Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tích hợp kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn giáo dục công d...

Tài liệu Skkn tích hợp kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong bộ môn giáo dục công dân lớp 10

.DOC
23
236
79

Mô tả:

TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG BỘ MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10. A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển mạnh mẽ bên cạnh những thành tựu của khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão trên thế giới mở ra thời kì hội nhập quốc tế làm cho con người tiếp cận với những tri thức nhanh hơn, hiệu quả hơn…bên cạnh đó mặt trái ngoài xã hội đã tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của HS, cộng với sự phối hợp của các ngành chức năng còn lỏng lẻo, một mặt các em chưa được sự quan tâm chăm sóc, động viên, giáo dục từ phía gia đình; mặt khác về phía nhà trường thì nội dung chương trình giáo dục đạo đức giáo dục công dân có bài còn nặng về lí thuyết, ít liên hệ với thực tiễn địa phương, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chậm đổi mới còn nặng về phương pháp truyền thống nên ít nhiều chưa cuốn hút được học sinh. Thực tế hiện nay một bộ phận lớn HS còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đạo đức, lối sống. Đặc biệt kĩ năng sống còn kém, chưa biết ứng xử với lối sống có văn hóa và chưa biết đấu tranh với những văn hóa đồi trụy, phản động, chưa nhận thức được việc phạm tội, vi phạm đạo đức của mình, chủ yếu là đua đòi phạm tội một cách hồn nhiên, ít chịu tu dưỡng, rèn luyện, sống buông thả theo thị hiếu tầm thường. Nhiều em có hoàn cảnh kinh tế khá nhưng thiếu ý chí vươn lên tự buông thả mình và trượt dài Trước những yêu cầu thiết thực trên bộ môn GDCD giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người toàn diện. Đặc biệt là đối với HS lớp 10 mới 1 bước chân vào môi trường mới các em chưa thật sự tự tin, còn rụt rè lúc này các cần có những mối quan hệ xung quanh như: kết bạn, quan hệ giữa thầy, cô, nhà trường và xã hội…với những mối quan hệ phức tạp ấy, các em cần những kỹ năng để tiếp cận trước những lôi cuốn của những bạn bè xấu sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập về sau. Với những tâm huyết và chăn trở, tôi xin mạnh dạn trình bày phương pháp tích hợp kĩ năng sống vào giảng dạy bộ môn GDCD lớp 10 với hy vọng chia sẽ với các bạn động nghiệp những kinh nghiệm nho nhỏ trong thời gian đứng lớp vừa qua, với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy của bộ môn. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Một số bài trong chương trình GDCD 10. - Độ tuổi HS THPT là độ tuổi các em có nhiều biến động vầ tâm - sinh lý cần có những KNS sống cơ bản. 3. Mục đích, nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu của đề tài: a. Mục đích: Giúp HS có kiến thức, thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Giúp các em có kỹ năng vững vàng trước khó khăn, thử thách; biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của mình. b. Nhiệm vụ: - Tìm hiểu, nghiên cứu tâm lí năng lực ứng dụng KNS của HS THPT trong giai đoạn hiện nay. - Rút ra một số kinh nghiệm từ giải pháp thực hiện tích hợp KNS qua quá trình giảng dạy. - Giáo dục KNS cho HS là giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của bản thân mỗi người nhằm trong cuộc sống sao cho có hiệu quả. c. Phạm vi nghiên cứu: 2 - Nghiên cứu về độ tuổi, giới tính khi tích hợp kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD 10. - Nghiên cứu những phương pháp dạy học tích cực nhằm tích hợp KNS vào bộ môn GDCD lớp 10 5. Ý nghĩa đề tài: a. Ý nghĩa lí luận: Phương pháp dạy học là một phạm trù rất phức tạp cà về mặt lí luận lẫn thực tiễn. Vì thế, việc ứng dụng nhiều phương pháp dạy học bằng cách nào đó có thể tích hợp giáo dục KNS vào trong chương trình giảng dạy là vấn đề mà hiện nay nhiều giáo viên còn băn khoăn, lúng túng. Muốn đạt được hiệu quả của việc tích hợp giáo dục KNS đòi hỏi người dạy phải kết hợp nhuần nhiễn, hợp lí những phương pháp nào có khả năng làm cho người nhận kiến thức phải thật sự thu hút, lôi cuốn như đang đắm mình trong một môi trường thực của cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Đồng thời, việc tích hợp KNS phải được diễn ra liên tục trong những tiết dạy tiếp theo, làm sao cho HS tích tụ lại kiến thức theo kiểu mưa giầm thấm lâu thì KNS của các em hình thành, do đó việc sử dụng phương pháp nào lồng ghép vào mục nào trong bài dạy có ý nghĩa quyết định rất lớn đến chất lượng của HS, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tri thức cũng như giáo dục KNS cho HS. b. Ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cho HS những kỹ năng sống cơ bản có thể ứng phó với những thách thức trước yêu cầu phát triển của xã hội; đồng thời làm giảm bớt sự đơn điệu, khô khan trong tiếp nhận tri thức của người học. 6. Kết cấu đề tài: A. Phần mở đầu. 1/ Lý do chọn đề tài. 2/ Đối tượng nghiên cứu. 3/ Mục đích, nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu đề tài. 3 4/ Phương pháp nghiên cứu. 5/ Ý nghĩa đề tài. 6/ Kết cấu đề tài. B. Phần nội dung. Chương I: Thực trạng và cơ sở lí luận. Chương II: Thực tiễn ứng dụng tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào giảng dạy một số bài trong chương trình GDCD và một số tiết ngoại khóa. C. Phần kết luận, kiến nghị. B. PHẦN NỘI DUNG. THỰC TIỄN TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO MỘT SỐ BÀI TRONG BỘ MÔN GDCD 10. 1/ Vài nét thực trạng khi tích hợp KNS vào giảng dạy bộ môn GDCD trong trường THPT hiện nay: Đối với các trường THPT hiện nay việc đưa vào tích hợp KNS trong chương trình môn học là hoàn toàn mới mẽ, vì chương trình này mới được BGD& ĐT triển khai vào tháng 11 vừa qua. Vì thế, vấn đề vận dụng tích hợp KNS vào trong bộ môn học cụ thể gặp rất nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Thực tế hiện nay mà bất cứ ai cũng nhìn thấy rõ đó là một bộ phận thanh thiếu niên nói chung và HS THPT nói riêng đang xuống cấp về mặt đạo đức, có lối sống buông thả, chạy theo thị hiếu tầm thường mà ít hoặc không quan tâm tu dưỡng đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng ứng phó trước những lôi cuốn mà mặt trái của xã hội phát triển để lại. Nhưng trong thực tế việc giảng dạy ở bộ môn này gặp rất nhiều khó khăn bất cập vì từ trước tới nay bộ môn vẫn xem là một môn học phụ có vai trò thứ yếu và mờ nhạt trong nhà trường, việc giảng dạy thường diễn ra một cách khô khan, nặng nề, đơn điệu ít gây hứng thú cho HS; Do đó chất lượng và hiệu quả giảng dạy còn thấp, 4 chưa mang lại hiệu quả giáo dục, đặc biệt HS chưa thấy được những điều bổ ích rõ rệt, việc học tập chưa gắn với thực tiễn nhất là những thay đổi mau lẹ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Từ những thách thức và yêu cầu cấp bách trên thì việc đưa KNS vào trong giảng dạy là hết sức cần thiết và bổ ích, góp phần quan trọng to lớn vào sự hình thành nhân cách cũng như KNS cho HS. 2/ Cơ sở lí luận của việc ứng dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích hợp vào bộ môn GDCD và một số tiết học ngoại khóa. 2.1 Khái niệm kỹ năng sống: Kỹ năng sống (KNS) là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả. Thuật ngữ KNS bắt đầu xuất hiện trong nhà trường phổ thông Việt nam từ những năm 1995-1996, thông qua dự án “ Giáo dục KNS để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/ AIDS dành cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường”, do Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF) phối hợp với BGD& ĐT phối hợp cùng Hội Chử thập đỏ Việt nam thực hiện. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), KNS là hành vi có khả năng thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hàng ngày. 2.2 Cơ sở lí luận: Phương pháp tích hợp KNS vào trong bộ môn GDCD là xuất phát từ yêu cầu đổi mới của BGD& ĐT, xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ hiện nay, bởi vì: Thế hệ trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai. Nếu không có KNS, các em sẽ không thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân, gia đình và xã hội. 2.3 Cơ sở thực tiễn: 5 Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và thời buổi cơ chế thị trường như hiện nay thì việc tích hợp KNS vào giảng dạy trong bộ môn GDCD là hết sức cần cấp bách, vì lứa tuổi HS THPT đang hình thành những giá trị sống với những ước mơ, hoài bão luôn tìm tòi khám phá… nhưng lại thiếu hiểu biết sâu sắc về kiến thức xã hội, thiếu KNS nên dễ bị lôi kéo, kích động có những hành vi tiêu cực, bạo lực, sống ích kỉ, thực dụng và rơi vào phạm tội: Đua xe, nghiện hút, chích ma túy, cãi thậm chí hành hung cha mẹ… 2.4 Những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm tích hợp KNS vào bộ môn GDCD lớp 10. - Ưu điểm: + GV có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để lồng ghép (Cần nói thêm là chọn một vài PP phù hợp với nội dung kiến thức cần tích hợp cho từng đề mục chứ không phải tất cả PP đều áp dụng vào đó). + GV dễ dàng đưa vào tích hợp nhiều KNS với những vấn đề nóng bỏng mà xã hội đang quan tâm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên không nên đưa quá nhiều nội dung vào 1 tiết như vậy sẽ làm cho người tiếp nhận bị “bội thực” và ảnh hưởng đến nội dung chính của bài họ + Người trình bày chủ động về thời gian trình bày theo nội dung chuẩn bị trước hoặc yêu cầu HS chuẩn bị. - Hạn chế: + Đây là chương trình mời được triển khai vào tháng 11 năm 2010 nên việc vận dụng tích hợp vào mục nào của bài dạy, sử dụng phương pháp gì cho phù hợp thì vấn đề lung túng là không thể tránh khỏi. + Thời gian tích hợp rất ngắn nên GV dễ bị cuốn theo những vấn đề HS quan tâm. + Một số GV KNS của bản thân chưa nhiều. 2.5 Cách tiến hành: 6 GV có thể sử nhiều phương pháp khác nhau làm thế nào chọn phương pháp phù hợp để giáo dục KNS cho HS. Căn cứ vào nội dung nội dung cụ thể của từng đề mục lồng ghép, GV có thể chuẩn bị tài liệu và nội dung cần tích hợp, có thể giao câu hỏi hoặc những nội dung liên quan cho HS về nhà chuẩn bị trước ( Đóng vai, thuyết trình, thảo luận nhóm...) Chuẩn bị những vật dụng và tài liệu liên quan như: ( bảng phụ, bài báo, giấy ruki, bút lông, phim ảnh minh họa…) 2.6 Yêu cầu sư phạm: Có nhiều phương pháp để có thể vận dụng vào trong tích hợp KNS của từng bài, từng đề mục khác nhau, cho nên GV cần vận dụng một cách sáng tạo tùy theo chủ đề đó. Quá trình tích hợp cần diễn ra một cách nhẹ nhàng vừa không gây áp lực cho HS vừa có thể truyền tải được kỹ năng sống mà không làm mất đi nội dung chính của bài dạy. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC NHẰM TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO BỘ MÔN GDCD 10. Cuộc sống của chúng ta có thể chia làm 3 mặt: - Thể chất/ sức khỏe. - Trí tuệ/ thực hành. - Tình cảm/ tinh thần. Việc đầu tiên dù giáo viên có sử dụng phương pháp nào, mục nào trong bài dạy cần tích hợp KNS làm sao cho thật sống động, gần gũi hơn với cuộc sống mà HS có thể thể thay đổi hành vi của mình từ lý luận biến thành hành vi thực tiễn trong cuộc sống. Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần, chính vì có sự biến động về mặt tâm- sinh- lý nên các em rất năng động, luôn 7 tìm tòi, khám phá, có những ước mơ và hoài bảo lớn. Vì thế, độ tuổi này có những em rất ngoan biết vượt lên số phận, nhưng có những HS rất khó dạy bảo, không muốn ai chỉ trích nói đến mình ngay cả lời dạy bảo của cha mẹ, HS cho là cổ hữu, luôn đề cao cái tôi của mình rất lớn, quan niệm sống buông thả, tầm thường, lố bịch, luôn đua đòi học theo những thị hiếu mà các em cho rằng đó là cái mốt, thời thượng của một xã hội phát triển đem lại. Trước những hành vi phản ứng tích cực và tiêu cực của lứa tuổi này chứng tỏ các em thiếu kiến thức xã hội nên dễ dàng bị lôi kéo vào những lối sống thiếu lành mạnh, thói quen sống buông thả chính là nguyên nhân đem đến hậu quả khó lường. Nói cách khác là các em thiếu KNS trước những thách thức và thay đổi nhanh chóng của hệ quả xã hội phát triển để lại hiện nay. Tích hợp vào các bài cụ thể: Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng: Chọn mục 1- b/ Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm. ( Để tích hợp) - Phương pháp: + Đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. + Phương pháp tìm hiểu qua mẫu truyện và giải quyết bài tập. - Bước 1: Cho đại diện HS đứng dậy đọc mẫu truyện “ Thần trụ trời” - Bước 2: GV: Đặt câu hỏi từ mẫu truyện trên. ? Em hãy chỉ ra đâu là yếu tố duy vật và duy tâm trong truyện thần thoại “ Thần trụ trời”? - Bước 3: HS cả lớp suy nghĩ trả lời. Cả lớp bổ sung, nhận xét. - GV: Nhận xét, kết luận. => KNS: Thông qua câu truyện trên, GV chỉ cho HS biết nhận xét, hiểu được thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, từ đó cảm nhận được thế giới quan duy vật là cần thiết, giúp hỗ trợ các môn học khác. - GV cho HS làm bài tập để nhấn mạnh thêm yếu tố duy vật. 8 BT: Em hãy giải thích cau tục ngữ sau: “ Sống chết có mệnh, giàu sang do trời” - Sau khi HS đưa ra những ý kiến khác nhau, GV chốt lại đặt câu hỏi cho HS làm rõ vấn đề. Con người sinh ra ai không muốn giàu sang, sung túc mà không cần lao động? Giáo dục KNS ở đây là cho HS thấy được muốn giàu có phải lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội. Biết đấu tranh chống lại tư tưởng duy tâm làm cho con người lười biếng chỉ biết hưởng thụ mà không lao động, tránh tư tưởng “ Ngồi gốc cây chờ sung rụng”. Bài 3: Vận động là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất. Chọn mục 2- Thế giới vật chất luôn luôn phát triển. Ở mục 1 GV đã làm rõ các hình thức vận động cơ bản của SV, HT. Mục này GV làm rõ thế nào là phát triển trong tự nhên, XH và tư duy. - Phương pháp: Kích thích tư duy, động não. * Cách tiến hành: - GV: Cho HS lấy VD về vận động của SV, HT trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy? - Sau khi HS lấy VD xong, GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ, động não. ? Từ các hình thức vận động trên, những vận động nào nói lên sự phát triển? ? Vận động và phát triển có mối quan hệ với nhau không? - HS: Cả lớp suy nghĩ, phát biểu - GV: Liệt kê tất cả các ý kiến của HS lên bảng phụ. - Cả lớp bổ sung, nhận xét. - GV: Kết luận. Vận động và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kì SV,HT nào cũng vận động, không có vận động thì không thể phát triển được. Vậy có ý kiến cho rằng mọi sự vận động đều được xem là phát triển đúng hay sai? 9 GV đặt thêm câu hỏi để tích hợp KNS. ? Để lên được lớp 10, các em có trãi qua quá trình vận động không? Vậy có được xem là phát triển? Từ lớp 1->9 có lúc nào gặp khó khăn, thụt lùi? ? Các em học môn Tin học từ tầng trệt lên lầu 3 có xem là vận động? Vận động đó có gọi là phát triển không? Vì sao? ? Em quan sát cây Bàng ở trường (ở nhà), chăm sóc từ nhỏ, đến lớn rồi ra hoa, kết trái? Sự lớn lên của cây có được gọi là sự vận động và phát triển không? Vì sao? => Từ những câu hỏi nêu trên GV chỉ cho HS hiểu thế nào là phát triển, Từ đó giúp HS có kỹ năng và thái độ luôn phải vận động không ngừng để đem lại kết quả cao nhất trong học tập, lao động…Biết vận động theo chiều hướng đi lên (mặc dù có lúc khúc khửu, quanh co) nhưng với ý chí vươn lên nhất định đến 1 lúc nào đó ta có thể làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. KNS: Loại bỏ tư tưởng bảo thủ không biết cầu tiến, lười vận động… Vận động trong học tập bằng cách làm bài và học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Sắp xếp thời gian học tập, giải lao hợp lí. Thực hiện tốt nội quy trường, lớp. Vận động TDTT lành mạnh không tham gia vào những trò chơi vô bổ, để có sức khỏe tốt phục vụ cho việc học. Vận động trong gia đình: Phụ giúp cha mẹ lúc rảnh rỗi bằng những hành động cụ thể: Nấu cơm, giặt đồ, giúp đỡ em học tập… Vận động xã hội bằng cách: Tích cực tham gia các hoạt động trong nhà trường, đoàn trường, và một công tác xã hội khác. ( Hiến máu cứu người, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, giúp đỡ bạn khi gặp hoạn nạn, khó khăn…) Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển của sự vậ, hiện tượng. 1/ Thế nào là mâu thuẫn: - Phương pháp: + Kể chuyện, VD minh họa. 10 + Thảo luận nhóm. - GV: Kể 2 mẫu truyện nói về mâu thuẫn ( Theo cách hiểu thông thường và theo nghĩa triết học). * Cách tiến hành: Chuyện kể 1: Đầu giờ vào lớp An thường đi học trước khi vào tiết học khoảng 15 phút để nghỉ ngơi và ôn bài, như thường lệ An vào vị trí chổ ngồi bỏ cặp vào học bàn, vừa định lấy quyển vở của môn học dầu tiên ra xem lại thì có một bạn cùng lớp tên K xuống tát vào mặt ồ ạt mấy cái, lúc đó bạn trong lớp can ra trong sự ngỡ ngàn chưa hiểu sự tình tại sao lại bị tát như vậy. Bạn can An ra định qua gọi Quản sinh giải quyết nhưng An không cho để hỏi rõ xem chuyện gì đã vì mình cũng chưa bị trầy xước gì mà, nghe có cơ sở An và bạn qua hỏi sự tình thì ra mới biết chiều hôm qua đi học về An đi phía sau K từ cầu thang xuống, An bị một bạn phía sau xô đẩy làm An lao vào phía trước đẩy theo bạn K làm bạn K chúi nhủi, không nói gì hết ra về và để bụng đợi đầu giờ chiều hôm sau An vào lớp rồi mới xử tội. GV đặt câu hỏi từ nội dung câu truyện vừa kể trên. ( Chia lớp 4 nhóm) Nhóm 1,3: Hãy chỉ ra những chi tiết mâu thuẫn giữa bạn An và ban K trong câu truyện vừa kể trên? Sự hiểu lầm dẫn tới đánh bạn, sự việc đó gọi là gì? Hãy lấy thêm VD về sự sung đột, chống đối nhau cả về hình thức và nội dung? Chuyện kể 2: Bốn năm liền Q là HS tiên tiến ở trường cấp II em luôn là niềm tự hào của cha mẹ vì ham học ít đi chơi. Vào lớp 10 Q thi xếp vào lớp chọn của khối, vì học giỏi, hiền là con nhà khá giả nên một số bạn tìm cách làm quen và kết bạn. Vào môi trường mới nên Q cần có những mối quan hệ bạn bè, chẳng may những bạn mà Q làm quen có tính hay ham chơi cứ giờ nào rãnh là lướt Web với trò chơi ưa thích và game online…là bạn nên Q thường được mấy bạn rủ đi theo, mới đầu thì coi cho biết, sau đó tập chơi thử vì theo Q đó cũng là môn giải trí. Thời gian lặng lẽ trôi đi, cứ mỗi ngày em dành thời gian một ít đi chơi với bạn, ngày sau lại tăng thêm 11 1 ít…cứ như thế trò chơi này em đã nghiện từ lúc nào không biết. Kết quả thi HK I đã rõ có nhiều môn dưới 3,5 khi cha mẹ đi họp PHHS mới vỡ lẽ… Được gia đình động viên và tự bản thân hứa sẽ cố gắng làm lại từ đầu, bắt đầu từ HK II, Q đã hạ quyết tâm phải dậy sớm học bài và làm bài để lấy lại kiến thức, Q đã hành động, 4h 30 sáng Q hẹn đồng hồ báo thức, khi nghe chuông reo…Q ngáp ngủ, trời lại lạnh,…thôi tắt ngủ thêm xíu nữa,…lúc bật dậy đã là 6h sáng. Nhóm 2,4: Em có nhận xét gì về mâu thuẫn trong cùng một con người của bạn Q? Chi tiết nào cho thấy điều đó? Mâu thuẫn đó diễn ra ở đâu? Lấy thêm VD khác minh họa? - HS: thảo luận nhóm, đại diện trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận và tích hợp KNS. Qua câu truyện trên giúp HS phân biệt đâu là mâu thuẫn thông thường, đâu là mâu thuẫn theo nghĩa triết học. Từ đó, đấu tranh chống lại sự sung đột đối kháng xung đột thông thường. KNS: HS cần đấu tranh giải quyết giữa lười học >< Biếng học, phê phán lối sống ngại va chạm với những bài tập khó trong học tập, trong suy nghĩ, Trong thảo luận nhóm thì đùn đẩy nhau đứng dậy trình bày…phê phán những bạn quay cóp khi làm bài kiểm tra, tránh tư tưởng dĩ hòa vi quý trong cuộc sống cá nhân, tập thể. Bài 10: Quan niệm về đạo đức. Tích hợp mục 1-b/ Phân biệt giữa đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán. - Phương pháp: Tình huống, đóng vai. - GV: Giao tình huống cho HS khi kết thúc tiết dạy bài 9, chuẩn bị 4 nội dung giao về cho 4 tổ thực hiện ( GV gợi ý trước nội dung nào HS thắc mắc). Khi dạy bài 10 cho HS tiến hành tại lớp như sau. * Cách tiến hành: Tổ 1: Đóng vai ( Giúp người hoạn nạn, gặp khó khăn khi qua đường: người già, người tàn tật, trẻ em…) 12 Tổ 2: Đóng vai ( Hành vi vi phạm đạo đức: Con bất hiếu với ông bà cha mẹ…) Tổ 3: Đóng vai ( Hành vi vi phạm pháp luật của HS hiện nay: An toàn giao thông, bạo lực trong học đường…) - HS: 4 tổ lên thực hiện, cả lớp trao đổi, bổ sung nhận xét. - GV: nhận xét, kết luận và rút ra KNS cho HS qua phương pháp đóng vai trên. Sau khi HS kết thúc GV đặt câu hỏi bài tập để làm rõ: Bài tập: Làm con cha mẹ dạy bảo → cãi lại? Khi cha mẹ nói nặng liền dùng hành động đánh cha mẹ rồi lấy xe 10cc của cha mẹ bỏ nhà ra đi? Không có tiền vì quen theo thói ăn sài đã đi cướp giật… Hỏi: Em hãy chỉ ra đâu là vi phạm pháp luật? vi phạm đạo đức? => Giúp HS nhận biết và hiểu đạo đức, pháp luận và phong tục tập quán, các em có thể tự ruát ra điểm giống nhau đều là điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với cộng đồng và xã hội. Từ đó, điều chỉnh hành vi của bản thân theo hướng tích cực. KNS: Kỹ năng tự tin thể hiện mình trước tập thể, HS có thể bọc lộ khả năng cá tính của mình thông qua vai diễn. Biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, biết quan tâm chia sẽ với mọi người xung quanh một cách tự nguyện. ( Giúp bạn trong lớp nhà có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhường ghế cho người phụ nữ mang thai khi đi xe bus từ nhà tới trường…). Có khả năng tự đánh giá năng lực của bản thân làm sao cho phù hợp với cộng đồng, xã hội. Hiện nay vấn đề về HS đánh nhau trong nhà trường đặc biệt là HS nữ, ngay cả trường chúng ta đã diễn ra các em cần tu dưỡng đạo đức, tham gia các hoạt động lành mạnh do đoàn trường và nhà trường tổ chức, tránh xa những thói quen không tốt. Biết được cái nào cần thực hiện, việc gì nên tránh và hướng dẫn mọi người không vi phạm đạo đức, pháp luật và phong tục tập quán… 13 Có ý thức giữ gìn phong tục tập quán, đấu tranh loại bỏ những thói hư tật xấu trong bản thân: Đi xe gắn máy đội nón bảo hiểm, không tống 3, không dàn hàng ngang trên đường, không nói tục chửi thề, không cải lời cha mẹ… đấu tranh loại bỏ những hủ tục: Bói toán, cờ bạc, mê tín dị đoan: Đi lễ cầu xin được học giỏi trong khi đó không chịu học bài,… Bài 11: Nghĩa vụ. 1-a/ khái niệm nghĩa vụ: - Phương pháp: Động não, so sánh, hình ảnh trực quan. - GV: Đưa ra bài tập tình huống cho HS so sánh, Sau đó cho HS bài tập để làm rõ khái niệm nghĩa vụ. Từ đó liên hệ nghĩa vụ của bản thân đối với bản thân, gia đình và xã hội. * Cách tiến hành: - Bước 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa cha mẹ nuôi con và vật nuôi ở nhà nuôi con? - Bước 2: Đưa ra câu hỏi hoặc bài tập có tình huống cho HS giải thích. Bài tập: Trong xã hội hiện nay có một số người sống theo kiểu “ Đèn nhà ai, nhà ấy rạng”. Em có suy nghĩ và nhận xét gì? Em có đồng tình với kiểu sống của một số người như trên không? Vì sao? - Bước 3: Chiếu hình ảnh trực quan về “Nghĩa vụ” cho các em liên hệ thực tế. ( Thanh niên lên đường nhập ngũ) ( Canh gác hải đảo) ? Muốn có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, không có chiến tranh thì nghĩa vụ đặt ra chúng ta cần phải làm gì? ( Nghĩa vụ đối với xã hội) - Bước 4: Nhận xét, kết luận và rút ra KNS cho HS. => KNS: 14 Giúp HS hiểu được nghĩa vụ là gì, xác định được nghĩa vụ của bản thân cần phải làm gì? Trong gia đình làm con, HS phải biết nghĩa vụ ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ, chăm sóc và phụng dưỡng khi cha mẹ già yếu, biết phụ giúp gia đình những công việc phù hợp với bản thân, sức khỏe… Trong nhà trường: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng học phí, làm bài và học bài trước khi đến lớp, biết vâng lời thầy cô, thực hiện tốt nội quy nhà trường… Ngoài xã hội có ý thức tham gia những hoạt động chung của xã hội như: Bạo vệ môi trường, tham gia tình nguyện mùa hè xanh, giúp đỡ những người không may mắn trong cuộc sống, tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi… Những hình ảnh, bài tập và VD trên giúp HS có kỹ năng phân tích, đánh giá nghĩa vụ của bản thân vận dụng vào trong thực tế cuộc sống. Phê phán những người thiếu ý thức nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình và xã hội như quan điểm sống “ Đèn nhà ai, nhà ấy rạng”. Đấu tranh với tư tưởng né tránh trong xã hội như gặp tai nạn giao thông không giúp đỡ, thấy người khác vứt xác động vật ra đường không tố cáo, … Bài 12: Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình. Chọn phần 1-b Những điều cần tránh trong tình yêu. - Phương pháp: nêu vấn đề, xử lí tình huống. - Mục đích: Giúp HS hiểu thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, HS hiểu được và biết điều nào trong tình yêu chúng ta cần giữ gìn và điều nào cần tránh. * cách tiến hành: Bước 1: GV cho HS tìm hiểu và giải quyết tình huống sau: Hiện nay có một số quan niệm cho rằng: + Tuổi HS trung học phổ thông là lứa tuổi đệp nhất, không yêu sẽ bị thiệt thòi? Em cho biết ý kiến của mình, có đồng tình với quan niệm trên hay không? 15 + Thời kì Phong kiến cho rằng “ Nam nữ thụ thụ bất thân”, thời đó không được lựa chọn người mình yêu…là xưa rồi, thời nay chúng ta phải yêu một lúc nhiều người để có nhiều cơ hội lựa chọn. ? Theo em “ Nam nữ thụ thụ bất thân” của thời kì phong kiến áp dụng vào thời kì hiện nay có còn phù hợp không? Em có đồng tình với quan niệm yêu một lúc nhiều người để có nhiều lựa chọn? + Hiện nay quan niệm của giới trẻ cho rằng: Khi yêu là yêu hết mình, hiến dâng cho nhau tất cả ( Sống thử trước hôn nhân) mà không cần suy nghĩ đánh đo. ? Em có đồng tình với quan niệm trên hay không? Nếu là em, em sẽ thể hiện quan niệm tình yêu của mình như thế nào? KNS: HS Trình bày quan niện sống của mình về tình yêu, tất nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau được nêu ra, GV cần lắng nghe và tôn trọng tất cả các ý kiến trên (không nên phủ nhận). Cần có thái độ tế nhị, chia sẽ kiến thức như một người bạn đáng tin cậy để HS có thể bọc lộ tâm tư, tình cảm của mình khi chia sẽ vấn đề này. từ đó giúp các em hiểu sâu sắc ý nghĩa của tình yêu trong sáng, lành mạnh phù hợp với quan niệm đạo đức xã hội. có trách nhiệm sống nghiêm túc với bản thân. - GV: Sau khi HS thể hiện hết ý kiến của mình, GV nhận xét và đưa ra những dẫn chứng bằng kinh nghiệm sống của mình dưới nhiều góc độ khác nhau để thuyết phục. VD: Sống thử trước hôn nhân đặc biệt ở lứa tuổi học trò là vi phạm pháp luật dù có đồng tình từ 2 phía nhưng chưa tới độ tuổi pháp luật cho phép, “Sống thử” có thể để lại nhiều vấn đề phức tạp như có thai ngoài ý muốn, mất khả năng làm mẹ, quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến HIV/ AIDS. Đặc biệt, phái nữ sẽ bị thiệt thòi và chịu nhiều tai tiếng… Các giá trị truyền thống cho tới nay vẫn còn có ý nghĩa nhất định và tình yêu chân chính không nhất thiết phải chứng minh bằng sống thử trước hôn nhân. Không đổ lỗi cho hoàn cảnh xã hội, gia đình sau khi hiểu rõ tác hại của việc yêu sớm và sống thử hay chạy theo mốt yêu nhiều người mới chứng tỏ mình với bạn 16 khác phái…Các em hãy tập trung học tập thật tốt, sau khi có công việc ổn định tuổi tác đã chửng trạc thì xác định yêu và tiến tới hôn nhân vẫn chưa muộn màng. Biết đấu tranh chống lại tư tưởng về lối sống buông thả vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội, biết cách bảo vệ mình và làm chủ được danh dự và nhân phẩm của chính mình, đừng để sự việc xảy ra mới hối hận muộn màng. Tích hợp KNS vào bài kiểm tra thu được kết quả sau: STT 1 2 3 4 LỚP 10B 10C 10D 10E SỈ SỐ 44 43 46 50 LIÊN HỆ VÀ ỨNG DỤNG VÀO KHÔNG LIÊN HỆ VÀ ỨNG THỰC TIỄN DỤNG VÀO THỰC TIỄN 39 37 43 46 5 6 3 4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ KHI TÍCH HỢP KỸ NĂNG SỐNG VÀO GIẢNG DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG BỘ MÔN GDCD LỚP 10 Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, giúp HS có cách nhìn nhận đúng đắn về vai trò của bộ môn GDCD trong nhà trường. GV phải là người có long nhiệt huyết, biết lựa chọn và kết hợp tốt các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá… có nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp giáo dục KNS cho HS THPT. Việc tích hợp KNS vào trong chương trình phải diễn ra một cách nhẹ nhàng, thoải mái tránh gây áp lực về tâm lí, điểm số thì việc hình thành KNS cho HS mới đem lại hiệu quả thiết thực. Khi truyền đạt nội dung bài học, người dạy phải làm thế nào vận dụng những kiến thức biến thành KNS về những tình huống xảy ra trong cuộc sống, giúp HS tìm cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách tự mình vượt qua cũng như biết cách phòng chống những mâu thuẫn, xung đột bạo lực giữa người với người. 17 Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức của người học, bản than người dạy cũng không ngừng trao đồi đạo đức, lối sống vì hình ảnh của giáo viên cũng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển KNS cho HS. Vấn đề qua trọng không kém để hình thành KNS cho HS là mối qua hệ giữa phụ huynh với nhà trường, mối liên hệ giữa thầy và trò là mối liên hệ cần thiết trong việc giáo dục KNS cho HS, vì chỉ có GV nào thì biết HS của lớp đó, phụ huynh chỉ biết GVCN của con mình như vậy sẽ thiếu đi môi trường trao đổi xung quanh vì thế KNS của HS cũng bị thu hẹp. Quá trình giáo dục KNS cho HS không nhất thiết chỉ diễn ra trong giờ học chính khóa, GV có thể vận dụng kỹ năng vốn có của mình áp dụng trong những tiết dạy ngoại khóa, giờ sinh hoạt chủ nhiệm thậm chí giờ giải lao khi các em cần tới sự giúp đỡ về những vướng mắc, khó khăn trong phương pháp học tập, chọn nghề hay một số vấn đề khác trong cuộc sống mà các em đang trăn trở. So với năm học trước, việc học sinh gây mâu thuẫn dẫn tới đánh nhau của trường THPT Tống Duy Tân bị đưa ra hội đồng kỷ luật đã giãm một cách rõ rệt, không còn tình trạng kết thành băng nhóm đánh nhau ngoài cổng trường như những năm trước đây, mặc dù tình trạng xích mích dẫn tới mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nhưng tính chất và mức độ đã có nhiều chuyển biến giảm rõ rệt. Đó được xem là kết quả mà tập thể sư phạm nhà trường nói chung và việc giáo dục KNS cho HS bộ môn GDCD nói riêng trong việc định hướng, giúp HS biết cách kìm chế những xung đột, có thái độ tích cực hơn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. C. PHẦN KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ. KẾT LUẬN: Thời gian gần đây dư luận xã hội len án mạnh mẽ về hành vi bạo lực trong HS, mọi người không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh hờ hững của những người xung quanh đứng nhìn. Câu chuyện về về giáo dục đạo đức lối sống cho HS cho tới 18 nay không phải là vấn đề mới đưa vào; tuy nhiên việc thiếu ý thức và cách hành xử của một bộ phận HS nêu trên phải làm cho những ngành giáo dục phải có cách nhìn nhận mới hơn trong một xã hội đầy năng động nhưng không kém phần phức tạp như hiện nay. Điều đó sẽ đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn cho những người làm công tác giáo dục mà người thầy là con thuyền định hướng cho cả một thế hệ trong tương lai. Nhìn nhận một cách thực tế hiện nay HS thiếu KNS một cách báo động, HS thiếu kiến thức, suy nghĩ nông cạn, lối sống thực dụng, thiếu hiểu biết để đối phó với những nảy sinh diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Muốn giáo dục KNS cho HS cần nhiều yếu tố phối hợp như: Gia đình, nhà trường, xã hội…mà cốt lõi bản chất của từng cá nhân; Trong đó: Gia đình phải giáo dục thương yêu định hướng cho con mính tránh xa những biểu hiện tiêu cực trong xã hội, biết lắng nghe khi con cần chia sẽ, giúp đỡ… Nhà trường cần quan tâm rèn luyện KNS ngoài dạy chữ, luôn quan tâm đến đời sống tâm tư nguyện vọng của các em để có hướng giáo dục KNS cho phù hợp. Nhận thức rõ điều đó; Việc tích hợp giáo dục KNS một mặt hướng người học đáp ứng nhu cầu, tạo ra năng lực đáp ứng trước những thử thách của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Mặt khác; tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn GDCD và một số tiết ngoại khóa sẽ tạo ra sự tương tác, đề cao tính chủ động của HS góp phần tích cực tới mối quan hệ giữa HS với HS giữa thầy và trò…Qua đó các em sẽ thấy mình cùng được tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến cuộc sống của bản than, các em sẽ biểu hiện tích cực hơn trong lao động, học tập góp phần nâng cao chất lượng đạo đức và KNS của các em ngày càng được hoàn thiện. Có nhiều phương pháp tích cực trong giảng dạy, KNS cũng là một phương pháp nhằm phát huy tính chủ động, tích cực trong học tập. Tuy nhiên việc tích hợp giáo dục KNS vào bộ môn GDCD không phải là để giải quyết tất cả những tồn tại nêu trên, tuy nhiên sự chủ động tích hợp vào bộ môn này sẽ phần nào hạn chế tính tiêu 19 cực, cùng với giáo dục toàn diện trong nhà trường sẽ giúp cho HS có những KNS vững vàng khi bước vào đời. KIẾN NGHỊ: Cần có những buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề về giáo dục KNS cho GV có thể chia sẽ trao đổi kinh nghiệm. Mở các lớp tập huấn về giáo dục KNS cho bộ môn GDCD. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục KNS cho HS. Cần có sự hỗ trợ của SGD và nhà trường về nguồn tài chính để thực hiện những tiết ngoại khóa, về nguồn… Xuất phát từ thực tiễn trên, với tâm huyết nghề nghiệp, trong quá trình giảng dạy bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi vận dụng những phương pháp phù hợp nhằm giúp HS hứng thú với bộ môn từ đó HS có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Vấn đề quan trọng làm thế nào từ khái niệm, lí thuyết GV áp dụng tích hợp giáo dục KNS vào thực tiễn. Trên đây là kinh nghiệm bước đầu chắc hẳn không tránh được sự thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp để giúp tôi có những kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Tân ngày 02 tháng 05 năm 2013 Người thực hiện: Lê Trung Kiên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất