Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn lịch sử 12 giai đoạn 19...

Tài liệu Skkn tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn lịch sử 12 giai đoạn 1945 1954

.DOC
26
171
121

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. LỜI GIỚI THIỆU Lịch sử cũng như các môn học khác, có vai trò tác động đến con người không chỉ về trí tuệ mà còn cả về tư tưởng, tình cảm. Bên cạnh đó, còn góp phần xây dựng con người phát triển hoàn thiện về: “ĐỨC-TRÍ-THỂ-MĨ”. Ở những mức độ khác nhau, nếu Văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua Lịch sử, các em không chỉ thấy được quá trình phát triển của đất nước, một dân tộc mà rộng hơn là cả một xã hội loài người. Ngoài ra nó còn góp phần quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Như vậy, so với các môn học khác thì môn Lịch sử có nhiều ưu thế trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đối với thế hệ trẻ. Những kiến thức Lịch sử không chỉ đơn thuần dạy cho các em biết yêu, ghét trong đấu tranh giai cấp, biết yêu quý lao động mà còn góp phần định hình cho học sinh cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Bởi “Bắt nguồn từ một sự thực là trong khoa học Lịch sử có những yếu tố nghệ thuật”. Mặc dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, nhưng hiện nay, việc dạy học Lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ thống. Vì đa phần các em cho rằng học Lịch sử phải ghi nhớ quá nhiều sự kiện khô khan, Lịch sử là một môn học nghiên cứu về quá khứ mà quá khứ là cái đã qua không thể thay đổi nên chỉ học cho qua chứ không có gì vận dụng vào thực tế. Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân gây nên song cơ bản không phải do bản thân môn Lịch sử mà do quan niệm, phương pháp dạy học chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu môn học đề ra. Giáo viên dạy Lịch sử chưa phát huy được thế mạnh của bộ môn, chưa chỉ ra cho các em nhận thức được đây là bộ môn khoa học, cần phải có sự học tập, nghiên cứu nghiêm túc. Giáo viên chưa tái hiện được không khí của lịch sử trong giờ học nên để học sinh rơi vào tình trạng thụ động, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh làm cho không khí học tập mệt mỏi, làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề. Trong hi đó hiện nay, nước ta đang được triển khai rộng rãi công cuộc cải cách giáo dục mà trọng tâm là đổi mới về phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng phát 1 triển năng lực người học, đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa. Trong đó, dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp đang được triển khai thực hiện. Từ thực trạng của vấn đề trên, tôi chọn giải pháp "Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử 12 giai đoạn 1945 - 1954" để nhằm trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phương pháp trên để giải quyết một vấn đề lịch sử cụ thể. Nhằm giúp giáo viên lịch sử có thể áp dụng vào giảng dạy môn lịch sử một cách sinh động, giúp cho học sinh hứng thú hơn với bộ môn lịch sử trong chương trình lịch sử 12 nói chung và giai đoạn 1945 – 1954 nói riêng. 2. TÊN SÁNG KIẾN: "Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học bộ môn Lịch sử, lớp 12 - Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1954" 3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: - Họ và tên: Đào Thị Nga - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Yên Lạc 2 - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0989727643 Email: [email protected] 4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN Đào Thị Nga - Trường THPT Yên Lạc 2 - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc 5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Sáng kiến "Tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử 12 giai đoạn 1945 - 1954" được áp dụng trong giảng dạy chương III Việt Nam từ 1945 đến năm 1954 chương trình Lịch sử lớp 12, ban Cơ bản. Sáng kiến giúp đổi mới phương pháp dạy học chương III Việt Nam từ 1945 đến năm 1954 một cách hiệu quả bằng cách vận dụng kiến thức địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học, âm nhạc,..vào bài giảng lịch sử làm phong phú và hấp dẫn thêm bài giảng, tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú học tập để học sinh tiếp thu kiến thức một cách toàn diện, đầy đủ nhất. 6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU HOẶC ÁP DỤNG THỬ Ngày 16/12/2017 2 7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN 7.1. Về nội dung sáng kiến 7.1.1. Các bước thực hiện đề tài Bước 1: căn cứ vào kế hoạch, phân phối chương trình dạy học, từ đó tôi sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin như máy vi tính, máy ảnh, máy quay video, internet, … để sưu tầm các kiến thức liên môn, tạo ra các tài liệu về thực tiễn có liên quan đến kiến thức của bài học. Bước 2: Từ các dữ liệu gắn với bài học thu thập được, tôi nghiên cứu cách sử dụng, lồng ghép vào bài học bằng cách soạn giáo án cho từng nội dung giảng dạy tích hợp, liên môn. Bước 3: Tổ chức dạy thử nghiệm. Bước 4: Rút kinh nghiệm và điều chỉnh. Sau khi giảng dạy thực hiện đánh giá hiệu quả của việc đưa kiến thức thực tiễn vào giảng dạy thông qua các bài kiểm tra nhanh bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức, mức độ khắc sâu kiến thức của học sinh. Từ đó so sánh đối chiếu kết quả với lớp dạy theo phương pháp truyền thống (phương pháp thuyết trình). Rút kinh nghiệm để hoàn thiện cho lần giảng dạy sau. 7.1.2. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng ở những trường có cơ sở vật chất về công nghệ thông tin như máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay video, có đường truyền internet,.. 7.1.3. Thực trạng thực hiện tích hợp liên môn trong dạy học môn lịch sử trong nhà trường Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Từ năm học 2012 – 2013, bộ GD&ĐT đã đưa vấn đề vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy trong các trường phổ thông. Tuy nhiên đây là một hình thức dạy học mới, giáo viên chưa được tiếp xúc nhiều và chưa có kinh nghiệm giảng dạy. Vì vậy việc vận dụng kiến thức liên môn trong giảng dạy các bộ môn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng. 3 Môn lịch sử là bộ môn có vai trò quan trọng, qua đó học sinh có thể hiểu biết về lịch sử dân tộc và thế giới, từ đó hoàn thiện và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên, thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan với nhiều sự kiện lịch sử nặng về chiến tranh cách mạng, ít đề cập về lịch sử văn hóa, nghệ thuật, chưa xen kẽ với văn học, khoa học…nên chưa tạo được sự hứng thú học sử đối với học sinh. Học sinh còn hiểu một cách rời rạc, không nắm được mối quan hệ hữu cơ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn. Yêu cầu hiểu biết lịch sử, nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai đặt cho giáo viên lịch sử nhiệm vụ: làm thế nào nâng cao chất lượng dạy và học lịch sử, kích thích sự hứng thú học sử cho học sinh, rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi, đặt kiến thức môn Lịch sử trong mối liên hệ với các kiến thức khác.. Để hoàn thành nhiệm vụ này đòi hỏi giáo viên dạy sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn lịch sử mà còn phải có những hiểu biết vững chắc về các bộ môn địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học… nên giáo viên phải có sự tìm tòi, học hỏi ở tài liệu, sách báo và từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sử dụng các phương pháp dạy học phải linh hoạt, khéo léo, phù hợp với các nội dung kiến thức liên môn giữa môn lịch sử với các môn học khác để vận dụng vào bài giảng lịch sử làm bài giảng thêm phong phú và hấp dẫn. 7.1.4. Mô tả nội dung sáng kiến Trong khuôn khổ báo cáo nội dung sáng kiến này, có nhiều tài liệu trong từng bài dạy là video về thí nghiệm tính chất hóa học của các chất, xin được không thể hiện do tính chất của tài liệu báo cáo. Tác giả xin chủ yếu tập trung vào những phần của bài dạy có kiến thức của các bộ môn khác: địa lý, văn học, nghệ thuật, khoa học, âm nhạc,.. . Từ đó đưa ra tư liệu do tác giả sưu tầm hoặc tự tạo, chủ yếu là hình ảnh gắn với nội dung của giai đoạn này mang tính minh họa. Và đưa ra kiến giải về cách sử dụng của tác giả về các tư liệu đó trong bài dạy. Các độc giả và đồng nghiệp có thể tự mình tìm kiếm, sáng tạo các tư liệu khác, coi các tư liệu mà tác giả đưa ra là một nguồn tham khảo, đồng thời có thể thay đổi cách áp dụng theo ý của mình sao cho hiệu quả. 4 Sau đây tác giả xin được trình bày nội dung có vận dụng kiến thức ,.. . Từ đó đưa ra tư liệu do tác giả sưu tầm hoặc tự tạo, chủ yếu là hình ảnh gắn với vào các bài học cơ bản của chương. CHƯƠNG III VIỆT NAM TỪ 1945 – 1954 7.1.4.1 Tích hợp với môn Ngữ Văn: Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào những kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần thiết để thu hút các em đi sâu tìm hiểu, khám phá quá khứ của dân tộc, của thế giới. Để tạo nên những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết, nó góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Văn học và Lịch sử có liên hệ với nhau, kiến thức môn này sẽ hỗ trợ cho môn kia, văn học sẽ cung cấp cho ta những tư liệu lịch sử mà nhờ đó học sinh có thể nhận thức một cách rõ ràng. Trong khi dạy bài 18 “Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950) tác giả sử dụng một số tác phẩm văn học để làm sáng tỏ thêm sự kiện lịch sử như khi nói về nạn đói cuối 1944 đầu năm 1945, giáo viên có thể tìm thấy trong tác phẩm “Vợ nhặt” - Kim Lân (trong SGK Ngữ Văn lớp 12) để thấy cảnh người chết đói “người chết như ngả rạ” hình ảnh đàn quạ đen đậu trên cây gạo đầu làng chờ để mổ xác người chết, hay vì cái đói mà Thị phải nhắm mắt để lấy chồng - anh cu Tràng,...để khắc họa nạn đói. Trong bài này tác giả sử dụng tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! 5 Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta! Việt Nam độc lập và thống nhất muôn nǎm! Kháng chiến thắng lợi muôn nǎm! Việc sử dụng tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh. Sử dụng 2 tác phẩm này để làm rõ sự kiện ngày toàn quốc ta tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp và giải thích về đường lối kháng chiến chống Pháp, Đảng và chính phủ ta sử dụng đường lối chiến tranh nhân dân, cuộc kháng chiến toàn dân – toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Khi giáo viên dạy về chiến thắng Điện Biên Phủ có thể mượn đoạn thơ trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn! Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão Những đồng chí chèn lưng cứu pháo 6 Nát thân, nhắm mắt, còn ôm... Những bàn tay xẻ núi lăn bom Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến Mấy tầng mây gió lớn mưa to Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát Dù bom đạn xương tan, thịt nát Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh... Hỡi các chị, các anh trên chiến trường ngã xuống Máu của anh chị, của chúng ta không uổng! Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng... (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu) Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, ta thấy rằng các em rất xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi trước. Đồng thời cũng góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo về quê hương đất nước trong nhận thức của các em. Khi nói về ý nghĩa “Chiến thắng của Điện Biên phủ” ta trích câu thơ: “ChínnămlàmmộtĐiện Biên Nên vành hoađỏnên thiên sử vàng” Hay “Lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu” Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng văn học trong giảng dạy bộ môn Lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay một trích đoạn nhằm 7 giúp học sinh có thể nêu ra một kết luận khái quát cụ thể hóa một vấn đề hay một sự kiện lịch sử đã được học. Như vậy ta thấy rằng: Sử dụng tích hợp kiến thức văn học trong giảng dạy lịch sử không những giúp các em nắm vững nhanh chóng, nhớ lâu bài học mà còn góp phần củng cố thêm kiến thức văn học, tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp liên hệ trong quá trình học tập của mình. 7.1.4.2 Tích hợp với môn Địa lý Không những môn Lịch sử chỉ gần gũi trong nội dung kiến thức với môn Ngữ văn mà còn có nhiều nội dung liên quan đến kiến thức môn Địa lý. Đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch sử giúp các em nắm vững hơn kiến thức về địa điểm, địa danh. Khi giáo viên dạy bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, giáo viên phải sử dụng kiến thức địa lí để khắc họa vĩ tuyến 16 thuộc tỉnh Đà Nẵng. 8 Khi giáo viên dạy bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) giáo viên sử dụng các lược đồ, yêu cầu HS chuẩn bị trước ở 9 nhà nội dung và thuyết trình diễn biến các chiến dịch trên lược đồ. 10 Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 11 Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 12 Trong bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954) ta sử dụng lược đồ “Hình thái chiến trường trong đông – xuân 1953 – 1954” yêu cầu HS chuẩn bị trước ở nhà (theo nhóm) nội dung và thuyết trình diễn biến các chiến dịch trên lược đồ. Lược đồ hình thái chiến trường trong đông – xuân 1953 – 1954 13 GV sử dụng “Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954” khi trình bày cách bố phòng của địch ở cứ điểm Điện Biên Phủ(3 phân khu, 49 cứ điểm…) GV yêu cầu HS thuyết trình diễn biến các chiến dịch trên lược đồ(chuẩn bị trước ở nhà nội dung diễn biến) Lược đồ diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 14 Sử dụng lược đồ nhằm mục đích không chỉ để khắc sau cho học sinh về vị trí địa lí, giáo viến sử dụng lược đồ để phục vụ học về âm mưu bố phòng của địch, diễn biến của chiến dịch, học sinh rất hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức một cách chủ động nhất. 7.1.4.3 Tích hợp với môn Nghệ thuật  Âm nhạc Việc tích hợp môn Lịch sử với Âm nhạc đây là một phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học Lịch sử, giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Giáo viên hướng dẫn học sinh ở nhà tìm một số bài hát như: ca khúc “Tiến quân ca” của nhạc sỹ Văn Cao, ca khúc "Cùng nhau đi Hồng binh" của nhạc sỹ Hoàng Vân, Giải phóng Điện Biên... yêu cầu học sinh hát và nêu, nội dung ý nghĩa bài hát sau đó giáo viên chốt ý nghĩa giúp học sinh nghe và nắm được nội dung, ý nghĩa của các bài hát. Ví dụ: tác giả sử dụng ca khúc “Tiến quân ca” (Quốc ca) của nhạc sỹ Văn Cao trong bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 12 - 1946”, “Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.” – lời 1 Nhạc sỹ Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày năm 1944. Ngay từ khi ra đời, bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ca khúc này được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khi đất nước thống nhất (1975), ca khúc “Tiến quân ca” tiếp tục được chọn làm Quốc ca của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong bài 20: “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (19531954)” cho học sinh tìm hiểu, hát một số bài hát sau yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa, nội dung bài hát sau đó giáo viên chốt ý nghĩa giúp học sinh nghe và nắm được.  Bài hát Trên đồi Him Lam - Nhạc sĩ Đỗ Nhuận 15 Trong chiến dịch Điện Biên, trận Him Lam là trận thắng đầu tiên của chúng ta. Lúc ấy, Đỗ Nhuận cùng với Trần Ngọc Xương, Nguyễn Văn Tiến ở trong tổ sáng tác có mặt tại đó. Đứng trên bờ chiến hào, các anh vừa đàn vừa hát cổ vũ cho các chiến sĩ đang hành quân ở dưới. Trong đoàn quân có một chiến sĩ nói với các nhạc sĩ: “Cố gắng sáng tác nhiều nhé, khi về bọn mình sẽ có quà cho văn công”. Người chiến sĩ nói câu ấy không bao giờ trở về nữa vì anh chính là liệt sĩ Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận Him Lam. Sau này Đỗ Nhuận mới biết rõ. Và bài hát “Trên đồi Him Lam” đã được ông sáng tác ngay tại trận địa, giữa bộn bề ngổn ngang xác xe pháo trong mùi khói khét lẹt của đạn bom và xác giặc: “Hôm qua đánh trận Điện Biên chiến hào xuất kích đồi Him Lam ta tiến quân vào, đột phá tiêm đao tiến đánh vào…”.  Bài hát Hò kéo pháo - Nhạc sĩ Hoàng Vân Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Gà rừng gáy trên nương rồi dấn bước ta đi lên nào Kéo pháo ta sang qua đèo trước khi trời hửng sáng Hai ba nào! Sắp tới nơi còn một đợt nữa thôi Vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Mai đây nghe pháo gầm vang dậy cùng bộ binh đánh tan đồn thù Lòng quyết tâm sắt gang nào bằng hò dô Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi 16 Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù Kéo pháo ta lên trận địa đây vùi xác quân thù Hai ba nào! Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi Dù lửa nóng trong bom đạn bốc cháy chung quanh ta rồi Bám chắc tay không buông rời quyết tâm bảo vệ pháo Hai ba nào! Kéo pháo lên trận địa của chúng ta Tin chắc thắng ta tin tưởng ở ta Tới đích rồi Đồng chí pháo binh ơi! Vinh quang thay sức người lao động Hò dô ta pháo ta vượt đèo Thề quyết tâm bắn tan đồn thù hò dô . Một hình ảnh không thể nào quên trong cuộc chiến ở Điện Biên là hình ảnh “Kéo pháo vào - kéo pháo ra”. Nhạc sĩ Hoàng Vân tác giả của bài hát “Hò kéo pháo” đã kể lại: Đêm đêm theo tiếng hò “dô ta nào, hai ba nào, tiếng mõ tre cốc cốc” làm hiệu lệnh dưới ánh trăng, hàng trăm chiến sĩ mặc áo trấn thủ, đội mũ nan cúi rạp người, choãi chân, những bắp tay rắn chắc bám vào dây trão, dây mây, dây song để kéo pháo… Tất cả những hình ảnh, những âm thanh đó đã tạo nên một bức tranh hùng vĩ, một không khí náo nhiệt hừng hực khí thế quyết tâm làm vang động cả núi rừng Điện Biên. “Hò kéo pháo” đã được nhạc sĩ viết ngay tại mặt trận.  Nghệ thuật Tác giả sử dụng tranh ảnh chiến sĩ cảm tử quân ôm bom ba càng đón đánh xe tăng địch thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc Pháp khi gàng dạy bài 17 “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 – 1946. 17 “Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp Trong bài 20 “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954)” tác giả sử dụng hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để giới thiệu bài học. Đại tướng Võ Nguyên Giáp 18  Tích hợp kiến thức liên môn Kiến trúc Tác giả giới thiệu công trình tượng đài chiến thắng chiến dịch Điện Biên Phủ: “Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ” là một tượng đài để kỷ niệm 50 năm sự kiện trận Điện Biên Phủ năm 1954 - là tượng đài bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Quần thể tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ gồm 3 bộ đội đứng quay lưng vào nhau, nâng một em bé Thái, trên cùng là lá cờ quyết chiến quyết thắng. Tượng có chiều cao 16,6 mét, chất liệu bằng đồng thau, trong ruột kết cấu bê tông cốt thép, trọng lượng 220 tấn. Bệ tượng cao 3,6 mét kết cấu bê tông cốt thép, bên ngoài ốp đá mỹ nghệ, gồm 3 tầng hình chữ nhật xếp chéo lên nhau. Là một phần trong dự án trùng tu di tích lịch sử Điện Biên Phủ giai đoạn 1, được coi là một trong những công trình trọng điểm chào mừng 50 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ 19 7.1.4.4 Tích hợp kiến thức liên môn Giáo dục công dân Nắm được tiểu sử, chiến công của các anh hùng, liệt sĩ như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn,.. đặc biệt là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từ đó giúp học sinh biết trân trọng quá khứ, có ý thức phấn đấu vươn lên. Lịch sử giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về Văn học, như phải hiểu hoàn cảnh tác phẩm đó ra đời như thế nào mới hiểu hết được dụng ý nghệ thuật cũng như nội dung sâu xa mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì. Ngược lại Văn học, Mĩ thuật, Âm nhạc, Địa lý, Giáo dục công dân, Quân sự làm cho các sự kiện, các kiến thức của lịch sử dễ dàng thấm vào tiềm thức của con người. Nói về sự hỗ trợ của Lịch sử đối với các môn học khác, G. Elton đã nói “Nhà sử học cũng có thể dạy cho các khoa học khác rất nhiều điều. Anh ta có thể giúp các khoa học này hiểu thế giới quan của nhiều phương án xây dựng sơ đồ, vạch rõ những mối quan hệ tương hỗ mà một chuyên môn hẹp khó nhận thấy, giúp các khoa học xã hội hiểu rằng đối tượng mà chúng có quan hệ là những con người. Trong khi tiếp nhận các khoa học khác tính chính xác và tầm rộng của sự khái quát, đồng thời Lịch Sử có thể hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng cách xây dựng một thái độ nghiêm túc đối với các tài liệu và tránh những khái quát không có cơ sở vững chắc”. Như vậy có thể thấy sự tích hợp, liên môn giúp cho học sinh biết thêm nhiều kiến thửc, bài dạy trở nên sinh động phong phú hơn, học sinh hào hứng tiếp thu bài học. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến đã được áp dụng vào dạy học chương III Việt Nam từ 1945 - 1954 cho học sinh lớp 12A1 – Trường THPT Yên Lạc 2 – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra sáng kiến có thể áp dụng để dạy để dạy cho học sinh lớp 12 – THPT trên toàn quốc. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Sáng kiến được áp dụng dạy học cho học sinh lớp 12 – THPT. Sáng kiến có thể được áp dụng được ở những trường THPT có các cơ sở vật chất về công nghệ thông tin như máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh, máy quay video, có đường truyền internet,.. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng