Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn thiết kế và sử dụng bảng biểu trong giảng dạy môn hóa học...

Tài liệu Skkn thiết kế và sử dụng bảng biểu trong giảng dạy môn hóa học

.PDF
15
140
86

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): …………………………… 1. Tên sáng kiến “Thiết kế và sử dụng bảng biểu trong giảng dạy môn hóa học”. (Nguyễn Thị Phương Thúy, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Thúy Kiều, @THPT Trần Văn Kiết, Phan Thị Mộng Tuyền, @THPT Lạc Long Quân) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục THPT 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Cùng với việc đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia, nhiều môn học hiện nay đều được kiểm tra đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm khách quan, hóa học là một trong những môn học được áp dụng sớm nhất. Với lượng kiến thức sâu rộng, dàn trải đòi hỏi HS phải biết cách tổng hợp và hệ thống kiến thức, phải biết phân tích và so sánh để tránh nhầm lẫn giữa những mảng kiến thức gần giống nhau, từ đó khắc sâu kiến thức và nhớ bài tốt hơn. Bên cạnh đó, hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, người học phải nắm chắc lý thuyết, rồi mới áp dụng vào bài tập và thực hành thí nghiệm. Không ai khác, người GV phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất để HS tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách tốt nhất. Tùy theo mục tiêu, nội dung của bài học, năng lực của HS mà người GV lựa chọn phương pháp phù hợp. Để đáp ứng yêu cầu trên, tôi nhận thấy phương pháp lập bảng biểu cho một số bài, một số chương, thậm chí nhiều chương vừa giúp HS hệ thống, tổng hợp kiến thức, vừa giúp HS có thể so sánh phân biệt được những mảng kiến thức gần giống nhau, giúp HS ghi nhớ kiến thức dễ dàng và có hiệu quả hơn. Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy nhiều GV chưa quan tâm hướng dẫn HS hệ thống, tổng hợp, so sánh kiến thức bằng cách lập bảng biểu mà chỉ liệt kê nội dung kiến thức một cách thuần túy. Một số hệ thống kiến thức bằng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy nhưng chỉ ở mức độ tổng quát chung, chưa cụ thể chi tiết. Hoặc giáo viên sử dụng bảng biểu sẵn có trong sách giáo khoa mà chưa hoặc rất ít thiết kế và sử dụng những bảng biểu mới. Vì những lí do đó, tôi đã chọn đề tài “Thiết kế và sử dụng bảng biểu trong giảng dạy môn hóa học” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Thiết kế và sử dụng bảng biểu phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài giảng nhằm giúp cho HS ghi nhớ, hệ thống kiến thức dễ dàng hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 3.2.2. Nội dung giải pháp: Để đạt được mục đích đề ra ở trên, trước hết tôi tham khảo các tài liệu về tài liệu giáo khoa, sách tham khảo, các bài báo, tạp chí khoa học, thông tin trên internet, kết hợp với hiểu biết của bản thân để thiết kế những bảng biểu phù hợp với nội dung kiến thức của bài dạy; yêu cầu, mục tiêu của chuẩn kiến thức kỹ năng. Đồng thời, tìm hiểu đặc điểm trình độ nhận thức của HS, nội dung bài học, từ đó nghiên cứu lựa chọn phương pháp giảng dạy và sử dụng bảng biểu phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây chúng tôi xin trình bày một số ý tưởng về lựa chọn nội dung, thiết kế và sử dụng bảng biểu trong chương trình hóa phổ thông (lớp 10, 11, 12) 3.2.2.1. Lựa chọn nội dung và thiết kế bảng biểu: * Thiết kế bảng biểu cho một phần của bài học: Bảng biểu này là bảng biểu dạng nhỏ, cấu trúc đơn giản, thể hiện một phần nội dung của bài học, chủ yếu giúp HS so sánh, phân biệt những nội dung kiến thức dễ nhầm lẫn với nhau. Ví dụ 1: khi dạy bài “Hợp chất của sắt” (Hóa học 12) – đây là nội dung quan trọng trong chương trình học kì 2, có rất nhiều bài tập khó, nếu không nắm vững kiến thức, HS rất dễ nhầm lẫn về tính chất hóa học của hợp chất sắt (II) và sắt (III). Để giúp HS ghi nhớ kiến thức GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu như sau: HỢP CHẤT Fe(II) 1. Tính khử (đặc trưng): Fe2+ → Fe3+ FeO, Fe(OH)2 + H2SO4đ, HNO3 → Fe3+ O2 2+ Muối Fe + KMnO4, K2Cr2O7 → Fe3+ Cl2 2. Tính oxi hóa: Fe2+ → Fe FeO + CO, H2, Al → Fe Muối Fe(II) + Mg, Al, Zn → Fe * Fe(OH)2 không có tính oxi hóa HỢP CHẤT Fe(III) 1. Fe không có tính khử 3+ 2. Tính oxi hóa: Fe3+ → Fe2+ hoặc Fe Fe2O3 + + CO, H2, Al → FeO, Fe Muối Fe(III) + Mg, Al, Zn (dư) → Fe Fe – Cu → Fe2+ * Fe(OH)3 không có tính oxi hóa 3. FeO, Fe(OH)2 có tính bazơ FeO + HCl → Fe2+ + H2O Fe(OH)2 H2SO4 loãng 4. Fe(OH)2 bị nhiệt phân Fe(OH)2 → FeO+H2O (không có không khí) 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (nung trong 3. Fe2O3, Fe(OH)3 có tính bazơ Fe2O3 + HCl, H2SO4l, đ Fe(OH)3 HNO3 →Fe3+ + H2O 4. Fe(OH)3 bị nhiệt phân 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O không khí) Ví dụ 2: khi dạy bài “Axit sunfuric – Muối sunfat” (Hóa học 10) – đây cũng là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 10 và phần kim loại lớp 12, có nhiều bài tập khó, nếu không nắm vững kiến thức, HS rất dễ nhầm lẫn về tính chất hóa học của dung dịch axit loãng và axit đặc. Để giúp HS so sánh, phân biệt, ghi nhớ kiến thức GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu như sau: GIỐNG Cả 2 đều là axit mạnh NHAU - Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. - Tác dụng với bazơ → muối + H2O H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O - Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O - Tác dụng với muối → muối mới + axit mới. Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2 BaCl2 +H2SO4→ BaSO4 + H2O Trong đó bazơ, oxit bazơ, muối không có tính khử; kim loại trong muối tạo thành không thay đổi hóa trị H2SO4 LOÃNG H2SO4 ĐẬM ĐẶC KHÁC * H2SO4 loãng có tính oxi hóa * H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh do NHAU trung bình do H+ trong phân tử S+6 trong phân tử H2SO4 quyết định. H2SO4 quyết định. - H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với hầu hết - H2SO4 loãng tác dụng với kim kim loại (trừ Au và Pt) → muối (kim loại có loại đứng trước H (trừ hóa trị cao) + SO2(S, H2S) + H2O. Pb) → muối sunfat (kim loại có - H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr. 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O hóa trị thấp) + H2. Cu +2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 - H2SO4 đặc tác dụng được với một số phi Cu+H2SO4→không p/ứ - H2SO4 loãng không tác dụng kim (C, S, P..) C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O được với phi kim - H2SO4 đặc tác dụng được với một số hợp - H2SO4 loãng tác dụng với oxit chất có tính khử (hợp chất Fe(II), S2-, I- …) bazơ, bazơ, muối → muối (kim 2HI + H2SO4 → I2 + SO2 + 2H2O 2FeO +4H2SO4→Fe2(SO4)3+SO2 +4H2O loại giữ nguyên hóa trị) + H2O - H2SO4 đặc tính háo nước FeO + H2SO4 → FeSO4 +H2O C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4 .11H2O - H2SO4 loãng không có tính háo nước GV có thể sử dụng bảng biểu loại này để củng cố bài học, giúp HS khắc sâu kiến thức hoặc thiết kế phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm trong bài giảng kiến thức mới. * Thiết kế biểu bảng cho một bài học: Bảng biểu này là bảng biểu dạng vừa, thể hiện nội dung của cả bài học, giúp HS so sánh, phân biệt những nội dung kiến thức dễ nhầm lẫn với nhau, đồng thời hệ thống kiến thức cho cả bài học. Ví dụ 1: khi dạy bài “Điều chế kim loại” (Hóa học 12) – đây là nội dung quan trọng xuyên suốt những chương kim loại tiếp theo ở học kì 2, HS rất dễ nhầm lẫn giữa các phương pháp điều chế kim loại, GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu như sau: Nguyên tắc chung: Khử ion kim loại thành nguyên tử Mn+ + n.e → M Phương Điện phân pháp Nhiệt luyện Thủy luyện Điện phân nóng Điện phân dung chảy dịch Dùng kim loại Dùng dòng điện để khử ion kim loại Nguyên Dùng chất khử mạnh (C, CO, H2, khử mạnh (Zn, tắc Khử ion kim loại Khử ion kim loại Al) để khử ion kim loại (trong oxit) ở nhiệt độ cao Điều chế Ví dụ Kim loại hoạt động trung bình Zn, Fe, Sn, Pb, ... Cu Fe2O3+CO→ CuO + H2→ Fe, ...) để khử ion của kim loại yếu hơn ra khỏi dd muối Kim loại khử yếu Cu, Ag, ... Fe + CuSO4→ Zn + AgNO3→ trong hợp chất nóng trong dd muối chảy của oxit, hidroxit, muối halogen Điều chế hầu hết kim loại Kim loại có tính Kim loại có tính khử mạnh IA, IIA, khử trung bình và Al yếu (sau Al) NaCl→ CuCl2→ Al2O3→ AgNO3+H2O → NaCl + H2O→ Ví dụ 2: khi dạy bài “Vật liệu polime” (Hóa học 12), Giúp HS so sánh khái niệm các loại vật liệu polime; phân biệt tên, công thức, phương trình điều chế các polime được dùng làm chất dẻo, tơ, cao su, GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu từng phần như sau: STT Chất dẻo M 1 Polietilen (PE) 28n 2 Polipropilen (PP) 42n 3 Poli(metyl metacrylat) Thủy tinh hữu cơ 100n CT monome và PTHH Trùng hợp từ Metyl metacrylat CH2=C(CH3)-COOCH3 4 Poli(vinyl clorua) (PVC) 62,5n Trùng hợp Stiren C6H5−CH=CH2 Polistiren (PS) 5 6 104n Nhựa poliacrylic (-CH2-CH-)n COOH Poli(vinyl axetat) (PVA) 7 Trùng hợp từ axit acrylic CH2=CH-COOH 72n 86n 8 STT 100n Poli(phenol-fomanđehit) PPF 3 dạng: nhựa novalac, nhựa rezol, nhựa rezit phenol C6H5−OH và andehyt fomic HCHO trong môi trường axit hay kiềm. Tên gọi Tơ tổng hợp 1 Tơ nilon-6 (poli caproamit) 2 Tơ nilon-7 3 Tơ nilon-6,6 poli(hexanmetylen-ađipamit) 4 Tơ lapsan poli(etilen terephtalat) 5 Tơ nitron (poliacrilonitrin hay olon) 6 Tơ clorin (clo hóa PVC đến 66,7% Điều chế bằng pp trùng ngưng nNH2[CH2]5COOH →(-NH[CH2]5CO-)n+nH2O (axit ε-amino caproic) nNH2[CH2]6COOH → (-NH[CH2]6CO-)n+nH2O (axit ω-amino enantoic) nHOOC[CH2]4COOH + nH2N[CH2]6NH2 → (-NH[CH2]6NH-CO[CH2]4CO-)n + 2nH2O n HOOC-C6H4-COOH + n HO-CH2CH2-OH → (-OC-C6H4-CO-O-CH2CH2-O-)n + 2nH2O (-CH2-CHCl-)n + kCl2 →C2nH3n-kCln+k +kHCl Tên gọi cao su M 1 Cao su thiên nhiên (C5H8)n 68n 2 Cao su buna (C4H6)n 54n 3 Cao su buna-S 145n STT Trùng hợp Vinyl axetat CH3−COO−CH=CH2 Trùng hợp CF2=CF2 Teflon (politetrafloetilen) 9 Trùng hợp Vinyl Clorua CH2=CH−Cl 4 Cao su buna-N 107n 5 Cao su cloropren (C4H5Cl)n 88,5 n GV có thể sử dụng bảng biểu này để củng cố bài học, giúp HS khắc sâu kiến thức hoặc thiết kế phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm trong bài giảng kiến thức mới hay có thể dùng để hướng dẫn HS tự học ở nhà. * Thiết kế bảng biểu cho nhiều bài, nhiều chương: Bảng biểu này là bảng biểu tổng kết, hệ thống kiến thức của nhiều bài, của cả chương hoặc nhiều chương. Tuy nhiên, giữa chúng phải có một sự tương đồng nhất định nào đó về mặt hình thức cũng như nội dung. Bảng biểu này phục vụ tốt cho việc ôn tập kiến thức của HS, giúp HS ghi nhớ kiến thức một cách có hệ thống, khoa học hơn. Ví dụ 1: Để ôn tập về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh (Hóa học 10), GV có thể hướng dẫn HS lập bảng so sánh, hệ thống kiến thức như sau (xem phần tài liệu kèm theo) Ví dụ 2: Khi dạy bài “Hệ thống hóa về hidrocacbon” (Hóa học 11), GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu so sánh, hệ thống kiến thức như sau (xem phần tài liệu kèm theo) Ví dụ 3: Để ôn tập về chương Cabohidrat (Hóa học 12), GV có thể hướng dẫn HS lập bảng biểu so sánh, hệ thống kiến thức như sau (xem phần tài liệu kèm theo) GV có thể thiết kế bảng biểu này để hướng dẫn HS ôn tập tại lớp trong tiết luyện tập, có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà, hoặc hướng dẫn HS tự học, học theo nhóm. Sau đó, GV chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung kiến thức cho HS, có thể sử dụng làm tài liệu ôn tập kiểm tra định kì, kiểm tra học kì, hoặc ôn thi THPT quốc gia. 3.2.2.2. Đề xuất thiết kế bảng biểu ở một số chương, bài: Khối Bài – Nội dung Bài bảng tuần hoàn các nguyên tố HH Lớp 10 Bảng biểu Bảng so sánh đặc điểm của nhóm A và nhóm B Sử dụng Thảo luận nhóm Tác dụng Giúp HS phân biệt nhóm A và nhóm B, xác định đúng số thứ tự nhóm Bài liên kết ion Bảng so sánh đặc và liên kết cộng điểm của các loại hóa trị liên kết Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS phân biệt các loại liên kết đã học, nhận biết loại liên kết trong một phân tử Bài hóa trị và số oxi hóa Củng cố bài Giúp HS phân biệt sự khác nhau giữa hóa trị và số oxi hóa, giữa điện hóa trị và cộng hóa trị Bảng so sánh điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa của một số chất Chương halogen Bảng so sánh, hệ thống kiến thức phần TCVL, TCHH của các nguyên tố nhóm halogen Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS so sánh và nhận thấy rõ sự biến đổi TCVL và TCHH của các nguyên tố nhóm halogen từ flo  iot Bài axit sunfuric và muối sunfat Bảng so sánh TCHH của H2SO4 loãng và H2SO4 đậm đặc Thảo luận nhóm phần TCHH của axit sunfuric Giúp HS thấy rõ sự giống và khác nhau của axit H2SO4 loãng và đặc Chuỗi bài lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh Bảng so sánh, tổng hợp kiến thức bài S, H2S, SO2, SO3, H2SO4 Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS hệ thống, so sánh TCVL, TCHH, điều chế, nhận biết lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh, làm tài liệu ôn thi THPT quốc gia Bài axit – bazơ – muối Bảng so sánh khái niệm, sự điện li của axit – bazơ – muối Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS nhận biết, viết đúng PTĐL của axit – bazơ – muối – hidroxit lưỡng tính Chuỗi bài nitơ và các hợp chất của nitơ Bảng so sánh, tổng hợp kiến thức bài nitơ, ammoniac muối amoni, axit nitric - muối nitrat Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS hệ thống, so sánh TCVL, TCHH, điều chế, nhận biết nitơ và các hợp chất của nitơ Các chương hidrocacbon Bảng so sánh, tổng hợp kiến thức các chương hidrocacbon no, không no, thơm Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS hệ thống, so sánh, ghi nhớ công thức, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất, điều chế, nhận biết các ankan, anken, ankadien, ankin, aren, stiren làm tài liệu ôn thi THPT quốc gia Các chương về hợp chất có nhóm chức Bảng so sánh, tổng hợp kiến thức các bài ancol, phenol, anđehit – xeton, axit cacboxylic Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS hệ thống, so sánh, ghi nhớ công thức, đặc điểm cấu tạo, đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất, điều chế, nhận biết các hợp chất có nhóm chức, làm tài liệu Lớp 11 ôn thi THPT quốc gia Chương cacbohidrat Bảng so sánh, tổng hợp kiến thức bài glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS hệ thống, so sánh, ghi nhớ công thức, đặc điểm cấu tạo, tính chất, nhận biết glucozơ, fructo zơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, làm tài liệu ôn thi THPT quốc gia Lớp 12 Bài vật liệu polime Bảng tổng hợp kiến thức về các loại vật liệu polime Luyện tập, củng cố, dạy học dự án, thảo luận nhóm, hướng dẫn HS tự học Giúp HS so sánh khái niệm các loại vật liệu poliem; phân biệt tên, công thức, phương trình điều chế các polime được dùng làm chất dẻo, tơ, cao su. Bài sự ăn mòn kim loại Bảng so sánh hai dạng ăn mòn kim loại Thảo luận nhóm Giúp HS so sánh, phân biệt được hai dạng ăn mòn kim loại, lấy ví dụ thực tế về 2 dạng ăn mòn này. Bài điều chế kim loại Bảng so sánh các phương pháp điều chế kim loại Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học Giúp HS so sánh, hệ thống các PP điều chế kim loại, biết chọn đúng PP điều chế kim loại cho trước. Bài hợp chất của sắt Bảng so sánh tính chất của hợp chất sắt (II) và sắt (III) Luyện tập, củng cố, hướng dẫn HS tự học HS biết phân biệt tính chất của hợp chất sắt (II) và sắt (III), tránh nhầm lẫn Chương phân Bảng phản ứng nhận Luyện tập, biệt một số chất biết catinon, anion, củng cố, vô cơ các chất khí hướng dẫn HS tự học HS biết thuốc thử và hiện tượng nhận biết các ion hoặc chất khí cho trước. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Các bảng biểu thiết kế có thể sử dụng trong tiết nghiên cứu tài liệu mới, trong tiết luyện lập, chuyên đề ôn tập, hướng dẫn HS tự học. Tùy điều kiện cụ thể, GV có thể lựa chọn phương pháp sử dụng sao cho phù hợp với nội dung và tiến trình của bài giảng. HS có thể sử dụng những bảng biểu đã hoàn thiện nội dung làm tài liệu ôn tập cho mình. Với thiết kế nhỏ gọn nhưng đầy đủ nội dung giúp cho HS có thể mang theo bên mình và học bài mọi lúc mọi nơi. Việc ghi nhớ kiến thức sẽ trở nên nhẹ nhàng giúp HS hứng thú hơn trong học tập, nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo viên cũng có thể sử dụng bảng biểu dạng chưa hoàn thiện (chỉ gợi ý các ý chính) làm các phiếu học tập để giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện ở nhà. Bằng cách này GV vừa giúp HS tự hình thành được mối liên hệ giữa các kiến thức, khắc sâu kiến thức hơn vừa rèn luyện được kĩ năng tự học cho HS. Ví dụ: Bảng về vật liệu polime, GV chỉ ghi tên các polime ở cột 2, còn lại để HS tự điền vào. Bằng cách này HS hệ thống được các kiến thức về công thức, phương pháp điều chế các polime, từ đó khắc sâu kiến thức hơn. Với các bảng biểu khác cũng có thể thiết kế dạng điền khuyết tương tự như trên sử dụng như phiếu học tập rèn kĩ năng tự học cho HS. Bảng “Polime” STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 STT 1 2 3 4 5 6 STT 1 2 Chất dẻo Polietilen (PE) Polipropilen (PP) Poli(metyl metacrylat) Thủy tinh hữu cơ Poli(vinyl clorua) (PVC) Polistiren (PS) Nhựa poliacrylic Poli(vinyl axetat) (PVA) Teflon (politetrafloetilen) Poli(phenol-fomanđehit) PPF 3 dạng: nhựa novalac, nhựa rezol, nhựa rezit Tên gọi Tơ tổng hợp Tơ nilon-6 (tơ capron) (poli caproamit) Tơ nilon-7 (tơ enan) Tơ nilon-6,6 poli(hexanmetylen-ađipamit) Tơ lapsan poli(etilen terephtalat) Tơ nitron (poli acrilonitrin hay olon) Tơ clorin (clo hóa PVC đến 66,7% Tên gọi cao su Cao su thiên nhiên (C5H8)n Cao su buna (C4H6)n M CT monome và PTHH 3 4 5 Cao su buna-S Cao su buna-N Cao su cloropren (C4H5Cl)n Bảng “Điều chế kim loại” Nguyên tắc chung: Khử ion kim loại thành nguyên tử Mn+ + n.e → M Phương Điện phân Nhiệt Thủy pháp luyện luyện Điện phân nóng chảy Điện phân dung dịch Nguyên tắc Điều chế Ví dụ Trong khuôn khổ của một SKKN chúng tôi chỉ mới thiết kế một số biểu bảng trong chương trình phổ thông lớp 10, 11, 12 theo ý kiến chủ quan của bản thân - cùng với mong muốn nội dung của SKKN có thể góp một phần nào trong sự thành công của bài giảng. 3.4. Hiệu quả của giải pháp * Chúng tôi đã sử dụng các bảng biểu trên vào các tiết dạy. Dạy thực nghiệm trên trong năm 2017 – 2018 ở các khối khác nhau. * Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức bằng bài kiểm tra 15 phút ở 3 cặp lớp thuộc 3 khối 10, 11, 12 (đề kiểm tra xem phần tài liệu kèm theo) - Khối 10: Kiểm tra phần nội dung kiến thức về lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh - Khối 11: Kiểm tra phần nội dung kiến thức về hidrocacbon - Khối 12: Kiểm tra phần nội dung kiến thức về cacbohidrat, sắt và hợp chất của sắt. * Kết quả bài kiểm tra trên 3 cặp lớp được thống kê trong bảng sau: Lớp 10 Lớp 11 % (<5,0) % (<5,0) % (≥5,0) TN ĐC TN ĐC TN ĐC 6,94 15,03 93,06 84,97 12,5 22,5 % (≥5,0) TN ĐC 87,5 77,5 Lớp 12 % (<5,0) TN ĐC 4,88 9,76 % (≥5,0) TN ĐC 95,12 90,24 * Kết quả thống kê cho thấy HS ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Như vậy, HS ở lớp thực nghiệm lĩnh hội kiến thức chắc chắn, chính xác hơn và nhớ kiến thức tốt hơn. Tóm lại, việc sử dụng bảng biểu vào bài giảng nhằm giúp HS khắc sâu kiến thức, dễ ôn tập và dễ nhớ bài hơn, HS hứng thú hơn trong học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung bài học và mục đích sử dụng bảng biểu, GV cũng cần lựa chọn phương pháp thích hợp như dạy học dự án, dạy học theo nhóm, hoặc hướng dẫn HS tự học ở nhà..., hoặc kết hợp các phương pháp dạy học để phát huy tối đa tác dụng của nó, phát huy được tính tích cực học tập của HS. 3.5. Tài liệu kèm theo 3.5.1. Bảng biểu chương cacbohidrat – Hóa 12, phần hidrocacbon – Hóa 11, chuỗi bài lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh – Hóa 10 3.5.2. Giáo án minh họa bài “Hợp chất của sắt” – Hóa học 12 3.5.3. Đề kiểm tra 15 phút * LỚP 10: LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH Câu 1. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng. A. Chuyển thành mầu nâu đỏ. B. Bị vẩn đục, màu vàng. C. Trong suốt không màu D. Xuất hiện chất rắn màu đen Câu 2. Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là : A. Cu ; Al. B. Al ; Fe C. Cu ; Fe D. Zn ; Cr Câu 3: Để nhận biết gốc sunfat SO42- ta sử dụng thuốc thử nào sau đây? A. dd NaOH B. dd BaCl2 C. dd H2SO4 D. dd CuSO4 Câu 4: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng? A. Na2CO3, Al, Cu(OH)2 B. NaNO3, Fe, Cu(OH)2 C. CaCO3, HCl, Al D. NaOH, Cu, MgO Câu 5: Chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc, nóng đều chỉ tạo ra cùng 1 loại muối? A. Fe B. FeO C.Fe3O4 D. Fe2O3 Câu 6: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là: A. H2S B. SO3 C. S D. O2 Câu 7: Trong các phản ứng sau, phản ứng mà SO2 đóng vai trò chất khử là: A. SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O B. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O C. SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr D. SO2 + H2O ⇄ H2SO3 Câu 8: Hấp thụ hoàn toàn 6,4g SO2 vào 75 ml dd NaOH 2M, muối thu được sau phản ứng là: A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. Na2SO3 và NaHSO3 D. NaHSO3 và NaOH Câu 9: Sục một lượng khí H2S vào dd Pb(NO3)2 thu được 4,78 g kết tủa đen. Thể tích H2S (đktc) đã phản ứng là: A. 0,448 lít B. 2,24 lít C. 4,48 lít D. 0,224 lít Câu 10: Hoà tan hết 50 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch H2SO4đặc nóng dư thu được 11,2 lít khí SO2 ở đktc. Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp là : A. 64 %. B. 36 %. C. 32 % D. 68%. * LỚP 11: ANKEN VÀ ANKIN Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ A ở thể khí thu được 11,2 lít CO2 và 9 gam nước. CTPT của A là: A. C4H8. B. C4H6. C. C4H10. D. C4H4. Câu 2: Chọn công thức chung đúng của dãy đồng đẳng etilen: A. CnH2n (n≥2) B. CnH2n (n≥3) C. CnH2n-2 (n ≥ 3) D. CnH2n-2 (n ≥ 2). Câu 3: Polietilen (PE) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp của chất nào sau đây? A. CH3−CH3 B. CH≡CH C. CH2=CH2 D. CH3−CH=CH2 Câu 4: Trong phân tử ankin X, cacbon chiếm 88,89% khối lượng. Công thức phân tử của X là : A. C2H2 B. C3H4 C. C4H6 D. C5H8 Câu 5: Anken X khi phản ứng hoàn toàn với HCl chỉ thu được 1 sản phầm cộng duy nhất. X là A. CH3-CH=CH2 B. CH3-CH=CH-CH3 C. CH2=CH-CH2-CH3 D. CH3-CCH3=CH2 Câu 6: Các chất trong dãy nào dưới đây tác dụng với etilen: A. H2; H2O; AgNO3/NH3 B. HBr; AgNO3/NH3; Br2 C. KMnO4; Br2; H2O D. H2; KMnO4; NaOH Câu 7: Số đồng phân của ankin có CTPT C5H8 là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Cho 4,8 gam ankin tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2 tạo thành 43,2 gam sản phẩm cộng. Công thức ankin là A. C3H4 B. C4H6 C. C5H8 D. C2H2 Câu 9: Để điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm người ta dùng: A. CaC2 B. CH4 C. C2H5OH D. C2H6 Câu 10: Cho 2,24 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm axetilen và etilen sục chậm qua dd AgNO3 trong NH3 (lấy dư) thấy có 6g kết tủa. % thể tích của khí axêtilen trong hỗn hợp là A. 75% B. 40% C.50% D. 25% * LỚP 12: CACBOHIDRAT Câu 1. Chất nào sau đây là đisaccarit A. glucozơ B. fructozơ C. saccarozơ D. tinh bột Câu 2. Khi thủy phân tinh bột trong môi trường axit vô cơ, sản phẩm cuối cùng là A. glucozơ B. fructozơ C. saccarozơ D. glucozo và fructozo Câu 3. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của A. xeton B. anđehit C. amin D. ancol Câu 4. Giữa saccarozơ và glucozơ có điểm chung nào dưới đây? A. Đều có trong củ cải đường B. Đều được dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh C. Đều phản ứng với ddAgNO3/NH3 sinh ra Ag D. Đều phản ứng với Cu(OH)2 cho dd màu xanh lam Câu 5. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ đều có khả năng tham gia phản ứng A. hòa tan Cu(OH)2 B. thủy phân C. trùng ngưng D. tráng gương Câu 6. Trong một mắt xích xenlulozơ, số nhóm hiđroxyl (OH) tự do có thể tham gia phản ứng este hóa là bao nhiêu ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 7. Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? A. Mantozơ và saccarozơ. B. Tinh bột và xenlulozơ. C. Fructozơ và glucozơ. D. Metyl fomat và axit axetic. Câu 8. Từ 32,4 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là A. 53,46 B. 66 C. 50,92 D. 59,4 Câu 9. Thủy phân m gam tinh bột, sản phẩm thu được đem lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra cho qua dd Ca(OH)2 dư, thu được 850 gam kết tủa. Biết hiệu suất của cả quá trình là 85%. Giá trị của m là A. 688,5 B. 810 C. 952,9 D. 476,5 Câu 10. Thủy phân hoàn toàn 31,25 gam dung dịch saccarozơ 13,68% trong môi trường axit (vừa đủ) thu được dung dịch D. Cho AgNO3/NH3 vào D đến dư rồi đun nhẹ, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được lượng bạc là A. 2,565 gam B. 5,4 gam C. 5,13 gam D. 2,7 gam * LỚP 12: SẮT VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT Câu 1: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 . B. FeCl3. C. MgCl2. D. AlCl3 Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+? A. [Ar]3d34s2. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d6. D. [Ar]3d3. Câu 3: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit đỏ. Câu 4: Thép là hợp kim của Fe trong đó hàm lượng cacbon khoảng: A. 2-5% B. 1-2% C. 0,01-2% D. 0,1-2% 3+ Câu 5: Để có được ion Fe , ta có thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau đây: 1) Fe + dung dịch HCl 2) Fe + dd HNO3 loãng 3) Fe + Cl2 4) Fe2+ + dd AgNO3 dư A. 2, 3 B. Chỉ có 3 C. 2, 3, 4 D. Chỉ có 1 Câu 6: Cho các chất: Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3, FeO, FeCO3, Fe3O4, FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc đun nóng thì có bao nhiêu phản ứng xảy ra là phản ứng oxi hóa khử ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 7: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 trong môi trường không khí xuất hiện A. kết tủa màu trắng hơi xanh. B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. C. kết tủa màu xanh lam. D. kết tủa màu nâu đỏ. Câu 8: Khử hoàn toàn 23,2 gam Fe3O4 bằng khí CO, dẫn toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30. B. 40. C. 20 D. 15 Câu 9: Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí (ở đktc). Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được m gam một chất rắn. Giá trị m là A. 1,4 B. 4,2 C. 2,3 D. 3,2 Câu 10: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,672 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là A. 1,68. B. 0,56. C. 5,60. D. 16,8. Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan