Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn tăng tỉ lệ chuyên cần bằng cách dùng trò chơi 2013-2014...

Tài liệu Skkn tăng tỉ lệ chuyên cần bằng cách dùng trò chơi 2013-2014

.DOC
55
104
96

Mô tả:

MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG I TÓM TẮT 3 II GIỚI THIỆU 3 1 Thực trạng 3 2 Nguyên nhân 4 3 Giải pháp thay thế 5 4 Lịch sử đề tài 6 5 Xác định vấn đề nghiên cứu 8 III PHƯƠNG PHÁP 8 1 Khách thể nghiên cứu 8 2 Thiết kế nghiên cứu 9 3 Quy trình nghiên cứu 11 a Trước tác động 11 b Tác động 11 b1 Trò chơi lớn: “Nhân vật ngày hôm nay” 11 b2 Trò chơi nhỏ 13 c Dừng tác động 14 d Tiếp tục tác động 14 d1 Trò chơi lớn : “Hát vè – xếp chân” 14 d2 Trò chơi nhỏ 16 4 Đo lường và thu thập dữ liệu. 16 1 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 16 1 Mô tả dữ liệu trước và sau tác động 16 2 So sánh dữ liệu 17 3 Mức độ ảnh hưởng 18 V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 19 1 Kết luận 19 2 Khuyến nghị 19 VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 VII PHỤ LỤC 21 Phụ lục 1: Các gói lá thăm phục vụ cho trò chơi lớn 21 IV 1 “Nhân vật ngày hôm nay” 2 Phụ lục 2: Gói các bài vè bài đồng giao phục vụ trò 26 chơi lớn: “Hát vè – xếp chân” 3 Phụ lục 3: Hướng dẫn tổ chức các trò chơi 27 4 Phụ lục 4: Bảng tổng hợp theo dõi chuyên cần 38 5 Phụ lục 5: Hệ thống các trò chơi nhỏ dùng cho cả năm 43 học 6 Phụ lục 6: Các minh chứng 44 2 Tên đề tài: Tăng tỉ lệ chuyên cần thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập ở lớp 5B trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thành Sơn. I. TÓM TẮT Tình trạng hoc sinh vắng học nhiều vẫn còn diễn ra ở lớp 5B trường TH và THCS Thành Sơn. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ chức lớp học thân thiện, tích cực, nâng cao hiệu quả dạy học, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh là những yêu cầu cần thiết không thể thiếu để duy trì sĩ số học sinh. Nghiên cứu này cụ thể hóa vấn đề tổ chức lớp học như thế nào cho thân thiện trong điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn như ở Thành Sơn ? Giải pháp được đưa ra là xây dựng môi trường thân thiện về mặt tinh thần bằng cách tổ chức các trò chơi một cách có hệ thống đều đặn. Nghiên cứu được thưc hiện ở lớp 5B. Thời gian thực hiện trong 20 tuần. Dữ liêu thu thập là bảng đo hành vi của học sinh do tổ trưởng theo dõi. Phân tích dữ liệu chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các trò chơi đã làm tăng tỉ lệ chuyên cần của học sinh. Mức độ ảnh hưởng của trò chơi học tập đối với tỉ lệ chuyên cần là rất lơn. II. GIỚI THIỆU 1. Thực trạng Thành Sơn là một xã đặc biệt khó khăn, nằm ở phía tây của huyện Khánh Sơn, ở đây bà con chủ yếu là làm nương rẫy, trồng chuối, trồng bắp, trồng keo, một số ít trồng cà phê, sầu riêng. . . Đất đai đã cằn cỗi lại càng nhanh bị rửa trôi màu mỡ do địa hình rất dốc. Có thể nói đây là một vùng rất khó để những người nông dân chân chất mưu sinh. Kinh tế khó khăn kéo theo một hệ lụy khác đó là y tế, giáo dục đều chậm phát triển, nhận thức của phụ huynh từ thế hệ này đến thế hệ khác vẫn không được cải thiện nhiều. Phụ 3 huynh chưa quan tâm, chăm lo đến việc học hành của con em. Ở nhà học sinh không có nơi để học tập, không có chỗ để sách vở. Phụ huynh không động viên, nhắc nhở con em phải đi học chuyên cần thậm chí còn yêu cầu con ở nhà để trông em, ở nhà đi chăn bò . . . Về nhà phụ huynh hầu như không kiêm tra việc học hành của con cái. Học sinh không có môi trường tốt để phấn đấu noi theo. . . Đảng, nhà nước đã có nhiều quan tâm. Ngành giáo dục, nhà trường, giáo viên đều rất cố gắng, nỗ lực nhưng tỉ lệ học sinh chuyên cần vẫn còn ở mức báo động. Lớp 5B có 33 học sinh nhưng chỉ có 10 em là đi học đều đặn còn 23 em khác thường xuyên luân phiên nghỉ học với nhiều lí do khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ chuyên cần của cả lớp. 2. Nguyên nhân Có thể nói có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân căn bản nhất vẫn là do điều kiện kinh tế của địa phương còn quá khó khăn, nhận thức của người dân về vai trò của giáo dục còn hạn chế. Đây là một nguyên nhân không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Muốn giải quyết nguyên nhân này cấn có những chính sách đặc biệt của nhà nước, đường lối phát triển đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền địa phương, sự năng nổ, nhiệt tình của cán bộ, sự nỗ lực của nhân dân nơi đây. Mỗi khi hội tụ đầy đủ các yếu tố đó thì tình hình khó khăn mới dần được đẩy lùi, đời sống và nhận thức của người dân mới dần dần được nâng lên từ đó mà tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần mới được cải thiện. Chất lượng giáo dục cũng sẽ được nâng cao hơn. Tuy nhiên đây lại là yêu cầu vượt quá khả năng của giáo viên, của nhà trường và của ngành giáo dục. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ chuyên cần như: 4 - Học sinh văng học do môi trường giáo dục chưa thực sự hấp dẫn, thu hút học sinh. - Học sinh vắng học do phải ở nhà phụ giúp bố mẹ (chăn bò, trông em, làm rẫy, bẻ đót, thu hoạch chuối . . .) - Học sinh vắng học do ham chơi (chơi điện tử, đi câu cá, xem phim . . . ) - Học sinh vắng học do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu (trời mưa to, trời nắng gắt) - Học sinh vắng học do thiếu thốn, đói rách (học sinh không có quần áo vì mới dặt chưa khô, học sinh đi rẫy về muộn chưa được ăn cơm . . .) Trong số những nguyên nhân dẫn đến học sinh vắng học ở trên, có những nguyên nhân rất đơn giản, không đáng phải nghỉ học nhưng qua tìm hiểu tôi nhận thấy chính những nguyên nhân tưởng chừng như vô lí đó lạị góp phần gây nên tình trang vắng học nhiều ở lớp 5B nói riêng và học sinh Tiểu học của trường TH và THCS Thành Sơn nói chung. Trong số những nguyên nhân này nguyên nhân quan trọng nhất, có tính quyết định đó là nguyên nhân đầu tiên: “Học sinh văng học do môi trường giáo dục chưa thực sự hấp dẫn, thu hút học sinh.” Nếu giải quyết được nguyên nhân này thì chúng ta sẽ giúp học sinh vượt qua những trở ngại từ các nguyên nhân khác để đến trường, đến lớp. 3. Giải pháp thay thế. Với mục đính là tao hứng thú cho học sinh, xây dựng môi trường lớp học thật sự thân thiện, vui vẻ giúp học sinh cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tôi mạnh dạn đưa các trò chơi một cách có hệ thống, đều đặn, phù hợp lứa tuổi tiểu học lồng ghép vào dạy học để xây dựng môi trường học tập vui tươi, tình cảm giúp các em thấy thích được đến lớp, đến trường, tin tưởng vào thấy cô từ đó các em đi học đầy đủ hơn. Vì vậy tôi 5 quyết định lựa chọn giải pháp để khắc phục nguyên nhân trên là : Tăng tỉ lệ chuyên cần thông qua việc tổ chức các trò chơi học tập ở lớp 5B trường Tiểu học và Trung học cơ sở Thành Sơn. Trò chơi học tập ở đây là gi? Trò chơi học tập mà đề tài nghiên cứu muốn đề cập tới ở đây là các trò chơi nói chung có tính chất giáo dục, phù hợp vời lứa tuổi học sinh tiểu học. Không nhất thiết phải là các trò chơi có liên quan đến kiến thức trong mỗi tiết học. Đề tài sử dụng hai loại trò chơi: Trò chơi lớn và trò chơi nhỏ - Trò chơi lớn: Trò chơi lớn là những trò chơi được sử dụng lặp lại nhiều lần, mỗi lần chỉ thay đổi một số nội dung còn cách chơi hoàn toàn tương tự. Có 2 trò chơi lớn được sử dụng trong đề tài là : Trò chơi “Nhân vật ngày hôm nay” và trò chơi “Đọc vè - xếp chân” - Trò chơi nhỏ: Trò chơi nhỏ là những trò chơi thông thường như: Chụm hoa, Đoàn kết, Tập tầm vông, mưa rơi . . . được sắp xếp chỉnh sửa về cách chơi, luật chơi cho phù hợp với học sinh tiểu học, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và đối tượng học sinh ở vùng khó khăn. Tổ chức trò chơi vào thời gian nào? - Trò chơi lớn được tổ chức vào 15 phút đầu giờ các ngày thứ 3 và thứ 5 hảng tuần. - Trò chơi nhỏ được tổ chức vào giữa hai tiết học (thông thường giữa tiết 2 và tiết 3 của ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần) Người tổ chức là ai? - Giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi mới sau đó giao cho học sinh tự tổ chức cho lớp chơi. 6 - Trong các ngày tiếp theo, học sinh lần lượt thay nhau tổ chức cho lớp chơi trò chơi đã được hướng dẫn. Đối tượng tham gia trò chơi là những ai? - Tất cả học sinh lớp 5B, không kể học sinh đó đi học chuyên cần hay chưa chuyên cần. 4. Lịch sử đề tài Trước khi đưa ra giải pháp Sử dụng trò chơi học tập để tăng tỉ lệ chuyên cần tôi đã tìm hiểu một số nghiên cứu từ các năm trước: a) Kế hoạch xây dựng trường học thân thiên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 về việc triển khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 với 5 nội dung: +. Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn + Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh giúp các em tự tin trong học tập. + Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. + Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. - Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh : tham gia Đại hội TDTT các cấp, tổ chức Hội diển Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và tham gia các Hội diễn văn nghệ tại địa phương. 7 - Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Đoàn trường tổ chức các hoạt động vui chơi, hội trại 26/03. + Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Trong 5 nội dung trên tôi rất quan tâm tới nội dung thứ 4. Vì nội dung này có Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Tuy nhiên do đây là kế hoạch chung có tầm bao quát lơn nên không có hướng dẫn tổ chức trò chơi gì? tổ chức vào thời gian nào? Chưa có hệ thống trò chơi phù hợp cho học sinh ở vùng đăc biệt khó khăn. b) Đề tài: Nâng cao kết quả học toán cộng, trừ, nhân, chia thông qua kĩ thuật dạy học phối hợp thể dục thể thao của cô Nguyễn Thị Thừa – Phòng GD&ĐT Khánh Sơn; Đề tài đã sáng tạo một kĩ thuật dạy học các phép tính đơn giản, dạy bảng nhân, bảng chia bằng cách phối hợp các động tác thể dục thể thao như chuyền bóng, đánh cầu, đá cầu . . . Đây là một ý tưởng mới mẻ sử dụng rất có hiệu quả trong dạy học toán, tạo được hứng thú. Điều này nếu áp dụng được cũng có thể giúp học sinh đi học chuyên cần hơn. Tuy nhiên đề tài chỉ mới nghiên cứu sử dụng ở môn toán, chưa áp dụng với các môn học khác. Đề tài cũng chỉ sử dụng để nâng cao hiệu quả dạy học chưa nghiên cứu để duy trì sĩ số. c) Một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số của cô Trần Thị Nghĩa Đề tài một số biện pháp nhằm duy trì sĩ số của cô Trần Thị Nghĩa trường TH Ba Cụm Bắc cũng đưa ra ba giải pháp chính đó là : Phối hợp với gia đình phụ huynh; Nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học; 8 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, thường xuyên tổ chức các cuộc thi, đố vui học tập, rung chuông vàng, thường xuyên động viên khích lệ học sinh, phát động phong trào “ Thay vì điểm 10, thầy cô hãy tặng trẻ những lời khen” . Như vậy phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, hay nghiên cứu Kĩ thuật dạy học phối kết hợp thể dục thể thao của cô Nguyễn Thị Thừa, nghiên cứu duy trì sĩ số của cô Trần Thị Nghĩa đều có điểm chung là hướng tới xây dựng môi trường lớp học thân thiện giúp học sinh tự tin, năng động, học sinh thấy hào hứng, vui tươi khi được đến lớp bởi ở đó các em được thoải mái thể hiện khả năng của bản thân các em thật sự là chủ thể của quá trình tác động …Đây là những nghiên cứu tuy có nhiều điểm khác về giải pháp đưa ra và khác về mục tiêu hướng tới nhưng có cùng quan điểm là xây dựng môi trường lớp học thân thiện. Điều này giúp tôi tin tưởng hơn về sự thành công của đề tai. Nhà trường đóng ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, có nhiều điểm trường lẻ (5 điểm trường) nên cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng được các yêu cầu về “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trường chưa có sân chơi an toàn, cây xanh im mát cho các em, chưa có nhà vệ sinh đàng hoàng sạch sẽ, bàn ghế chưa phù hợp, chưa đảm bảo quy cách . . . Việc áp dụng nghiên cứu phối kết hợp thể dục thể thao của cô Nguyễn Thị Thừa cũng chưa thực sự phù hợp do điều kiện về sân bãi, điều kiện về phòng học bàn ghế khó bố trí sắp xếp. Khả năng tổ chức các hoạt động thể dục thể thao của giáo viên còn hạn chế nên chưa làm phong phú được hoạt động này. Trong khi nhà trường đặc biệt là điểm trường lẻ (thôn 2) nơi tôi giảng dạy còn nhiều khó khăn. Bàn ghế của học sinh là những bộ bàn dài dành cho 4 - 5 em ngồi, bờ tường cũ kĩ, sân trường gồ ghề sỏi đá, chật hẹp, thiếu cây xanh, 9 không có nhà vệ sinh . . . nên có thể nói các điều kiện về cơ sở vật chất là không thân thiện, không hấp dẫn học sinh. Tổ chức môi trường thân thiện về mặt tinh thần đó là tình cảm thầy trò, tình cảm giữa trò với trò, môi trường học tập vui vẻ, dễ hòa đồng thông qua tổ chức các trò chơi học tập là giải pháp chính, cần thiết ngay trước mắt và cả lâu dài. 5. Xác định vấn đề nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu : Việc tổ chức các trò chơi học tập ở lớp 5B có giúp tăng tỉ lệ chuyên cần không? Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc tổ chức các trò chơi học tập có giúp tăng tỉ lệ chuyên cần của học sinh. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu : Khách thể nghiên cứu là 33 học sinh của lớp 5B trường TH và THCS Thành Sơn, trong đó có 14 học sinh nam và 19 học sinh nữ. Tất cả các em đều sinh năm 2003. Đa số các em đều có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể về lực học, khoảng cách từ nhà đến trường như sau: Tổng số Nữ HS 33 19 Học lực Dân Khoảng cách từ nhà đến trường (a) tộc G K TB Y 32 3 8 19 a < 500 m 3 500m < a < 1200m < a < 1200m 2000m 21 5 7 2. Thiết kế nghiên cứu. Thiết kế chính được sử dụng trong nghiên cứu này là thiết kế Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất. 10 Kiểm tra trước tác động Giải pháp hoặc tác động Kiểm tra sau tác động O1 X O2 Trước khi tác động tôi tiến hành theo dõi sự chuyên cần của học sinh. Sau đó tiến hành sử dụng các trò chơi học tập, trò chơi dân gian một cách thường xuyên vào 15 phút đầu giờ hàng ngày và tổ chức xen kẽ giữa các tiết học đồng thời theo dõi sự chuyên cần để xem thử những tác động mới này có giúp tăng tỉ lệ chuyên cần lên hay không? So sánh chênh lệch giá trị trung bình trước tác động và sau tác động. Chênh lệch giá trị |02-01| > 0 chứng tỏ tác động là có kết quả. Tuy nhiên nếu kết luận như vậy là khá chủ quan vì kết quả kiểm tra tăng lên có thể do ảnh hưởng của các yếu tố khác. Đó chính là nhưng nguy cơ đối với độ giá trị của dữ liệu. Nguy cơ tiềm ẩn thứ nhất là : Có thể có sự trùng hợp ngẫu nhiên là trong giai đoạn trước tác động giáo viên thấy học sinh vắng học nhiều do đúng vào mùa thu hoạch nông sản hoặc mùa thu đót, mùa phát rẫy còn giai đoạn tác động lại là giai đoạn gia đình học sinh rảnh rỗi nên việc đi học đều là hoàn toàn tự nhiên. Để loại trừ nguy cơ tiềm ẩn này tôi đã chọn thời điểm không phải là mùa phát rẫy hay mùa thu hoạch để kiểm tra trước tác động. Nguy cơ tiềm ẩn thứ 2 là: Việc theo dõi sĩ số sát sao của giáo viên, của tổ trưởng làm học sinh sợ bị phạt, bị la mắng trong giờ sinh hoạt lớp nên đi học đều hơn. Để loại trừ nguy cơ tiềm ẩn thứ hai tôi đã cho tổ trưởng thực hiện việc theo dõi sĩ số ngay từ đầu năm học nên việc theo dõi sĩ số là trách nhiệm và là việc làm bình thường diễn ra hoàn toàn tự nhiên của lớp. Sinh hoạt lớp vào 11 cuối tuần lớp vẫn thực hiện theo nội quy đã thống nhất từ đầu năm, giáo viên không trách phạt hay gây thêm áp lực nào trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra vào giờ sinh hoạt lớp giáo viên giành 10 phút cho học sinh chơi trò chơi và dặn lớp trưởng chuẩn bị cho trò chơi mới trong tuần tới. Tác động này cũng có tác dụng tốt đến học sinh hay nghỉ học nên thực chất việc theo dõi sĩ số của tổ trưởng hay giờ sinh hoạt lớp đã không còn là nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ tiềm ẩn thứ 3 là: Nhận thức của học sinh được nâng lên nên về sau học sinh đi học chuyên cần hơn là việc bình thường chứ không phải do tác động của trò chơi học tập mang lại. Để loại trừ nguy cơ tiềm ẩn thứ 3 tôi đã phối hợp thiết kế này với thiết kế cơ sở ABAB bằng cách lặp lại quá trình nghiên cứu. Với cách làm này tôi vừa khắc phục được các nguy cơ tiềm ẩn vừa làm tăng độ tin cậy của dữ liệu. Thiết kế tôi sử dụng có 2 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Theo dõi sĩ số trước tác Giải pháp hoặc tác động động Theo dõi sĩ số trong thời gian tác động O1 X O2 Dừng tác động và theo dõi Giải pháp hoặc tác động Theo dõi sĩ số trong Giai đoạn 2: sĩ số thời gian tác động tiếp theo O3 X 12 O4 3. Quy trình nghiên cứu. Thực hiện nghiên cứu trong 20 tuần : Từ tuần 10 đến hết tuần 29. Chia quá trình nghiên cứu làm 2 giai đoạn: a) Trước tác động : 6 tuần (Từ tuần 10 đến hết tuần 15) Giai đoạn này giáo viên vẫn thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp. GV vẫn sử dụng một số biện pháp truyền thống giúp học sinh đi học chuyên cần hơn như: thường xuyên kiểm tra sĩ số học sinh , sử dụng nội quy lớp học, nhắc nhở, trách phạt, liên hệ với phụ huynh, đi đến nhà vận động. Tuy nhiên không sử dụng các trò chơi học tập. Giáo viên và tổ trưởng theo dõi sĩ số học sinh, ghi vào sổ theo dõi riêng. b) Tác động: 6 tuần (Từ tuần 16 đến hết tuần 21) b1) Trò chơi lớn: “Nhân vật ngày hôm nay” Trò chơi lớn: “Nhân vật ngày hôm nay” được tổ chức 12 lần. Mỗi lần chơi tôi sử dụng một gói thăm khác nhau, còn cách chơi thì không thay đổi (Các gói thăm cụ thể có ở phần phụ lục) Mục tiêu của trò chơi nhân vật ngày hôm nay: - Tạo không khí vui tươi, giúp các em có tâm thế thoải mái trước khi vào giờ học. - Rèn kĩ năng đọc, kĩ năng thuyết phục người khác, giúp HS mạnh dạn tự tin trước đám đông và trước thầy cô giáo. - Thông qua trò chơi giúp HS hiểu biết thêm một số câu ca giao tục ngữ - Bỗi dưỡng tính hài hước, vui vẻ, thân thiện với mọi người 13 Cách chơi: Quản trò làm 4 lá thăm bỏ vào trong một chiếc hũ thủy tinh nhỏ, các lá thăm ghi những câu chúc mừng tốt đẹp, những câu nói hài hước, một yêu cầu nhỏ hoặc nhưng câu phỏng đoán lí thú . . . Quản trò lần lượt đưa hũ cho một nhóm học sinh bốc thăm, học sinh bốc được thăm nào thì đọc và thể hiện theo yêu cầu trong lá thăm. Cả lớp sẽ hồi hộp chờ đợi để nghe câu mà bạn đọc hoặc xem bạn biểu diễn. Sau khi 8 học sinh thể hiện xong cả lớp sẽ bình chọn câu mà em thích nhất hoặc tiết mục mà em yêu thích nhất rồi cùng phát biểu ý kiến bàn luận hoặc nhận xét về sự hài hước của câu nói đó và phần thể hiện của bạn. (Giải thích câu nói nếu cần thiết). Học sinh nào thể hiện theo yêu cầu tốt nhất sẽ là “nhân vật ngày hôm nay”. Nhân vật ngày hôm nay có quyền mời bất kì ai lên và hát một bài hoặc múa, nhảy, biểu diễn thời trang, kể chuyện hài hước… cho cả lớp xem. Luật chơi: Mỗi ngày chỉ cho một dãy bàn (4 em) bốc thăm, các nhóm luân phiên bốc thăm cho đến hết đợt tác động, mỗi học sinh trong nhóm chỉ bốc 1 thăm và đọc to cho cả lớp nghe rồi thể hiện theo yêu cầu của thăm (nếu có). Cuối tháng lớp sẽ bình chọn nhân vật của tháng và trao phần thưởng cho nhân vật nào biểu diên vui nhất, hay nhất. Ví dụ về cách tổ chức trò chơi lớn “Nhân vật ngày hôm nay” Sau khi đã hướng dẫn xong cách chơi, luật chơi quản trò tiến hành các bước như sau: Bước 1: Quản trò đưa hũ cho nhóm 1 bốc thăm (môt dãy bàn 4 em bốc thăm) Bước 2: HS lần lượt đọc và thể hiện theo yêu cầu (nếu có) trong các lá thăm của mình: Lá thăm 1: Nếu ngày mai mẹ bảo em ở nhà trông em, không đi học. Em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào? 14 Lá thăm 2: Hôm nay bạn sẽ có một niềm vui nho nhỏ. Lá thăm 3: Râu tôm nấu với ruột bầu Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon. Chỉ tội cho cái thằng con Đứng ngoài chầu chực biết ngon là gì Lá thăm 4: Học đi đôi với hành ,hành đi đôi với tỏi  Bước 3: Giải thích ngăn gọn và sửa lại cho đúng câu nói ở lá thăm 4 : Dù ai nói ngả nói nghiêng lòng ta vẫn vững như kiềng 3 chân. Bước 4 : Bình chọn Nhân vật ngày hôm nay Bước 5: Nhân vật ngày hôm nay mời một bạn lên biểu diễn trước lớp một động tác hài hước hoặc một điệu nhảy, một bài hát, một điệu múa . . . Bước 6: Tổng kết khen ngơi b2. Trò chơi nhỏ: Các trò chơi nhỏ được tổ chức trong giai đoạn này gồồm: TT Tên trò chơi Thời gian tổ chức 1 Trời – Biển – Đất – Nước – Việt Nam Tuần 15 + 16 2 Hát đối Tuần 17 + 18 3 Gồ ghê Tuần 19 + 20 (Hướng dẫn cụ thể cách chơi ở phần phụ lục) Vào giữa giờ giáo viên hướng dẫn và tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhỏ. Cứ sau tiết 2 vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 tôi cho học sinh chơi trò chơi nhỏ. Cứ 2 tuần tôi lại hướng dẫn cho học sinh một trò chơi mới. Mỗi trò 15 chơi tôi chỉ hưỡng dẫn cho HS chơi lần đầu còn các lần sau cho lớp trưởng, lớp phó hoặc các tổ trưởng thay nhau lên tổ chức cho lớp chơi. Cách làm này ngoài việc học sinh được chơi các em còn được rèn luyện các kĩ năng nói, kĩ năng tổ chức, kĩ năng trình bày và thể hiện được cá tính của bản thân đó cũng là một lí do để các em đi học chuyên cần hơn. Ví dụ về tổ chức trò chơi nhỏ Trò chơi: CHỤM HOA Mục tiêu: - Tạo bầu không khí vui vẻ, xua tan căng thẳng mệt mỏi - Rèn luyện khả năng quan sát, tính toán, phản xạ nhanh nhen Cách chơi: Cho cả lớp vừa đi vòng quanh vừa hát : “Nào chúng mình cùng chơi chụm 5 chụm 3. Chúng ta là hoa, hoa muốn thành vườn. Hoa ơi hoa chụm lại. Chụm mấy?” Đến câu cuối cùng cả lớp đồng thanh hô “chụm mấy ?”. Quản trò sẽ hô chụm 3 hoặc chụm 5, chum 4 . . , Sau khi dứt tiếng hô của quản trò thì người chơi phải nhanh chóng chụm lại thành từng nhóm theo yêu cầu. Luật chơi: Người chơi nào bị thừa ra hoặc chụm không đúng yêu cầu sẽ bị thua, bị phạt. Quản trò tiếp tục bắt nhịp bài hát, vòng tròn lại di chuyển, hát và tiếp tục chơi. c) Dừng tác động: 4 tuần (Từ tuần 22 đến hết tuần 25) (Thực hiện hoàn toàn giống trước tác động) d) Tiếp tục tác động: 4 tuần (từ tuần 26 đến hết tuần 29) 16 d1) Trò chơi lớn: HÁT VÈ – XẾP CHÂN Trò chơi lớn Hát vè – xếp chân được tổ chức 8 lần, mỗi tuần tôi lại sử dụng một bài ve, hoặc một bài đồng giao khác. Mục tiêu: - Giúp học sinh ôn luyện bảng nhân chia, ôn học thuộc lòng, biết thêm các bài vè, câu đố. - Tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Cách chơi: Mỗi ngày quản trò mời một tổ tham gia chơi trò chơi lớn. Người chơi được mời lên ngôi trên bục giảng thẳng hai chân vê phía trước. Quản trò bắt nhịp cho người chơi đọc bài vè hoặc bài đồng giao, bài thơ, bảng nhân chia . . . Khi người chơi đọc quản trò cùng đọc đồng thơi dùng thước chỉ vào chân từng người. Tiếng cuối cùng của bài vè (bảng nhân, bài đồng giao) đúng vào chân của người nào thì người đó được xếp chân lại. Ai xếp được cả hai chân thì thắng và về chỗ. Trò chơi tiếp tục cho đến khi tìm được người cuối cùng. Luật chơi: Người chơi phải đọc đúng bài thơ hoặc bảng nhân hay bài vè mà quản trò yêu cầu, ai đọc sai sẽ bị phạt. (một số bài vè phục vụ cho trò chơi lớn được ghi phụ lục 2) Ví dụ về trò chơi : Hát vè - xếp chân Bước 1: Quản trò mời tổ 1 lên chơi trò chơi (8 học sinh). Học sinh ngồi xếp thành hàng ngang duỗi hai chân ra phía trước. Bước 2: Quản trò bắt nhịp cho cả lớp đọc bài đồng giao: 17 Ông trẳng ông trăng, Bắt trai bỏ giỏ, Xuống chơi với tôi. Cái đỏ ẵm em, Có bầu có bạn, Đi xem đánh cá, Có ván có xôi, Có rá vo gạo, Có nồi cơm nếp, Có gáo múc nước, Có nệp bánh chưng, Có lược chải đầu, Có lưng hũ rượu, Có trâu cày ruộng, Có chiếu bám đu, Có muống thả ao. Thằng cù xí xoài Ông sao trên trời... Khi đọc mỗi tiếng trong bài đồng giao quản trò dùng thước chỉ vào chân của từng người. Tiếng cuối cùng dừng ở vị trí chân người nào thì người đó được xếp chân lại. Người chơi nào được xếp cả hai chân thì thắng và được về chỗ. Trò chơi tiếp tục cho đến khi người chơi cuối cùng xếp chân cuối cùng. Bước 3: Khen ngợi cả lớp đọc thuộc bài (thuộc bảng nhân chia. . .), khen học sinh tham đã gia chơi tích cực. Các bài vè dùng cho trò chơi lớn trong giai đoạn này gồm: TT 1 Tên trò chơi Bài vè thay thế Hát vè – Xếp chân Khuyến trẻ học hành Thời gian tổ chức Thứ 3 và thứ 5 Tuần 26 2 Hát vè – Xếp chân Vè thằng nhác Thứ 3 và thứ 5 Tuần 27 3 Hát vè – Xếp chân Bắt được con công Thứ 3 và thứ 5 Tuần 28 18 Hát vè – Xếp chân 4 Bảng nhân 6 (7, 8, 9) Thứ 3 và thứ 5 Tuần 29 ( Nội dung các bài vè có ở phần phụ lục) d2) Trò chơi nhỏ: (Tiến hành tương tự giai đoạn 1) Các trò chơi nhỏ được tổ chức trong thời gian này gồồm: TT Tên trò chơi Thời gian tổ chức 1 Ném lon Tuần 26 + 27 2 Tập tầm vông Tuần 28 + 29 ( Hướng dẫn cụ thể cách chơi ở phần phụ lục) 4. Đo lường và thu thập dữ liệu Công cụ đo lường : Sổ theo dõi chuyên cần của các tổ trưởng. Tôi đã thiết kế sổ theo dõi chuyên cần dành cho các tổ trưởng đề tổ hàng ngày theo dõi thành viên của tổ mình. Nếu trong tổ có học sinh nghỉ học thì tổ trưởng chỉ việc đánh dấu x vào dòng có tên của học sinh đó. (Mẫu sổ có ở phần phụ lục) IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1. Mô tả dữ liệu trước và sau tác động : Mô tả dữ liệu Dừng tác Tiếp tục tác 97 động 84.8 động 97 97 86.35 97 Trước tác động Tác động Mốt 90.9 Trung vị 87.9 94.65 Giá trị trung bình 88.07 95.46 87.86 19 Độ lệch chuẩn 5.34 5.83 4.41 4.24 Nhìn vào bảng mô tả dữ liệu ta nhận thấy có sự khác biệt giữa các giai đoạn trước tác động và sau tác động. Trước tác động trung bình tỉ lệ đi học chuyên cần chỉ đạt 88,07% sau đó tôi tiến hành tổ chức lớp học vui vẻ thân thiện bằng cách tổ chức trò chơi lớn và các trò chơi nhỏ thì học sinh đi học chuyên cần hơn trung bình đạt 94,65%. Để tăng độ tin cậy của dữ liệu tôi đã tiến hành lặp lại quá trình nghiên cứu bằng cách dừng tác đông trong một thời gian 4 tuần để theo dõi xem học sinh có tiếp tục đi học đều hay lại vắng học? Kết quả cho thấy ngay sau khi dừng tác động học sinh bắt đầu vắng học nhiều bình quân tỉ lệ chuyên cần tụt xuống chỉ đạt 87,86 %. Tôi tiếp tục tác động thêm 4 tuần nữa thì thấy học sinh lại đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần đạt 95,46%. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan