Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tạo hứng thú học tập môn hóa học lớp 12 qua liên hệ thực tế để giải thích c...

Tài liệu Skkn tạo hứng thú học tập môn hóa học lớp 12 qua liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống

.DOC
20
172
54

Mô tả:

CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số………………………. 1. Tên sáng kiến: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA LỚP 12 QUA LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: nâng cao chất lượng môn Hóa Học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến : 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Chúng ta thấy, hiện nay nếu dạy học theo cách truyền thống chưa thể phát huy hết khả năng của mỗi học sinh, các em chưa làm chủ được kiến thức, không thể hệ thống được mối liên quan giữa các nội dung với nhau, học sinh học thuộc lòng, học không hiểu để làm gì, vận dụng vào đâu, dẫn đến việc không có sự yêu thích môn học. Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn hóa học trong trường phổ thông. Như chúng ta đã biết môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, để từ đó người học có thể vận dụng kiến thức một cách tốt nhất, để một phần nào đó giải thích một số hiện tượng trong đời sống cũng như một số hiện tượng trong tự nhiên. Nhiều lớp học sinh đã qua trong đó có những học sinh làm bài kiểm tra hay thi vào các trường Đại học, Cao đẳng với những số điểm cao, nhưng khi hỏi đến những hiện tượng rất gần gũi trong đời sống hàng ngày thì thấy rằng khả năng am hiểu sâu rộng và đúng bản chất học hóa học và vận dụng hóa học còn rất hạn chế. Thực vậy, chúng tôi nhận thấy là học sinh thường học để mong muốn có điểm cao nghĩa là chỉ học mang ý nghĩa để làm bài kiểm tra hay bài thi còn về yêu thích và ham mê nghiên cứu quả thật chưa có. Cũng chính vì vậy mà ngồi học trên lớp học sinh chỉ biết trật tự, ghi chép lời thầy giảng dẫn đến sự tiếp thu thụ động. Để học sinh học hóa học theo nghĩa ham mê, ham học hỏi và luôn luôn đặt ra các câu hỏi “ Vì sao?” để thầy và trò cùng nghiên cứu trả lời thì đó chính là sự hiệu quả và cũng từ đó xóa đi sự tiếp thu thụ động của học sinh. Để làm được điều này người dạy phải thường xuyên lồng ghép những hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng đời sống vào bài giảng dưới dạng những câu chuyện nhỏ và được giải thích bằng kiến thức hóa học để thu hút sự chú ý của các em, từ đó dẫn dắt các em vào con đường yêu Hóa học. 1 Phải cho các em thấy được những ứng dụng thực tiễn quan trọng, để các em hiểu được mục đích của môn học là gì? Bước đầu hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh để giải thích các hiện tượng. Trong chương trình Hóa học lớp 12 cơ bản, nhằm giúp các em có hệ thống kiến thức, tạo cho các em tình yêu, niềm say mê với bộ môn thông qua việc giải thích những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy dạy học bằng cách sử dụng kiến thức hóa học giải thích những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống thông qua liên hệ thực tế của bài dạy có thể nâng cao chất lượng học tập và tạo niềm đam mê với môn học. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích giải pháp Nhằm tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và phát huy tính tích cực, chủ động. Tạo điều kiện cho học tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. Từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh qua bộ môn Hóa Học. Giúp cho học sinh có cái nhìn mới về môn học, từ đó biết ứng xử với tự nhiên một các đúng đắn, khoa học và luôn mong chờ được học tiết Hóa để cùng thầy cô khám phá và lý giải những hiện tượng. b. Những điểm khác biệt, tính mới so với giải pháp đã và đang áp dụng - Tính mới của giải pháp thể hiện ở việc tổ chức được, có hiệu quả giáo dục cao qua các hoạt động nhóm, sáng tạo ở bộ môn Hóa học. Qua đó tạo điều kiện cho học sinh tích cực nghiên cứu, sáng tạo vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống. - Giúp các em làm chủ được kiến thức, mạnh dạn đưa ra những ý kiến để thầy cô uốn nắn. - Giữa các bài học trong chương trình nhiều bài có mối quan hê ̣ chă ̣t chẽ, giáo viên dễ dàng trong viê ̣c chọn chủ đề để xây dựng chủ đề dạy học. - Bản chất của giải pháp là cách thức tổ chức hoạt động nhóm sáng tạo phù hợp, khả thi nhằm phát huy thế mạnh của bộ môn Hóa học là có tính thực nghiệm, ứng dụng 2 cao, có quan hệ mật thiết với thực tế cuộc sống; cách thức hướng dẫn học sinh các thao tác tư duy nhằm hình thành quy trình nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát huy tiềm năng của học sinh. - Điềm mới nhất của đề tài là định hướng tăng cường bản chất hóa học của đối tượng, giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán hóa học”, ít đi vào bản chất hóa học và thực tiễn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày thay cho lời giới thiệu bài giảng mới, có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. - Bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học, có thể sẽ mang tính cập nhập, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh. - Thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học, hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa. - Cho học sinh xem một số hình ảnh, video về những hiện tượng sắp lý giải. Hoặc có thể cho học sinh diễn tiểu phẩm nhỏ để phát hiện tình huống, làm cho không khí lớp học sinh động hơn, dễ khắc sâu kiến thức. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm. - Làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng , tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. - Học sinh: phát huy được năng lực, năng khiếu riêng của mình thông qua việc học tập nghiên cứu bộ môn Hóa học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp 3 - Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày sau khi đã kết thúc bài học. - Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, thấu đáo hơn vấn đề mà mình quan tâm, được tự do trình bày quan điểm, chính kiến. - Giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, ý nghĩa hơn, đạt kết quả tốt hơn trong công việc của mình. - Việc say mê tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu sẽ tạo động lực, tiền đề rất lớn cho việc học tập, nghiên cứu cho các em sau này. Các em sẽ làm những công việc có ích, đóng góp cho bản thân, cho khoa học và cho xã hội. - Là bước chuẩn bị cho những ý tưởng hay trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật được tổ chức hằng năm ở trường THPT. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm cụ thể khi thấy những tác hại của hiện tượng ô nhiễm môi trường. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Bản mô tả giải pháp. - Các phụ lục là minh chứng cho bản mô tả giải pháp. Bình Đại, ngày 15 tháng 2 năm 2018 Nhóm tác giả: Lê Thị Phương Lam Trần Minh Thiện Đoàn Minh Hiếu Võ Thị Thanh Nhân Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại 4 PHỤ LỤC Chúng tôi đã tra cứu, sưu tầm và hệ thống các kiến thức thực tế có thể áp dụng hiệu quả trong hoạt động dạy học qua các ví dụ cụ thể sau đây với đề tài "Tạo hứng thú học tập môn Hóa lớp 12 qua liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" VÍ DỤ 1: TẠI SAO KHI ĂN CƠM NHAI KỸ SẼ THẤY NGỌT? Cơm chứa mô ̣t lượng lớn tinh bô ̣t, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân mô ̣t phần tinh bô ̣t thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt: Tinh boät  Amilaza    Detrin   Amilaza   Mantozô  Mantanza   Glucozô Áp dụng:(tiết p, lớp 12CB) Giáo viên có thể đề că ̣p vấn đề trên ở phần nô ̣i dung phản ưng thủy phânn của tinh bô ̣t khi dạy phần “Tinh bô ̣t” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bô ̣t trong khi ăn. Học sinh cũng có thể kiểm nghiê ̣m được trong khi ăn. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể * Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học. VÍ DỤ 2: VÌ SAO AXÍT NITRIC ĐẶC PHÁ THỦNG QUẦN ÁO? Khi làm thí nghiê ̣m hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO 3 đă ̣c thường sẽ bị thủng mô ̣t lỗ; khi dùng axit không đă ̣c, nhìn bên ngoài thì không thấy gì, nhưng sau khi phơi khô bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng. Quần áo chúng ta mă ̣c thường ngày thường dê ̣t bằng sợi bông, thành phần hóa học của sợi bông là xenlulozơ. Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác nhưng dê tan trong axit HNO3 đă ̣c nên làm thủng quần áo. 5 Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng đô ̣ axit HNO3 càng ngày càng đă ̣c, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo. Ngoài ra, axit HNO3 loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ. Áp dụng:(tiết p, lớp 12CB) Giáo viên có thể đă ̣t câu hỏi sau khi dạy xong phần “Xenlulozơ” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” để nhắc nhở học sinh thâ ̣t cẩn thâ ̣n khi tiếp xúc với axit HNO3 đă ̣c. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh ( tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại ( kim loại có tính khử yếu, tính khử mạnh, nhôm và sắt, vàng) , một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. * Cẩn thận khi sử dụng HNO3 đặc trong phòng thí nghiệm. VÍ DỤ 3: VÌ SAO GẠO NẾP LẠI DẺO? Tinh bô ̣t là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bô ̣t, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính deo của hạt có tinh bô ̣t. Trong mỗi hạt tinh bô ̣t, lượng amilopectin chiếm 80%,, amilozơ chiếm khoảng 20%, nên cơm gạo te, ngô te, bánh mì thường có đô ̣ deo bình thường. Tinh bô ̣t trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90%, làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất deo, deo đến mức dính. Áp dụng: (tiết p, lớp 12CB) Vấn đề trên là hiển nhiên trong đời sống mà bất kì ai cũng biết hiê ̣n tượng này. Vấn đề có thể đưa vào trong khi dạy phần “Tinh bô ̣t” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” với mục đích giải thích tại sao gạo nếp lại deo. Giáo viên có thể trình bày vấn đề này trong vài phút khi đă ̣t câu hỏi: Vì sao nếp lại deo? rồi dẫn dắt vào bài mới hoă ̣c giáo viên xen vào bài giảng khi trình bày phần cấu tạo phânn t tinh bô ̣t. 6 Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của tinh bột. * Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. VẤN ĐÊ 4: VÌ SAO RƯỢU LẠI LÀM MẤT MÙI TANH CỦA CÁ? Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH 3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi. Khi chiên cá ta cho thêm mô ̣t ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiê ̣t đô ̣ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ mô ̣t lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết. Ngoài ra trong rượu có mô ̣t ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt. Áp dụng: (Tiết 13,14 lớp 12CB) . Đây là mô ̣t kinh nghiê ̣m thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến cá. Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiê ̣m trên. Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với môn hóa học. Giáo viên có thể đưa vào phần tính chất chung của amin trong bài “Amin” Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Tính chất vật lí của ancol, amin. Ứng dụng của ancol, amin. * Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. VÍ DỤ 5: VÌ SAO “CHẢO KHÔNG DÍNH” KHI CHIÊN THỨC ĂN KHÔNG B)Ị DÍNH CHẢO? Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo. 7 Thực ra mă ̣t trong của chảo không dính người ta có trải mô ̣t lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetralloetylen CF2 CF2 n được tôn vinh là “vua chất deo” thường gọi là “tellon”. Politetra lloetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và ΰ nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho tellon vào axit vô cơ hay axit H 2SO4 đâ ̣m đă ̣c, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO 3 đă ̣c), vào dung dịch kiềm đun sôi thì tellon không hề biến chất. Dùng tellon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiê ̣n tượng gì. Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiê ̣n tượng gì. Mô ̣t điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì tellon ở nhiê ̣t đô ̣ trên 250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất đô ̣c. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vâ ̣t cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính. Áp dụng: (tiết 21,22 lớp 12CB) “Chảo không dính” hiê ̣n nay được các bà nô ̣i trợ sử dụng khá nhiều. Công dụng của chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính. Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu viê ̣t đến vâ ̣y. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy bài “Vật liệu polime” cũng như lưu ý học sinh về cách sử dụng chảo không dính. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của llo * Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng. * Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. VÍ DỤ 6: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thừng gắn mô ̣t miếng kim loại Kem ở phía sau đuôi tàu ? Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và mô ̣t số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điê ̣n li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng. 8 Để bảo vê ̣ thân tàu thường áp dụng biê ̣n pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác đô ̣ng của chân vịt, nước bị khuấy đô ̣ng mãnh liê ̣t nên biê ̣n pháp sơn là chưa đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu. Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điê ̣n hóa. Kẽm là kim loại hoạt đô ̣ng hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì. Sau mô ̣t thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì. Viê ̣c này vừa đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu. Áp dụng: ( tiết 3g, 3p lớp 12CB) Sự ăn mòn kim loại đă ̣c biê ̣t là ăn mòn điê ̣n hóa hàng năm gây tổn thất thâ ̣t nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân. Con người luôn cố gắng tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại. Phương pháp điê ̣n hóa ( dùng Zn) để bảo vê ̣ vỏ tàu biển như trên rất hiê ̣u quả và được ứng dụng rất rô ̣ng rãi. Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài “Sự ăn mon kim loại”để cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vâ ̣n dụng kiến thức để giải thích hiê ̣n tượng trong cuô ̣c sống. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Các khái niệm : ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại. * Các biện pháp chống ăn mòn kim loại. * Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế. * Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng. VÍ DỤ g: Vì sao trước khi luô ̣c rau muống cần cho thêm mô ̣t ít muối ăn NaCl ? Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100 oC. Nếu cho thêm mô ̣t ít muối ăn vào nước thì nhiê ̣t đô ̣ sôi cao hơn 100 oC, khi đó luô ̣c rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luô ̣c bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin. Áp dụng: (Tiết 41,42 lớp 12CB) Đây là mô ̣t vấn đề rất quen thuô ̣c mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết. Học sinh dễ dàng làm thí nghiê ̣m ngay khi nấu ăn. Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiê ̣m nấu ăn cho 9 học sinh, rất thiết thực trong cuô ̣c sống. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài “Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Biết được : Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaCl * Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống. Hiêṇ tượng tạo hang đô ̣ng và thạch nhh ở VÍ DỤ p: Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long được hình thành như thế nào ? Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO 3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:   Ca(HCO3 ) 2 CaCO3 + CO 2 + H 2O   Theo thời gian tạo thành các hang đô ̣ng. Khi nước có chứa Ca(HCO 3)2 ở đá thay đổi về nhiê ̣t đô ̣ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:   CaCO3 + CO 2 + H 2O Ca(HCO3 ) 2   Như vâ ̣y lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng. Áp dụng: (tiết 43 45 12CB) . Đây là mô ̣t hiê ̣n tượng thường gă ̣p trong các hang đô ̣ng núi đá, cụ thể là Phong Nha Ke Bàng ( Quảng Bình), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)…là những di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta. Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang đô ̣ng với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi cacbonat giáo viên có thể đề câ ̣p vấn đề trên ở bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của CaCO3. * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. 10 VÍ DỤ : Câu tục ngữ: “ Nước chảy đá mon” mang ý nghĩa hóa học gì? Thành phần chủ yếu của đá là CaCO 3. Trong không khí có khí CO 2 nên nước hòa tan mô ̣t phần tạo thành axit H2CO3. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :   Ca(HCO3 ) 2 (*) CaCO3 + CO 2 + H 2O   Khi nước chảy cuốn theo Ca(HCO3)2, theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng thì cân bằng (*) sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau mô ̣t thời gian nước đã làm cho đá bị bào mòn dần. Áp dụng: (tiết 43 45 12CB) Hiê ̣n tượng này thường thấy ở những phiến đá có dòng nước chảy qua. Do hiê ̣n tượng xảy ra châ ̣m nên phải thâ ̣t sự chú ý chúng ta mới nhâ ̣n ra điều này. Hiểu được điều này giúp học sinh biết được dụng ý khoa học của câu tục ngữ có từ xa xưa và làm cho hóa học trở nên rất gần gũi hơn trong cuô ̣c sống đời thường. Giáo viên có thể nêu vấn đề này ở bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” . Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của CaCO3. * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. VÍ DỤ 10: Vì sao trước khi thi đấu các VĐV thể thao cần xoa bô ̣t trắng vào long bàn tay? Loại bô ̣t màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”(MgCO3) mà người ta vẫn hay gọi là “ bô ̣t magiê”. MgCO 3 là loại bô ̣t rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các vâ ̣n đô ̣ng viên thường có nhiều mồ hôi. Điều đó đối với các vâ ̣n đô ̣ng 11 viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi có nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm giảm đô ̣ ma sát khiến các vâ ̣n đô ̣ng viên sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi thi đấu. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến thành tích mà còn gây nguy hiểm khi trình diễn. MgCO 3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường đô ̣ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vâ ̣n đô ̣ng viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiê ̣n các đô ̣ng tác chuẩn xác hơn. Ngoài ra với các vâ ̣n đô ̣ng viên giàu kinh nghiê ̣m, họ có thể lợi dụng khoảnh khắc “xoa bô ̣t” làm giảm bớt tâm lí căng thẳng; sắp xếp lại trình tự thực hiê ̣n thao tác, ôn tâ ̣p lại các yếu lĩnh, chuẩn bị tốt hơn tâm lí thi đấu để thực hiê ̣n các thao tác tốt. Áp dụng: (tiết 43 45 12CB) Đây là mô ̣t trong những “meo nhJ” trong thi đấu thể thao cũng như vấn đề an toàn trong thi đấu. Khi dạy bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” giáo viên có thể kể cho học sinh nghe ứng dụng của muối magie cacbonat thông qua câu chuyê ̣n trên. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của MgCO3. * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học VÍ DỤ 11: Tại sao khi nấu nước giếng ở mô ̣t số vung lâu ngày thấy xuất hiêṇ lớp că ̣n ở đáy ấm? Cách tẩy lớp că ̣n này như thế nào? Trong tự nhiên, nước ở mô ̣t số vùng là nước cứng tạm thời - là nước có chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thì xảy ra phương trình hóa học:  Ca(HCO3)2  t  CaCO3↓ + CO2↑ + H2O  Mg(HCO3)2  t  MgCO3↓ + CO2↑ + H2O Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng că ̣n. Để tẩy lớp căn này thì dùng dung dịch CH 3COOH 5%, cho vào ấm đun sôi để nguô ̣i khoảng mô ̣t đêm rồi rửa sạch. Áp dụng: (tiết 43 45 lớp 12CB) Giáo viên có thể đă ̣t câu hỏi trên rồi dẫn dắt cho học sinh vào bài bài giảng “ Nươc cưng” - bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” hoă ̣c đưa vào 12 phần cũng cố toàn bài giảng để học sinh vâ ̣n dụng kiến thức đã học để giải thích. Mục đích là cung cấp cho học sinh mô ̣t số vấn đề có trong đời sống từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tâ ̣p. Đây là hiê ̣n tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiê ̣n được dễ dàng. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. * Ứng dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống VÍ DỤ 12: Vì sao phèn chua lại làm sạch nước ? Phèn chua là muối sunlat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngâ ̣m nước 24 phân tử nước nên có công thức hóa học là K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Phèn chua không đô ̣c, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al 3+. Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:   Al3+ + 3H2O   Al(OH)3↓ + 3H+ Kết quả tạo ra Al(OH)3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to hơn, nă ̣ng và chìm xuống làm trong nước. Nên trong dân gian có câu: “ Anh đừng bắc bâ ̣c làm cao Phèn chua em đánh nước nào cũng trong” Phèn chua rất có ích cho viê ̣c xử lí nước đục ở các vùng lũ để có nước trong dùng cho tắm, giă ̣c. Vì cục phèn chua trong và sáng cho nên đông y còn gọi là minh phàn ( minh là trong trắng, phàn là phèn). Áp dụng: (Tiết 46, 4g lớp 12CB) Giáo viên có thể đă ̣t câu hỏi trên khi dạy phần ứng dụng của “ Muối nhôm” – bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” .Đây là mô ̣t ứng dụng thông dụng của phèn trong cuô ̣c sống. 13 Qua bài học học sinh biết được nguyên lí làm trong nước của phèn chua, đặc biệt ứng dụng này được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam trong mùa bão lũ . Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al(OH)3, muối nhôm. * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm. VÍ DỤ 13: Giải thích hiêṇ tượng:“ Mô ̣t nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh ánh bạc, chỉ cần dung nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chš có nước biến thành màu xám đen ?” Mới xem thì có ve lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen ? Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gă ̣p nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen. Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mă ̣t nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiê ̣n:  Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn  Thời gian đun sôi phải đủ lâu  Nồi nhôm phải là nồi mới Áp dụng: (Tiết 46, 4g lớp 12CB) . Giáo viên có thể nêu hiê ̣n tượng trên để dẫn nhâ ̣p vào bài “Nhôm và hợp chất của nhôm” Sau đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học để giải thích hiê ̣n tượng nồi nhôm bị đen. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm. * Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm. 14 VÍ DỤ 14: Chảo, môi, dao đều được làm tư sắt. Vì sao chảo lại gion ? môi lại ddo ? con dao lại sắc ? Chảo xào rau, môi và dao đều làm từ sắt. Thế nhưng loại sắt để chế tạo chúng lại không giống nhau. Sắt dùng để làm chảo là “gang”. Gang có tính chất là rất giòn. Trong công nghiê ̣p, người ta nấu chảy lỏng gang để đổ vào khuôn, gọi là “đúc gang” Môi múc canh được chế tạo bằng “thép non”. Thép non không giòn như gang. Người ta thường dùng búa để rèn, biến thép thành các đồ vâ ̣t có hình dạng khác nhau. Dao thái rau không chế tạo từ thép non mà bằng “thép”. Thép vừa deo vừa dát mỏng được, có thể rèn, cắt gọt nên rất sắc. Áp dụng: ( Tiết 54 lớp 12CB) Vấn đề từ sắt có thể điều chế những vâ ̣t dụng có chức năng khác nhau được sử dụng rất rô ̣ng rãi trong cuô ̣c sống. Giải thích được điều này đòi hỏi học sinh phải biết được tính chất của sắt cũng như hợp kim của nó. Giáo viên có thể đề câ ̣p trong bài “Hợp kim của săt” . Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Khái niệm và phân loại gang, khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép. * Ứng dụng của gang, thép. * Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép. * Sử dụng và bảo quản hợp lí được đồ dùng hợp kim của sắt. VÍ DỤ 15: Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiêṇ các lái xe đã uống rượu? Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là rượu etylic. Đă ̣c tính của rượu etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với rượu nhưng người chọn mô ̣t chất oxi hóa là crom(V))oxit CrO 3. Đây là mô ̣t chất oxi hóa rất mạnh, là chất ở dạng kết tinh 15 thành tinh thể màu vàng da cam. Bô ̣t oxit CrO3 khi gă ̣p rượu etylic sẽ bị khử thành oxit Cr 2O3 là mô ̣t hợp chất có màu xanh đen. Các cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO 3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO 3 và biến thành Cr 2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức đô ̣ uống rượu của tài xế. Đây là biê ̣n pháp nhằm phát hiê ̣n các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao để ngăn chă ̣n những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Áp dụng: (tiết 55 lớp 12CB) Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh của mọi người. Mô ̣t trong những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu. Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhâ ̣n biết rượu trong cơ thể mô ̣t cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nô ̣i dung này vào bài: “Crom và hợp chất của Crom” . Cụ thể, sau khi dạy xong bài “Crom và hợp chất của Crom”giáo viên có thể đă ̣t câu hỏi như trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi hướng giải quyết vấn đề. Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(V)) : CrO3, muối cromat và đicromat. * Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. * Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. VÍ DỤ 16: “Hiêṇ tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ? Mưa axit gây tổn hại cho các công trình bằng sắt thép, đá, cây cối. Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH dưới 5,6. Khí thải công nghiê ̣p và khí thải của các đô ̣ng cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO 2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O 2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoă ̣c ozon tạo ra axit sunluric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 16 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit H2SO4 và HNO 3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai Hiê ̣n nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở mô ̣t số nơi trên thế giới. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết. Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca),magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO 3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O Áp dụng: (tiết 6g lớp 12CB) Ngày nay hiê ̣n tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hâ ̣u quả nghiêm trọng, đă ̣c biê ̣t là ở những nước công nghiê ̣p phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Viê ̣t Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vâ ̣y mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiê ̣n tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vê ̣ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đă ̣t câu hỏi trên cho học sinh trả lời sau khi dạy bài “Hóa học và vấn đề môi trường” Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. * Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. * Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. * Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. 17 VÍ DỤ 1g: “Hiêụ ứng nhà kính” là gì ? Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph ΰourier lần đầu tiên đặt tên Khí cacbonic CO 2 trong khí quyển chỉ hấp thụ mô ̣t phần những tia hồng ngoại ( tức là những bức xạ nhiê ̣t) của Mă ̣t Trời và để cho những tia có bước sóng từ 50000 đến 100000 Å đi qua dễ dàng đến mă ̣t đất. Nhưng những bức xạ nhiê ̣t phát ra ngược lại từ mă ̣t đất có bước sóng trên 140000 Å bị khí CO 2 hấp thụ mạnh và phát trở lại Trái Đất làm cho Trái Đất ấm lên. Theo tính toán của các nhà khoa học thì nếu hàm lượng CO 2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi so với hiê ̣n tại thì nhiê ̣t đô ̣ ở mặt đất tăng lên 4oC. Về mă ̣t hấp thụ bức xạ, lớp CO 2 ở trong khí quyển tương đương với lớp thủy tinh của các nhà kính dùng để trồng cây, trồng hoa ở xứ lạnh. Do đó hiê ̣n tượng làm cho Trái Đất ấm lên bởi khí CO2 được gọi là hiê ̣u ứng nhà kính. Áp dụng: (tiết 6g lớp 12CB) Ngày nay hiê ̣n tượng “Hiê ̣u ưng nhà kính” trở thành mô ̣t vấn đề có ảnh hưởng mang tính toàn cầu. Mục đích vấn đề giúp học sinh biết được nguyên nhân và tác hại của hiê ̣u ứng nhà kính nhằm nâng cao ý thức bảo vê ̣ môi trường. Giáo viên có thể đă ̣t vấn đề này khi dạy bài “Hóa học và vấn đề môi trường” Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. * Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. * Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. * Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. 18 VÍ DỤ 1p: Vì sao chất CFC bị cấm sử dụng? Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon. Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận. Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng Clorolluorocacbon(viết tắt là CΰC): CΰC là những hoá chất do con người tổng hợp để sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó xâm nhập vào khí quyển. CΰC 11 hoặc CΰCl 3 hoặc CΰCl2 hoặc Cΰ2Cl2 (còn gọi là lreon 12 hoặc ΰ12) là những chất thông dụng của CΰC. Một lượng nhỏ CΰC khác là CHC1ΰ 2 (hoặc ΰ22), CCl4 và Cΰ4 cũng xâm nhập vào khí quyển. CΰC có tính ổn định cao và không bị phân huỷ. Khi CΰC đạt tới thượng tầng khí quyển chúng sẽ được các tia cực tím phân huỷ. Tốc độ phân huỷ CΰC sẽ rất nhanh nếu tầng ôzôn bị tổn thương và các bức xạ cực tím tới được những tầng khí quyển thấp hơn. Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến lreon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng lreon và các chất thuộc dạng lreon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng lreon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng lreon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoe của chính mình. Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng lreon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng lreon. Vì vậy các nhà khoa học 19 đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng lreon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất lreon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất. Áp dụng:(tiết 6g lớp 12 CB) “Lỗ thủng tầng Ozon” hiê ̣n nay đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy bài “Hóa học và vấn đề môi trường” . Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt: * Vấn đề về ô nhiễm môi trường có liên quan đến hoá học. * Vấn đề bảo vệ môi trường trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan đến hoá học. * Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường. Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường. * Vận dụng để giải quyết một số tình huống về môi trường trong thực tiễn. *******    ******* Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Hóa học 12 NXB giáo dục 2014. - Giáo dục môi trường thông qua dạy học hóa học-Ts Trịnh Văn Biều ĐHSP TPHCM TL BDTX 2006. - Thư viện bài giảng trên violet.vn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan