Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Skkn tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội dung sinh học cơ thể động vật...

Tài liệu Skkn tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội dung sinh học cơ thể động vật – sinh học 11

.PDF
27
2043
126

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TT. HUẾ TRƯỜNG THPT PHÚ LỘC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG SINH HỌC CƠ THỂ ĐỘNG VẬT – SINH HỌC 11 Môn: Sinh học Tên tác giả: Võ Bá Định Giáo viên môn: Sinh Phú Lộc, tháng 3 năm 2015 -1- 1. Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn ngắn nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển cuộc đời mỗi con người. Giai đoạn này được thể hiện bằng sự phát triển nhanh chóng khác thường về cả thể chất lẫn trí tuệ, tâm sinh lí và tinh thần. Các em học sinh trung học đang ở độ tuổi vị thành niên có nhiều bỡ ngỡ trước sự thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì và có nhiều tò mò, thắc mắc về vấn đề giới tính nhưng lại không được giải đáp thỏa đáng. Nhiều thanh thiếu niên bắt đầu quan hệ tình dục trong khi chưa hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản. Sự thiếu hiểu biết này có thể dẫn đến những hậu quả trầm trọng: mang thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên; sinh con và nuôi con khi độ tuổi còn quá trẻ, làm dở dang việc học tập; mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống tinh thần sau này. Cung cấp thông tin về giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là việc làm cần thiết nhưng đến nay vẫn còn một số người cho là vấn đề tế nhị. Ở gia đình, một số phụ huynh còn rất e dè hoặc thiếu quan tâm đến việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con em mình, một số khác có quan tâm nhưng không đủ trình độ kiến thức để giải đáp hết các thắc mắc của con em mình về vấn đề này. Vấn đề giáo dục giới tính cũng được nhà nước ta quan tâm từ lâu, đặc biệt được thể hiện trong chỉ thị 176a của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, về vấn đề biên soạn nội dung giảng dạy giáo dục giới tính trong học đường từ năm 1984. Đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài giải quyết vấn đề giáo dục giới tính dưới sự chỉ đạo của nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Viện khoa học giáo dục, với sự tham gia của các nhà khoa học, các sở giáo dục và nhiều ngành có liên quan. Trong các bộ môn được giảng dạy ở trường Trung học phổ thông, Sinh học là một bộ môn tương đối phù hợp để giáo viên tích hợp giáo dục giới tính cho học sinh, đặc biệt là chương trình Sinh học 11. Khi các em được tìm hiểu các kiến thức về sinh học cơ thể động vật, học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân,...Từ nhận thức thực tế, tôi cảm thấy bộ môn sinh học 11 có nhiều thuận lợi để đề cập đến vấn đề này. Vì vậy, tôi xin trao đổi với đồng nghiệp về một số kinh nghiệm bản thân qua đề tài: “Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học nội dung sinh học cơ thể -2- động vật – sinh học 11”.Với mục đích góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Phạm vi nghiên cứu Áp dụng cho một số bài ở môn sinh học 11 - Cơ bản, đặc biệt là phần sinh học cơ thể động vật. 1.3.Tính khả thi của đề tài Kết hợp với nội dung trong từng bài học, trong từng mục hoặc các thông tin bổ sung có liên quan đến bài học, giáo viên và học sinh cùng nhau phân tích, thảo luận nhằm: - Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về tình dục. - Giúp học sinh nhận thức được những yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản vị thành niên. - Giúp học sinh hiểu được hậu quả của các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn và HIV/AIDS. -3- 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lí luận 2.1.1. Khái niệm sư phạm tích hợp Theo Xanvier Roegiers: “ Khoa sư phạm tích hợp dựa trên tư tưởng năng lực, tức là biết sử dụng các kỹ năng trong một tình huống có vấn đề ”. Điều đó có nghĩa là: Theo Phạm Văn Lập “ Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng môn học”. 2.1.2. Vai trò của tích hợp trong dạy học Dạy học từng môn riêng rẽ giúp học sinh hình thành kiến thức khoa học một cách có hệ thống. Dạy học tích hợp giúp học sinh sử dụng tối đa các kiến thức đã học. Dạy học tích hợp giúp học sinh giúp học sinh vận dụng thông minh sử dụng sáng tạo. Dạy học tích hợp còn đảm bảo cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình để giải quyết một số tình huống. 2.1.3.Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học 2.1.3.1. Khái niệm về giáo dục giới tính Là chương trình giáo dục đề cập tới các vấn đề giới tính nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về giới tính, trên cơ sở đó hình thành thái độ và hành vi ứng xử giới tính đúng đắn. Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (Khoa Tâm lý, trường ĐHSP TP. HCM), giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung như: Giáo dục việc phân biệt giới tính của mình với người khác, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình yêu, tâm lý - tâm sinh lý hôn nhân,…. Còn theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh -Trung tâm tư vấn tình yêu và giáo dục hôn nhân gia đình: giáo dục giới tính là sự giáo dục toàn diện vào nhân cách con người, đó là -4- quá trình tác động vào con người, làm cho họ có nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về giới tính và quan hệ giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện với giới của họ, có quan hệ tốt và phù hợp với người khác giới, chuẩn bị cho họ biết cách tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển. 2.1.3.2.Vị trí của giáo dục giới tính trong dạy học Sinh học Theo điều tra của PGS.TS Bùi Ngọc Oánh thì đa số ý kiến giáo viên cho rằng nội dung giáo dục giới tính nên dạy lồng ghép vào môn học có liên quan như môn Sinh học ( 69,82%- 74,48%). 2.1.3.3.Các nguyên tắc tích hợp giáo dục giới tính Nguyên tắc thứ nhất, tích hợp không làm thay đổi dặc trưng môn học. Nguyên tắc thứ hai, kiến thức tích hợp khi đưa vào bài phải sắp xếp một cách hợp lí, một lượng hợp lí. Nguyên tắc thứ ba, phát huy cao độ các hoạt động tích cực các hoạt động nhận thức của học sinh. 2.1.4. Sự cần thiết của giáo dục giới tính cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên Giáo dục nhắm mục đích giúp thanh thiếu niên hiểu về cơ thể, sinh lý liên quan đến tình dục, và chỉ cho họ biết cách giữ gìn sức khoẻ. Bác sĩ Hiroshi Nakajima – Tổng thư ký của tổ chức sức khỏe thế giới(OMS) đã phát biểu rằng: “Chưa bao giờ tuổi trẻ phải đối phó với những hiểm họa ghê gớm như ngày nay.” Cho nên chẳng những chúng ta phải vươn lên để giải quyết những bệnh tật “cổ điển” mà còn phải đề phòng các loại bệnh do thời đại văn minh gây ra. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi chuyển tiếp từ một em bé sang người trưởng thành, dễ mắc nhiều bệnh tật mà các bậc cha mẹ và các tổ chức phải quan tâm, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể lực, kết quả học tập và rèn luyện. Vì vậy các em phải biết cách bảo vệ sức khỏe để khi trưởng thành có thể đảm nhận những công việc mà xã hội giao cho. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Số liệu thống kê -5- - Theo Vnexpress, 2009, thì “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.” Nếu so với khoảng 46 triệu ca nạo phá thai trên toàn thế giới thì chúng ta chiếm 3%. (TheoVũ Hoàng Linh, Kyoto Institute Of Technology, 2009) - Đầu những năm 2000 số trẻ vị thành niên đến khoa nạo phá thai ở Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5%, thì từ năm 2006 -2007 đến nay con số này đã tăng lên 10%. - Mỗi năm ở Bệnh viện Từ Dũ có xấp xỉ 30.000 ca nạo phá thai, trong số đó số trẻ vị thành niên chiếm khoảng gần 3.000 ca. Các em ở lứa tuổi từ 17 và nhỏ nhất chỉ mới qua tuổi 11. - Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự lây lan các bệnh qua đường tình dục và đặc biệt là HIV/AIDS nhanh chóng đến mức báo động. Riêng trong các trường hợp nhiễm HIV thì 50% là ở lứa tuổi thanh niên, 14% ở lứa tuổi dưới 15 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. 2.2.2.Tình hình giáo dục giới tính trên thế giới Nhiều nước trên thế giới, giáo dục giới tính đã trở thành một môn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ trông với các tên gọi khác nhau: thí dụ ở Thái Lan gọi là Giáo dục đời sống gia đình; Thuỵ Điển gọi là Vệ sinh tình dục; ở Nam Tư (cũ) gọi là Giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa nam và nữ. Tại Malaysia, Bộ giáo dục cũng đã đưa vấn đề này vào trường học từ năm 1967. Và hiện nay họ đã có cả một bề dày về việc đào tạo cán bộ, các giáo viên chuyên sâu để giảng dạy về vấn đề này. Sách giáo khoa cũng được biên soạn theo từng cấp với những hình vẽ minh họa rất phù hợp và rất đẹp, tạo điều kiện không chỉ cho giáo viên giảng dạy trong trường mà có thể cung cấp đến cả phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa nhà trường và gia đình. Chương trình giáo dục giới tính giúp cho học sinh ở tuổi vị thành niên giải đáp được những thắc mắc trong sự phát triển cơ thể của chính mình, chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để vững chắc vào đời, biết tôn trọng, có trách nhiệm trong quan hệ với bạn khác giới và biết tự bảo vệ sức khoẻ sinh sản. -6- 2.2.3. Thực trạng về giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông 2.2.3.1.Thuận lợi - Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh đang là một vấn đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là một nhu cầu cần thiết của lứa tuổi vị thành niên. - Nhà trường là nơi thuận lợi để tiến hành giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các môn học, các hoạt động chung. Ở đây, ngoài thầy cô giáo, còn có các tổ chức khác như Hội Phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, ban nữ công,…cùng phối hợp giáo dục học sinh. - Ngoài ra, hiện nay các thông tin về bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản đã được phổ biến hơn, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, cập nhật: sách báo, tờ rơi, tranh ảnh, phim truyện, internet,… Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu trao đổi với một số học sinh về thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính. Kết quả khảo sát 4 lớp khối 11(147HS) như sau : Thái độ Rất hứng thú Hứng thú E ngại TL % 74,17% 10,42% 15,41% Như vậy, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, trong đó có một bộ phận lớn là học sinh đang học tập ở trường THPT là vấn đề cần thiết và cấp bách. Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản nhằm cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng sống đầy đủ về giới tính, sức khỏe sinh sản, về tình bạn, tình yêu… 2.2.3.2. Khó khăn - Theo suy nghĩ của người phương Đông, vấn đề giới tính còn khá nhạy cảm, đòi hỏi phải cẩn trọng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này. - Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng về bảo vệ sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng còn hạn chế, do không chuyên. - Thời lượng lồng ghép hạn chế, do đây không phải là nội dung chính trong môn học. - Thực hiện ứng dụng rộng đề tài này đòi hỏi sự phối hợp, giúp sức của nhiều tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội. -7- 2.3. Nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 2.3.1. Phân tích cấu nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 Sinh học 11 đi sâu một số lĩnh vực khó nhưng lí thú của Sinh học, đó là Sinh học cơ thể động vật, gồm có 4 nội dung: - Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật - Cảm ứng ở động vật - Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh sản động vật 2.3.2. Nội dung giáo dục giới tính Những biến đổi của cơ thể tuổi dậy thì. Những biến đổi tâm lí của tuổi dậy thì. Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Hiện tượng kinh nguyệt, hiện tượng mang thai và phát triển của thai nhi. Dấu hiệu thai nghén và sinh con. Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai. Có thai ở tuổi vị thành niên, nạo phá thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục không an toàn. 2.3.3. Phương pháp tích hợp kiến thức giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục giới tính (GDGT) và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học. Như vậy, kiến thức không phải muốn đưa GDGT vào bài học nào cũng được mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào. Sự tích hợp kiến thức GDGT vào môn học, đối với môn Sinh học có thể phân thành 2 dạng khác nhau: 2.3.3.1.Dạng lồng ghép Ở dạng này, các kiến thức GDGT đã có trong chương trình và sách giáo khoa, nó trở thành một bộ phận kiến thức của môn học. -8- Ví dụ: Khi tìm hiểu bài 46: Cơ chế điều hoà sinh sản. Học sinh có thể phần nào giải đáp những thắc mắc về cơ thể mình như: Đến tuổi dậy thì, tại sao các bạn nữ cơ thể lại thay đổi, nở nang, ra dáng thiếu nữ? Còn các bạn nam lại lớn chậm hơn các bạn nữ cùng tuổi? Rồi tại sao các bạn nam lại thay đổi giọng nói, mà ta vẫn hay gọi là “vỡ giọng”, và đến khi nào thì hết vỡ giọng?.... Những thắc mắc tâm lý như tại sao lại cảm thấy ngượng ngùng trước bạn khác phái, tại sao lại cảm thấy hồi hộp, đỏ mặt, bối rối trước một bạn nào đó, có hay không tình bạn chân thành giữa một bạn nam và một bạn nữ,… Rất nhiều những câu hỏi mà các em mong muốn được giải đáp, có những điều rất ngây ngô, dễ thương nhưng cũng đáng để thầy cô, cha mẹ quan tâm. 2.3.3.2. Dạng liên hệ Ở dạng này, các kiến thứcgiáo dục giới tính không được đưa vào chương trình và sách giáo khoa nhưng dựa vào nội dung bài học giáo viên có thể bổ sung kiến thức GDGT có liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp. Ví dụ: Khi tìm hiểu bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. Giáo viên liên hệ và giải thích cho học sinh: Tại sao chỉ nên có tình bạn trong sáng ở tuổi đi học, tác hại của việc thiếu hiếu biết trong quan hệ bạn bè khác giới, tác hại của việc nạo phá thai, tại sao Pháp luật lại quy định nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi mới được kết hôn, tảo hôn thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Từ Dũ, vấn đề nạo phá thai ở trẻ vị thành niên rất đáng lo lắng. Với điều kiện kinh tế xã hội phát triển, các bé gái thời nay cũng phát triển sớm, có em mới 10 -11 tuổi đã có kinh nguyệt, thân hình nảy nở sớm hơn. Phá thai bằng cách nạo hút có nguy cơ dẫn đến tai biến sản khoa, bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm hoặc dẫn đến vô sinh sau này. Phá thai cực kỳ khó khăn và nguy hiểm đối với trẻ vị thành niên vì mọi bộ phận của lứa tuổi này còn rất nhỏ và chưa phát triển hoàn thiện. Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là dấu ấn suốt đời với trẻ do đau đớn, căng thẳng tâm lý, nhiều em bị stress, rối loạn tình dục, di chứng thần kinh sau này. Điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh đẻ của những người phụ nữ trong tương lai. -9- 2.3.4. Hình thức tích hợp kiến thức giáo dục giới tính trong dạy học nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 Khi tiến hành tích hợp giáo dục giới tính, giáo viên có thể lựa chọn một trong những hình thức: + Bài lên lớp + Bài tập ở nhà + Bài cemina + Hoạt động ngoại khoá. 2.3.5.Tích hợp các nội dung giáo dục giới tính vào một số bài cụ thể của nội dung Sinh học cơ thể động vật – Sinh học 11 Nội dung tích hợp Tên bài Phương thức tích hợp và gợi ý phương pháp - Các hoocmon sinh trưởng và phát triển: + Hoocmon điều hòa sinh trưởng : GH và tirôxin. + Hoocmon điều hòa sự phát triển: ơstrôgen (ở nữ) và testosreron (ở nam). - Cung cấp kiến thức về tác dụng của - Phương thức: Liên hệ. - Phương pháp: các hoocmon sinh trưởng, nhấn mạnh +Thảo luận nhóm. Bài 38, 39 (SGK- việc thừa hay thiếu những hoocmon +Phát vấn, gợi mở, liên hệ Sinh học 11): Các này gây ra ảnh hưởng về sức khỏe và thực tế. nhân tố ảnh trí tuệ, cách điều trị. hưởng đến sinh - Cung cấp kiến thức về các hoocmon trưởng và phát điều hòa sự phát triển ở người qua đó triển ở động vật nhấn mạnh cho học sinh thấy được sự thay đổi của cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì. - Đặc biệt lưu ý về hiện tượng kinh - 10 - nguyệt ở nữ để qua đó giáo dục các em có hiểu biết đúng đắn về hiện tượng này, cách giữ gìn vệ sinh, chế độ ăn uống hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho hiện tại và cả sức khỏe sinh sản sau này. - Các hình thức thụ tinh :thụ tinh trong. - Phương thức : Tích hợp. Bài 45 (SGK- -Ở người quá trình thụ tinh diễn ra - Phương pháp: Sinh học 11): Sinh trong cơ quan sinh dục của nữ, từ đây +Thuyết trình (HS sưu tầm sản hữu tính ở nói thêm cho các em biết việc quan hệ động vật . tình dục giữa nam và nữ có thể dẫn đến các thông tin về hậu quả thụ thai và mang thai. của việc có thai ngoài ý muốn, phá thai ở tuổi vi thành niên) + Thảo luận nhóm. - Cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng. - Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. - Cung cấp cho học sinh kiến thức về (SGK- tác động của các hoocmon lên quá -Phương thức: Tích hợp. Sinh học 11): Cơ trình sinh trứng ở nữ, qua đó: Học sinh -Phương pháp: chế điều hòa sinh biết được việc chậm kinh hoặc tắt kinh Thảo luận nhóm. sản . sau khi đã có quan hệ tình dục là một Bài 46 trong những dấu hiệu có thể đã có thai. - Giới thiệu cho học sinh biết được ảnh hưởng của stress, lo âu, thiếu chất dinh dưỡng, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy, - 11 - nghiện rượu… sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng và trứng, từ đó sẽ ảnh hưởng lên sức khỏe sinh sản và chức năng duy trì nòi giống sau này. - Điều khiển sinh sản ở động vật và -Phương thức: Tích hợp, Bài Sinh 47 học (SGK- sinh đẻ có kế hoạch ở người. liên hệ 11): - Cung cấp kiến thức cho học sinh hiểu -Phương pháp: Điều khiển sinh được cơ sở khoa học và cách thực hiện +Thuyết trình(Sưu tầm các sản ở động vật và thụ tinh trong ống nghiệm để giúp cho thông tin và mẫu vật về sinh đẻ có kế những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể các biện pháp tránh thai; hoạch ở người có con. về hậu quả của việc có thai - Cơ sở khoa học, ưu nhược điểm của ngoài ý muốn, phá thai ở từng biện pháp tránh thai. tuổi vi thành niên). + Thảo luận nhóm. 2.3.6. Một số ví dụ bài soạn có nội dung tích hợp giáo dục giới tính (Phần phụ lục) 2.4. Kết quả thực hiện 2.4.1. Phân tích các hoạt động và thái độ của học sinh trong quá trình dạy học Trong quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy rẳng học sinh có thái độ học tập tích cực và rất hứng thú trong giờ học. Qua các năm giảng dạy, đặc biệt là năm học 2013– 2014 Tôi đã áp dụng đề tài này cho 4 lớp 11 với tổng số 147 học sinh. Sau đó, tôi phát phiếu thăm dò nhận được kết quả rất khả quan: +100% học sinh lĩnh hội được các kiến thức cơ bản về giới tính – sức khỏa sinh sản vị thành niên. +100% học sinh rất hứng thú khi được tiếp thu về giới tính – sức khỏa sinh sản vị thành niên. - 12 - + 100% học sinh xem giáo dục giới tính- sức khoẻ sinh sản trong nhà trường là rất cần thiết. 2.4.2. Phân tích chất lượng bài kiểm tra của học sinh Học sinh nắm bắt kiến thức bài học tốt. Thể hiện qua việc cũng cố sau tiết học, kiểm tra bài cũ, bài kiểm tra 1 tiết... 3. Kết luận 3.1. Kết luận Bằng thực tế giảng dạy và nghiên cứu sự thay đổi của chương trình và sách giáo khoa, kết hợp áp dụng các phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Trong nhữg năm qua, tôi đã mạnh dạn áp dụng sáng kiến trên trong kế hoạch giảng dạy của mình, kết hợp với các giáo viên khác trong tổ bộ môn, cùng thống nhất áp dụng sáng kiến trên vào công tác giảng dạy ở đơn vị trường. Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên sẽ hướng các em đến những suy nghĩ đúng đắn trong tình bạn, tình yêu để tiến đến hôn nhân khi cơ thể đã hoàn toàn trưởng thành, có đủ điều kiện về sức khỏe, vật chất, được chuẩn bị về tinh thần cho việc sinh con và nuôi con trong điều kiện tốt nhất. Chính điều này sẽ là nền tảng để xây dựng nên những gia đình hạnh phúc, đóng góp vào sự ổn định và phồn vinh của xã hội. Nên chăng, đã đến lúc đưa vấn đề giáo dục giới tính trở thành một bộ môn chính khóa trong nhà trường? 3.2. Kiến nghị - 13 - -Theo tôi, cho dù dùng giải pháp nào cho việc “tích hợp giáo dục giới tính – sức khỏe sinh sản vị thành niên” thì điều quan trọng nhất là giáo viên có thu hút được sự quan tâm của các em hay không, có gây được những hứng thú, tích cực tham gia của các em hay không? Và để làm tốt được điều này, mỗi giáo viên của chúng ta cần sáng tạo trong dạy học. - Đề tài này tôi đã cố gắng trình bày bằng kinh nghiệm của bản thân từ thực tế song nhất định không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong mọi đóng góp ý kiến của quí thầy cô và đồng nghiệp . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh, Sinh học 11, NXB Giáo dục, 2007. 2. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh, Sách giáo viên Sinh học 11, NXB Giáo dục, 2007. 3. Đào Thị Hồng, Ý nghĩa của việc dạy học theo quan điểm tích hợp, Viện NCSP – Trường ĐHSP HN, 2010. 4. Giải phẫu sinh lí người – Trần Xuân Nhĩ – NXB Giáo dục, 2001. 5. Giáo dục dân số & sức khỏe sinh sản vị thành niên – Bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số, gia đình và trẻ em – Hà Nội, 2012. 6. Tích hợp giáo dục dân số – sức khỏe sinh sản vị thành niên – bộ giáo dục và đào tạo – ủy ban dân số , gia đình và trẻ em – Hà Nội, 2005. - 14 - 7. Giáo dục dân số & sức khỏe sinh sản vị thành niên – Viện chiến lược và chương trình giáo dục – Hà Nội, 2014. 8. Tài liệu những điều giáo viên cần biết để giáo dục kỹ năng sống và sức khỏe sinh sản vị thành niên – Tổng cục dân số năm 2009. PHỤ LỤC Bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT (tiếp theo) I. Mục tiêu 1.Kiến thức + Kể tên được một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật. + Phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển ở động vật. 2. Kĩ năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh... 3. Thái độ: Giáo dục sức khỏe, bảo vệ môi trường. II. Thiết bị dạy học Phiếu học tập - 15 - III. Tiến trình tổ chức bài học 1. Bài củ: Ảnh hưởng của các hoocmon lên sinh trưởng và phát triển của động vật như thế nào? 2. Bài mới: GV nhận xét, bổ sung để chuyển tiếp vào bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1. I. Các yếu tố bên ngoài môi trường + Học sinh thảo luận các câu hỏi sau đây: 1.Thức ăn: - Cho ví dụ về ảnh hưởng môi trường lên - Cấu tạo tế bào, cơ quan sinh trưởng, phát triển ở động vật ? - Cung cấp năng lượng - Giải thích vì sao ? 2. Nhiệt độ: + Các nhóm thảo luận - Cao, thấp => tiêu tốn năng lượng + Đồng thời sử dụng phiếu học tập để ghi ý - Hệ enzim rối loạn => chậm sinh trưởng, kiến thảo luận của nhóm mình vào phiếu (5- phát triển. > 8 phút) 3. Ánh sáng: + Cho các nhóm báo cáo kết quả, và một số + Ảnh hưởng chuyển hóa canxi để hình nhóm bổ sung thêm. thành xương. + GV nhận xét, bổ sung, liên hệ: + bổ sung nhiệt khi trời rét GV: Vì sao tuổi dậy thì cần nhiều dinh 4. Chất độc hại: dưỡng? Làm chậm sinh trưởng, phát triển đặc Vì ở lứa tuổi này, các chất dinh dưỡng đóng vai biệt là giai đoạn phôi thai. trò tối cần thiết trong việc tăng cường thể lực, trí lực và ảnh hưởng cả đối nhân xử thế. Trong giai đoạn phát triển vượt bậc này, cần rất nhiều năng lượng, nhất là từ những chất thật bổ dưỡng. Ảnh hưởng từ bạn bè, sách báo và sự thay đổi nội tiết có thể khiến các em có những quan niệm sai lầm trong chuyện ăn uống. * Hoạt động 2. + HS làm bài tập (tr.156) - Tại sao thức ăn có thể ảnh hưởng mạnh lên sinh trưởng và phát triển của động vật ? Gv: đưa ra10 lời khuyên dành cho dinh dưỡng tuổi dậy thì: - 16 - - Tạo cho thói quen ăn uống tốt, khoa học. - Hạn chế ăn quà vặt, thực phẩm thức ăn nhanh. - Biết tìm hiểu những thực phẩm nào có lợi cho sự phát triển của chúng, và ngược lại những thực phẩm nào có hại. - Bổ sung chất kẽm: Đối với nam, lượng kẽm cần bổ sung mỗi ngày là 33%, đối với nữ là 20%, so với thời kỳ trước dậy thì. - Ăn nhiều chất canxi - Cung cấp thêm vitamin trong thực phẩm. - Lựa chọn các chất béo có lợi ăn nhiều cá và giảm các món rán. - Tránh mắc "hội chứng búp bê Barbie": giống như những người mẫu hoàn hảo trên các trang tạp chí. - Tại sao khi nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng mạnh lên sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và đẳng nhiệt? - Hầu hết các loài chim đều ấp trứng - ấp trứng có tác dụng gì? + Giáo viên cho các nhóm thảo luân, nêu thêm ví dụ và phân tích. Sau đó bổ sung và kết luận chung. + Đáp án (câu 2) * Nhiệt độ giảm -> thân nhiệt giảm => Chuyển hoá giảm (có thể rối loạn) => Sinh trưởng và phát triển chậm lại * Hoạt động 3. + Các nhóm thảo luận câu hỏi sau đây: - Muốn động vật sinh trưởng và phát triển tốt cần chú ý những điểm gì? III. Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người + Giáo viên hướng học sinh tập trung vào ba + Cải tạo tính di truyền vấn đề sau: + Cải thiện môi trường sống - 17 - - Cải tạo giống ( tính di truyền) + Điều khiển dân số thích hợp - Cải thiện môi trường sống - Chất lượng dân số ở người + Liên hệ thực tiển: Các biện pháp nâng cao chất lượng dân số? Thông tin bổ sung:Theo chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2010-2030, thì điều quan trọng là phải rèn luyện thể lực bằng các môn thể thao phát triển chiều cao và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ chất để con người phát triển. IV. Củng cố + Nhấn mạnh các tác nhân môi trường ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật + Gợi ý trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài. V. Dặn dò + Trả lời câu hỏi sgk + Đọc mục“ Em có biết.” Đáp án phiếu học tập Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng - Cấu tạo tế bào, cơ quan Thức ăn - Cung cấp năng lượng - Cao, thấp => tiêu tốn năng lượng Nhiệt độ - Hệ enzim rối loạn => chậm sinh trưởng, phát triển. + Ảnh hưởng chuyển hóa canxi để hình thành xương. ánh sáng + bổ sung nhiệt khi trời rét Chất độc hại Làm chậm sinh trưởng, phát triển đặc biệt là giai đoạn phôi thai - 18 - Bài 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng - Trình bày được cơ chế điều hoà sản sinh trứng 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp... 3. Thái độ - Hoocmon sinh sản, cơ chế điều hoà sinh sản, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh tinh và sinh trứng  phòng tránh có thai và phá thai ở tuổi vị thành niên. II. Thiết bị dạy học - Hình 46.1, 46.2 SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: - Quá trình sinh sản hữu tính gồm những giai đoạn nào?. - Cho biết ưu điểm và nhược điểm của sinh sản hữu tính? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Đặt vấn đề: Tại sao sinh sản ở động vật diễn ra một cách bình thường theo chu kì? Đó là nhờ cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sản sinh tinh trùng và sinh trứng. Trong đó HTK, môi trường và đặc biệt là hoocmôn đóng vai trò quan trọng. * Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và câc yếu tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất. *. Hoạt động1. I. Cơ chế điều hoà sinh tinh GV: cho HS quan sát hình 46.1 SGK, đọc 1. Vai trò của hoocmôn thông tin trong mục I.1 - Các hoocmôn sinh dục như FSH, LH HS trả lời các câu hỏi: của tuyến yên, testostêron của tinh hoàn - Mô tả cơ chế sản sinh tinh trùng? và một số hoocmôn của vùng dưới đồi có (Tên các loại hoocmôn và tác dụng của vai trò chủ yếu trong quá trình sản sinh chúng, nơi sản sinh ra hoocmôn?) tinh trùng ở tinh hoàn HS trả lời bằng cách điền các thông tin thích hợp vào phiếu học tập số 1 GV: cho một HS trình bày, Gv liên hệ: - 19 - GV: Hậu quả của việc mang thai ở vị thành niên? Việc mang thai ở tuổi vị thành niên chưa có gia đình có nhiều tác hại, không chỉ hại riêng bản thân mà cho toàn xã hội. - Mang thai ở độ tuổi vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ vì ở tuổi VTN, cơ thể chưa phát triển đầy đủ cả về sinh – tâm lý. Chính vì vậy, nếu VTN để đẻ, nguy cơ tử vong mẹ và con vẫn còn cao. Và có nguy cơ cao về vô sinh, con trí tuệ kém, dị tật… và còn nhiều hậu quả nghiêm trọng khác nữa. - Về mặt kinh tế – xã hội: khi có thai phải ngưng việc học hành, khó khăn về kinh tế, không kiếm được việc làm, dẫn VTN đi vào con đường bế tắc. Mặt khác, sinh con ở vị thành niên còn làm tăng nhanh dân số. * Hoạt động 2. GV cho HS đọc thông tin trong mục I.2 2. Vai trò của hệ thần kinh và môi trường - HTK tác động lên tinh hoàn thông qua - HTK và môi trường ảnh hưởng tới quá tuyến yên. trình sản sinh tinh trùng như thế nào? - Môi trường gây ảnh hưởng lên hoạt động của tinh hoàn thông qua HTKvà hệ nôi tiết. Ví dụ: *. Hoạt động 3. II. Cơ chế điều hoà sinh trứng GV cho HS quan sát hình 46.2 SGK, đọc 1. Vai trò của hoocmôn thông tin trong mục II.1 - Các hoocmôn sinh dục như FSH, LH - Tên các loại hoocmôn và tác dụng của của tuyến yên, ơstrôgen và progestêron chúng đến quá trình phát triển, chín và rụng của buồng trứng và một số hoocmôn của của trứng, nơi sản sinh ra hoocmôn? vùng dưới đồi có vai trò chủ yếu trong Sau khi nghiên cứu, HS trả lời bằng cách quá trình phát triển, chín và rụng trứng ở điền các nội dung thích hợp vào phiếu học tập buồng trứng. - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan