Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Công nghệ Skkn thiết kế và sử dụng phương pháp graph trong dạy học môn công nghệ 11...

Tài liệu Skkn thiết kế và sử dụng phương pháp graph trong dạy học môn công nghệ 11

.PDF
41
1857
99

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 Người thực hiện: NGUYỄN TRẦN KIM KIỀU Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Công nghệ  - Lĩnh vực khác: .............................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Trần Kim Kiều 2. Ngày tháng năm sinh: Ngày 26 tháng 03 năm 1988 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Võ Trường Toản – Cẩm Mỹ - Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613749688 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0932091002 6. Fax: E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Trường Toản II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm kĩ thuật Công – Nông nghiệp III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn Công nghệ - Số năm có kinh nghiệm: 04 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Không Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, việc áp dụng khoa học kĩ thuật khác nhau vào dạy học là một tiềm năng vô tận tạo nên sức mạnh cho công nghệ dạy học hiện đại. Xu thế của đổi mới công nghệ dạy học là sử dụng phương pháp dạy học phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật Giáo dục 2005). Vì vậy đòi hỏi giáo dục phải đổi mới trên tất cả các phương diện: mục đích, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá… Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của ban chấp hành Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học…” Về đổi mới phương pháp dạy học, theo Đỗ Mạnh Cường (2006): “…đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học luôn là mối quan tâm đặc biệt của các trường ở mọi cấp học, bậc học và của toàn xã hội…” (trang 26). Trong đó, phương pháp graph cũng là một trong những phương pháp của hệ thống dạy học tích cực. Graph là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng vào nhiều ngành khoa học khác nhau như: Khoa học, kỹ thuật, kinh tế học, quản trị, nghiên cứu khoa học, thiết kế dự án, tâm lí học và khoa học giáo dục… Nếu vận dụng lý thuyết graph trong dạy học để mô hình hóa các mối quan hệ, chuyển thành phương pháp dạy học đặc thù thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, thúc đẩy quá trình dạy học và tự nghiên cứu của học sinh theo hướng tối ưu hóa, đặc biệt nhằm rèn luyện năng lực hệ thống hóa kiến thức và năng lực sáng tạo của học sinh. Xuất phát từ những lí do trên, người nghiên cứu đã lựa chọn thực hiện đề tài: “Thiết kế và sử dụng phương pháp graph trong dạy học môn Công nghệ 11”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận của phương pháp “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học môn Công nghệ 11” 1.1 Khái niệm về phương pháp dạy học Theo GS. Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học”. 1.2 Khái niệm Graph GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 1 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Graph là một tập hợp số lượng hữu hạn các đỉnh và cung có đầu mút tại các đỉnh đó, mỗi cạnh nối 2 đỉnh khác nhau được nối nhiều nhât là một cạnh. 1.3 Nguyên tắc xây dựng Graph trong dạy học Công nghệ 11 1.3.1 Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp dạy học Nguyên tắc này đòi hỏi khi thiết kế Graph dạy học phải thống nhất được ba thành phần cơ bản của quá trình dạy học là mục tiêu, nội sung, phương pháp dạy học. Ba thành tố đó có tác động qua lại với nhau một cách hữu cơ, giải quyết tốt mối quan hệ này thì quá trình dạy học sẽ đạt kết quả cao. Quá trình dạy học gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương tiện – hình thức tổ chức – đánh giá, xét trong mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Trong việc chuyển hóa Graph toán học thành Graph dạy học Công nghệ nói chung, cần chú ý tới mối quan hệ giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. 1.3.2 Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận Giải quyết mối quan hệ giữa toàn thể và bộ phận thực chất là quán triệt tiếp cận cấu trúc – hệ thống trong thiết kế Graph. 1.3.3 Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng Khi thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng trong việc thiết kế và sử dụng Graph dạy học, chúng ta cần xác định rõ cái cụ thể là cái trừu tượng trong từng đối tượng, để định hướng nhận thức cho học sinh. Thống nhất được hai mặt này sẽ hình thành tư duy hệ thống, phát triển năng lực sáng tạo của người học. 1.3.4 Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa dạy và học, giáo viên không phải sử dụng Graph như một số minh họa cho lời giảng, mà phải biết tổ chức cho học sinh tìm tòi thiết kế Graph phù hợp với nội dung học tập. Tóm lại, những nguyên tắc cơ bản nêu trên định hướng cho việc thiết kế Graph dạy học. Kết quả của việc thiết kế Graph dạy học là lập được các Graph nội dung và Graph hoạt động. 1.4 Vai trò của Graph trong dạy học - Graph cho phép kiểm tra dễ dàng tính chính xác của nội dung kiến thức. - Dạy theo Graph nội dung, giáo viên sẽ đi sâu vào nội dung chính, bản chất vấn đề, tránh sa vào những nội dung vụn vặt, hướng bài theo kế hoạch đã định sẵn. - Khi thiết lập được một sơ đồ cho phương pháp Graph, giáo viên và học sinh tìm được mặt bản chất, mối quan hệ tìm ẩn giữa các kiến thức. - Graph giúp học sinh không phải chép máy móc nội dung của giáo trình mà phát huy được khả năng tìm tòi sáng tạo. - Dựa trên Graph học sinh có những khả năng như: tái hiện, suy luận logic, tư duy công nghệ thẩm mỹ. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 2 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản - Graph giúp học sinh thâu tóm kiến thức một cách nhanh chóng, độ bền vững kiến thức cao. Có tác dụng tăng tính khoa học trong việc học tập. 2. Thực trạng dạy và học môn Công nghệ 11 tại đơn vị 2.1 Về phía học sinh: - Hầu hết học sinh chỉ coi môn học là một nhiệm vụ, tỉ lệ học sinh không hứng thú chiếm 7,57% (15/198 HS), học sinh say mê môn học chiếm tỉ lệ 10,61% (21/198 HS), học sinh yêu thích môn học này chiếm tỉ lệ 28,28% (56/198 HS). - Về phương pháp học tập: Số học sinh hiểu sâu kiến thức, có phương pháp học tập chủ động sáng tạo chiếm tỉ lệ rất thấp, phần lớn vẫn là phương pháp học thụ động. Phần lớn học sinh chưa đầu tư thời gian và công sức vào việc tìm hiểu, cũng như chưa thấy rõ tầm quan trọng của môn học, mặc dù môn Công nghệ 11 sẽ được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống. Khả năng vận dụng kiến thức để xây dựng sơ đồ, thiết lập mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức còn thấp. 2.2 Về phía giáo viên - Đa số giáo viên dạy theo kinh nghiệm vốn có của bản thân, cố gắng truyền thụ hết các kiến thức có trong giáo trình theo kiểu thuyết trình minh họa nên không khơi dạy được tiềm năng sáng tạo, phát huy tính tích cực nhận thức của người học. - Số lượng giáo viên dạy học theo phương pháp tích cực còn ít, mặc dù phần lớn xác định được rằng phương pháp này thực sự lôi cuốn học sinh, giúp học sinh chủ động nắm vững kiến thức. 3. Nguyên nhân của thực trạng dạy học môn Công nghệ 11 3.1 Về phía giáo viên Do ảnh hưởng của lối dạy học truyền thống nên không thể một lúc mà thay đổi nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học, phương pháp dạy học phổ biến hiện nay vẫn là thuyết trình giảng giải xen kẽ vấn đáp tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa. Cũng có những giáo viên sử dụng một số biện pháp tích cực hóa hoạt động của người học nhưng chủ yếu là trong các giờ thao giảng. Chính vì vậy, giáo viên ít sử dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Công nghệ, trong đó có việc sử dụng Graph. 3.2 Về phía học sinh Đa số học sinh chưa có ý thức việc học môn Công nghệ 11, xem môn học là môn phụ vì không thi tốt nghiệp và đại học. Vì thế, học sinh thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào việc học mà chỉ mang tính chất đối phó với các giờ kiểm tra. Tóm lại: Việc xây dựng bổ sung Graph kiến thức chương trình Công nghệ 11 dưới dạng sơ đồ kênh chữ và kênh hình chưa có một tác giả nào thực hiện một cách có hệ thống. Vì vậy, thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học môn Công nghệ 11 là cần thiết và thiết thực. Từ đó, tác giả xác định cần phải đưa ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có dựa trên các quan điểm nghiên cứu khoa học và thực tiễn của bản thân người thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với mục đích để có sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng giảng dạy hoặc giáo dục học sinh. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 3 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 11” 1. Các giải pháp thực hiện đề tài “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học môn Công nghệ 11” 1.1 Thiết kế Graph nội dung cho một số kiến thức môn Công nghệ 11 1.1.1 Những căn cứ lựa chọn phương pháp Graph trong bài giảng - Dựa trên cơ sở là mục tiêu, nội dung của bài hay các yếu tố khác như cơ sở vật chất, đặc điểm về tâm lý, khả năng tư duy của học sinh để vận dụng phương pháp Graph vào giảng dạy. - Graph nội dung bài học thể hiện cấu trúc nội dung của một bài học theo logic thích hợp. Việc thiết kế Graph nội dung bài học phải căn cứ vào nội dung bài học trong sách giáo khoa và logic kiến thức cần hình thành ở học sinh. Graph nội dung bài học bao gồm những đơn vị kiến thức là những nội dung chính của bài học, trong đó các kiến thức cơ bản và kiến thức trọng tâm của bài học và những mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức đó. Do đó khi xây dựng Graph, cần chú ý tính logic nội dung bài giảng, không nên lạm dụng Graph. 1.1.2 Các bước hoạt động thiết kế Graph dạy học - Cách hoạt động giáo án có thể soạn theo mẫu giáo án một cách bình thường tùy nội dung bài học. - Thiết kế từng bước lập Graph là tiến hành lập Graph hoạt động, các bước tiến hành lập Graph hoạt động như sau: + Bước 1: Xác định mục tiêu bài học Mục tiêu bài học là những yêu cầu đặt ra đối với học sinh khi thực hiện bài học. Có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định mục tiêu bài học, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố: Nội dung bài học, khả năng nhận thức của học sinh, năng lực của giáo viên. + Bước 2: Xác định các hoạt động Xác định các hoạt động trong một bài học có thể dựa vào Graph nội dung bài học hoặc dựa vào việc phân tích cấu trúc nội dung. Mỗi hoạt động tương ứng với một đơn vị kiến thức chủ chốt. + Bước 3: Xác định các thao tác trong mỗi hoạt động Trong mỗi hoạt động, chúng ta cần xác định các thao tác chính để đạt được mục tiêu. + Bước 4: Lập Graph hoạt động dạy học theo hướng tối ưu hóa bài học sau khi xác định được các hoạt động cụ thể 1.1.3 Cách tổ chức giảng dạy bằng phương pháp sơ đồ Graph Trong đề tài này, người nghiên cứu tổ chức cho học sinh lập Graph nội dung nhằm giúp học sinh tự khám phá và lĩnh hội kiến thức. Cụ thể như sau: GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 4 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản - Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh, nêu mục đích của vấn đề xây dựng Graph và các câu hỏi tự lực để học sinh tự nghiên cứu các phần kiến thức từ sách giáo khoa. - Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, hoàn thành các câu hỏi tự lực, xác định nội dung kiến thức để xây dựng graph, xác định các đỉnh, cung, cạnh Graph và xác lập Graph. - Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận và thống nhất nhóm về Graph được xây dựng. - Bước 4: Thảo luận chung và thống nhất giữa các nhóm về Graph được xây dựng. - Bước 5: Giáo viên kết luận và chốt lại toàn bộ vấn đề của Graph bài học. Ví dụ: Dạy phần ưu – nhược điểm của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc (bài 16 “Công nghệ chế tạo phôi”) - Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh, nêu mục đích của vấn đề xây dựng và yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để hoàn thành các câu hỏi tự lực sau: + Phương pháp đúc có thể đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau không? Tại sao? + Phương pháp đúc có thể đúc được các vật có hình dạng và kết cấu phức tạp không? Tại sao? + Tại sao nhiều phương pháp đúc hiện đại lại có độ chính xác và năng suất cao? + Nêu nguyên nhân gây ra rỗ khí, rỗ xỉ, không điền đầy hết lòng khuôn, nứt của phương pháp đúc? - Bước 2: Từng cá nhân học sinh đọc sách giáo khoa, hoàn thành câu hỏi tự lực, xác định nội dung kiến thức để xây dựng Graph. Từ đó, lập sơ đồ nội dung cơ bản của bài và vẽ Graph thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần kiến thức. - Bước 3: Học sinh thảo luận nhóm để thống nhất Graph. - Bước 4: Các nhóm thảo luận và thống nhất chung về Graph đang được xây dựng. - Bước 5: Giáo viên kết luận và chốt lại Graph đúng. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 5 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 1.2 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 1.2.1 Mục đích thực nghiệm Kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Graph vào dạy học môn Công nghệ 11. 1.2.2 Đối tượng thực nghiệm Dạy thử nghiệm tại lớp 11C2 (lớp thực nghiệm) và lớp 11C6 (lớp đối chứng) tại trường THPT Võ Trường Toản, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Bài dạy thử nghiệm Đối tượng Phương pháp dạy thử nghiệm dạy học Lớp 11C2 Lớp thực nghiệm Lớp 11C6 Lớp đối chứng Lớp 11C2 Lớp thực nghiệm Lớp 11C6 Lớp đối chứng Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (tiết 2) 1.2.3 Phạm vi và thời gian thực nghiệm - Trong điều kiện và thời gian cho phép thì người nghiên cứu chỉ thiết kế 11 Graph và 2 bài dạy thử nghiệm - Thời gian: Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. Thời gian giảng dạy thực nghiệm được tiến hành cụ thể như sau: Bài học Lớp Tiết dạy, thời gian Bài 16: Công nghệ chế tạo phôi (tiết 1) Lớp 11C2 Tiết 6, ngày 31/10/2014 Lớp 11C6 Tiết 7, ngày 31/10/2014 Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong (tiết 2) Lớp 11C2 Tiết 6, ngày 17/11/2014 Lớp 11C6 Tiết 8, ngày 17/11/2014 1.3 Phương pháp quan sát Người nghiên cứu đã quan sát bằng mắt, quan sát biểu hiện về hứng thú học tập của học sinh trong giờ học. Tức là ghi nhận những gì có thật, tồn tại khách quan mà các giác quan khác thu nhận được. 1.4 Phương pháp phân tích số liệu 1.4.1 Phân tích định lượng Người nghiên cứu sử dụng công cụ Data Analysis để xử lí kết quả chấm bài kiểm tra, giúp cho việc đánh giá hiệu quả của đề tài đảm bảo tính khách quan và chính xác. Trình tự phân tích đánh giá được tiến hành như sau: - Lập bảng thống kê cho cả 2 nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng theo mẫu. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 6 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Lớp n Số học sinh (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni) 1 11C2 30 11C6 30 Trường THPT Võ Trường Toản 2 3 4 5 6 7 8 9 10 - Các số liệu thu được từ thực nghiệm sư phạm sẽ được xử lí với các tham số đặc trưng. 1.4.2 Phân tích kết quả định tính - Năng lực thiết kế và đọc các Graph của học sinh. - Đánh giá sự chú ý vào bài giảng, tích cực phát biểu ý kiến, hăng hái, hoạt động nhóm giữa lớp thực nghiệm và đối chứng qua tiết dạy thử nghiệm. - Khả năng lập luận, khái quát, tính tổng hợp qua các bài học giữa lớp thực nghiệm và đối chứng qua tiết dạy thử nghiệm. 2. Kết quả thực hiện đề tài 2.1 Thiết kế hệ thống Graph kiến thức trong chương trình Công nghệ 11 - Dựa vào cơ sở lý luận đã nêu ở trên, người nghiên cứu tiến hành thiết kế và tuyển chọn một số Graph kiến thức trong chương trình Công nghệ 11. - Ví dụ: Thiết kế Graph một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật gồm có: Khổ giấy, tỉ lệ, nét vẽ, chữ viết, ghi kích thước. + Bước 1: Tổ chức đỉnh Chọn kiến thức chốt: Một số tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, khổ giấy, tỉ lệ, nét vẽ, chữ viết, ghi kích thước. Đặt đúng vào sơ đồ. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 7 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản + Bước 2: Thiết lập cung. Xác định mối liên hệ giữa những kiến thức chốt là mối liên hệ giữa các đỉnh. + Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ. - Các khổ giấy chính. Khổ giấy - Khung vẽ và khung tên - Tỉ lệ thu nhỏ: 1:2; 1:3… Tỉ lệ - Tỉ lệ nguyên hình: 1:1 - Tỉ lệ phóng to: 2:1; 5:1… Một số tiêu Nét vẽ chuẩn trình - Các loại nét vẽ. - Chiều rộng của nét vẽ. bày bản vẽ - Khổ chữ. kĩ thuật. Chữ viết - Kiểu chữ. - Đường kích thước. Ghi kích thước - Đường gióng kích thước. - Chữ số kích thước. Graph 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật 2.1.1 Các Graph kiến thức về nội dung phần vẽ kĩ thuật Hình cắt toàn bộ: Là hình sử dụng một mặt phẳng cắt và dùng để biểu diễn hình dạng bên trong của vật thể. Hình cắt Hình cắt một nửa: Là hình biểu diễn gồm nửa hình cắt ghép với nửa hình chiếu, đường phân cách là đường tâm. Hình cắt cục bộ: Là hình biểu diễn một phần vật thể dưới dạng hình cắt, đường giới hạn vẽ bằng nét lượn sóng. Graph 2. Các loại hình cắt GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 8 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 2.1.2 Các Graph kiến thức về nội dung phần vẽ kĩ thuật ứng dụng Hình thành ý tưởng Xác định đề tài thiết kế Thu thập thông tin Tiến hành thiết kế Làm mô hình thử nghiệm Chế tạo thử Thẩm định, đánh giá phương án thiết kế Lập hồ sơ kĩ thuật Graph 3. Sơ đồ quá trình thiết kế bản vẽ kĩ thuật Thể hiện hình dạng, kích thước và các yêu cầu kĩ thuật của chi tiết. Bản vẽ chi tiết Công dụng: Dùng để chế tạo và kiểm tra chi tiết. Cách lập bản vẽ chi tiết: - Bố trí các hình biểu diễn và khung tên. - Vẽ mờ. - Tô đậm. - Ghi phần chữ. Bản vẽ cơ khí Bản vẽ lắp Trình bày hình dạng và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết được lắp với nhau. Công dụng: Dùng để lắp ráp các chi tiết. Graph 4. Bản vẽ cơ khí GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 9 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 2.1.3 Các Graph kiến thức về nội dung phần vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi. Kim loại (rắn) Nấu Kim loại (lỏng) Rót vào khuôn Khuôn đúc Quá trình đông đặc, kết tinh Vật đúc Graph 5. Bản chất của CNCTP bằng phương pháp đúc Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn Chuẩn bị vật liệu nấu Tiến hành làm khuôn Nấu chảy gang Khuôn đúc Rót gang lỏng vào khuôn Sản phẩm đúc Graph 6. Sơ đồ quá trình đúc trong khuôn GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 10 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Graph 7. Sơ đồ quá trình đúc trong khuôn Mặt trước: Là mặt tiếp xúc với phoi. Mặt sau: Là mặt đối diện với Các mặt của dao bề mặt đang gia công của phôi. Mặt đáy: Là mặt phẳng tì của dao lên đài gá dao. Góc trước: Là góc tạo bởi Dao cắt mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. Góc sau: Là góc tạo bởi mặt Các góc của dao sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. Góc sắc: Là góc hợp bởi mặt trước và mặt sau của dao. Graph 8. Dao cắt GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 11 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 2.1.4 Các Graph kiến thức về nội dung phần đại cương về động cơ đốt trong Thân máy dùng để lắp các cơ cấu Nhiệm vụ Thân máy và hệ thống của dộng cơ. - Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang Cấu tạo chứa nước làm mát gọi là áo nước. - Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt. Thân máy – Nắp máy - Cùng với đỉnh pittong, xi lanh tạo thành buồng cháy của động Nhiệm vụ cơ. - Là nơi lắp đặt các chi tiết như bugi, vòi phun… Nắp máy làm mát bằng nước dùng cơ cấu phân phối khí xupap treo Nắp máy có cấu tạo phức tạp. Do phải có áo nước làm mát, lỗ lắp xupap, Cấu tạo đường ống nạp, thải. Nắp máy làm mát bằng không khí dùng cơ cấu phân phối khí xupap đặt, có cấu tạo đơn giản hơn. Graph 9. Thân máy – Nắp máy GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 12 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản - Cùng với xilanh và năp máy tạo thành không gian làm việc. - Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền cho Nhiệm vụ trục khuỷu để sinh công. - Nhận lực của trục khuỷu để thực hiện quá trình nạp, nén, thải. Pittong - Đỉnh pittong: + Có nhiệm vụ tiếp nhận lực đẩy của khí Cấu tạo cháy. + Đỉnh bằng, đỉnh lồi, đỉnh lõm. - Đầu pittong: Có các rãnh để lắp xecmang khí và xecmang dầu. - Thân pittong: + Dẫn động cho pittong chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực. + Thân pittong có lỗ ngang để lắp chốt pittong. Graph 10. Pittong GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 13 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay để kéo máy công tác. Nhiệm vụ Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ. Đầu trục khuỷu Trục khuỷu Có dạng hình trụ. Có dạng hình trụ. Chốt khuỷu Nhiệm vụ: Để lắp đầu to thanh truyền. Có dạng hình trụ. Cấu tạo Cổ khuỷu Nhiệm vụ: Là trục quay của trục khuỷu. Má khuỷu Nối giữa má khuỷu và chốt khuỷu, trên má khuỷu làm thêm đối trọng. Đối trọng Giữ cân bằng cho trục khuỷu. Đuôi trục khuỷu Được cấu tạo để lắp bánh đà, cơ cấu truyền lực đến máy công tác. Graph 11. Trục khuỷu GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 14 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản 2.2 Phân tích định lượng bài kiểm tra sau thực nghiệm Lớp n Số học sinh (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 30 8.5 10.0 9.3 10.0 8.8 9.0 9.0 10.0 10.0 10.0 ĐC 30 7.0 6.7 6.6 7.3 8.8 8.5 8.5 7.0 7.0 3.8 Lớp n Số học sinh (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni) 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TN 30 9.5 9.4 9.7 9.7 9.0 9.7 7.0 8.1 9.7 9.7 ĐC 30 7.3 6.4 9.1 7.0 7.0 7.6 7.3 7.1 8.5 7.6 Lớp n Số học sinh (số bài kiểm tra) đạt điểm xi (ni) 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 TN 30 10.0 9.1 9.2 10.0 9.6 8.7 10.0 10.0 8.9 8.9 ĐC 30 7.0 6.1 7.9 8.2 8.2 6.2 8.5 8.8 8.8 6.7 Bảng 1. Tổng hợp điểm các bài kiểm tra của 2 lớp TN và ĐC TN ĐC 9.35 7.416666667 0.126377468 0.200578665 9.55 7.3 10 7 Standard Deviation 0.692197899 1.098614593 Sample Variance 0.479137931 1.206954023 Kurtosis 3.231226522 2.598879464 Skewness -1.516227711 -0.983823714 Range 3 5.3 Minimum 7 3.8 Maximum 10 9.1 280.5 222.5 30 30 0.258470943 0.410229431 Mean Standard Error Median Mode Sum Count Confidence Level(95.0%) Bảng 2. Đặc trưng mẫu của dữ liệu Nhận xét: Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với kết quả ở lớp đối chứng. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 15 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Giả thiết: H0: a1=a2 “Kết quả học tập của 2 phương pháp giảng dạy là giống nhau” H1: a1#a2 “Kết quả học tập của 2 phương pháp giảng dạy là khác nhau” z-Test: Two Sample for Means TN ĐC 9.35 7.416666667 0.479137931 1.206954023 Observations 30 30 Hypothesized Mean Difference 0 Mean Known Variance z 8.155052068 P(Z<=z) one-tail 2.22045E-16 z Critical one-tail 1.644853627 P(Z<=z) two-tail 4.44089E-16 z Critical two-tail 1.959963985 Nhận xét: z = 8.155052068 > zα/2 = 1.959963985 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1  Kết quả học tập của 2 phương pháp giảng dạy là khác nhau. Giả thiết: H0: a1=a2 “Phương pháp Graph không ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập” H1: a1#a2 “Phương pháp Graph có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập” t-Test: Paired Two Sample for Means TN ĐC Mean 9.370967742 7.432258065 Variance 0.476795699 1.174258065 31 31 Observations Pearson Correlation 0.01020299 Hypothesized Mean Difference 0 df 30 t Stat 8.439768253 P(T<=t) one-tail 1.01556E-09 t Critical one-tail 1.697260887 P(T<=t) two-tail 2.03111E-09 t Critical two-tail 2.042272456 GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 16 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Nhận xét: t = 8.439768253> tα/2 = 2.042272456 nên chấp nhận H1  Dạy học bằng phương pháp Graph có ảnh hưởng tốt đến chất lượng học tập. 2.3 Kết quả thực nghiệm của đề tài “Thiết kế và sử dụng phương pháp Graph trong dạy học môn Công nghệ 11” qua dạy – học Qua 2 bài dạy thử nghiệm, 2 bài dạy đối chứng về ứng dụng phương pháp Graph trong dạy học được thực hiện tại trường THPT Võ Trường Toản. Người nghiên cứu đã thu được các kết quả sau: 2.3.1. Kích thích hứng thú học tập của học sinh Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập. Nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập, học sinh có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo. Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục, tăng thêm lòng yêu nghề cho các thầy cô giáo. Tìm hiểu sự hứng thú của học sinh trong bài giảng, người nghiên cứu ghi nhận trên nét mặt, thái độ và sự tập trung chú ý vào bài giảng. Qua thực nghiệm, người nghiên cứu đã nhận thấy hầu hết học sinh rất hứng thú với bài học, có cảm giác phấn khởi, không nhàm chán. Sự hứng thú này xuyên suốt trong quá trình chú ý nghe giáo viên hướng dẫn thảo luận nhóm khám phá kiến thức và trình bày nội dung này trước lớp. Sự hứng thú này còn thể hiện qua thái độ học tập và tham gia vào bài học của học sinh rất vui vẻ, sôi nổi, không khí lớp học thoải mái, trật tự, tác phong nghiêm chỉnh nhưng tự nhiên, không bị gò bó áp đặt. Những tràng vỗ tay ủng hộ và nét mặt tươi cười của các em trước và sau khi thuyết trình. Các em khá tự tin khi lên bảng trình bày, chú ý vào bài thuyết trình của nhóm, thể hiện thái độ tích cực trong việc đóng góp ý kiến bổ sung. Hình 1. Không khí sôi nổi của lớp học 2.3.2 Sự phát triển tư duy của học sinh Theo Lê Phước Lộc (2002), đưa ra 5 định hướng trong hoạt động dạy học. Đó là đòi hỏi phát biểu tư duy của người học. Theo ông quá trình phát triển tư duy đi từ giai đoạn tiếp thu kiến thức, nối các kiến thức đã có, mở rộng và tinh lọc kiến thức, sử dụng kiến thức có ý nghĩa và cuối cùng là thói quen tư duy. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 17 Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2014 – 2015 Trường THPT Võ Trường Toản Việc áp dụng dạy học tích hợp các môn học kết hợp với phương pháp dạy học tích cực (phương pháp Graph, phương pháp thảo luận nhóm…) không những tạo hứng thú trong học tập mà còn giúp học sinh phát triển tư duy logic, sáng tạo trong học tập. Học sinh khơi dậy kiến thức của mình qua hoạt động tìm hiểu kiến thức nội dung sách giáo khoa để trả lời những câu hỏi trong phiếu học tập. Đồng thời, học sinh cần phải vận dụng các kiến thức liên quan ở các môn học như Toán, Vật lý, Hóa học… hoặc các kiến thức về môi trường để giải quyết các thắc mắc hoặc các vấn đề phát sinh. Khả năng tư duy logic, sáng tạo của học sinh được thể hiện trong suốt quá trình học tập và còn thể hiện ở hoạt động trình bày kết quả sau khi thảo luận nhóm. Hình 2. HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm 1, nhóm 2 Hình 3. HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm 3, nhóm 4 2.3.3. Phát triển kỹ năng trình bày trước tập thể và kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng làm việc nhóm: Là kỹ năng cần thiết của các thành viên trong nhóm. Trong một nhóm sẽ tự phân công nhiệm vụ của các thành viên để hoàn thành công việc. Nhận thấy vai trò tích cực của việc thảo luận nhóm, người nghiên cứu vận dụng và đan xen với giảng dạy nhằm tăng hiệu quả dạy học. GV: Nguyễn Trần Kim Kiều Trang 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan