Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn tạo hứng thú cho học sinh lớp chủ nhiệm trong giáo dục kĩ năng tự vệ...

Tài liệu Skkn tạo hứng thú cho học sinh lớp chủ nhiệm trong giáo dục kĩ năng tự vệ

.DOC
11
139
86

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc. MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi:……………………………..) 1. Tên sáng kiến: Tạo hứng thú cho học sinh lớp chủ nhiệm trong giáo dục kĩ năng tự vệ. (Trần Thế Việt, Trần Thị Mặn, Trần Thanh Xuân, Trần Thị Tiến, @THPT Trần Trường Sinh) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: -Nhận thức chung về vần đề: Kĩ năng tự vệ có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, giúp mỗi người biết cách ứng xử, phòng tránh trước những hiểm họa gây hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Có khả năng tự vệ tốt học sinh sẽ tự tin, biết cách ứng phó linh hoạt, khoa học, bảo vệ được bản thân mình. Nhiều em học sinh không được trang bị kiến thức tự vệ tốt tỏ ra lúng túng khi gặp những tình huống khó xử xảy ra đối với mình, hậu quả là các em ứng xử không khoa học, hành động thiếu tế nhị, không tự kiềm chế được bản thân dẫn đến đánh mất đi tương lai tốt đẹp đang chờ các em phía trước. Trong công tác chủ nhiệm lớp ngoài việc giúp đỡ học sinh có ý thức học tập tốt, có phẩm chất đạo đức trong sáng, biết ứng xử phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực xã hội, giáo viên chủ nhiệm cần xem trọng giáo dục học sinh kĩ năng tự vệ để các em biết tự bảo vệ bản thân mình, giúp ích cho cộng đồng, tương lai các em ngày càng tươi sáng hơn, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày thêm phồn vinh, giàu mạnh. -Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến: Trước khi áp dụng sáng kiến trong quá trình chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh chủ yếu bằng cho lời khuyên, không 1 tổ chức các cuộc thi, trò chơi, không vận dụng thơ để gây hứng thú cho học sinh . Vì vậy trong quá trình giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh lớp chủ nhiệm có những ưu điểm và khuyết điểm sau: -Ưu điểm: + Giáo viên truyền thụ cho học sinh đủ nội dung, kiến thức. + Học sinh biết được một số kĩ năng tự vệ. + Giáo viên không cần đầu tư nhiều vào việc tạo sự hấp dẫn cho học sinh -Khuyết điểm: + Nội dung giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh rất khô khan, đôi khi làm cho học sinh rất khó nhớ lâu, khả năng ứng dụng kĩ năng tự vệ vào thực tế cuộc sống rất hạn chế. + Học sinh không hứng thú học, . + Việc vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn cuộc sống rất hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu. -Nguyên nhân của nhược điểm: + Giáo viên chủ nhiệm còn xem nhẹ việc giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh. + Giáo viên chủ nhiệm chưa có phương pháp tạo được sự hấp dẫn cho học sinh. + Chưa biết cách vận dụng kiến thức liên môn trong giáo dục học sinh. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: -Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh yêu thích trong giờ học kĩ năng tự vệ, để lại ấn tượng sâu sắc cho các em sau mỗi tiết dạy, làm cho học sinh nhớ lâu, nắm được kiến thức bài học một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giúp học sinh có cơ hội tiếp thu kiến thức ở các môn học khác liên quan đến kĩ năng tự vệ. Từ đó, hình thành cho các em cái nhìn đúng đắn về môn học, có điều kiện phát huy được kĩ năng vốn có của các em, khắc phục được nhược điểm của môn học làm cho tiết dạy kĩ năng tự vệ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. 2 Từ những kiến thức mà học sinh có điều kiện tiếp thu tốt, chủ động sáng tạo trong giờ học, biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, là hành trang quý báu để mỗi học sinh vững bước trên con đường tương lai ngày càng tươi sáng hơn. -Nội dung của giải pháp: Tính mới của giải pháp là vận dụng thơ, các trò chơi, cuộc thi, tình huống có vấn đề vào những nội dung phù hợp trong giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh, tạo động lực cho học sinh tích cực trình bày ý kiến, quan điểm của mình, có cách ứng xử linh hoạt, giúp học sinh yêu thích giờ học, dễ nhớ, dễ hiểu, tiếp thu tốt nội dung bài học và biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trong quá trình sinh hoạt lớp học kì I vào cuối tháng 9, 10, 11 và học kì II tháng 1, 3 tôi lồng ghép giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh vì tháng 12 và tháng 4 là tháng học sinh tập trung ôn thi học kì, tháng 2 tháng có nhiều ngày nghỉ tết nên việc tổ chức tôi chọn tháng 9, 10, 11, tháng 1, 3 nhằm tạo điều kiện cho học sinh cò thời gian chuẩn bị. Tôi chọn chủ đề giáo dục kỉ năng tự vệ phù hợp với điều kiện học sinh trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Các chủ đề được thực hiện như sau: * Phòng ngừa tai nạn đuối nước Cho học sinh chia làm 2 đội xử lí tình huống: Tình huống 1: Trên đường đến trường học N chuẩn bị qua đò ngang nhưng thấy đò ngang chở quá đầy trong khi còn 15 phút nữa là tới giờ vào học, nếu không qua chuyến đò ngang chở quá đầy người sẽ trễ học, N không biết phải làm sao. Câu hỏi: a. Em hãy giúp N lựa chọn cách ứng xử cho phù hợp ? b. Em hãy nêu một số biện pháp phòng ngừa tai nạn đuối nước ? Tình huống 2: T và H trên đường đi học về nghe tiếng kêu cứu của một phụ nữ ở dưới sông vì sắp bị chết đuối, T định nhảy xuống sông cứu người phụ nữ thì H ngăn lại vì H cho rằng: “Cứu người là nhiệm vụ của người lớn, chúng mình là học sinh cấp 3 lo học tốt là được, hơn nữa mình bơi không giỏi nhảy xuống cứu rất nguy hiểm”. T không biết phải làm sao. 3 Câu hỏi: a. Theo em T nên làm gì ? b. Em hãy nêu các biện pháp cứu người sắp chết đuối mang lại hiệu quả cao nhất ? Hai đội lần lượt xử lí tình huống, đội nào trả lời nhanh nhất và đúng nhất sẽ nhận được quà. Giáo viên giáo dục: Ở tỉnh ta hệ thống sông hồ, ao dày đặc nếu đi học các em không biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước thì hậu quả xảy ra khó lường trước được. Vì vậy khi đi gần chỗ ao, hồ, sông , biển các em phải cận thận, không đi gần chỗ dễ sạt lở, không tắm ao, hồ, sông biển một mình hoặc nơi không có biển báo an toàn Ao, hồ, sông biển … hiểm nguy, Học sinh, trẻ nhỏ chớ đi một mình. Mặt nước bằng phẳng, lặng thinh, Nhưng bao tai họa đang rình đợi ta. Hố sâu, đất sụp, bùn sa… Gặp nơi như thế, sẽ là nguy thôi. Khi ngồi trên tàu, ghe, đò ngang chúng ta nên mang áo phao cho an toàn vì có khi tai nạn chìm tàu, ghe, đò ngang không có áo phao sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Bên cạnh đó chúng ta không nên tự ý thi bơi, đùa giỡn nhảy từ trên cao xuống ao, hồ, sông, biển vì có thể bị những vật nhọn chìm dưới nước đâm vào chúng ta hoặc nhảy ngay chỗ nước chảy quá xiếc dù biết bơi cũng dễ gặp tai họạ “Qua sông thì phải luỵ đò”, Áo phao nên mặc để cho an toàn. Thi bơi, nhảy cắm, đùa càn, Nơi nước sâu, xiết xin ngàn lần không. Khi qua sông đò chở quá đầy chúng ta không nên đi vì đò ngang dễ bị chìm hoặc không nên đi bơi vào lúc bão giông dễ xảy ra tai nạn Đừng lên đò chở quá đầy! Đừng đi bơi lội giữa ngày bão giông! 4 Người Việt Nam có truyền thống giàu lòng yêu thương con người, sống có tình có nghĩa, quan tâm, chia sẽ giúp đỡ mọi người nhưng lòng tốt phải biết đặt đúng chỗ, biết cách giúp đỡ người khác để mang lại hiệu quả cao nhất Thấy người gặp nạn nơi sông, Nếu không bơi giỏi thì không nên liều. Nhanh chân, nhanh miệng ta kêu, Gọi người đến cứu là điều khôn ngoan. Mỗi học sinh cần cố gắng học bơi, biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước để đảm bảo an toàn cho bản thân và giúp đỡ được người khác. * Phòng ngừa tai nạn giao thông Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi giải đáp ô chữ, các ô chữ qua bài thơ còn thiếu chữ V E O V E O T C Đ Q U K I N H Biết rằng tai nạn đang chờ cũng đua L E N G L N G L C H P H A I V U A Biết rằng tai nạn không chừa vẫn chơi Chia lớp làm 2 đội, đội nào trả lời nhanh và đúng nhất sẽ có quà Đáp án là Vèo vèo tốc độ quá kinh Biết rằng tai nạn đang chờ cũng đua Lên ga, lạng lách, phải vừa Biết rằng tai nạn không chừa vẫn chơi Giáo viên giáo dục học sinh: Chúng ta cần phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, trước tiên là chấp hành tốt luật Giao thông đường bộ, ra đường phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, qua đường, tránh vượt đúng quy định, đặc biệt không uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông. 5 Qua đường xem trước, ngó sau Ngã ba, ngã bảy, đường tàu giảm ga Đèn đỏ, chớ có vượt qua Rượu bia quá chén, cấm mà lái xe Lòng đường, phân cách, vỉa hè Làm chủ tốc độ, nhường xe ngược chiều “Văn hóa giao thông” cần nhiều Cùng nhau thể hiện, vạn điều bình an Khi tham gia giao thông không được phóng nhanh vượt ẩu, không được chạy xe quá tốc độ vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân mình và người khác, bị pháp luật từng trị nghiêm minh Đi mô tô, khác trò chơi Phóng nhanh vượt ẩu, lả lơi giữa đường Luật lệ, cảnh sát coi thường Chống người công vụ, tìm đường thoát thân Chưa đến tuổi được cấp bằng Anh hùng xa lộ chẳng cần kỷ cương Mạng sống xin chớ xem thường Chấn thương sọ não, thường thường mạng vong Đội mũ bảo hiểm đề phòng Xảy ra tai nạn, khỏi tong vỡ đầu. Mọi người cần phải chấp hành đúng luật giao thông, tuyên truyền vận động người khác cùng tham gia, đồng thời phê phán, đấu tranh tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về an toan giao thông. * Phòng, chống bạo lực học đường Tôi cho học sinh đóng vai, xử lí tình huống, cử 1 học sinh dẫn chương trình, cả lớp chia làm 4 đội thảo luận xử lí tình huống. Các đội tự nghĩ ra các tên đặt ấn tượng cho đội mình. Học sinh phấn khởi đặt các tên đội của mình như: Đội 1: Tia Chớp, đội 2: Mắt Nai, đội 3: Sao Sáng, đội 4: Mắt Ngọc. 6 Học sinh diễn một tiểu phẩm liên quan bạo lực học đường. Tiểu phẩm diễn khoảng 12 phút. Câu hỏi: Câu 1: Các em làm gì khi bị bạn học trêu ghẹo ? Câu 2. Khi bị đe dọa dùng vũ lực chúng ta phải làm gì ? Câu 3. Các em làm gì khi bị đánh ? Đội nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất nhận được quà. Giáo viên giáo dục học sinh: - Khi bị bạn trêu ghẹo chúng ta nên tránh xa đi nơi khác, không nên phản ứng gay gắt càng kích thích người khác trêu ghẹo. Dùng lời lẽ nhẹ nhàng yêu cầu không trêu ghẹo. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn cần phản ánh đến giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ. - Khi bị đe dọa dùng vũ lực phải bình tĩnh tỏ thái độ phối hợp. Sau khi tạm thời thoát ra khỏi sự đe dọa cần báo ngay nhà trường, nếu đối tượng ngoài xã hội báo ngay cho công an. Nên nhờ cha, mẹ đưa đón. - Nếu đối tượng sử dụng hung khí, cần tỏ thái độ lo sợ, nan nỉ đối tượng rồi bất ngờ chạy nhanh đến vị trí có người lớn cứu giúp. Nếu thấy khó có khả năng chạy khi bị đánh cần cuộn tròn người, dùng tay, cánh tay, co chân lện bụng để che chắn và vùng chạy thật nhanh khi có cơ hội. Bạo lực học đường là vấn đề nhức nhối của toàn nhân loại, đây là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật đáng bị xã hội lên án Đối xử bạn bè chẳng có trước, sau Hai ba em hùa nhau vào đánh một Em ở ngoài thì tạo mốt quay phim Em cổ cũ, em lặng im không cản. Hành vi học sinh đánh nhau, quay hình ảnh của người tham gia đánh nhau để phát tán trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật sẽ bị pháp luật xử lí nghiêm minh, thấy bạn đánh nhau chúng ta nên can ngăn, nhanh chống nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ can ngăn. Cha mẹ chúng ta rất đau lòng khi phải làm việc 7 vất vả nuôi con ăn học chỉ mong sao cho con khôn lớn, học hành chăm ngoan mà những đứa con bất hiếu làm cha mẹ thất vọng. Ôi than ôi! Nhìn mà thấy nản Cha mẹ đau lòng, xã hội cười chê. Những cứ tưởng con đam mê học tập Ngờ đâu là con tụ tập chơi ngông. Bạo lực học đường làm mất đi nhân cách của người học sinh, đánh mất đi tương lai bao thế hệ. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu thương, đùm bọc, chăm sóc, giúp đỡ nhau, chúng ta đều là dân tộc giàu lòng yêu nước, nhân ái, bao dung, độ lượng thì làm sao đánh nhau như thế được Chúng ta đều nòi giống của Rồng Tiên Cả dân tộc sinh ra cùng một bọc Bài lịch sử các em từng đã học Sao tự mình lại bóc thịt da ta? Khi gặp những mâu thuẫn trong cuộc sống chúng ta nên tự kiềm chế, nhờ thầy cô giúp đỡ vì mình còn nhỏ chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa có cách ứng xử phù hợp. * Phòng, chống HIV Cho học sinh thi hóa trang tuyên truyền HIV, cử một học sinh dẫn chương trình, cả lớp chia làm 3 đội thi hóa trang, Mỗi đội có khoảng 8 phút biểu diễn và thuyết trình, giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng, lớp phó học tập làm giáo khảo đội nào hóa trang và thuyết trình thuyết phục nhất sẽ giành chiến thắng và được nhận quà Giáo viên giáo dục: HIV là căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của toàn nhân loại, con đường lây nhiễm của HIV qua đường máu, từ mẹ sang con và đường tình dục. Mại dâm, ma túy có nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao 8 HIV lây những đường nào? Mang thai, tình dục, theo đường máu qua Tệ nạn mắc phải nhiều ca Mại dâm, ma túy thật là hiểm nguy HIV là căn bệnh phòng tránh là chủ yếu vì chưa có thuốc trị khỏi bệnh, mọi người nên chung tay phòng tránh HIV, sống an toàn, lành mạnh, không tiêm chích ma túy, mại dâm, không dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ có dính máu HIV cách chữa, cách trị làm sao Xin thưa chẳng có cách nào chữa xong Chỉ hay cách tránh, cách phòng Sống sao lành mạnh mới hòng thoát thân Không tiêm, không chích, mại dâm Sống như thế ấy không lâm đường cùng Đại dịch hết phá lung tung Đe dọa tính mạng, hành hung loài người Học sinh cần tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực tuyên truyền vận động mọi người phòng tránh HIV, không kì thị, phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV * Phòng, chống hiểm họa từ hút thuốc Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: “Hái hoa dân chủ”, giáo viên chủ nhiệm cắt dán cây hoa có dán câu hỏi ở cành, lá, hoa, thân cây, rể cây. Cho học sinh chia làm 4 đội lên chọn câu hỏi trả lời liên quan đến tác hại của hút thuốc lá. Các câu hỏi như sau: Câu 1. Hãy nêu tác hại của hút thuốc lá ? Câu 2. Người không hút thuốc ở gần người đang hút thuốc có bị ảnh hưởng sức khỏe không ? Vì sao ? Câu 3. Em làm gì khi gặp một người hút thuốc ở nơi công cộng ? Câu 4. Nếu gia đình các em có người hút thuốc các em sẽ làm gì ? Câu 5. Em hãy nêu các biện pháp phòng chống tác hại của hút thuốc ? 9 Đội nào trả lời đúng sẽ được nhận quà, đội trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội khác. Giáo viên giáo dục: Hút thuốc trở thành hiểm họa của toàn nhân loại, người hút và người không hút đều có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, viêm phổi, ung thư phổi... vì hít khói thuốc chứa nhiều chất độc hại. Chúng ta phê phán những người xem hút thuốc là niềm vui mà không nghĩ đến mối đe dọa cho bản thân và mọi người xung quanh. Hít sâu một điếu đã đời Biết vơi tuổi thọ vẫn cười hồn nhiên Thổi ra một ngụm ưu phiền Biết vơi tuổi thọ hồn nhiên vẫn cười Sự vô cảm thiếu trách nhiệm với xã hội đáng bị lên án, học sinh cần tích cực phòng tránh không hút thuốc, không đến gần những người đang hút thuốc, tuyên truyền vận động mọi người không hút thuốc. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Đề tài rất phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, được áp dụng phổ biến, lâu dài trong từng tiết dạy vì nó rất gần gũi, hấp dẫn làm cho học sinh tích cực, chủ động, yêu thích môn học. - Các kiến thức từ môn văn học, các trò chơi, cuộc thi, tình huống có vấn đề đem vào ứng dụng trong giáo dục kĩ năng tự vệ cho học sinh ở định hướng của đề tài theo dòng thời gian sẽ phong phú hơn, từ đó không khí lớp học ngày càng sôi động, để lại ấn tượng sâu sắc giúp học sinh dễ nhớ và tiếp thu tốt nội dung bài học hơn. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp: - Từ việc theo dõi diễn biến tâm lí, thái độ, khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh trong giờ học mà giáo viên chủ nhiệm điều chỉnh nghệ thuật dạy học kịp thời, phù hợp để học sinh thấy được việc giáo dục kĩ năng tự vệ rất thu hút, hấp dẫn, hết sức cần thiết cho cuộc sống. 10 - Việc thay đổi phưong pháp dạy học, vận dụng văn học, các trò chơi, tình huống có vần đề trong giáo dục kĩ năng tự vệ làm cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học, làm cho khả năng tiếp nhận kiến thức của các em có sự chuyển biến tốt, không khí lớp học trở nên sôi nổi, giáo viên chủ nhiệm thuận lợi cho việc truyền thụ kiến thức hơn. -Kết quả đạt được: 100 % học sinh lớp chủ nhiệm đều biết cách ứng xử khoa học, linh hoạt khi gặp những tình huống khó xử, có kĩ năng tự bảo vệ bản thân mình và mọi người xung quanh. 100% học sinh tích cực tham gia các chủ đề giáo dục kĩ năng tự vệ, không khí lớp học sôi nổi, tạo ấn tượng tốt cho học sinh. 3.5 Tài liệu kèm theo gồm: - Bản vẽ, sơ đồ…(bản) - Bản tính toán….(bản) - Các tài liệu khác…(bản) Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2018 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan