Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh tiểu học huyệ...

Tài liệu Skkn thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng anh tiểu học huyện bình giang

.DOC
7
2377
149

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TIẾNG ANH TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG” I.ĐẶT VẤN ĐỀ Trên phương diện vĩ mô, Ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là một công cụ giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận nền khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới trong mọi lĩnh vực. Trên phương diện cá nhân, Tiếng Anh là một công cụ giúp chúng ta trong việc nghiên cứu học tập và hội nhập. Nước ta đang trong thời kì Hội nhập và Phát triển thì Tiếng Anh càng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của việc Hội nhập và Phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này BGD đã triển khai dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học từ hơn 10 năm qua. Hòa chung với cả nước, huyện Bình Giang cũng đã và đang triển khai dạy bộ môn này được nhiều năm và đã có nhiều khởi sắc. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập nhất là chất lượng dạy học. II. THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÔN TIẾNG ANH TIỂU HỌC. 1. Các mặt tích cực . -Từ khi triển khai dạy học bộ môn này cho đến nay giáo dục cấp tiểu học đã thu được nhiều kết quả và tiến bộ rõ rệt: -Tất cả các trường Tiểu học trong huyện đều đã dạy học môn Tiếng Anh. Đã có 06 trường trong huyện dạy Tiếng Anh 4 tiết/ tuần theo đề án của Bộ Giáo Dục và đã có một số trường trong huyện đã và đang dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 theo chương trình Victoria . - Về phía giáo viên: Chất lượng dạy và học Tiếng Anh ở Tiểu học đã có sự tiến bộ. Chất lượng và số lượng của đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn này cơ bản đáp ứng được yêu cầu nội dung chương trình giảng dạy. Đội ngũ giáo viên trẻ, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác, luôn cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với các đối tượng học sinh. Về phía Sở Giáo Dục và Phòng Giáo Dục: Liên tiếp trong những năm qua Sở GD & ĐT Hải Dương, Phòng GD& ĐT huyện Bình Giang đã quan tâm hơn đến bộ môn này nên đã tổ chức các đợt tập huấn thay sách giáo khoa cũng như bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên TA tiểu học trong toàn huyện để tất cả giáo viên đều được tiếp cận với phương pháp dạy học tích cực .Phòng GD cũng đã tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi bổ ích như thi Tiếng Anh qua mạng Internet và có nhiều học sinh đạt kết quả cao.Cùng với các thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại đã được trang bị nên khả năng dạy học của giáo viên ngày càng được nâng lên về chất - Về phía học sinh: Tiếng Anh là một môn học khó đối với đa số học sinh . Song do nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn cũng như các em ngày càng yêu thích môn học này nên các em đã cố gắng nhiều và có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Bên cạnh đó việc học Tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia đình và xã hội. Chất lượng Tiếng Anh ngày càng được cải thiện Năm học vừa qua đã có nhiều em đỗ vào các lớp chuyên Anh của các trường THCS. - Về cơ sở vật chất: Đa số các trường đều đảm bảo thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn Tiếng Anh. 2. Các mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, tuy nhiên trong thực tế hiện nay chất lượng, hiệu quả việc dạy học Tiếng Anh vẫn còn là một vấn đề cần phải tiếp tục đầu tư tìm giải pháp để nâng cao chât lương dạy và học đối với bộ môn này . Tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân để tham khảo, trao đổi: - Trước hết về phía người dạy: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được đối với một số bài, một số tiết và một số bộ phận học sinh. Nguyên nhân một phần là do sĩ số học sinh đông trong một lớp, một phần do một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, chưa quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng, hiệu quả dạy học của bộ môn này chưa thật sự như mong muốn. Qua thanh, kiểm tra cho thấy có rất nhiều tiết học học sinh còn thụ động, giờ học ít sinh động .Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức, chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng qui trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu kém chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. Có nhiều GV trẻ song các thầy, cô còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, ý thức học hỏi trau dồi kiến thức chưa cao. Một bộ phận giáo viên trình độ còn hạn chế , phát âm Tiếng Anh còn chưa chuẩn xác, sai sót kiến thức cơ bản. Đây là một vấn đề đòi hỏi sự tự bồi dưỡng không ngừng của bản thân mỗi thầy cô giáo.: Đội ngũ GV dạy Tiếng Anh Tiểu học của huyện đạt chuẩn còn thấp mới có 5 gv đạt B1, 1 gv đạt B2. - Về phía học sinh: Bên cạnh những học sinh yêu thích học ngoại ngữ vẫn còn không ít học sinh cảm thấy không thích học hoặc cảm thấy khó khăn trong việc học bộ môn này. Đa phần học sinh ở nông thôn ít có điều kiện tiếp cận với sách tham khảo, các phần mềm học tiếng Anh hay Internet để học Tiếng Anh tốt hơn. - Chất lượng đại trà còn thấp so với các huyện trong tỉnh, chưa có HS đạt giải cao trong các kì thi Học sinh Giỏi Tiếng Anh hay cuộc thi qua mạng, chất lượng đầu vào THCS môn tiếng anh còn thấp. -Về phía các cấp lãnh đạo: Cũng chưa chú trọng nhiều đến bộ môn này nên việc tổ chức các chuyên đề , các đợt tập huấn cho GV còn hạn chế . Các nhà trường chưa đâu tư thỏa đáng cho môn Tiếng Anh , chế độ lương , đãi ngộ đối với GV dạy ngoại ngữ còn nhiều bất cập .Ngoài ra đa số các gia đình chưa quan tâm đến việc con học Tiếng Anh, chỉ cho con học Toán , TV - Ngoài ra: Chương trình, sách giáo khoa còn nặng, có nhiều bài quá sức học sinh, nhất là đối với các khối 4,5 trở lên. Vì vậy, để truyền tải hết nội dung sách giáo khoa theo phân phối chương trình, giáo viên không thể đi sâu giảng kỹ. Thêm nữa, do môi trường ở nông thôn nên việc vận dụng ngoại ngữ còn rất hạn chế, vì vậy học sinh không có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng. - Sau cùng là trang thiết bị, đồ dùng dạy học: Thiết bị dạy học cần thiết như băng, đĩa máy cassette hầu hết các trường đều có trang bị. Tuy nhiên còn rất nhiều trường, máy casette quá cũ hoặc chất lượng sử dụng không tốt dẫn đến việc giáo viên phải đọc cho học sinh nghe hoặc chất lượng nghe không tốt trong giờ luyện nghe Tiếng Anh . Sách tham khảo, các loại từ điển, tranh ảnh và các đồ dùng khác còn hạn chế nhiều. Chưa có phòng học riêng theo đặc thù của bộ môn này. III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG: Trên các cơ sở đã trình bày, xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng dạy – học Tiếng Anh như sau: -Về phía giáo viên : Cần phải yêu cầu giáo viên năng động, tích cực đổi mới phương pháp hơn để tìm ra các cách dạy hay,sáng tạo để làm cho các tiết học sinh động, HS tiếp thu một cách tích cực vì đặc trưng của bộ môn này ở TH là HS học thông qua hoạt động chơi , thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ dạy học của mình.Giáo viên cần tích cực dự giờ thăm lớp , học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp của môn TA và các môn học khác . Đặc biệt hơn là GV cần tăng cường việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nắm chắc kiến thức để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiếng Anh Tiểu học . Cụ thể : đối với giáo viên dạy Tiểu học phải có trình độ năng lực Tiếng Anh tương đương B1 và (B2) của Khung Tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu. - PGD tăng cường chỉ đạo hoạt động dạy- học ngoại ngữ ở Tiểu học: Chỉ đạo tổ chức tốt và nhiều hơn nữa những đợt sinh hoạt chuyên môn hay chuyên đề môn TA Tiểu học trong toàn huyện.Thường xuyên tổ chức thi học sinh giỏi Anh cấp trường ở các khối lớp từ 3, 4, 5. Tổ chức cho học sinh tham gia thi Tiêng Anh qua mạng ở cấp trường để làm cơ sở cho tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia. - Đối với các nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng môn TA cũng như đội ngũ GV . Tăng cường công tác thanh tra toàn diện giáo viên. Chú trọng công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên bộ môn. Nhà trường nên đầu tư thêm về CSVC cho môn này để GV phát huy được hết khả năng giảng dạy cũng đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong tình hình mới, quan tâm hơn nữa đến các chế độ lương, phụ cấp cho GV. IV. KẾT LUẬN Trên đây là một vài nhận định về thực trạng và một số giải pháp đề xuất thực hiện để nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học ở địa phương. Vì trình độ có hạn và sự nhìn nhận vẫn còn hạn hẹp nên nếu có điều gì không đúng rất mong được thông cảm. Tôi rất mong muốn được lắng nghe các ý kiến, trao đổi kinh nghiệm dạy học từ các thầy cô giáo . Tôi xin chân thành cảm ơn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất