Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 12 đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử...

Tài liệu Skkn tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 12 đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – công nghệ 10

.PDF
29
118
91

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT LƯU HOÀNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY BÀI 12: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, KĨ THUẬT SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG – CÔNG NGHỆ 10.” Lĩnh vực / Môn: Công nghệ 10 Cấp học: THPT Tên tác giả: Vũ Thị Nhàn Đơn vị công tác: THPT Lưu Hoàng Chức vụ: Giáo viên NĂM HỌC 2019 – 2020 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự Chữ viết tắt Đọc là 1 CN10 Công nghệ 10 2 DHTH Dạy học tích hợp 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 PP Phương pháp 6 PPDH Phương pháp dạy học 7 THLM Tích hợp liên môn 8 NL Năng lực 9 Phân HH Phân hoá học 10 Phân HC Phân hữu cơ 11 Phân VSV Phân vi sinh vật 12 KTSD Kĩ thuật sử dụng 13 SGK Sách giáo khoa 14 KĐ Keo đất 15 HĐ Hoạt động 16 BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo 17 BVMT Bảo vệ môi trường Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..…………………………………………………....1 1.Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................ 1 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Phạm vi, thời gian nghiên cứu .................................................................... 2 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 2 7. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................... 3 I. Cơ sở .......................................................................................................... 3 1. 1. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3 1.1.1. Khái niệm tích hợp .............................................................................. 3 1.1.2. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ...................... 3 1.1.3. Xu thế giáo dục theo hướng tích hợp liên môn ...................................... 4 1.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng) ..................................................................... 5 1.2.1. Sự cần thiết phải đưa THLM trong trường học nói chung và trong môn CN 10 nói riêng .............................................................................................. 5 1.2.2. Thực trạng của vấn đề DHTH liên môn trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay .......................................................................................................... 5 II. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 6 1. Mạch kiến thức của bài...................................................................................6 1.1. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp ..................... 6 1.2. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp ............................................................................................................ 6 1.3. Kĩ thuật sử dụng ..................................................................................... 6 2. Mô tả sáng kiến dạy học theo hướng tích hợp liên môn của bài………..….6 2.1. Tên bài học: "Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – công nghệ 10” ………….............................................................................................................6 2.2. Chủ đề sử dụng các kiến thức sinh học liên môn với các môn học……..7 2.3. Mục tiêu bài học ...................................................................................... 7 2.3.1. Kiến thức .............................................................................................. 7 2.3.2. Kĩ năng ................................................................................................. 7 2.3.3. Thái độ ................................................................................................. 7 2.4. Năng lực vận dụng của học sinh .............................................................. 7 2.5. Các năng lực chuyên biệt khác ................................................................ 7 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội 2.6. Thiết bị dạy học và học liệu ..................................................................... 8 2.6.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án ....... 8 2.6.2. Các ứng dụng CNTT trong dạy học chủ đề ........................................... 9 2.6.3. Tiến trình tổ chức dạy học .................................................................... 9 2.7. Một số phương pháp dạy học tích hợp ................................................... 12 2.8. Giáo án chủ đề (Đính kèm phụ lục) ....................................................... 12 2.9. Phương pháp đánh giá .......................................................................... 12 III. Kết quả nghiên cứu .............................................................................. 12 3.1. Kết quả .................................................................................................. 12 3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................... 13 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 14 1. Kết luận ................................................................................................... 14 2. Điều kiện áp dụng .................................................................................... 14 3. Kiến nghị .................................................................................................. 14 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa và sự bùng nổ thông tin ở thế kỉ XXI, giáo dục cần giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Mâu thuẫn giữa việc lượng tri thức ngày càng tăng với thời gian được đào tạo trên ghế nhà trường của mỗi người là có hạn. Giáo dục cần đào tạo con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động và nghề nghiệp cũng như cuộc sống, có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là năng lực hành động, tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, khả năng học tập suốt đời. Hiện nay, dạy học tích hợp (DHTH) là một trong những quan điểm giáo dục đang được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho học sinh. DHTH được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Vì vậy, việc tích hợp liên môn (THLM) trong dạy học nói chung là rất cần thiết. Tuy nhiên quá trình vận dụng THLM vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Trong chương trình CN 10 có nhiều nội dung liên quan tới các bộ môn khác nhau. Đặc biệt phần Nông – Lâm – Ngư nghiệp đại cương có nhiều kiến thức thực tiễn và có liên quan tới kiến thức của các bộ môn học khác hơn cả như: hóa học, sinh học và kiến thức về môi trường. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học cũng như để HS hiểu sâu rộng kiến thức bài 12, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài "Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường.” 2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất việc tích hợp các kiến thức liên môn hoá học, sinh học và môi trường vào dạy CN 10, giúp HS hiểu sâu và hiểu bản chất kiến thức môn học. - Giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong quá trình giảng dạy bộ môn CN 10 trong nhà trường. - Giúp HS có cách nhìn tổng quan về một nội dung kiến thức dưới góc nhìn đa chiều - liên môn. Từ đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực cho HS. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Trang 1/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội - Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp rèn kĩ năng tìm hiểu kiến thức liên môn trong bài 12 – CN10. - Khách thể nghiên cứu: Dạy học CN 10 bằng THLM ở trường THPT. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Cơ sở tích hợp các kiến thức liên môn. - Cơ sở lý thuyết công nghệ bài 12. - PPDH theo chủ đề tích hợp liên môn. 5. Phạm vi, thời gian nghiên cứu - Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 10 trong giờ học chính khóa. - Thời gian: Từ tháng 1 năm 2019 và được áp dụng thực nghiệm trong năm học 2019 – 2020. 6. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng PP nghiên cứu lý thuyết, PP so sánh thực nghiệm – đối chứng, nghiên cứu các tài liệu liên quan đến nội dung của chuyên đề bao gồm: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập... + PP nghiên cứu lý thuyết: Thu thập, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để làm cơ sở lí luận cho đề tài; Xây dựng giáo án tích hợp các kiến thức liên môn trong đó có sử dụng biện pháp rèn kĩ năng học sinh. - PP tìm hiểu thực trạng: Sử dụng phiếu điều tra trực tiếp cho HS làm bài. - PP thực nghiệm sư phạm. + Đối tượng: HS lớp 10 của trường THPT nơi công tác. + Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm các lớp: 10A1; 10A8 Lớp đối chứng: 10A3: 10A5 – dạy theo truyền thống. + Kiểm tra, đánh giá: Soạn một số đề kiểm tra có đánh giá khả năng học tập vận dụng kiến thức liên môn của HS. Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng học tập của HS, từ đó đánh giá sự tiến bộ của HS trong kĩ năng này ở từng giai đoạn. 7. Mục đích nghiên cứu - Mở rộng các phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn. - Khai thác sâu và khai thác bản chất của vấn đề nghiên cứu. - Rèn kĩ năng hình thành các năng lực cần thiết ở HS: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông… Trang 2/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Khái niệm tích hợp Tích hợp trong Tiếng Anh có nghĩa là Integration - có nguồn gốc từ tiếng La Tinh với nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. DHTH liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến PP và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại. Chủ đề THLM là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, trong tự nhiên hay xã hội. VD: Tích hợp liên môn sinh học, hóa học và môi trường trong bài 12- CN10.” DHTH là một quan niệm dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của HS, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Bởi, chúng ta biết: Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau, tồn tại trong sự tác động, chuyển hóa qua lại với nhau. Sự thay đổi của sự vật hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, khi nhận thức về một vấn đề chúng ta cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với các vấn đề, hiện tượng khác (cả trực tiếp và gián tiếp) để nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vấn đề cần giải quyết. 1.1.2. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Đối với HS, trước hết, các chủ đề THLM có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho HS. Học các chủ đề THLM, HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề THLM giúp cho HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Đối với GV thì ban đầu có thể có chút khó khăn do phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy môn của mình, GV vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác. Vì vậy, đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Trang 3/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội Hai là, với việc đổi mới PPDH hiện nay, vai trò của GV không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của HS cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, GV các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, DHTH liên môn không những giảm tải cho GV mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho GV, góp phần phát triển đội ngũ GV có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 1.1.3. Xu thế của giáo dục theo hướng tích hợp liên môn Giáo dục THLM hiện nay trên thế giới đang được rất nhiều các quốc gia áp dụng. Điểm nổi bật đó là mọi hoạt động đều hướng vào người học dựa trên nền kiến thức được tích hợp từ nhiều môn khoa học liên ngành, những giá trị nhân văn đặc biệt được quan tâm. Ở nội dung THLM thì mỗi quốc gia lại chọn lựa theo từng định hướng khác nhau với hai xu thế: + Tích hợp trong một môn học gồm: Tích hợp đơn môn, tích hợp đa môn. + Tích hợp nhiều môn học, nhiều lĩnh vực thành một môn tổng hợp mới gồm có THLM và tích hợp xuyên môn. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm DHTH đã và đang được áp dụng ở tất cả các nhà trường trong cả nước. Tuy nhiên DHTH hiện nay vẫn chưa thành một hệ thống. Chính vì vậy mà việc DHTH liên môn vẫn là một bỡ ngỡ đối với GV từ khâu soạn bài, tổ chức thực hiện giờ dạy cho đến khâu kiểm tra đánh giá. Tuy khó khăn nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn nhận được vai trò ý nghĩa quan trọng của DHTH để có hướng phát huy. Cụ thể: - DHTH sẽ giúp HS học tập một cách chủ động và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp tiếp thu khối lượng tri thức toàn diện. - Giúp HS tiết kiệm được thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cao, tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng kiến thức. - HS được rèn luyện thói quen tư duy nhận thức một vấn đề nào đó một cách có hệ thống và logic. - HS vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập. - Thực tế thông qua thực hiện tiết DHTH theo chủ đề tôi thấy bài soạn theo hướng tích hợp đã giúp GV tiếp cận tốt với chương trình – SGK, giảm tải. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũng như vận dụng vào thực tế tốt hơn. Nắm bắt xu thế đó, tôi đã mạnh dạn tích hợp liên môn vào giảng dạy môn CN 10 theo đúng quan điểm chỉ đạo của BGD&ĐT. Trong quá trình thực hiện Trang 4/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội tôi đúc rút được một số kinh nghiệm có thể chưa thực sự đầy đủ, hoàn thiện nhưng phần nào đóng góp được cho các đồng nghiệp, HS có được những phương pháp giảng dạy, học tập tốt và hiệu quả cao. 1.2. Cơ sở thực tiễn (thực trạng) 1.2.1. Sự cần thiết phải đưa tích hợp liên môn trong trường học nói chung và trong môn công nghệ nói riêng. Hiện nay, hiện tượng học lệch, sự phát triển thiếu toàn diện trong nhận thức, quan điểm, hành động đang là vấn đề cấp thiết trong các nhà trường nói riêng, trong xã hội nói chung. Hơn thế thực tiễn cho thấy DHTH là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Mặt khác, cần đưa giáo dục theo quan điểm tích hợp vào trong hệ thống giáo dục quốc dân bởi nước ta có số HS sinh viên chiếm gần 1/3 dân số đất nước. Tác động đến nhóm đối tượng này gần, dễ, nhanh nhất. Giáo dục tích hợp góp phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Trong lĩnh vực dạy học môn CN 10, việc kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào các nội dung vốn có của môn CN 10 là rất cần thiết. Tuy nhiên, với đặc điểm HS của trường tôi đang công tác – một trường mà đa phần HS ở mức trung bình yếu thì việc học tập theo hướng THLM gặp không ít khó khăn. Bởi vì, khi THLM vào học một bài cụ thể thì yêu cầu HS phải có hiểu biết nhất định, cần thiết có liên quan về môn học đó. Chẳng hạn, học bài 12 – CN10, yêu cầu HS phải có những kiến thức về môn hóa học, sinh học và môi trường có liên quan để hiểu chặt chẽ và tường tận kiến thức. Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người GV giảng dạy bộ môn phải nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp HS giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. 1.2.2. Thực trạng của vấn đề DHTH liên môn trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay Ở Việt Nam, từ năm 2012 quan điểm DHTH liên môn được triển khai, mở rộng trên tất cả các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân và được coi Trang 5/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội là một trong những nội dung bắt buộc thực hiện trong quá trình dạy và học của GV và HS. Nhưng trên thực tế hiện nay, việc đưa nội dung DHTH liên môn chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao bởi: - Về phía GV: Đội ngũ GV phần lớn được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa trang bị cơ sở lý luận dạy học liên môn một cách chính thống nên khi giảng dạy GV còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu giáo dục tích hợp. Đa số GV chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản của bài học, ít chú trọng mở rộng, lồng ghép tích hợp liên môn vào bài dạy của mình. - Về phía HS: Chưa nhận thức rõ về học tập, vẫn học lệch, học tủ, học với mục tiêu chủ yếu để đỗ vào các trường cao đẳng, đại học, vẫn học theo xu thế thụ động, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học và việc hình thành các năng lực cần có ở HS. - Về chương trình SGK của môn CN 10 hiện nay được viết theo hướng đơn môn, chương trình biên soạn nặng về việc cung cấp kiến thức ít chú trọng tới việc bồi dưỡng NL cho HS. Nội dung nhiều bài thì khô khan thiên về việc cung cấp các kiến thức đơn môn và ít đề cập tới các vấn đề khác. Vì vậy với chuyên đề này, tôi chỉ muốn đưa ra một số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học. II. Nội dung nghiên cứu 1. Mạch kiến thức của bài 1.1. Một số loại phân bón thường dùng trong nông, lâm nghiệp - Phân hoá học: khái niệm, phân loại, ví dụ thực tiễn. - Phân hữu cơ: khái niệm, phân loại, ví dụ thực tiễn. -Phân vi sinh vật: khái niệm, phân loại, ví dụ thực tiễn. 1.2. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thông thường dùng trong nông, lâm nghiệp - Đặc điểm, tính chất của phân hoá học. - Đặc điểm, tính chất của phân hữu cơ. - Đặc điểm, tính chất của phân vi sinh vật. 1.3. Kĩ thuật sử dụng - KTSD phân hoá học. - KTSD phân hữu cơ. - KTSD phân vi sinh vật. 2. Mô tả sáng kiến dạy học theo hướng tích hợp liên môn của bài. 2.1. Tên bài học Trang 6/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội "Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – công nghệ 10.” 2.2. Chủ đề sử dụng các kiến thức sinh học liên môn với các môn học - Môn hóa học. - Môn sinh học. - Giáo dục bảo vệ môi trường. 2.3. Mục tiêu bài học 2.3.1. Kiến thức * Kiến thức nội môn công nghệ: - Học sinh phải nêu và phân biệt được đặc điểm, tính chất, KTSD phân bón. - Hình thành ý thức sử dụng phân bón hợp lý, BVMT. * Kiến thức liên môn: - Môn hóa học: + Kể tên được các phân bón HH, nguyên tố cơ bản trong phân bón. + Giải thích được đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng phân HH, phân HC... - Môn Sinh học: Giải thích được đặc điểm, KTSD phân HH, HC, VSV. - Kiến thức môi trường: Sử dụng phân bón hợp lý để BVMT đất, nông sản, sức khoẻ con người. 2.3.2. Kĩ năng - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin SGK, internet… - Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng làm việc độc lập với SGK. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm. 2.3.3. Thái độ - Giáo dục HS BVMT đất. Sử dụng các loại phân bón hợp lý và hiệu quả. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn CN 10, cũng như các môn học khác như: Sinh học, hóa học, môi trường... 2.4. Năng lực vận dụng của học sinh - HS biết vận dụng kiến thức hóa học để giải thích được vì sao không nên bón quá nhiều phân hoá học và bón liên tục?, vì sao bón vôi lại khử chua?… - Vận dụng kiến thức sinh học để làm rõ đặc điểm, tính chất, KTSD phân VSV, phân HC. - Vận dụng kiến thức môi trường vào giải quyết vấn đề sử dụng phân bón hợp lý để BVMT đất, nông sản, sức khoẻ con người. 2.5. Các năng lực chuyên biệt khác Trang 7/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội - NL tự học. - NL giải quyết vấn đề sáng tạo. - NL hợp tác. - NL giao tiếp. - NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. 2.6. Thiết bị dạy học và học liệu 2.6.1. Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án * Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học. * Đồ dùng dạy học: SGK, sách giáo viên CN 10, bảng, phấn, phiếu học tập… * Học liệu dạy học: - Kiến thức hóa học: + Tên của muối = Tên kim loại (kèm theo hoá trị với kim loại nhiều hoá trị) + gốc axit + Phản ứng hoá học của canxi, phản ứng trung hoà, phản ứng trao đổi ion: CaO + H2O Ca(OH)2 + H + OH H2O H+ KĐ] + (NH4)2SO4 KĐ]NH4+ + H2SO4 KĐ]Ca2+ + (NH4)2SO4 KĐ]NH4+ + CaSO4 + Độ tan của muối (hoá học 8): Muối của kim loại nhóm I A, IIA ( trừ BaSO4, CaSO4..), muối của các gốc NH4+, NO3- tan hoàn toàn trong nước. - Kiến thức công nghệ 10 + Cấu tạo KĐ và vai trò của keo: Trao đổi ion ở lớp khuếch tán với các ion của dung dịch đất. Đây là cơ sở trao đổi dinh dưỡng giữa đất và cây trồng. + Phản ứng chua của đất: Biện pháp khử chua => Bón vôi. - Kiến thức sinh học: + Quá trình chuyển hoá nitơ ở trong đất: trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử ( NO3- và N2) do các VSV kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ. - Kiến thức giáo dục môi trường: các biện pháp BVMT đất, nông sản, sức khoẻ con người + Xử lí rác sinh hoạt và các chất thải hữu cơ. + Khử chua đất. + Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối là biện pháp hạn chế việc tăng khả năng nhiễm bệnh ở cây trồng, từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, tồn dư phân bón trong nông sản. Trang 8/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội 2.6.2. Các ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của chủ đề Chủ đề ứng dụng phần mềm Powerpoint để soạn bài giảng. Nhờ có phần mềm này mà chúng tôi đã tạo ra được các slide và các hiệu ứng để tạo sự sinh động cho bài giảng. Đặc biệt là các hình ảnh, video có thể thể hiện phần nào nội dung của bài học. 2.6.3. Tiến trình tổ chức dạy học a. Ổn định tổ chức b. Dẫn nhập vào bài c. GV nêu mục tiêu cần đạt trong DHTH giúp HS định hướng được kiến thức trong bài. Nội dung cần đạt HĐ của HĐ của HS GV Ở phần Học sinh 1. Mục tiêu KT bài học giới thiệu lắng * Kiến thức nội môn công nghệ: - HS phải lấy được VD: phân HH, phân HC, phân mục tiêu, nghe lời VSV. giáo viên giới - Nêu và phân biệt được đặc điểm, tính chất, KTSD vừa giới thiệu của phân HH, phân HC, phân VSV. thiệu vừa giáo viên chiếu slide và quan * Kiến thức liên môn: để học sát màn - Môn hóa học: + Kể tên được các loại phân bón. sinh dễ chiếu. + Giải thích được độ tan của phân HH, bón nhiều theo dõi. phân hoá học làm đất bị chua, chai cứng, dùng vôi khử chua. + Giải thích được quá trình khoáng hoá đối với phân HC. - Môn Sinh học: + Giải thích được KTSD phân HH, phân HC, phân VSV. - Kiến thức BVMT: các biện pháp BVMT. 2. Mục tiêu kĩ năng cần đạt - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin SGK, các thông tin trên internet…quan sát và trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trình bày nội dung trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng quan sát tranh, phân tích, tìm hiểu nội dung. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, hoạt động nhóm. 3. Thái độ cần đạt Trang 9/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội - HS biết BVMT. Sử dụng phân bón hợp lý, hiệu quả. - Yêu thích môn CN 10, cũng như các môn khoa học khác … d. Nội dung và hình thức tích hợp liên giúp học sinh định hướng được kiến thức trong bài. Tên Địa chỉ Nội dung tích hợp bài tích hợp Mục I: - KT môn hóa học: Một số 1. Phân hoá học + Chia theo nguyên tố dd có trong phân bón: Phân N, P, K, loại Ca, S… phân + Chia theo số nguyên tố trong phân bón: phân đơn (ure bón thường CO(NH2)2, đạm amoni: NH4Cl, NH4NO3), đa yếu tố (NPK, (NH4)2SO4). dùng trong - KT giáo dục môi trường: 2. Phân HC nông, - Phân loại: phân chuồng, phân xanh, phân rác… lâm nghiệp (?) Hiện nay, ở Việt Nam có những biện pháp nào để tận dụng, xử lý phân chuồng? Vấn đề phân loại rác và tái sử Bài 12: dụng rác hữu cơ trong nông nghiệp như thế nào? Đặc Mục II: - KT môn hóa học: điểm, + Vì sao phân hoá học dễ hoà tan (trừ phân lân)? Đặc tính – Do cây trồng hấp thu đạm (NH4+, NO3-), kali (K+) mà các điểm, chất, muối của chúng đều tan hoàn toàn trong nước. tính KTSD chất của + Bón nhiều phân HH liên tục, lâu năm làm đất chua, chai một số KĐ]NH4+ + H2SO4 một số cứng? : vì KĐ]H+ + (NH4)2SO4 loại KĐ]Ca2+ + (NH4)2SO4 KĐ]NH4+ + CaSO4 loại phân phân - KT sinh học: bón + Quá trình khoáng hoá: Là quá trình phân huỷ các hợp bón thông thông chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản để cây trồng thường thường dễ hấp thu dưới tác động của VSV phân giải chất HC. + Phân VSV sống có thời gian sử dụng ngắn: do vòng đời dùng ngắn. trong + Phân VSV chỉ thích hợp với 1 hoặc 1 nhóm cây trồng do nông, phương thức sống của vi khuẩn với rễ cây: cộng sinh, hội lâm nghiệp sinh… Mục III: - KT hoá học: Trang 10/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội Kĩ thuật + Tại sao bón vôi để cải tạo đất chua? – Vì: CaO + H2O Ca(OH)2 sử dụng + H + OH H2O - KT sinh học: + Vì sao khi dùng phân đạm, kali bón lót phải bón với lượng nhỏ? Nếu bón lượng lớn thì sao? – Vì: trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hoá nitrat thành nitơ phân tử ( NO3- và N2) do các VSV kị khí thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ. + Tại sao trước khi sử phân HC cần ủ hoai mục? – Vì: Ủ hoai mục làm thúc đẩy quá trình khoáng hoá, tiêu diệt cỏ dại, mầm mống bệnh hại… e. Nội dung hoạt động dạy học Trước tiết dạy 4 – 6 ngày, GV chia lớp thành 3 nhóm giao dự án chính cho mỗi nhóm. Cụ thể như sau: - Nhóm 1: Nghiên cứu về phân HH (sản phẩm, đặc điểm, tính chất, KTSD). GV yêu cầu HS nghiên cứu các kiến thức hóa học, sinh học và BVMT có liên quan. - Nhóm 2: Nghiên cứu về phân HC (sản phẩm, đặc điểm, tính chất, KTSD). GV yêu cầu HS nghiên cứu các kiến thức hóa học, sinh học và BVMT có liên quan. - Nhóm 3: Nghiên cứu về phân VSV (sản phẩm, đặc điểm, tính chất, KTSD). GV yêu cầu HS nghiên cứu các kiến thức hóa học, sinh học và BVMT có liên quan. Lưu ý các nhóm ngoài việc phải chuẩn bị dự án đã được giao còn phải nghiên cứu sơ bộ những dự án của các nhóm còn lại. Thứ tự Mô tả HĐ của GV Mô tả HĐ của HS hoạt động - GV giới thiệu nội dung mục I, đặt - HS lắng nghe dẫn dắt của Mục I: ra các tình huống kiến thức liên GV Một số - Học sinh lắng nghe nhóm loại phân quan. - GV yêu cầu HS nhóm 1, 2, 3 trình 1, 2, 3 trình bày. bón bày các nội dung liên quan. Các - Các nhóm trao đổi, bổ sung thường nhóm khác cũng nghiên cứu SGK và và hoàn thiện kiến thức dùng bổ sung. - GV chốt lại kiến thức. - GV giới thiệu nội dung mục II và - HS lắng nghe dẫn dắt của Mục II: Trang 11/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội yêu cầu HS nhóm 1,2,3 trình bày các GV Đặc nội dung liên quan. Các nhóm khác - Học sinh lắng nghe nhóm điểm, 1, 2, 3 trình bày. tính chất cũng nghiên cứu SGK và bổ sung - GV tổng hợp, chốt lại kiến thức. - Các nhóm trao đổi, bổ sung và hoàn thiện kiến thức Mục III: - GV giới thiệu nội dung mục III và - HS lắng nghe dẫn dắt của Kĩ thuật yêu cầu HS nhóm 1,2,3 trình bày các GV nội dung liên quan. Các nhóm khác - Học sinh lắng nghe nhóm sử dụng cũng nghiên cứu SGK và bổ sung 1, 2, 3 trình bày. - GV tổng hợp, chốt lại kiến thức. - Các nhóm trao đổi, bổ sung và hoàn thiện kiến thức 2.7. Một số phương pháp dạy học tích hợp: Để nâng cao hiệu quả của DHTH, chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp để dạy học tích hợp như sau: - Dạy học theo dự án - Phương pháp vấn đáp - thuyết trình. - Phương pháp thảo luận nhóm - phát hiện kiến thức. - Phương pháp điều tra lấy ý kiến. - Phương pháp trực quan phát hiện. - Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. 2.8. Giáo án chủ đề (Đính kèm: Phụ lục 1) 2.9. Phương pháp đánh giá Sau khi thực hiện dự án xong, tôi tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của HS dưới hình thức: làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Hình thức kiểm tra đánh giá bằng bài trắc nghiệm. Đề kiểm tra gốc được trộn đảo thành 04 mã đề. Học sinh thực hiện làm 15 câu trắc nghiệm trong khoảng thời gian quy định là 15 phút. Sau đó tôi sẽ thu và chấm theo thang điểm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh. Đề bài kiểm tra 15 phút: (Phụ lục 2) Như vậy, bằng việc đa dạng hóa hình thức kiểm tra đánh giá của nguời học thì chúng tôi có thể đánh giá một cách khách quan hơn, đánh giá từ nhiều góc độ về dự án của mình. III. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả - Ở phần thi trắc nghiệm: Sáng kiến này được áp dụng trong học kỳ I năm học 2019 – 2020 trên đối tượng HS các lớp 10A1 là học sinh khá giỏi, 10A3; 10A5; 10A8 là HS trung bình, Trang 12/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội yếu. Trong đó, lớp 10A1; 10A8 áp dụng thực nghiệm, còn lớp 10A3; 10A5 dạy theo phương pháp truyền thống (đối chứng). Kết quả khảo sát khi cho HS thực hiện kiểm tra trắc nghiệm khách quan thì kết quả thể hiện ở bảng sau: Lớp – sĩ Trung Xếp loại Giỏi Khá Yếu Kém số bình Số lượng 18 22 1 0 0 Thực 10A1(41) nghiệm Phần trăm 43,9% 53,7% 2,4% 0% 0% Số lượng 12 20 7 1 0 Thực 10A8(40) nghiệm Phần trăm 30% 50% 17,5% 2,5% 0% Số lượng 5 14 17 5 2 Đối 10A3(43) chứng Phần trăm 11,6% % 44,4% 13,3% 4,4% Số lượng 2 15 21 4 2 Đối 10A5(40) chứng Phần trăm 4,5% 34,1% 47,7% 9,1% 4,5% - Phiếu thăm dò ý kiến: 100% số học sinh được lấy phiếu thăm dò (ở lớp thực nghiệm 10A1 và 10A8) đều đã thể hiện cảm nhận của mình. Tiêu chí Số lượng Hiểu Trung bình Không hiểu 68 11 Hứng thú 2 71 Bình Không hứng thường Thú 9 1 Qua số liệu nghiên cứu ở trên, tôi nhận thấy khi áp dụng giải pháp DHTH thì HS hiểu được kiến thức sâu sắc và bản chất hơn vì vậy chất lượng học tập của HS ở lớp 10A1; 10A8 cao hơn, tỉ lệ HS khá giỏi tăng, tỉ lệ HS trung bình yếu giảm rõ rệt. HS đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề của thực tế cuộc sống. Còn ở lớp 10A3; 10A5 tỉ lệ HS yếu, kém vẫn còn nhiều. Kết quả thực nghiệm ở trên có thể chưa cao, song so với mặt bằng chung của trường học nơi tôi công tác – phần lớn là HS yếu kém thì kết quả này đáng ghi nhận. Đặc biệt hơn, tôi nhận thấy khi dạy học theo hướng liên môn này ngoài việc giúp cho các em có thể hiểu vấn đề một cách sâu sắc hơn thì các em đã dần lấy lại hứng thú với môn học. Theo tôi, đó mới là kết quả lớn nhất của đề tài. 3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra Qua việc nghiên cứu và giảng dạy tôi rút ra bài học: - Trước tiên người GV cần hiểu rằng: Để trở thành một GVgiỏi, được HS yêu mến phải là người có kiến thức. Muốn có được kiến thức sâu, rộng thì người GV cần phải yêu nghề, kiên trì, phải đọc, sưu tầm nhiều tài liệu tham khảo ở đa dạng các lĩnh vực liên quan để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình. Trang 13/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội - Phải biết học hỏi, biết lắng nghe, tìm hiểu và trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Có kiến thức tốt chưa hẳn đã dạy hay. Mà dạy hay cần có phương pháp khoa học cả về cách truyền đạt và nội dung kiến thức. - Cần có kế hoạch cụ thể đối với bộ môn học, tiết học, các hoạt động thực tế để từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức của các em. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Vấn đề tích hợp liên môn hiện nay là một vấn đề bức thiết với trong nền giáo dục của Việt Nam và tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Bởi xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Một thời đại mới cần có những con người đổi mới, nhanh nhạy, tự tin, làm chủ bản thân, làm chủ xã hội. Để có thể giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, bắt kịp với xu thế mới của thời đại đòi hỏi con người phải có kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, giáo dục HS theo hướng tích hợp liên môn là rất quan trọng được triển khai rộng rãi trong tất cả các nhà trường trên phạm vi toàn quốc. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tích hợp liên môn, tôi đã tìm tòi các tư liệu, các hướng khai thác về vấn đề này sao cho có hiệu quả nhất trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt trong giảng dạy CN 10, với nhiều nội dung có liên quan tới nhiều lĩnh vực như hóa học, sinh học và môi trường. Khi DHTH, tôi nhận thấy các em nắm được bản chất kiến thức, đồng thời các em hiểu sâu hơn về mặt lí thuyết và nắm được kiến thức tổng quan về các lĩnh vực rất tốt. Tuy nhiên, đề tài này chắc chắn còn nhiều thiếu sót mà có thể tôi chưa phát hiện ra được. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè. 2.Điều kiện áp dụng Sáng kiến này có thể áp dụng cho tất cả GV và HS trong cả nước. Để áp dụng được sáng kiến này thật sự hiệu quả vào thực tế giảng dạy tôi rất mong: - Thứ nhất: Các đồng chí đọc kỹ sáng kiến này của tôi kết hợp với kinh nghiệm của bản thân để tìm ra giải pháp phù hợp với bản thân và đối tượng HS. - Thứ hai: Các đồng chí sưu tầm, tìm hiểu, chủ động đưa vào trong bài dạy các vấn đề liên quan tới các môn học, các vấn đề gần gũi với thực tiễn cuộc sống của các em. 3.Kiến nghị Trang 14/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội Môn CN 10 - môn học có vai trò quan trọng trong việc cung cấp kiến thức giúp cho HS định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy tôi xin đưa ra một vài đề nghị sau: - Với tổ chuyên môn, đồng nghiệp + Các đồng nghiệp cũng cần mạnh dạn trao đổi, đóng góp ý kiến để cùng rút ra kinh nghiệm. + Cùng tập hợp, tích lũy các tư liệu có liên quan để việc áp dụng các kiến thức liên môn trở nên dễ dàng hơn. + Nên thường xuyên tổ chức nhiều chuyên đề về vấn đề chuyên môn để giúp các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng giúp nhau trưởng thành. - Với nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong trường + Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho GV như tài liệu, sách tham khảo. + Tăng cường kiểm tra việc thực hiện nội dung đổi mới này trong môn CN10 cũng như các môn học khác bằng nhiều hình thức như: kiểm tra định kỳ…. + Tổ chức một số buổi dạy mẫu ở một số bài khó, bài hay để GV các trường cùng học hỏi. + Phổ biến các sáng kiến, đề tài khoa học hay để các giáo viên cùng trao đổi kinh nghiệm và học tập. Trên đây, tôi đã trình bày sáng kiến "Tích hợp kiến thức hoá học, sinh học và giáo dục môi trường vào dạy bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường – Công nghệ 10.” Rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA Tôi xin cam đoan đây là SKKN của THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Vũ Thị Nhàn Trang 15/15 Vũ Thị Nhàn – Trường THPT Lưu Hoàng - Ứng Hòa –Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy và học tích cực – một số phương pháp và kỹ thuật dạy học. Hà Nội – NXB Đại Học Sư Phạm, tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010) 3. Nhiệm vụ, thách thức của giáo viên, học sinh Việt Nam trong dạy học theo dự án. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm TPHCM số (31) – Phan Đồng Châu Thủy (2011) 4. Hoạt động học tập trong dạy học dự án và những kết quả thu được. Tạp chí khoa học trường ĐH Sư phạm Hà Nội số (6) – Đỗ Hương Trà, Phùng Việt Hải (2008) 5. Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Trần Bá Hoành (2007), Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 6. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại- Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại Học Sư Phạm. 7. [Côvaliov A. G. (1971), Tâm lí học cá nhân, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.84-127]. 8. Rogiers X., Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan