Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn thiết lập đề cương và kết hợp bộ câu hỏi củng cố kiến thức bài học giúp học...

Tài liệu Skkn thiết lập đề cương và kết hợp bộ câu hỏi củng cố kiến thức bài học giúp học sinh vận dụng khi làm bài thi trắc nghiệm môn địa lí

.PDF
9
107
124

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số ( do Thường trực Hội đồng ghi)…………………………………… 1. Tên sáng kiến : “Thiết lập đề cương và kết hợp bộ câu hỏi củng cố kiến thức bài học giúp học sinh vận dụng khi làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí.” (Lê Thị Hiệu, @THPT Phan Ngọc Tòng) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ôn tập thi THPT quốc gia môn Địa lí 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề: Từ năm học 2016 - 2017, môn địa lí cùng các môn lịch sử, giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm. Nhiều em học sinh có quan niệm rằng thi trắc nghiệm không cần học bài nhiều, chỉ cần vào đọc yêu cầu câu hỏi thì có thể phỏng và chọn đáp án. Xét thấy, thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh cho thí sinh không bị điểm liệt, nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý đầu tư trong cách học và kỹ năng làm bài của thí sinh. Thực tế, thi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa kểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Nhưng cũng không thể áp dụng phương pháp “học vẹt” vì chưa chắc gì các em học thuộc lòng các kiến thức thì sẽ làm tốt tất cả các câu hỏi, nhất là các câu hỏi cần có sự suy luận và vận dụng. Một thực tế khác, đề thi theo lối trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiến thức kiểm tra rộng hơn so với thi tự luận, vì thế học “tủ” là điều cấm kỵ. Tuy nhiên, đối với các em học sinh có học lực trung bình, yếu thì việc học cùng lúc nhiều môn với khối lượng kiến thức quá lớn thì sẽ thấy rất khó khăn, dễ dẫn đến tình trạng học trước quên sau; học môn này thì quên kiến thức môn đã học trước đó rồi đâm ra chán nản. Trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh khối 12 của trường, bản thân tôi nhận thấy là để giúp học sinh có khả năng nhớ bài lâu hơn, không e ngại vì sợ nội dung kiến thức cả chương trình địa lí quá nhiều thì giáo viên cần phải giúp các em biết làm sao cô động kiến thức bài học và vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. - Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Đề tài chủ yếu tập trung khai thác sâu một số phương pháp mà bản thân tôi áp dụng trong quá trình ôn tập môn địa lí cho học sinh khối 12 của trường. Đặc biệt, các lớp tôi phụ trách giảng dạy là các lớp cuối của khối chủ yếu có học lực trung bình, khá và một số có học lực yếu nên tập trung vào cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn và chuẩn bị tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2018. Ngoài ra, đề tài có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác giảng 1 dạy của cá nhân cũng như của các giáo viên khác trong tổ. Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng bộ môn nhà trường cũng như chất lượng tốt nghiệp hằng năm 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Thông qua thiết lập đề cương và bộ câu hỏi củng cố của từng bài sẽ giúp học sinh cô động kiến thức bài học, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Từ đó các em sẽ thấy nhẹ nhàng, không còn áp lực quá nặng nề khi phải học cả chương trình địa lí. Nhất là kỳ thi THPT quốc gia 2018, ngoài nội dung kiến thức chương trình địa lí lướp 12 còn mở rộng thêm kiến thức chương trình địa lí lớp 11. - Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài: Khi hình thức thi thay đổi thì tất nhiên cách dạy và học cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với hình thức thi mới, không thể áp dụng phương pháp ôn tập theo hình thức thi tự luận trước đây cho hình thức thi trắc nghiệm. Thi trắc nghiệm thì các em không cần phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ mà chủ yếu là phải nắm chắc được nội dung, các ý chính của bài học thông qua thiết lập đề cương bài học. Tuy nhiên, khi thiết lập đề cương thì các em học sinh khá, giỏi thì có thể nhìn vào đó để học và củng cố kiến thức từng bài rồi vận dụng để trả lời câu hỏi. Nhưng đối với các học sinh có học lực trung bình, yếu thì dù có lập đề cương rồi cũng nhanh chóng quên hoặc là thuộc bài rồi nhưng không biết lọc phần kiến thức nào ra để trả lười cho câu hỏi. Vì vậy, cần có hệ thống các câu hỏi gợi ý giúp các em củng cố lại kiên thức từ đề cương đã thiết lập giúp các e sẽ nhớ bài lâu hơn. Điểm mới của đề tài là thay vì giáo viên ôn tập bằng cách củng cố nội dung kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ đề cương bài học thì giáo viên cần đầu tư soạn thêm hệ thống các câu hỏi nhỏ để củng cố lại kiến thức. Dù các em học thuộc lòng các kiến thức, nhưng khi gặp câu hỏi trắc nghiệm chỉ là một ý rất nhỏ trong bài, các em không biết chắc lọc nội dung từ bài học để vận dụng trả lời cho câu hỏi. Vậy là dẫn đến tình trạng là học thuộc bài nhưng làm bài không tốt. Nhưng thông qua bộ câu hỏi sẽ giúp học sinh có thể dễ nhớ lại kiến thức của bài học nhanh chóng hơn, vận dụn để trả lười nhanh trong các câu hỏi trắc nghiệm. Đề tài còn giúp tác động vào việc thay đổi nhận thức của học sinh trong việc học môn địa lí. Không phải môn xã hội là phải học thuộc lòng hay chỉ cần học thuộc lòng bài học là có thể làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm mà cần phải có phương pháp, thái độ học tập đúng đắn. Qua đề tài tôi cũng rút ra được kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy, ôn tập cho các em theo hình thức thi trắc nghiệm là không ép học sinh học thuộc lòng kiến thức. Thậm chí khi kiểm tra bài cũ cũng không cần đưa ra các câu hỏi dài dạng tự luận mà có thể nêu nhiều câu hỏi nhỏ dạng vấn đáp cho học sinh trả lời sẽ giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong khâu kiểm tra bài cũ, đồng thời giáo viên cũng có thể nắm bắt được chắt lọc và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh. 3.2.2. Nội dung giải pháp: 2 Để tiến hành ôn tập giáo viên cần làm hai bước: * Bước 1: Hướng dẫn học sinh lập đề cương bài học - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị trước kiến thức (học bài hoặc xem bài) các bài học sẽ ôn tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đề cương tóm tắt của bài học: + Giáo viên lập đề cương mẫu trên bảng: Giáo viên ghi các đề mục, yêu cầu học sinh đứng lên trình bày các ý trong đề mục. + Học sinh lập đề cương: Giáo viên yêu cầu học sinh tự lên bảng lập đề cương: gọi một học sinh lên bảng viết đề cương cô động nội dung của bài, sau đó gọi các bạn khác bổ sung. Yêu cầu học sinh viết ra giấy, kiểm tra đề cương của một vài học sinh và chỉnh sửa. (có thể yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà hoặc thực hiên tại lớp) * Bước 2: Giáo viên biên soạn sẵn hệ thống các câu hỏi để củng cố kiến thức bài học. - Hệ thống câu hỏi tập trung vào các ý chính trong bài, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng. - Hệ thống câu hỏi cũng phải thể hiện theo các cấp độ Biết - Hiểu - Vận dụng. - Giáo viên nêu từng câu hỏi nhỏ để củng cố kiến thức, mỗi câu sẽ gọi học sinh đứng lên trả lời, giúp: + Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi nhỏ giống như trả lời nhiều câu trắc nghiệm mà không có đưa ra phương án trước, học sinh phải tự đưa ra đáp án đúng. Đây cũng là một kỹ năng trong khi làm đề thi dạng trắc nghiệm khách quan. + Học sinh phải tập trung chú ý để nghe câu hỏi vì giáo viên sẽ gọi bất kỳ một học sinh trong lớp để trả lời. + Lớp học sẽ sinh động hơn vì có nhiều học sinh tham gia trả lười câu hỏi, tránh được trường hợp một số học sinh chay lười, thụ động không tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Lưu ý: Đề cương chỉ cần thể hiện các ý chính (đề mục) và một số nội dung được trình bày ngắn gọn, cô động. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến được bản thân tôi được áp dụng trong ôn tập thi THPT quốc gia môn địa lí cho học sinh khối 12 của trường, nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Đồng thời đang tiến tới áp dụng cho cùng nhóm bộ môn, từ đó sẽ thiết lập được hệ thống ngân hàng câu hỏi đa dạng, đầy đủ hơn cho các em trong quá trình ôn tập. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc dạy ôn tập môn Địa lí khối 12 và nhất là áp dụng tốt cho công tác ôn thi THPT quốc gia. 3 Áp dụng sáng kiến vào trong giảng dạy sẽ làm thay đổi nhận thức của học sinh về môn học và quan trọng hơn các em sẽ tự nhận ra cách học đối với bộ môn rất quan trọng. Chỉ cần có phương pháp học tập đúng thì nội dung kiến thức sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Qua trò chuyện, các em tâm sự là học theo cách này sau khi ôn là hầu như các em thuộc bài tại lớp, về nhà chỉ cần xem bài lại là đã nhớ và nhớ lâu hơn, không còn thấy ngán ngẩm khi học bài cũ. Và điều dễ nhận thấy nhất là thái độ học tập của các em cũng thay đổi rất nhiều. Trong giờ ôn tập các em tập trung chú ý hơn vì phải theo dõi để trả lời các câu hỏi nhỏ của giáo viên, và giáo viên sẽ gọi bất kì một học sinh nào trong lớp trả lười. Giờ học không còn nhàm chán mà trở nên sinh động hơn vì rất nhiều học sinh phải tham gia để trả lời các câu hỏi của giáo viên chứ không phải chỉ vào đó ngồi nghe giảng một cách thụ động. Nhiều em cá biệt chay lười hay học yếu cũng tham gia phát biểu, phát biểu đúng thì có hứng thú muốn được trả lời chứ không phải tự ti mình học không biết gì. Sau thời gian áp dụng bản thân tôi nhận thấy là đối với các em có học lực trung bình, yếu của lớp tôi phụ trách bắt đầu cải thiện rõ rệt về ý thức học tập và điểm số qua các cột điểm kiểm tra, nhất là kỳ thi học kỳ I năm học 2017-2018. Điểm của các em vẫn không có chênh lệch nhiều so với các lớp có học lực khá, giỏi mặc dù hai lớp tôi phụ trách là thuộc nhóm cuối của khối 12 tập trung chủ yếu có học lực trung bình, yếu. Khảo sát điểm thi học kỳ I năm học 2017 - 2018 Lớp Giỏi Khá TB Yếu 12C1 (lớp chọn ban KHTN) 33 8 1 0 12C3 (lớp chọn ban KHXH) 38 5 2 0 12C4 (cơ bản- lớp giảng dạy) 30 9 3 0 12C5 (cơ bản - lớp giảng dạy) 26 12 4 0 Đây là kết quả khả quan, cũng chính vì vậy thúc đẩy bản thân tôi cùng với các giáo viên khác cùng tổ bộ môn sẽ luôn cố gắng tìm tòi các giải pháp để khắc phục tình trạng chay lười của học sinh, không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn cũng như nâng cao chất lượng chung của trường. 3.5.Tài liệu kèm theo gồm: Phụ lục 4 PHỤ LỤC Ví dụ minh họa: Khi tiến hành ôn tập bài số 6 + 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI tiến hành các bước như sau: Minh họa phần Đặc điểm chung của địa hình nước ta và Các khu vực địa hình. Bước 1: Lập đề cương Giáo viên ghi các đề mục lên bảng, yêu cầu học sinh bổ sung các nội dung. 5 Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi để giúp học sinh củng cố lại kiến thức của bài thông qua đề cương. Một số câu hỏi vận: Hãy nêu các đặc điểm chung của địa hình nước ta. Đặc điểm nào chứng minh đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là núi thấp? Tại sao khẳng định địa hình nước ta chủ yếu là núi thấp? Núi cao chiếm bao nhiêu % diện tích vùng núi nước ta? Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là gì? Cấu trúc địa hình nước ta gồm mấy hướng chính? Gồm các hướng nào? Hãy nêu đặc điểm địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nước ta chia làm mấy khu vực địa hình? Vùng núi nước ta chia làm mấy vùng? Vùng núi Tây Bắc nằm ở... Ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là ... Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là... Địa hình cao nhất cả nước là đặc điểm của vùng núi nào? Hướng Tây Bắc-Đông Nam là hướng chính của vùng núi nào? Hướng núi vòng cung tiêu biểu nhất ở vùng núi nào của nước ta? Địa hình cao, đồ sộ nhất cả nước là đặc điểm tiêu biểu của vùng núi nào? Các cánh cung của vùng núi Đông Bắc chụm lại ở dãy núi nào? Địa hình gồm 3 mạch núi lớn, đồ sộ chạy theo hướng Tây Băc-Đông Nam là đặc điểm của vùng núi nào? Cao nguyên Mộc Châu, Sơn La thuộc vùng núi nào của nước ta? Dãy núi cao đồ nhất nước ta là... Địa hình chủ yếu là núi thấp trung bình từ 500-600m là đặc điểm của vùng núi nào? Kể tên các cánh cung thuộc vùng núi Đông bắc... Vùng núi nào nằm phía tả ngạn sông Hồng? Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi nào của nước ta? Cấu trúc địa hình với “bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi Căn cứ vào atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là Ranh giới tự nhiên giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy núi nào? Hang Sơn Đoòng thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) nằm trong vùng núi... 6 Địa hình gồm các dãy núi song song và so le nhau, cao hai đầu và thấp trũng ở giữa là đặc điểm của vùng núi nào? Địa hình gồm các khối núi hình thành nên các cao nguyên badan là đặc điểm của vùng núi nào? Địa hình vùng núi nào có tính bất đối xứng lớn giữa hai sườn núi? Đặc điểm địa hình “Gồm ba dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc – đông nam và cao nhất nước ta” là của vùng núi nào? Khu vực đồng bằng của nước ta chia làm mấy loại đồng bằng? Kể tên hai đồng bằng châu thổ lướn của nước ta. Hãy nếu điểu giống nhau giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Hãy nêu đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng. Hãy nêu đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Hồng. Tại sao mùa mưa một số nơi của ĐBSCL bị ngập úng vào mùa mưa? Tại sao gần 2/3 diện tích ĐBSCL bị xâm nhập mặn vào mùa khô? Điểm khác nhau cơ bản của ĐBSH và ĐBSCL là gì? Ví dụ minh họa: Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM 1. Công nghiệp năng lượng Bước 1: Lập đề cương 7 Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi để giúp học sinh củng cố lại kiến thức của bài thông qua đề cương. Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng chia làm mấy phân ngành? Than antraxit phân bố chủ yếu ở... Than bùn tập trung chủ yếu ở... Than nâu tập trung nhiều ở Các mỏ dầu và khí của nước ta phân bố tập trung chủ yếu ở... Hai bề trầm tích có triển vọng về trữ lượng và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là… Dầu mỏ ở nước ta được khai thác từ năm nào? Việc khai thác dầu mỏ ở nước ta hiện nay chủ yếu để ... Ngành công nghiệp lọc hóa dầu thuộc nhóm ngành công nghiệp nào? Việc khi thác khí tự nhiên ở nước ta hiện nay chủ yếu để … Từ năm nào nước ta đưa vào khai thác khí đồng hành? Kể tên các nhà máy điện có công trên 1000MW ở nước ta. Nhà máy điện chạy bằng than có công suất lớn nhất hiện nay là... Điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam ... Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ... Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích gì? Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì ... Khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta nhằm mục đích là… Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là... Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là… Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở… Hai hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là... Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện ở nước ta là... Một trong những ưu điểm của nhà máy thủy điện so với nhà máy nhiệt điện ở nước ta là… Ví dụ minh họa Bài 32: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ. Bước 1: Lập đề cương 8 Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi để giúp học sinh củng cố lại kiến thức của bài thông qua đề cương. Hãy nêu các thế mạnh của TDMNBB trong phát triển KT-XH. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do... Tại sao khai thác khoáng sản là thế mạnh hàng đầu của TDMNBB? Than Antraxit tập trung nhiều ở Quãng Ninh có trữ lượng là... Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là... Hạn chế trong khai thác, chế biến khoáng sản của TDMNBB là gì? Tiềm năng thủy điện của TDMNBB chiếm bao nhiêu trữ năng thủy điện của cả nước? Kể tên các nhà máy thủy điện của TDMNBB? Trữ năng thủy điện của hệ thống sông Hồng là bao nhiêu? Trữ năng thủy điện của sông Đà là bao nhiêu? Hai nhà máy thủy điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ... Hạn chế trong phát triển thủy điện của vùng TDMNBB là... Khó khăn trong phát triển thủy điện của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là... Thế mạnh trong phát triển trồng trọt của TDMNBB là các cây trồng của vùng... Tại sao thế mạnh của TDMNBB là các cây trồng của vùng ôn đới, cận nhiệt... Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là... Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do... Loại cây ăn quả đặc trưng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là... Nơi nào ở vùng TDMNBB có thể trồng, sản xuất hạt giống và hoa ôn đới quan năm là... Hạn chế trong phát triển nông nghiệp của TDMNBB là gì? Tại sao nói TDMNBB có thế mạnh để phát triển chăn nuôi gia súc? Hình thức chăn nuôi gia súc phổ biến của người dân ở TDMNBB là... Số lượng đàn trâu của TDMNBB chiếm bao nhiêu đàn trâu của cả nước? Ở TDMNBB, bò sữa được nuôi phổ biến ở các cao nguyên nào? Hạn chế trong phát triên chăn nuôi gia súc của TDMNBB là gì? Ngành chăn nuôi lợn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển là do... Ngành kinh tế biển nào dưới đây không xuất hiện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan