Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp giao dục môi trường vào môn speaking tiếng anh lớp 11...

Tài liệu Skkn tích hợp giao dục môi trường vào môn speaking tiếng anh lớp 11

.DOC
15
1218
145

Mô tả:

ThiTÍCH HỢP GIAO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN SPEAKING TIẾNG ANH LỚP 11 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thiên nhiên có thể phát triển không cần sự có mặt của chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại bên ngoài thiên nhiên. Con người chỉ là một trong những quần thể trong tự nhiên, cũng tuân theo quy luật tất yếu đó là sinh ra, lớn lên và chết đi. Tuy nhiên, bằng khả năng tư duy sáng tạo con người đã tận dụng mọi tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên và những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống và song song đó con người đã và đang không ngừng thải ra môi trường đủ mọi loại chất thải làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Và bây giờ tự nhiên đã trả lại cho con người những hậu quả do chính mình gây ra, đó là sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, thiên tai bão lụt trầm trọng,…. Ý thức được những vấn đề này mỗi người chúng ta phải chung tay cứu lấy môi trường cũng là cứu lấy chính sự sống trên trái đất. Bằng những quyết định và hành động cụ thể, mọi người đều có thể tham gia cải thiện môi trường sống, khắc phục những hậu quả của ô nhiễm môi trường. Để thực hiện được điều đó, ý thức của mỗi người đóng vai trò then chốt. Vì lẽ đó việc tích hợp lồng ghép giáo dục môi trường vào các môn học có ý nghĩa to lớn, đặc biệt là ở bộ môn Tiếng Anh nói chung và môn speaking nói riêng, đặt biệt là moo6n speaking lớp 11 khi học sinh có kiến thức và vốn từ vựng khá tốt. Để việc tích hợp lồng ghép mang lại hiệu quả tốt thì đòi hỏi mỗi giáo viên không chỉ được trang bị các hiểu biết về môi trường một cách sâu rộng mà cần phải có phương pháp khoa học phù hợp trong từng tiết dạy. Đó cũng chính là lí do tôi xây sáng kiến kinh nghiệm này: “ Tích hợp giáo dục môi trường vào môn speaking Tiếng Anh lớp 11”. 1 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận: - Môi trường: Bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của động vật. - Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ…. - Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi không mong muốn tính chất vật lí, hóa học, sinh học của không khí, đất, nước trong môi trường sống, gây tác hại tức thời hoặc trong tương lai đến sức khỏe, đời sống con người và sinh vật, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, đến các tài sản văn hóa và làm tổn thất nguồn tài nguyên dự trữ của con người . - Phát triển môi trường bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. 2. Cơ sở thực tiễn: 2.1/ Tình hình môi trường thế giới: Môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng. Sự bùng nổ dân số kéo theo nhu cầu về việc làm, nơi ở của con người ngày càng cao cùng với những tiến bộ của khoa học và công nghệ đã gây sức ép mạnh mẽ và trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và môi trường. Trong khoảng 100 năm trái đất đã mất đi 6 triệu km2 rừng. Đất bị hoang mạc hóa 680 triệu ha/ năm. Các rừng mưa nhiệt đới bị phá hủy nghiêm trọng. Ngay cả rừng Amazôn đã 60 triệu năm qua giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc điều hòa khí hậu của trái đất, nay đã bị phá vỡ thế cân bằng và đang bị đe dọa phá hủy nhanh chóng làm nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 0,3 đến 0,8 oC trong vòng 2 15 năm trở lại đây. 30.000 triệu tấn đất màu mỡ bị mất đi trong một năm. Diện tích Rừng bị thu hẹp nhanh chóng, 300 năm trở lại đây, rừng từ chỗ 72 triệu km2 giảm xuống còn 41 triệu km2 tức là độ che phủ từ 47% diện tích mặt đất xuống 27%. Ngày nay, mỗi năm thế giới mất hơn 15 triệu ha rừng, Đông Nam Á có mức phá rừng cao nhất . Lượng khí CO2 và các khí nhà kính khác ngày càng nhiều làm cho tầng ôzôn bị phá hủy( mỏng và thủng ) làm ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu gây nên hiệu ứng nhà kính. Nguy cơ khí hậu nóng lên thêm từ 1-3 oC làm cho lũ lụt và hạn hán ngày càng khắc nghiệt hơn. LỖ THỦNG TẦNG ÔZON HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH Lượng chất thải công nghiệp ngày càng nhiều, làm ô nhiễm môi trường và đe dọa các loài thú biển trong vòng 40 năm qua. Trong vòng 100 năm trở lại đây tỉ lệ CO2 tăng thêm khoảng 12% . Mưa axít ( có nguyên nhân từ các nhà máy 3 công nghiệp) đang phá hủy rừng nhiệt đới, ao hồ, đồng ruộng và các di tích lịch sử. Sự phát triển kinh tế không thích hợp ở một số nước đã gây nên một sức ép mạnh mẽ lên hệ thống sinh thái tự nhiên. Các tài nguyên đất rừng khai thác quá mạnh làm giảm đa dạng sinh học. - mưa axit đã tàn phá hàng trăm ha rừng 2.2/ Tình hình môi trường Việt Nam: Dân số Việt Nam tăng nhanh: Năm 1945: có 25 triệu dân, đến tháng 6/1999 dân số Việt Nam là 77.263.000 người. Cuối năm 2016 dân số Việt Nam khoảng 93.422. 000 người. Cùng với sức ép gia tăng dân số, sự nghèo nàn, quá trình đô thị hóa, sự di dân và quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa chưa quán triệt quan điểm “ Phát triển Môi trường Bền vững” ở một số cơ sở sản xuất đã tác động mạnh mẽ tới môi trường: - Sự suy giảm nhanh chất lượng đất và diện tích canh tác, tài nguyên đất tiếp tục bị lãng phí do canh tác không hợp lí, thiếu phân bón hữu cơ, thiếu phương tiện tưới tiêu, lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, phương thức canh tác lạc hậu của các dân tộc ít người làm cho đất thoái hóa nhanh, nhiều chỗ bỏ hoang, đất xấu chưa có điều kiện cải tạo. Đặc biệt, sự lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu đã làm cho môi trường đất, nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề, nhiều bệnh tật ngày càng phát sinh. Điều đó đã làm cho Việt Nam còn khoảng 9 triệu ha đất 4 bị hoang hóa (chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất đai trên toàn quốc), trong đó có 5,06 triệu ha đất chưa sử dụng và 2 triệu ha đất đang được sử dụng bị thoái hóa nặng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. (theo Văn phòng thực hiện Công ước Chống sa Mạc hóa của Liên Hợp quốc (UNCCD) tại Việt Nam.) - Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí đã xuất hiện nhiều nơi, nhất là các khu công nghiệp. Rác thải ngày càng nhiều và là một vấn đề nan giải, xử lí chưa triệt để, các dòng sông ở các thành phố bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau, bụi gia tăng, các loại khí độc trong không khí ngày càng nhiều có nơi khí SO2 vượt 14 lần cho phép, CO2 vượt 2,7 lần cho phép… - Môi trường của toàn cầu nói chung và của Việt Nam nói riêng đã và đang xuống cấp rất nặng nề. Nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Một số trường hợp cố tình gây nguy hại đối với môi trường được phát hiện trong thời gian gần đây như: Công ty mì chính VeDan xả nước thải chưa qua xử lí vào sông, hồ; một số bệnh viện chôn rác thải chưa qua xử lí xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân vứt xác lợn, gà bị dịch xuống sông, hồ. Hay sự việc công ty Men Mauri trên địa bàn huyện Định Quán xả nước thải xuống sông La Ngà….Tất cả những việc làm đó đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Theo thông báo của các tổ chức trên thế giới và của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu vì có một đường bờ biển dài và các vùng châu thổ thấp. Đến cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình của nước ta tăng gần 2oC, hàng ngàn km2 đồng bằng sông Cửu Long chìm dưới mực nước biển. Qua đó chúng ta thấy vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách của toàn xã hội, mọi người đều phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ và cải tạo môi trường. Vì vậy việc tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục môi trường vào trong dạy học 5 các môn học ở THPT nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay để góp phần nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ môi trường của các em học sinh cũng như toàn xã hội. Việc thực hiện đề tài này tôi đả tiến hành qua các giải pháp sau: 3.1 Giải pháp 1: Thực hiện các nguyên tắc lồng ghép: - Lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường (BVMT) vào môn học là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường (GDMT) và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học, chú ý không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu. - Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng lồng ghép nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: mỗi học sinh được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách khắc sâu bởi một nền tảng đạo lí về môi trường. - Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học. - Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả và các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi. Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục 6 BVMT là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT. + Không tích hợp tràn lan, không tích hợp với những bài học ít liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến môi trường. + Đảm bảo đặc trưng của môn học. GD BVMT chỉ hoà đồng trong các đơn vị kiến thức. + Không làm tăng nội dung học tập, dẫn đến quá tải. Đảm bảo cho học sinh vừa nắm kiến thức chuyên môn vừa tăng thêm kiến thức về môi trường. + Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lý. Một bài học chỉ nên tích hợp với một khía cạnh nào đó mà thôi. + Đảm bảo tính hấp dẫn của các hoạt động thực tiễn về môi trường. Cần tạo ra những câu lạc bộ, thi sáng tác, thi tìm hiểu, tham quan thực tế để hổ trợ những hiểu biết về môi trường đã được tích hợp trong các giờ học. 3.2/Giải pháp 2: Thực hiện các hoạt động lồng ghép giáo dục BVMT: 3.2.1/ Lồng ghép giáo dục BVMT trong giờ học: Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức lồng ghép. Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong môn Tiếng Anh thông qua các hoạt động nói ( speaking), viết (writing), reading (đọc hiểu), bài cụ thể. Việc lồng ghép thể hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học phù hợp hoàn toàn  với mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Với những bài này trong quá trình dạy học chúng ta thực hiện lồng ghép giáo dục BVMT vào toàn bộ nội dung của bài. ( Ex: : unit 4: Volunteer Work, Unit 7: World Population, Unit 10: Nature in Danger, Unit 11: Sources of Energy.) 7  Mức độ bộ phận: Trong bài học chỉ có một phần có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT (ex: Unit 2: Personal Experiences, Unit 9: The Post office, Unit 13: Hobbies, Unit 16: the wonders of the world)  Mức độ liên hệ: ở dạng này, các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK, không có trong mục tiêu bài dạy. Nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDMT. Mức độ lồng ghép Mức độ toàn phần Mức độ bộ phận Mức độ liên hệ 3.2.2/ Lồng ghép giáo dục BVMT ngoài lớp học: - Hoạt động tham quan theo chủ đề 8 Mức độ bộ phận Ví dụ: Unit 4 “ Volunteer work ” ta có thể đề cập đến việc tình nguyện khi tham gia bảo vệ môi trường, Hoc sinh thảo luận điều này nhằm phát triển thêm kỹ năng nói (speaking skill) - Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương. Ví dụ: Unit 10 “ Nature in Danger”: Thực hành tìm hiểu môi trường ở địa phương, môi trường ở địa phương bị ô nhiểm do đâu, mức độ ô nhiểm tại địa phương, theo các em là trầm trọng chưa, hướng giải quyết của các em,..(Hoạt động tổ chức trồng cây xanh hóa nhà trường.....) Ví dụ: Hàng năm nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh nhân dịp đầu năm mới. Phát động phong trào mỗi ngày dành 10 phút cho vệ sinh môi trường….vv. Nội dung GDMT được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các phương pháp GDMT cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ môn. 1. Phương pháp trần thuật ( reportation). 2. Phương pháp giảng giải.( explanation) 3. Phương pháp vấn đáp (ask and answer) 4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.( visual aids) 5. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.(groups) 6. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.( situations) 7. Phương pháp động não.( brainstorming) * Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó. 8. Phương pháp giao cho học sinh làm bài tập thực hành ở nhà.( realistical method) 4. Một số ví dụ minh họa cho đề tài: 4.1/ Dạng bài lồng ghép toàn phần: Vi dụ: - unit 10 : NATURE IN DANGER 9 Why do people cut down the forests? What happen when all forests are destroyed? Acid rain, typhoon, storm, earthquakes, discharging chemical pollutants into the environment. Burning forests, using fertilizers and pesticides for cultivation, hunting animals for fur, skin or food.... Học sinh thảo luận “ Why are there so many desasters nowadays?- What did people do to harm the environment so seriously?” Mục tiêu bài học: *Kiến thức: Học sinh nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó nêu được biện pháp khắc phục. *Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đi thực tế, quan sát, so sánh, - Kỹ năng tích cực tìm tòi, phân tích và rút ra kết luận. - Kỹ năng hoạt động nhóm- kỷ năng nghe, nói. *Thái độ: HS có ý thức tham gia bảo vệ môi trường. UNIT4: VOLUNTEER WORK I. Getting started: - Do you like to join the campaignto protect the environment? -Can you swim in the river with the water like this? -Should you waste rubbish in the river? Where should you put garbage? 10 UNIT 11: SOURCES OF ENERGY -SPEAKING: -How many alternative sources can we use nowadays? Which resource can be dangerous to the environment? -What can we do to reduce smoke in the cities? ( instead traveling by cars, motorbikes we can go by bus, electric bikes) We can use solar energy instead battery. 11 - Các tiết học tăng tiết chúng ta có thể bổ sung thêm các đề tài speaking about NATURAL DISASTERS nhằm làm tăng thêm kiến thức về vốn từ vựng và ý thức bảo vệ môi trường của các em học sinh để làm phong phú hơn về các hoạt động ngoại khóa - GETTING STARTED Which disasters do we have to face every year? -After the flood, what should we do to keep healthy ( students discuss in groups) 4.1/ dạng lồng ghép một phần: *Ví dụ: Unit 8: CELEBRATIONS and Unit 3: PARTY * Motivation: How many national celebrations are there in VietNam every years? List some festivals you know in Vietnam? After the festival, what do people leave behind them? What do you think about this pic ture? Should you do like this? What do you do when you see this case? *Ví dụ: UNIT 7: WORLD POPULATION The population is increasing every year so there are not enough jobs to support so many people that is the reason why many people from country move to city to find jods, this makes city more crowded. What problems about environment do the cities face to? -Học sinh thảo luận và đưa ra nhận xét. 12 Mục tiêu bài học: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, ý thức cư xử nơi công cộng IV.KẾT QUẢ: Sau khi thực hiện các giải pháp của chuyên đề, tôi nhận thấy: - Khả năng ứng xử và phản ứng với các tình huống của học sinh mà giáo viên đưa ra tốt hơn. Vốn từ và kiến thức về môi trường của các em học sinh phong phú hơn. Kỷ năng nói của các em vì thế mà có cải thiện hơn. Cụ thể điểm số môn speaking như sau: Năm học Lớp 2015-2016 2016-2017 Học kỳ 1 Học kỳ 2 Giỏi Khá Tb Yếu kém Giỏi Khá Tb Yếu kém B5(32hs) A10(33hs) 2 3 7 8 16 10 4 7 3 4 5 6 13 13 14 15 0 0 0 0 - Ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường của học sinh được nâng cao. Các em biết bỏ rác đúng nơi quy định. - Ý thức bảo vệ cây xanh tốt hơn, tham gia đầy đủ và tích cực hơn trong các buổi lao động vệ sinh. - Đã có học sinh mạnh dạn đề xuất ý kiến đề nghị nhà trường và địa phương trang bị thêm nhiều sọt rác trên đường đi để tránh việc xả rác bừa bãi. - Học sinh hứng thú, ham thích việc tìm hiểu về môi trường, tranh luận sôi nổi về các vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường trong giờ học. - Học sinh tích cực tham gia các buổi lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1. Đối với giáo viên: - GDMT ở đây chỉ là hoạt động lồng ghép, do đó thời gian dành cho việc lồng ghép không kéo dài . Tình huống mà GV đưa ra để GDMT phải gắn liền với nội dung kiến thức bài học. Khi soạn giáo án, phần tích hợp GDMT có trong chương nào, bài nào, phần nào nhất định phải đưa vào để thực hiện. 13 - Phải thẩm thấu bài giảng. Giáo viên cần linh hoạt phối hợp nhuần nhuyễn các hình thức tích hợp giáo dục môi trường trong từng tiết dạy - Phải thường xuyên cập nhật các tài liệu về môi trường đặc biệt là các tư liệu trong đời sống địa phương có liên quan đến bài dạy để đưa vào lồng ghép sinh động đối với học sinh. - Giáo viên có tâm huyết, phải làm tấm gương trong việc BVMT - Cần lắng nghe ý kiến của học sinh. Khuyến kích, khen thưởng kịp thời đối với những học sinh có thái độ, ý tưởng và hành động tích cực 2. Đối với học sinh: - Phải có ý thức tích cực, tự giác trong học tập. - Trang bị đầy đủ các loại sách vở, thường xuyên tham khảo thêm các tài liệu và nắm bắt tình hình môi trường ở địa phương mình để phục vụ cho tiết học. - Cần mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình. - Là một tuyên truyền viên tích cực trong vấn đề bảo vệ môi trường. VI. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: 1. Đối với nhà trường: - Trang bị các băng đĩa hình về các vấn đề ô nhiễm môi trường để phục vụ cho việc giảng dạy và các hoạt động ngoại khoá. - Tổ chức thi tìm hiểu môi trường địa phương, đố vui về môi trường trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ, các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, vừa giáo dục ý thức cho học sinh vừa góp phần thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng trường học xanh – sach – đẹp, trường học thân thiện học sinh tích cực. - Tổ chức các buổi nói chuyện xem phim về môi trường, tham quan thiên nhiên ở các khu du lịch sinh thái như: Thác Mai, rừng Nam Cát Tiên, Madagui,… - Tổ chức cho học sinh, giáo viên tham gia bảo vệ môi trường trường học và môi trường địa phương theo chế độ thường xuyên hay định kì... 14 - Tổ chức cho học sinh tham gia trồng cây và chăm sóc cây trong sân trường. Làm kế hoạch nhỏ, làm những giỏ rác vì môi trường trong từng lớp học để không xả rác bừa bãi . 2. Đối với giáo viên: - Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình môi trường để phục vụ tốt cho tiết dạy. - Trở thành tấm gương tốt trong việc bảo vệ môi trường. - Tích cực, tiên phong trong các hoạt động vì môi trường. VI. KẾT LUẬN: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mỗi người và của toàn xã hội, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, đội ngũ trí thức chúng ta. Chính vì vậy mà việc lồng ghép giáo dục môi trường trong các bài học sinh học là vô cùng quan trọng. Có thể xem đây là việc làm thường xuyên, liên tục và không thể thiếu ở mỗi trường học, mỗi cấp học. Trên đây là một số phương pháp trong việc lồng ghép giáo dục môi trường vào mỗi bài học mà tổ tôi đút kết được trong quá trình giảng dạy. Tôi tin tưởng rằng các giải pháp của đề tài không chỉ thực hiện tốt trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh mà có thể áp dụng tốt cho các bộ môn khác như: môn hoá học, vật lý, địa lý, giáo dục công dân… Tôi hy vọng rằng, qua chuyên đề này giáo viên sẽ có nhận thức đầy đủ hơn về môi trường, có được hướng đi tốt trong việc lồng ghép GDMT vào mỗi bài dạy giúp các em học sinh có nhận thức sâu sắc về môi trường, có ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan