cơ hội để "động não" và huy động vốn kiến thức mà các em quan sát, cập nhật được hàng ngày vào bài học. Hay, một số giờ dạy có thể do những hạn chế về năng lực, phương pháp, nghệ thuật giảngdạy và cả độ nhiệt tình "thiếu lửa" ở thầy, cô giáo nên chưa thu hút được HS, dẫn tới HS lười suy nghĩ, ít phát biểu mặc dù những kiến thức đó có thể là HS đã được quan sát thấy, tiếp xúc hàng ngày ở địa phương. -Cũng có không ít GV lười tích lũy kiến thức, đặc biệt là kiến thức ĐLĐP rất phong phú và có thể thay đổi theo thời gian .Chính sự hạn chế vốn kiến thức về ĐLĐP thì làm sao có thể vận dụng vào bài dạy. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp GV có kiến thức về ĐLĐP nhưng lại không chú tâm dành thời gian cho việc soạn giáo án, chỉ "tải" giáo án mẫu từ mạng xuống hoặc "chép" của nhau theo kiểu "soạn một đêm dạy cả năm" nên kiến thức ĐLĐP khó có cơ hội "lọt" vào giáo án . Với thực tế rất đáng buồn trên mà nhiều tiết dạy địa lí lẽ ra phải rất hay, rất có khả năng thu hút học sinh lại trở nên khô khan, khó hiểu. Hệ lụy kéo theo là: không những chất lượng học tập môn học của HS không cao, học sinh không hứng thú với môn học; mà kiến thức về quê hương trong tâm hồn các em rất nghèo nàn. Nhiều em có thể nhanh chóng định nghĩa một khái niệm địa lý, hay nêu tên và đặc điểm một sự vật, hiện tượng nổi tiếng trên thế giới nhưng lại hiểu lơ mơ, thậm chí không biết gì về sự vật, hiện tượng địa lý ở tỉnh mình. Thứ hai: Nhiều GV có đưa kiến thức ĐLĐP vào bài dạy nhưng hiệuquả chưa cao, vì : -Chưa dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị giáo án nên chỉ làm theo kiểu "ngấu hứng" cho qua loa, xong chuyện .... -Bên cạnh đó, cũng có trường hợp lại đưa quá nhiều kiến thức ĐLĐP vào bài dạy làm cho biến dạng tiết học địa lí trở thành tiết học chỉ tìm hiểu về ĐLĐP. Thứ ba: Về phía HS kiến thức địa lí xung quanh các em rất phong phú, các em hàng ngày được tiếp xúc, nhìn thấy. Thế nhưng, nhiều em chưa biết cách vận dụng những kiến thức được thấy tại địa phương vào bài học để nắm chắc hơn kiến thức bài học, cũng như liên hệ những điều đã học vào thực tiễn cũng còn rất ít. Bởi, một mặt các em cũng lười suy nghĩ; mặt khác thiếu đi sự định hướng, khơi gợi từ phía GV, GV chỉ yêu cầu các em lấy những ví dụ ở những nơi rất xa xôi dẫn tới các em rất mơ hồ với kiến thức cũng như với những sự vật, sự việc đang diễn ra xung quanh mình. Thực tế hiện nay, mục tiêu của bộ môn Địa lý là tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học địa lí với thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới; vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan