Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tích hợp dạy kĩ năng nói tiếng anh trong các tiết dạy đọc hiểu, nghe và kiế...

Tài liệu Skkn tích hợp dạy kĩ năng nói tiếng anh trong các tiết dạy đọc hiểu, nghe và kiến thức ngôn ngữ

.DOC
10
309
81

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)…………………………………………… 1. Tên sáng kiến: “Tích hợp dạy kĩ năng Nói tiếng Anh trong các tiết dạy Đọc hiểu, Nghe và Kiến thức ngôn ngữ ” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy môn tiếng Anh. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: Ngoại ngữ mà cụ thể - tiếng Anh là một trong những môn học quan trọng trong chương trình giáo dục của nước ta. Một trong những mục tiêu chính của việc học tiếng Anh là để giao tiếp. Tuy nhiên, đối với các em học sinh (HS), giao tiếp bằng tiếng Anh không phải là chuyện đơn giản. Những vấn đề của các em khi giao tiếp bằng tiếng Anh đến từ nguyên nhân chủ yếu là sự hạn chế trong kĩ năng Nói tiếng Anh. Có một thực tế đáng buồn là đa số HS Trung học phổ thông (THPT) ở vùng nông thôn đều không có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh ngoài những câu đơn giản như “Hello,/ Hi,/ Goodbye,/ What’s your name?...”. Đại đa số chọn cách “chạy trốn” khi gặp những người nói tiếng Anh. Một vấn đề đặt ra nữa là những năm qua, giáo viên (GV) của trường đã có nhiều cố gắng để nâng cao trình độ Nói tiếng Anh cho các em như: đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức các câu lạc bộ Nói tiếng Anh theo định kì, đưa môn Nghe và Nói vào kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và thi học kì… nhưng kết quả không mấy khả quan. Vậy còn thiếu điều gì? Theo tôi, vấn đề ở đây là sự thiếu thốn môi trường vận dụng tiếng Anh để giao tiếp và dẫn tới sự mất tự tin nói tiếng Anh của HS. Trong năm học vừa qua tôi đã áp dụng và có những kết quả khả quan với sáng kiến “Tích hợp dạy kĩ năng Nói tiếng Anh trong các tiết dạy Đọc hiểu, Nghe và Kiến thức ngôn ngữ” 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Giúp cải thiện kĩ năng Nói bằng tiếng Anh của học sinh Trung học phổ thông. 1 - Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Tích hợp dạy kĩ năng Nói tiếng Anh trong các tiết dạy Nghe, Đọc hiểu và Kiến thức ngôn ngữ lớp 11 chương trình tiếng Anh THPT căn bản. 3.2.2. Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài HS có nhiều cơ hội để nói tiếng Anh do kĩ năng nói được vận dụng nhiều tiết chứ không riêng trong tiết học Speaking. Qua đó, kĩ năng nói tiếng Anh của HS được cải thiện đáng kể. HS trở nên tự tin, dạn dĩ trong nói tiếng Anh. Nhờ vậy các em có hứng thú, năng động và tích cực hơn trong giờ học và đạt kết quả cao hơn ở bộ môn tiếng Anh. 3.2.3. Nội dung giải pháp - Giải pháp được tiến hành như sau: (1) Tìm hiểu đối tượng dạy học. Hình thức: đầu năm học GV cho HS trả lời câu hỏi khảo sát bằng cách viết phiếu kín và làm một bài kiểm tra Nói đầu vào. Qua khảo sát trên chủ thể là lớp 11ª3 năm học 2016- 2017 thì có tới 92.1% HS không tự tin nói tiếng Anh và nói chưa đạt yêu cầu cơ bản. (Kết quả cụ thể ở Phụ lục 1) (2) Nghiên cứu chủ đề và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đạt của bài học. (3) Nghiên cứu phương pháp để tích hợp dạy kĩ năng nói vào từng tiết cho phù hợp. - Minh họa cụ thể: Unit 1: Friendship Part A: Reading. * Chủ đề của bài: Trong bài này các em sẽ tìm hiểu về các phẩm chất của tình bạn. Do đó, các em sẽ thảo luận và đưa ra quan điểm của mình xoay quanh một người bạn và tình bạn thật sự. * Trước khi đọc: - GV cho HS suy nghĩ về câu hỏi: “Theo em, một người bạn tốt là một người bạn như thế nào?”. Thời gian: 1 phút. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và chia sẻ với partner của mình. Thời gian:2 phút. Trong thời gian này, GV ghi lên bảng “ENGLISH ONLY”. Các em có thể nói, diễn tả mọi thứ nhưng phải bằng tiếng Anh dù chưa chính xác hoàn toàn. 2 - GV mời một vài em trình bày quan điểm của mình trước lớp. Thời gian: 2 phút. GV không chú trọng sữa lỗi sai ngữ pháp để tạo sự tự tin thoải mái cho HS. GV có vai trò dẫn dắt, lắng nghe và động viên HS. Câu trả lời nhận được có thể đơn giản như: “He helps me.”; “She understands me very much”... * Sau khi đọc: - GV hướng dẫn các em một số mẫu câu thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý, sau đó cho HS làm việc theo nhóm 4 hoặc 3, yêu cầu các em tranh luận với nhau “Trong các phẩm chất về tình bạn vừa học, theo em phẩm chất nào là quan trọng nhất?” - HS sẽ cố gắng tham gia thảo luận để bảo vệ quan điểm của mình. Em nào cũng có cơ hội để nói. Thời gian: 2 phút. Trong thời gian này, GV ghi lên bảng “ENGLISH ONLY”. - GV mời vài HS nói trước lớp và động viên khen thưởng các em. Thời gian: 2 phút. * Khi kết thúc tiết đọc hiểu này, ngoài phát triển kĩ năng đọc, các em sẽ rèn được kĩ năng nói ở những điểm sau: + Biết cách dùng những từ ngữ dễ, đã biết của mình để diễn tả những từ vựng khó hoặc chưa học có liên quan đến tình bạn sao cho người nghe hiểu ý mình. + Biết cách đưa ra quan điểm ở mức độ cơ bản. Thể hiện sự đồng ý hoặc không đồng ý. + Vận dụng những từ vựng mới học về tình bạn vào câu nói. + Thoải mái hơn trong nói tiếng Anh vì GV luôn động viên và hạn chế sửa lỗi. Part C. Listening * Chủ đề của bài: Trong bài này các em sẽ nghe hai người kể về người bạn tốt nhất của họ. * Trước khi nghe: - GV phát cho những HS cùng bàn những tờ giấy có màu sắc khác nhau. - GV yêu cầu HS vẽ nhanh một bức tranh tái hiện lại người bạn tốt nhất của mình với những chi tiết sau: Bạn tốt nhất của bạn tên là gì? Bạn đã gặp bạn ấy ở đâu khi nào? Các bạn đã quen nhau bao lâu? Bạn ấy có những đức tính gì khiến bạn ngưỡng mộ?. Thời gian: 1 phút 30 giây. 3 - GV hướng dẫn HS vài mẫu câu chào hỏi, mở đầu và kết thúc cuộc nói chuyện. Sau đó GV cho HS di chuyển, tìm một partner có tờ giấy cùng màu với mình để làm thành một cặp. - GV đưa ra tình huống: Có một bạn đến chơi nhà của em và nhìn thấy bức ảnh người bạn thân của em ở trên tường. Bạn ấy thắc mắc đó là ai. Các em hãy kể về người bạn tốt của mình cho bạn ấy nghe. (HS sẽ dựa vào tranh minh họa để nói). Thời gian: 2 phút. Trong thời gian này, GV ghi lên bảng “ENGLISH ONLY”. - GV mời một vài HS lên trước lớp trình bày, động viên và khen thưởng các em. Thời gian: 2 phút. * Khi kết thúc tiết Nghe này, ngoài phát triển kĩ năng nghe, các em sẽ rèn được kĩ năng nói ở những điểm sau: + Biết cách mở đầu và kết thúc một cuộc trò chuyện. + Biết cách kể về một người dựa vào hình minh họa. + Tự tin hơn trong nói tiếng Anh. Part E- Language focus. * Chủ đề của bài: Trong phần ngữ âm các em được học 2 âm gió là /ʤ/ và / tʃ/. Phần ngữ pháp gồm động từ nguyên mẫu có “to” và không “to”. * Sau khi học kiến thức ngữ âm và ngữ pháp: - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4. Mỗi nhóm GV phát 1 xúc xắc (GV tự chuẩn bị sẵn ở nhà). Trên 6 mặt có ghi lần lượt các nội dung: /ʤ/, / tʃ/, infinitive hay to infinitive. - GV hướng dẫn HS: Một thành viên của nhóm sẽ gieo xúc xắc, nếu trúng mặt có nội dung nào thành viên ấy sẽ nói một câu có chứa hoặc vận dụng nội dung đó. Sau đó đến thành viên kế tiếp gieo xúc xắc và nói.. Các em có thể quay lại lần 2 nếu còn thời gian. Các câu nói phải liên quan đến đề tài GV đưa ra và cùng nhau tạo nên một câu chuyện hoặc bài hội thoại có nghĩa. Mỗi nhóm cử một thành viên để ghi chú lại. Thời gian: 4 phút. Trước khi bắt đầu GV gợi ý một số liên kết từ để các em dễ xâu chuỗi. - GV viết chủ đề lên bảng: “MY FRIENDS AND I” ghi chú “ENGLISH ONLY” và bắt đầu trò chơi. GV quan sát hoạt động các nhóm và hỗ trợ nếu cần thiết. 4 - Khi hết thời gian GV mời vài nhóm lên trình bày trước lớp. Sau đó GV yêu cầu những nhóm khác nhận xét, tổng kết lại và khích lệ các em bằng cách ghi điểm hoặc cho điểm cộng. * Khi kết thúc tiết Kiến thức ngôn ngữ này, các em sẽ rèn được kĩ năng nói ở những điểm sau: + Tham gia nói về một chủ đề cho sẵn. + Sử dụng liên kết từ để câu chuyện thêm mạch lạc. + Vận dụng kiến thức ngữ âm và ngữ pháp vừa học vào giao tiếp. + Tăng hứng thú nói tiếng Anh khi các em được giao những con xúc xắc. 3.3. Khả năng ứng dụng, triển khai: Sáng kiến này trước hết áp dụng hiệu quả cho HS ở các trường THPT. Sáng kiến cũng đơn giản, dễ thực hiện và có tính linh hoạt cao, tùy theo sự vận dụng của GV nên có thể áp dụng mọi cấp lớp. Đề tài này sẽ có thể phát triển cao hơn để không dừng lại việc giúp HS có khả năng nói đúng, đạt yêu cầu mà còn nói hay, thuyết phục và ấn tượng. Nó cũng giúp tăng cường khả năng Nghe tiếng Anh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau khi hình thành sáng kiến, tôi đã tiến hành thực hiện cho lớp 11A3. Kết quả rất khả quan: - Đại đa số HS đều có được tự tin và lưu loát hơn khi nói và khả năng này ổn định, xuyên suốt cho các lần kiểm tra, thi cử sau đó. - Các em lạc quan, tự tin hơn và có thêm hứng thú trong việc học tiếng Anh. - Hiệu quả của sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng. Đề tài này, vận dụng song song với các giải pháp khác, sẽ có thể giúp cho các em HS đạt được một trong những yêu cầu căn bản của môn học, cùng nhau nâng cao chất lượng bộ môn cũng như thành tích của đơn vị, của tỉnh nhà. Kết quả cụ thể: Xem Phụ lục 1, 2, 3, 4: - Phụ lục 1: Bảng kết quả khảo sát đầu năm. - Phụ lục 2: Bảng so sánh điểm các bài kiểm tra qua các giai đoạn. - Phụ lục 3: Bảng Thống kê số lượng HS xung phong phát biểu và đạt yêu cầu trong các bài tập nói. 5 - Phụ lục 4: Một số hình ảnh trong giờ nói tiếng Anh. 3.5. Những thông tin cần được bảo mật: không 3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: không 3.7. Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4. Ngày 18 tháng 3 năm 2018 Trường THPT Phan Liêm, Ba Tri Nguyễn Mỹ Hảo, Nguyễn Thị Thu Liễu 6 Phụ lục 1: Kết quả khảo sát đầu năm. Bảng 1: Câu hỏi: Em có tự tin về khả năng nói bằng tiếng Anh của em không? Mức độ tự tin của em là bao nhiêu? Trả lời Lớp (sĩ số) 11ª3 (38) Rất tự tin (100%) 0 (0%) Tương đối (50%) 3 (7.9%) Không tự tin (0%) 35 (92.1%) Bảng 2: Thống kê các mức điểm (Bài kiểm tra số 1 - Khi chưa áp dụng sáng kiến) Topic: Introduce yourself. Điểm Lớp (sĩ số) 11A3 (38) Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém (8đ trở lên) 1 (2.6%) (7đ) 3 (7.9%) (5 – 6đ) 14 (36.9%) (dưới 5đ) 20 (52.6%) 7 Phụ lục 2 Bảng so sánh điểm các bài nói qua các giai đoạn Điểm Giỏi Khá Trung bình Yếu, Kém Các bài kiểm Bài nói số 1 (Chưa ( 8đ trở lên ) 1 (2.6 %) ( 7đ ) 3 (7.9 %) ( 5 – 6đ ) 14 (36.9 %) ( dưới 5đ ) 20 (52.6 %) áp dụng sáng kiến) Bài nói số 2 (Đã áp 1 (2.6%) 5 (13.2%) 15 (39.5%) 17 (44.7%) dụng sáng kiến) Bài nói số 3 (Đã áp 5 (13.2%) 10 (26.3%) 16 (42.1%) 7 (18.4%) dụng sáng kiến) Bài thi Học kỳ (Đã 4 (10.5 %) 9 (23.7%) 22 (57.9%) 3 (7.9%) áp dụng sáng kiến) 8 Phụ lục 3 Bảng Thống kê số lượng HS xung phong phát biểu và đạt yêu cầu trong các bài tập nói Tỷ lệ Số HS xung Số HS đạt yêu phong cầu bài tập 0 (0%) 5 (13.2%) Bài tập số 2 (Đã áp dụng sáng kiến) 8 (21.1%) 7(18.4%) Bài tập số 3 (Đã áp dụng sáng kiến) 7(18.4%) 15(39.5%) Bài tập số 4 (Đã áp dụng sáng kiến) 18 (47.4%) 18 (47.4%) Bài tập số 5 (Đã áp dụng sáng kiến) 30 (78.9%) 26 (68.4%) Các bài tập Bài tập số 1 (Chưa áp dụng sáng kiến) 9 Phụ lục 4 Một số hình ảnh trong giờ nói tiếng Anh. Hình 1. Xúc xắc tự làm của GV /ʤ/ / tʃ/ infinitive to infinitive /ʤ/ to infinitive Hình 2. Một nhóm HS nói về cách chào đón năm mới ở nước Nhật Bản. (Unit 8) Hình 3 và 4. Tranh vẽ phác họa người bạn thân nhất của HS N. P. Vinh và P. T. T. Thúy 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan