Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen vớ...

Tài liệu Skkn tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học

.DOC
21
236
129

Mô tả:

A- ĐẶT VẤN ĐỀ: I, LỜI MỞ ĐẦU: Như chúng ta đã biết trong mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, người giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai, có điều tùy theo mỗi thời đại mà giáo dục sẽ được tổ chức kiểu này hay kiểu khác. Tùy theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mẫu giáo, trẻ mới bắt đầu quá trình học nói chính vì vậy mà hoạt động làm quen với văn học có vai trò rất quan trọng đối với trẻ. Có thể nói rằng văn học là ngọn lửa hồng sưởi ấm tâm hồn và thắp sáng những ước mơ cho trẻ về tương lai. Nó đem đến cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững biết đi, tập nói đến lúc tập đọc, tập viết thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Văn học có vai trò tích cực trong việc hình thành đạo đức cho trẻ, mỗi tác phẩm văn học đem đến cho trẻ tâm hồn phong phú giàu tình thương yêu chân thực, giúp cho trẻ biết được cái tốt, cái xấu, biết cái đẹp và làm theo cái đẹp……. Quá trình cho trẻ làm quen với văn học đã góp phần hình thành và phát triển nhân cách ngay từ thuở ấu thơ, để phát huy được vai đòi hỏi sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn, đặc biệt là cô giáo mầm non vậy làm thế nào để giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất ? II, THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: * Trường mầm non Nga Giáp nằm ở trung tâm xã nên rất thuận tiện cho tất cả con em đến trường. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ. 1 - Trường đã tập trung ăn ngủ bán trú nên thuận tiện cho việc tích hợp môn văn học cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. - Đối với lớp tôi phụ trách đa số các cháu đã được học lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên các cháu đều nhanh nhẹn, tự tin, hồn nhiên. - Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục vụ cho môn văn học tương đối đầy đủ. - Ban giám hiệu và phụ huynh luôn quan tâm tạo mọi điều kiện giúp cô và cháu, điều này có tác dung rất lớn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. * Xã Nga Giáp là một xã phần lớn người dân làm nông nghiệp nên đa số trẻ cũng là con em nông thôn, đời sống nhiều khó khăn, chưa đủ điều kiện để quan tâm đến bậc học mầm non, đang còn nghĩ trẻ trể đến trường cốt là để ăn, chơi, các cô giáo chỉ có việc trông coi trẻ….. - Đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng về chủng loại và màu sắc, hầu hết là đồ dùng, đồ chơi tự làm nên tính khoa học và thẩm mỹ chưa cao. - Mặc dù trường mầm non Nga Giáp đã tập trung ăn ngủ bán trú, đang ở mức đạt trường cận chuẩn quốc gia nhưng đồ dùng phục vụ cho môn học đang còn thiếu như máy chiếu papol, máy vi tính cho lớp, vườn cổ tích ngoài trời….. - Tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của mỗi trẻ mỗi khác, chưa được đồng đều nên việc giảng dạy có nhiều bất cập, khó khăn trong việc truyền đạt mọi kiến thức đến cho trẻ. * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm: T Nội dung Số T trẻ 1 Trẻ nhớ tên tác giả, tác phẩm 2 Trẻ hiểu nội dung tác Tốt Khá Số Tỉ TB Số Tỉ yếu Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ % trẻ lệ % trẻ lệ % trẻ lệ % 6 18.3 8 24.2 12 36.3 7 21.2 9 27.2 10 30.3 8 24.2 phẩm 2 3 Trẻ biết đọc thơ, kể 7 21.2 13 39.3 7 21.2 6 18.2 1 3.1 7 21.2 9 27.3 8 24.2 chuyện lại diễn cảm, mạch lạc, rõ ràng 4 Trẻ sáng tạo khi làm 33 quen với tác phẩm văn học B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 1. Tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. 2. Rèn nề nếp thói quen cho trẻ. 3. Sử dụng đồ dùng học tập. 4. Áp dụng phương pháp tích hợp trên nền tảng đổi mới phương pháp dạy học. 5. Dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các môn học khác. 6. Làm quen tác phẩm văn học thông qua ngày hội, ngày lễ. 7. Dạy trẻ làm quen văn học ở mọi lúc, mọi nơi. 8. Phương pháp hướng dẫn lấy trẻ làm trung tâm. 9. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh về các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. II. Các giải pháp tổ chức thực hiện: 1. Tạo môi trường văn học phong phú cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Ngay đầu năm học, tôi đã vận động phụ huynh và trẻ cùng tham gia làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp nhằm giúp trẻ lĩnh hội, khám phá, tìm tòi và phục vụ cho quá trình học tập của trẻ. Chẳng hạn tôi vận động phụ huynh cùng may các con rối, may các trang phục đóng kịch cùng với cô giáo để giúp 3 trẻ có các trang phục đóng kịch…Hay vận động phụ huynh mang sách , báo có các câu chuyện , bài thơ phù hợp đối với trẻ để những lúc trẻ hoạt động ở góc sách, trẻ mang ra xem hình ảnh để trẻ kể chuyện sáng tạo….Bên cạch đó, trong lớp tôi trang trí làm nổi bật góc học văn học với nhiều nội dung phông phú gắn liền với từng chủ đề thực hiện. VD: Ở chủ đề: “ Gia đình” tôi đã trang trí lớp bằng cách trang trí các hình ảnh của các nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ để giúp trẻ nhớ và khắc sâu nội dung câu chuyện, bài thơ . Chẳng hạn ở khu vực: “ Vườn cổ tích của bé” Tôi vẽ hình ảnh cô Tấm đang từ trong quả thị bước ra thì bà cụ rình bát được, túm không cho vào quả thị nữa…và một hôm hoàng tử đi qua bà cụ mời hoàng tử ăn trầu cánh phượng….( trong câu chuyện Tám Cám) . Trẻ nhìn lên hình ảnh trẻ sẽ nhớ được nội dung cốt truyện, nhớ được các nhân vật trong câu chuyện và từ đó trẻ biết liên hệ về bản thân mình phải biết yêu cái gì và ghét cái gì, những người thân trong một nhà thì phải như thế nào… Ảnh vẽ minh : Vẽ tranh chuyện Tấm Cám 4 Bên dưới hình ảnh vẽ, tôi làm góc mở của góc văn học để cho trẻ chơi. 2. Rèn nề nếp thói quen cho trẻ. Mặc dù trẻ 5- 6 tuổi đã qua giai đoạn mẫu giáo bé, nhỡ nhưng tôi vẫn tiếp tục rèn các thói quen nề nếp, hành vi lễ giáo cho trẻ. Khi có thói quen nề nếp tốt thì sẽ giúp cho tổ chức của cô được dễ dàng hơn từ đó trẻ tập trung vào việc lĩnh hội kiến thức và cho quá trình học tập đạt kết quả cao. Rèn các thói quen cho trẻ tự phục vụ: Tự rửa mặt, rửa tay, tự lấy đồ chơi và cất đồ chơi theo đúng quy định. Trong các tổ tôi xếp xen kẽ cháu nam với cháu nữ, các cháu mạnh dạn với các cháu nhút nhát, xếp những cháu còn yếu ngồi gần cô đề tiện theo dõi. Những trẻ thiếu tập trung tôi luôn nhắc nhở khéo các cháu như ngồi học phải ngồi ngay ngắn, muốn nói gì phải giơ tay xin phép cô, khi phát biểu phải đứng ngay ngắn, nói đủ câu, diễn đạt mạch lạc. 5 Tập nhiều lần trẻ sẽ có thói quen tốt vì vậy tôi đã thành công trong việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ. 3. Sử dụng đồ dùng học tập. Làm quen với tác phẩm văn học không thể đạt hiệu quả cao nếu không có đồ dùng. Việc sử dụng đồ dùng, đồ vật, mô hình sân khấu trong môn văn học là rất quan trọng, nó kích thích tính tò mò, chủ động và khả năng hoạt động của trẻ. Khi lựa chọn những đồ dùng, đồ chơi dạy văn học tôi cân nhắc những điểm sau: Đồ dùng có màu sắc đẹp, hấp dẫn đồi với trẻ, dễ phục hồi hoặc sửa chữa, dễ kiếm( vải vụn, rơm, dạ, xốp màu…..), dễ bảo quản hay cất giữ, an toàn( không độc hại, không có cạnh sắc, không nhọn..), rẻ tiền( tận dụng nguyên vật liệu phế thải, đồ dùng mua và của địa phương). Với điều kiện đồ dùng, đồ chơi của trường còn hạn chế tôi đã lên kế hoạch tìm kiếm nguyên liệu phế thải sẵn có ở địa phương. Thông qua việc tổ chức các hoạt động góc, hướng dẫn và cùng trẻ làm đồ chơi, trẻ rất hứng thú vì tự tay trẻ đã tạo ra được những con vật, hình ảnh cùng với cô. Ngoài việc sử dụng các dụng cụ dạy học thông thường, khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi còn sử dụng máy tính, máy chiếu papol ( mượn của các trường cấp1, cấp 2). Khi làm các chương trình papol để dạy, tôi làm các chương trình gần gũi, không xa vời mà thực tế với trẻ để giúp trẻ tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt nhất. VD: Khi dạy tiết thơ: “ Hoa Cúc vàng” của tác giả Nguyễn Văn Chương. Đến phần cuối tôi cho trẻ nghe giọng ngâm thơ của cô thâu qua băng và kết hợp với hình ảnh của chính cô giáo đang diễn ở vườn hoa cúc của trường. Trẻ thấy hình ảnh cô giáo của mình trên màn hình trẻ sẽ rất hứng thú, giờ học sẽ trở nên nhẹ nhàng và càng đạt kết quả cao hơn. 4. Áp dụng phương pháp tích hợp trên nền tảng đổi mới phương pháp dạy học. 6 Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh hoạt và sự khéo léo khi vận dụng, quá trình tích hợp cần lựa chọn hình thức, nội dung và phương pháp phù hợp , logic. VD: Đối với tiết kể chuyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống ” của chủ đề nhánh: “ Một số con vật sống trong rừng” tôi đã áp dụng phương pháp tích hợp như sau: a, Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ hiểu được nội dung truyện, trả lời được các câu hỏi của cô giáo, biết Chó và Gấu là người nhút nhát còn Gà Trống là người dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gập khó khăn. - Củng cố kiến thức cho trẻ về một số loài dộng vật. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng, m ạch lạc. - Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. * Thái độ: - Qua câu chuyện giáo dục trẻ phải biết dũng cảm, biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. b, Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Ti vi, đầu đĩa, que chỉ, đàn organ có bài hát “ Con gà trống” . - Hình ảnh một số con vật: chim bồ câu, Thỏ, , Gà trống, Gấu…. - Tranh minh họa nội dung câu truyện. - Sa bàn cùng các nhân vật trong câu truyện. - Mô hình phẳng nhà của thỏ. * Đồ dùng của trẻ: - Trang phục để trẻ đóng kịch, Chiếu để trẻ ngồi. c, Tổ chức hoạt động: 7 Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ hoạt động Hoạt động 1: Ổn - Xin nhiệt liệt chào mừng các - Trẻ vỗ tay đi vào định tổ chức- Gây bé đã đễn với chương trình: “ chỗ ngồi. hứng thú. Thế giới cổ tích của bé” ! - Đến với chương trình hôm nay - Trẻ đội Thỏ Nâu có các bé đến từ dội Thỏ Nâu. giơ tay chào. - Và đội Voi Con. - Đội Voi Con giơ tay chào. * Các bé thân mến, chương trình - Trẻ lắng nghe. “ Thế giới cổ tích của bé” có rất nhiều câu chuyện thú vị để dành tặng cho chúng mình đấy. Trước khi đến với câu chuyện của ngày hôm nay, chương trình có một món quà tặng cho cả hai đội , mời các con cùng hướng lên màn hình để xem đó là món quà gì nhé! - Các con được xem hình ảnh gì - Con Gấu, Con Hổ, đây? Con Sư Tử. - Đây là các vật sống ở đâu? - Đây là các on vật sống trong rừng. - Ngoài các con vật này ra , các - Trẻ kể. con còn biết con vật nào khác? Hoạt động 2: Bài * Có một câu chuyện rất hay kể - Trẻ lắng nghe. mới. về các con vật sống trong rừng, a, Cô kể mẫu: để biết các vật này sống với 8 nhau như thế nào , có yêu thương và giúp đỡ nhau không , cô mời cả hai đội cùng lắng nghe cô kể câu truyện: “ Cáo, Thỏ và Gà trống” . - Cô kể lần 1: Diễn cảm+ Cử chỉ - Trẻ lắng nghe. điệu bộ. + Các con vừa được nghe cô kể - Cáo, Thỏ và Gà câu chuyện gì? trống. - Cô kể lần 2: + Tranh minh họa - Trẻ lắng nghe và b, Giảng nội dung, nội dung câu chuyện. từ khó. quan sát. * Giảng nội dung: Câu chuyện kể về Cáo, thỏ và Gà trống. Cáo thì rất là gian ác, Thỏ thì rất là tốt bụng đã cho cáo ở nhờ rồi bị cáo đuổi ra ngoài, chú Gà trống thì rất dũng cảm đã đưởi cáo hộ thỏ còn bác Gấu và chú Chó thì thật là nhút nhát. * Giảng từ khó: Trong câu chuyện có từ khó như: “ Nhà bằng băng” : Mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, chúng mình thấy lạnh buốt, không thể ra ngoài được thì nước đông cứng lại thành băng, giống như nước đá trong tủ lạnh ấy. 9 - Cô cho cả lớp đọc từ khó 2 lần. - Cả lớp đọc 2 lần. - Lần 3: Cô kể sử dụng đĩa - Trẻ lắng nghe. truyện. c, Đàm thoại: - Chúng mình vừa được nghe cô - Trẻ kể. kể câu chuyện: “ Cáo, Thỏ và Gà Trống” , Vậy cô đố chúng mình biết trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Có tất cả bao nhiêu nhân vật? - Trẻ trả lời - Cáo và thỏ có những ngôi nhà - Thỏ có ngôi nhà như thế nào? bằng gỗ còn Cáo có ngôi nhà bằng băng. - Không có nhà để ở, Cáo đã đi - Sang xin ở nhờ nhà đâu? Thỏ. - Cáo đã làm gì với Thỏ? - Đuổi Thỏ ra ngoài. - Thỏ đã gặp ai? - Gặp bầy chó. - Chó có đuổi được Cáo đi - Chó không đuổi không? được. - Thỏ lại gặp ai nữa? - Gặp bác Gấu. - Bác Gấu có đòi lại được nhà - Không đuổi được cho Thỏ không? Vì sao? vì Bác Gấu nhút nhát. - Cuối cùng, ai đã đuổi được - Gà trống. Cáo, đòi lại nhà cho Thỏ? - Vì sao Gà trống đuổi được - vì gà Trống dũng Cáo? cảm. * Chúng mình cùng làm các chú - Trẻ làm và đọc lời Gà trống dũng cảm giúp Thỏ thoại: 10 đuổi Cáo gian ác nhé! Ta vác hái trên vai …………………. Cáo ở đâu ra ngay. Giáo dục: Giáo dục trẻ đức tính dũng cảm, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. d, Trẻ đóng kịch: - Cô cho trẻ lên đóng kịch với - Trẻ lên đóng kịch. sân khấu cô đã chuẩn bị. Hoạt động 3: Kết - Cô cho trẻ hát bài: “ con gà - Trẻ hát và chuyển thúc trống “ và chuyển hoạt động. hoạt động. Ảnh minh họa: Giờ hoạt động học có chủ định 11 5. Dạy trẻ làm quen tác phẩm văn học thông qua các môn học khác. Trong mọi giờ hoạt động học có chủ định khác như: Tạo hình, làm quen với toán, âm nhạc, môi trường xung quanh, thể dục…. đều có thể tích hợp môn làm quen văn học có thể là những bài thơ, bài đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa học. VD: Khi tìm hiểu về môi trường xung quanh ở chủ đề: “ Thế giới thực vật” với đề tài: “ Tìm hiểu một số loài hoa” . cô vào bài bằng cách cho trẻ đọc bài thơ hoa kết trái sau đó trò chuyện với trẻ về các loại hoa trong bài thơ. Hỏi trẻ ngoài những loài hoa trong bài thơ còn có những loài hoa nào khác….. Hoặc khi dạy trẻ hoạt động âm nhạc ở chủ đề: “ Gia đình” với đề tài: Hát và vận động: Cháu yêu bà Nghe hát: Chỉ có một trên đời 12 Trò chơi: Ai nhanh nhất Tôi cho trẻ đọc bài thơ: “ Lấy tăm cho bà”. Đàm thoại với trẻ về bài thơ như hỏi trẻ: Các con vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? Em bé trong bài thơ được cô giáo dạy như thế nào?......rồi giáo dục trẻ phải biết kính trọng, yêu quý bà, đi học về có những bài thơ, câu chuyện, bài hát hay thì biểu diễn lại cho bà xem, sau đó dẫn dắt trẻ vào bài học mới. 6. Làm quen tác phẩm văn học thông qua ngày hội, ngày lễ. Qua các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ cũng cần cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong đó có hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, có chuẩn bị mũ các con vật, hoa văn nghệ….để giúp trẻ củng cố kiến thức đã học , học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ. Cứ vài tháng tôi lại tổ chức hội thi: “ Kể chuyện cùng chị họa mi” , có nhận xét và có quà cho các cháu đạt giải. Trong hội thi có mời đông đảo các bậc phụ huynh của trẻ tham gia.Tôi nhận thấy phụ huynh rất phấn khởi về những kết quả của con mình, nó có tác dụng rất lớn đến việc đưa con tới lớp mẫu giáo. Từ những việc đó để phụ huynh có hướng phát huy năng khiếu ở trẻ. Trong cuộc thi trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động, thích được biểu diễn và mê say được biểu diễn. Trong các ngày hội, ngày lễ tôi bàn bạc với nhà trường nên dành nhiều thời gian cho các cháu tham gia kể chuyện, đọc thơ, đóng kịch. Đó cũng là hình thức tuyên truyền ngành học rất lớn, trẻ rất thích được làm và được khen giúp trẻ phát triển trí tuệ , nhanh nhẹn, mạnh dạn trước mọi người và cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay của văn học. 7. Dạy trẻ làm quen văn học ở mọi lúc, mọi nơi. ViÖc cho trÎ lµm quen víi t¸c phÈm v¨n häc kh«ng nh÷ng cã ë giê ho¹t ®éng häc cã chñ ®Ých mµ cßn cã thÓ d¹y trÎ lµm quen víi v¨n häc ë mäi lóc, mäi n¬i, cã thÓ cho trÎ lµm quen v¨n häc trong giê ®ãn trÎ, ho¹t ®éng tù chän, thÓ dôc s¸ng, ho¹t ®éng ngoµi trêi, ho¹t ®éng gãc, giê ngñ tra… 13 VD: Vµo mçi buæi s¸ng ®ãn trÎ, t«i nh¾c trÎ chµo t¹m biÖt bè, mÑ b»ng mét bµi th¬ nh bµi: “ Lêi chµo buæi s¸ng” Con chµo bè ¹ Con chµo mÑ yªu Con ®i häc nhÐ ChiÒu con l¹i vÒ. HoÆc trong giê ngñ tra t«i cho trÎ ®äc bµi th¬: “ Giê ®i ngñ” Giê ®i ngñ Em lªn giêng N»m lÆng im Hai m¾t nh¾m Ngñ cho ngoan Ngñ cho say ChiÒu vÒ sím MÑ ®ãn vÒ Đặc biệt trong quá trình cho trẻ làm quen với văn học ở mọi lúc, mọi nơi tôi chú trọng tới phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Trẻ có thể kể chuyện sáng tạo theo suy nghĩ của mình hoặc có thể đặt tên cho câu chuyện cô vừa kể…. VD: Trong giờ hoạt động góc mở của chủ đề: “ Thế giới động vật” . Tôi cho trẻ ch ơi với lô tô các con vật sống trong rừng. Yêu cầu trẻ lấy ba lôtô động vật thích ăn cà rốt. Trẻ lấy các chú thỏ, từ các chú thỏ, tôi yêu cầu trẻ kể chuyện sáng tạo về các chú thỏ. Trẻ có thể kể sáng tạo theo ý của mình như: “ Ngày xửa ngày xưa, trong một khu rừng nọ có ba anh em nhà thỏ sống với nhau, cha mẹ Thỏ mất sớm. Thỏ anh thì rất là ích kỷ, không thương hai chú em, lúc nào cũng chỉ nghĩ cho bản thân mình còn hai chú thỏ em thì lúc nào cũng hoà đồng, luôn nghĩ cho nhau. Một hôm Thỏ anh bị gọi hai chú thỏ em đến và bảo. Cha mẹ chẳng may mất sơm chỉ để lại cho ba anh em ta một ngôi nhà và một mảnh vườn bé. Anh bây giờ lớn rồi cũng cần phải xây dựng một gia đình vì vậy hai em hãy chịu khó ra mảnh vườn dựng lều lên mà ở……..” Sau khi trẻ kể sáng tạo theo ý của mình xong tôi gợi ý để trẻ nghĩ ra tên truyện phù hợp với nội dung câu chuyện, trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện trẻ vừa kể. 14 C ó thể nói rằng: việc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ là rất quan trọng. Có thể cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh, kể chuyện sáng tạo theo đồ chơi, kể chuyện sáng tạo theo chủ đề để kích thích sự sáng tạo của trẻ…. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để phát huy tài năng của trẻ sau này như trở thành các nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch… 8. Phương pháp hướng dẫn lấy trẻ làm trung tâm. Muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với môn văn học thì phải gây được những hứng thú cho trẻ để trẻ tiếp thu bài nhanh, nhẹ nhàng, thoải mái, không gây mệt mỏi cho trẻ. VD: Khi dạy trẻ ở chủ đề: “ Thế giới thế giời thực vật” khi dạy trẻ bài thơ “Hoa Cúc vàng ” của tác giả Nguyễn Văn Chương tôi vào bài bằng cách cho trẻ tham gia triển làm “ Hội Hoa mùa xuân” , giới thiệu các đội chơi và cho trẻ quan sát một số loại hoa trên máy chiếu papol sau đó dẫn dắt trẻ vào bài. Hoặc khi dạy trẻ làm quen câu chuyện: “ Quả bầu tiên” , Sau khi củng cố kiến thức bằng cách đóng kịch, đến phần ôn luyện tôi cho trẻ chơi trò chơi “ Ghép tranh theo nội dung câu chuyện”. Qua các trò chơi này trẻ được ôn luyện rất nhiều và rất hứng thú hoạt động, giờ văn học sẽ trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Đặc biệt trong quá trình giảng dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi không xem nhẹ tiết học nào dù chính thức hay ôn tập, tiết kể chuyện hay đọc thơ. Tôi luôn suy nghĩ đưa ra yêu cầu phù hợp với nội dung tiết dạy để các cháu tiếp thu một cách thoải mái. Với cách đàm thoại theo kiểu thông thường, trẻ thường chán nghe, không chú ý đến câu hỏi của cô giáo vì vậy tôi suy nghĩ sáng tạo những kiểu đàm thoại mới cũng với nội dung câu hổi ấy. VD: Cũng với tiết thơ: “ Hoa Cúc vàng” Tôi xây dựng chương trình papol có một bình hoa cúc vàng, trên mỗi bông hoa cúc có các chữ số từ 1- 5. Mỗi bông hoa có một số và mỗi số tương ứng với một câu hỏi theo trình tự nội dung bài thơ. Trẻ các đội sẽ cử đại diện lên chọn bông hoa số bằng cách kích 15 chuột vào số đó. Sau khi trẻ chọn xong bông hoa sẽ nở ra một câu hỏi, cô giáo sẽ đọc và yêu cầu trẻ phải trả lời theo nội dung của câu hỏi cô vừa đọc. Ảnh minh họa: Hoa cúc có các số Với mục đích giúp trẻ củng cố, nhận thức, rèn luyện thành thạo các kỹ năng thao tác tư duy cần thiết như phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên hệ thực tế, sáng tạo phù hợp với nội dung của bài mà trẻ không bị áp đặt, gò bó….Quan điểm tích hợp lấy trẻ làm trung tâm. Trẻ thực sự được hoạt động, được trải nghiệm một cách tích cực, chủ động và sáng tạo, làm theo ý thích, khả năng của mình nhưng không có nghĩa là trẻ làm theo tự do, thoải 16 mái mà phải làm theo sự hướng lái của cô, cô là người hệ thống hóa, chính xác hóa lại thông tin từ đó mà trẻ tiếp nhận được, phân loại từng nhóm trẻ để trẻ dễ hoạt động và phù hợp với khả năng của mình. Chính vì vậy cần phải biết vận dụng mọi cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 9. Phối kết hợp với các bậc phụ huynh để tuyên truyền các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Phối hợp cộng tác với các bậc cha mẹ, phụ huynh để thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường là nhiệm vụ rất quan trọng ở trường mầm non. Ngày nay khi khoa học công nghệ thông tin càng phát triển thì việc đưa tác phẩm văn học đến với trẻ mầm non là rất cần thiết và phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cô giáo với các bậc phụ huynh. Sự kết hợp nhịp nhàng này có giá trị làm cho các tác phẩm văn học mãi là nguồn sữa mát trong lành, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Tôi cung cấp các cơ hội cho các bậc cha mẹ, các thành viên của gia đình tham gia vào các hoạt động của trường mầm non Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nối chung và môn làm quen văn học nói riêng, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về nội dung, chương trình học của trẻ qua góc tuyên truyến với phụ huynh. VD: Khi dạy trẻ đến chủ đề: “ Thế giới động vật” Tôi treo kế hoạch hoạt động của chủ đề, đánh máy in các bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao như câu chuyện: chú Dê đen; Cáo Thỏ và Gà trống…và găm vào góc tuyên truyền với phụ huynh để giúp các phụ huynh biết được bé đang học ở chủ đề nào và học những bài thơ câu chuyện gì để dạy trẻ hoặc ôn luyện cho trẻ. Động viên phụ huynh mua thêm sách, truyện thơ để tham khảo và dạy trẻ vào những lúc ăn tối xong, cả nhà quây quần đọc những bài thơ, kể những câu chuyện . Trẻ rất thích đi vào giấc ngủ bằng sự âu yếm, vỗ về bằng những câu chuyện cổ tích, lời ru bằng các câu ca dao. Phụ huynh làm được điều đó là góp phần cùng cô giáo đưa tác phẩm văn học vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 17 Ảnh minh họa : Bé vui xem truyện 18 VD: Trong giờ đón trẻ, tôi trao đổi với phụ huynh về các phương pháp dạy truyện, dạy thơ cho trẻ như khi dạy bài thơ: “ Mèo đi câu cá” của chủ đề thế giới động vật, tôi đánh máy in bài thơ rôi gửi cho ph ụ huynh, hướng dẫn phụ huynh dậy đọc thơ nh ư: Phụ huynh đọc mẫu cho trẻ nghe 2- 3 lần , sau khi đọc xong giảng nội dung cho trẻ nghe, rồi tập cho trẻ đọc theo mình từng câu, từng đoạn. Đọc xong, có thể hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả, hỏi theo nội dung bài thơ……..để giúp trẻ nhanh nhớ tác phẩm , nhớ tên tác giả, nhớ nội dung tác phẩm. C- KẾT LUẬN: I. Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm khi áp dụng các giải pháp thực hiện trên: T Nội dung Số T trẻ 1 Trẻ nhớ tên tác giả, tác phẩm 2 Trẻ hiểu nội dung tác mạch lạc, rõ ràng 4 Trẻ sáng tạo khi làm Khá Số Tỉ TB Số Tỉ yếu Số Tỉ Số Tỉ trẻ lệ % trẻ lệ % trẻ lệ % trẻ lệ % 20 60.6 9 27.2 3 9.1 1 3.1 57.5 8 24.3 4 12.2 2 6.2 25 75.6 3 9.1 2 6.2 3 9.1 10 30.2 11 33.3 10 30.3 2 6.2 19 phẩm 3 Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện lại diễn cảm, Tốt 33 quen với tác phẩm văn h ọc Qua kết quả khảo sát trên cho thấy nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của trẻ 5- 6 tuổi bằng những biện pháp trên đạt kết quả cao hơn rất nhiều so với những tiết dạy bình thường. Tỉ lệ trẻ yếu không 19 còn, trẻ trung bình giảm. Sở dĩ có kết quả như vậy là có sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện cho tiết dạy, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy , lồng ghép tích hợp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. II. Bài học kinh nghiệm: Đúng vậy, giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy, trong công tác giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc cho quá trình phát triển sau này của mỗi cá nhân trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhận thức được điều đó, sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy mình cần phải không ngừng học hỏi ngiên cứu tài liệu, vận dụng linh hoạt hơn nữa các phương pháp, biện pháp, hình thức phù hợp để giúp trẻ tiếp nhận văn học, nâng cao chất lượng cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học một cách tốt nhất, hiệu quả nhất. Thực hiện nghiêm túc chương trình, nắm vững mục đích, yêu cầu đặt ra để cung cấp kiến thức cho trẻ. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, biến áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy một cách phù hợp, không lạm phát. Người phụ trách chuyên môn phải nẵm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản của môn văn học. Hướng dẫn giáo viên cụ thể khi thực hiện. Kế hoạch tổ chức đầu tư phải có nhiều thời gian. Thực hiện các tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu động viên giáo viên thường xuyên kịp thời và có sự nỗ lực cao. Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Bản thân người chỉ đạo chuyên môn giáo viên không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan