Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn tăng hứng thú học tập của học sinh thông qua việc lồng ghép các hiện tượng ...

Tài liệu Skkn tăng hứng thú học tập của học sinh thông qua việc lồng ghép các hiện tượng tự nhiên vào trong giảng dạy hóa học

.PDF
17
128
97

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ...................................................... 1. Tên sáng kiến: “Tăng hứng thú học tập của học sinh thông qua việc mở bài trong dạy học Sinh học 10”. (Lê Thanh Thủy, Võ Thị Phương Linh, Nguyễn Thị Thuận Thảo, Võ Văn Đúng, @THPT Lê Quí Đôn) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn giảng dạy môn Sinh học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trước đây người ta cho rằng thái độ học tập là những nhân tố bên ngoài của quá trình dạy học nhưng thật ra nó lại là các nhân tố bên trong trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Người thầy có nhiệm vụ tạo các nhân tố bên trong để từ đó hình thành ở các em một thái độ học tập đúng đắn mang tính hiệu quả cao trong suốt quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Hoạt động của thầy, hoạt động của trò, giọng nói, tiếng cười, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, những mẫu chuyện vui, những thí nghiệm đơn giản là yếu tố tạo ra thái độ học tập tích cực ở học sinh, giúp cho lớp học có một không khí học tập thoải mái, sinh động và thân thiện. Khi giáo viên tạo được không khí học tập tích cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các mục đích dạy học khác. Giáo viên phải làm thế nào cho học sinh thấy được mục tiêu của bài học, tạo cho các em tâm lý chuẩn bị tìm kiếm cái gì đó mới mẻ về tri thức mà tiết học sẽ mang tới. Điều này nói lên vai trò của người thầy trong việc mở đầu bài giảng nhằm tạo không khí học tập tích cực, định hướng nhận thức của học sinh. Sự thành công của một tiết dạy còn phụ thuộc rất nhiều vào phần mở đầu và kết thúc bài giảng. Chính vì vậy việc mở bài có vai trò đặc biệt quan trọng, định hướng quá trình học tập của học sinh. Hiện nay, các sách phục vụ trong công tác giảng dạy thậm chí ngay cả đối với người giáo viên thường chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động học tập mà ít quan tâm đến việc mở đầu bài giảng. Hơn nữa, một trong những yếu tố giúp cho sự thành công của tiết học là tạo được môi trường học tập tích cực, sự lôi cuốn, hấp dẫn đến học sinh. Khi đó, các em sẽ có một tâm thế sẵn sàng học tập, sẵn sàng hợp tác và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào đối tượng, nội dung và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có mà người giáo viên có cách vào bài riêng. Vì vậy, việc tạo không khí tâm lý vui vẻ, gây hứng thú trong việc giới thiệu bài mới, chuyển ý một cách phù hợp là cần thiết. Đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Tăng hứng thú học tập của học sinh thông qua việc mở bài trong dạy học Sinh học 10” (Chương trình cơ bản, Phần II: Chương I và Chương IV) để chia sẻ một ít kinh nghiệm. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1 Mục đích của giải pháp Vận dụng lí luận, thực tiễn và phương pháp dạy học vào việc mở đầu bài giảng Sinh học 10 giúp giáo viên chủ động, sáng tạo hơn trong giảng dạy, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy Sinh học ở cấp THPT, bổ sung kinh nghiệm trong giảng dạy. Vì việc mở đầu bài giảng có vai trò rất quan trọng, vừa tạo yếu tố tâm lý của tiết học vừa giúp giáo viên định hướng nội dung sắp đưa đến người học. Từ đó, học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp các em phát triển các năng lực của mình như: năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ, từ góp phần tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học, thông qua đó nâng cao hiệu quả giảng dạy. Do thực tế được phân công lớp dạy và điều kiện thời gian, nên phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở giới hạn nghiên cứu một số cách mở bài ở một số bài cụ thể trong chương trình Sinh học 10 – Chương trình cơ bản. Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu một số cách mở bài thường được sử dụng phổ biến hiện nay như: - Mở đầu bằng một thí nghiệm, trò chơi đơn giản. - Mở đầu bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phương, trong sản xuất,... - Mở đầu bằng một câu chuyện có liên quan đến bài học. - Mở đầu bằng khơi gợi trí tò mò. - Mở đầu bằng các câu hỏi có vấn đề, bài tập thảo luận nhóm. 3.2.2 Nội dung của giải pháp * Điểm mới của giải pháp - Giải pháp này chia sẽ nhiều cách mở bài khác nhau trước khi vào bài mới, thiết nghĩ sẽ tạo được môi trường học tập tích cực, sự lôi cuốn, hấp dẫn đến học 2 sinh. Khi đó, các em sẽ có một tâm thế sẵn sàng bài học, sẵn sàng hợp tác và tiếp thu kiến thức tốt hơn. - Học sinh sẽ tích lũy thêm nhiều hiểu biết cho bản thân về các vấn đề liên quan thực tế cuộc sống. - Đặc biệt, điểm mới cần lưu ý trong giải pháp này là bản thân đã khai thác tốt những kiến thức chuyên môn, hiện tượng thực tế có liên quan nhằm tạo tâm lý hết sức gần gũi, thoải mái, đầy phấn khởi mà trên hết là sự tích cực ở học sinh khi bước vào bài học, từ đó dễ dàng đạt được kết quả như mong đợi. * Cách thức thực hiện Để thực hiện định hướng này, rõ ràng vai trò của người thầy là cực kỳ quan trọng. Thầy bước vào lớp với nét mặt vui vẻ, hỏi thăm, trò chuyện vài lời với một vài học sinh, giọng nói tự nhiên, ấm áp, những câu chuyện mở đầu bài giảng của thầy (nhiều khi tưởng như không có liên quan gì đến bài học, đôi khi các em không biết bài giảng bắt đầu từ lúc nào) làm cho bài giảng được bắt đầu một cách tự nhiên, tìm cho lớp học một môi trường học thích hợp,… sẽ quyết định một bài giảng có triển vọng thu được kết quả tốt. Thực chất đây là bước chuẩn bị về mặt tâm lý cho học sinh, sao cho các em thấy mình đang ở một không gian mà trong đó mọi người đều đang có cái đích chung là chuẩn bị tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ, thú vị, có tác dụng cho bản thân. Đó chính là thầy đã làm cho học sinh nhận thức tích cực về việc học của mình. Giáo viên có thể mở bài bằng nhiều cách như trần thuật, làm thí nghiệm đơn giản, kể một ứng dụng thực tiễn,… hoặc có thể kết hợp các cách lại với nhau miễn sao tạo được sự hứng thú học tập ở học sinh. Tuy nhiên, phần mở bài phải đạt được các yêu cầu như: mở bài phải phù hợp với nội dung bài học, không được chiếm nhiều thời gian trong một tiết học (thường khoảng từ 2 đến 3 phút) và không giải thích nhiều những kiến thức liên quan tới nội dung bài. Phần mở bài thường có cấu trúc gồm 3 phần: Dẫn dắt vào nội dung mở bài – Nội dung mở bài (câu chuyện hoặc thí nghiệm) – Câu chuyển để vào bài mới. Những vấn đề, câu hỏi đặt ra ở phần đầu bài phải được giải quyết trong tiết học nếu không giải quyết thì cũng có nghĩa là mở bài không đạt yêu cầu. Mở bài hay là một cách để gây hứng thú học tập tích cực. Tuy nhiên, nếu chỉ có nội dung thì chưa đủ. Cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói và tác phong của người giáo viên cũng không kém phần quan trọng. Do đó, giáo viên khi lên lớp phải với một tâm trạng thực sự thoải mái thì mới đạt được hiệu quả giảng dạy và học tập. Để thực hiện được giải pháp, giáo viên cần chuẩn bị: 3 - Thứ nhất, nghiên cứu lý thuyết để hệ thống những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu cách mở bài hợp lý. Giáo viên có thể sử dụng: sách giáo khoa Sinh học 10, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng, sách thiết kế bài giảng, tài liệu về dạy học tích cực, lý luận dạy học, tài liệu về thế giới sinh vật, ứng dụng hoạt động của sinh vật vào thực tiễn, các tài liệu tham khảo có liên quan,... Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị trước một số dụng cụ cần cho việc mở bài: máy vi tính, máy chiếu (projector), tranh ảnh (ảnh vẽ và ảnh chụp), giấy A4, dụng cụ thí nghiệm, hóa chất làm thí nghiệm (nếu có),... - Thứ hai, giáo viên xây dưng nội dung tương ứng với một số cách vào bài nhằm tạo không khí học tập tích cực. - Thứ ba, thực nghiệm ở từng lớp dạy với nhiều cách mở bài khác nhau, có đối chiếu với lớp không áp dụng để đánh giá hiệu quả của đề tài. Khi xây dựng và lựa chọn cách thức mở bài ở từng bài học cần chú ý những điểm sau: việc mở đầu phải phù hợp với nội dung; ngắn gọn, bổ ích và phù hợp với từng đối tượng học sinh, không phi sư phạm; cần sử dụng mở đầu bằng nhiều cách, không đơn điệu, nhàm chán. * Ví dụ minh họa: Bài 5. PRÔTÊIN và Bài 18. CHU KỲ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN – Phần II. SINH HỌC TẾ BÀO (Chương trình Sinh học 10, Ban cơ bản). Trước hết, ta cần hệ thống những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu cách mở bài hợp lý. CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Nội dung chính của chương: - Các chất có trong tế bào bao gồm các yếu tố hóa học, nước, cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic. - Vai trò của các chất đối với tế bào. Bài 5. PRÔTÊIN 1. Nội dung chính của bài: - Các bậc cấu trúc của prôtêin. - Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo gồm các đơn phân là axit amin. - Cấu trúc của prôtêin qui định chức năng của nó nên khi cấu trúc không gian của nó bị phá vỡ thì prôtêin bị mất chức năng. - Prôtêin là đại phân tử có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất. - Prôtêin có các chức năng như: cấu trúc, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, thụ thể, dự trữ axit amin,… 4 2. Vào bài: 2.1. Cách 1:  Thời gian: 3 phút.  Phương pháp: làm thí nghiệm đơn giản. - Dùng 2 cốc 1 cốc chứa sữa, 1 cốc chứa nước cam. - Đố các em đây là gì? - Hỏi: Trong sữa có gì? - Trả lời: Đường, prôtêin,… - Hỏi: Trong nước cam có gì? - Trả lời: Đường, vitamin C,… - Vitamin C là một loại axit đó các em. Nó là axit ascorbic. - Hãy đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta trộn hai thứ này lại với nhau? - HS trả lời: Xuất hiện lợn cợn màu trắng. - Để biết được có xuất hiện lợn cợn màu trắng hay không thì các em chú ý thí nghiệm khi Thầy cho cam vào trong cốc sữa. - Vậy kết tủa màu trắng đó là gì? Tại sao mà có? Chúng ta thấy là trong sữa có prôtêin, tại sao khi cho sữa vào môi trường có chứa axit lại bị kết tủa? Để giải thích được điều đó thì chúng ta vào bài mới. Bài 5. PRÔTÊIN. (Giáo trình Sinh hoá - Nguyễn Minh Chơn, 2000). 2.2. Cách 2:  Thời gian: 3 phút.  Phương pháp: Nêu một ví dụ trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày. - Hỏi: Đố các em trong tròng trắng trứng gà có chứa gì? - Trả lời: Prôtêin. - Vậy có em nào đã từng làm thí nghiệm này chưa: Tách lấy tròng trắng trứng ra và cho một tí muối vào. Điều gì sẽ xảy ra? - Tròng trắng trứng sẽ bị tan ra, không còn ở dạng quánh nữa. - Em nào có thể giải thích hiện tượng trên? - Chính là do tròng trắng trứng có thể tan trong dung dịch muối. Thí nghiệm này rất đơn giản. Em nào chưa từng làm thí nghiệm này thì về có thể tự làm ở nhà. Biết đâu các em lại phát hiện thêm nhiều điều mới hơn! - Hỏi tiếp: Vậy em nào có thể giải thích tiếp tại sao khi luộc trứng, tròng trắng trứng chuyển từ thể quánh sang thể đặc? - HS trả lời: Prôtêin có thay đổi cấu trúc khi gặp nhiệt độ cao. 5 Chuyển ý: Vậy Prôtêin có cấu trúc như thế nào mà lại có những đặc tính như thế? Chúng ta vào bài mới. Bài 5. PRÔTÊIN. (Giáo trình Sinh hoá - Nguyễn Minh Chơn, 2000). 2.3. Cách 3:  Thời gian: 3 phút.  Phương pháp: Nêu một ứng dụng thực tiễn.  Vận dụng phần “Em có biết” để mở bài. - Ít có ai có thể tưởng tượng nổi các tơ nhện mỏng manh lại có thể bền hơn sắt thép. Nếu bện các tơ nhện lại thành sợi có đường kính cỡ ống nhựa mềm dùng để tưới cây thì có thể dùng nó để kéo cùng một lúc hai chiếc máy bay Boing 737. Thật không thể tin được phải không các em! - Như ta đã biết tơ nhện được cấu tạo từ prôtêin. Vấn đề đặt ra ở đây là tơ tằm, tóc cũng được cấu tạo bằng prôtêin nhưng tại sao nó lại không rắn chắc, bền dẻo như tơ nhện? Vậy sự khác nhau đó là do đâu? Bài 5. PRÔTÊIN sẽ giúp chúng ta giải đáp thắc mắc trên. (Em có biết, Sách giáo khoa Sinh học 10). 3. Thảo luận: Trong sách giáo viên sinh học 10 mở bài cũng rất hấp dẫn: Cho học sinh thảo luận các câu hỏi như tại sao thịt gà khác thịt bò? Tại sao sinh vật ăn thịt phải ăn sinh vật khác? Với cách mở bài này, giáo viên có thể cuốn hút học sinh vào nội dung hấp dẫn của bài nhưng ngắn gọn và ít tốn thời gian. Việc mở đầu bằng thí nghiệm đơn giản hoặc nêu một hiện tượng gần gũi trong cuộc sống là hấp dẫn hơn cả. Chẳng hạn khi làm thí nghiệm nước cam sữa, thực ra thí nghiệm này các em đã từng làm nhưng không biết cách giải thích hiện tượng thậm chí là chưa từng thắc mắc tại sao nó lại như vậy. Sau khi đã biết cách giải thích thì lúc đó chắc chắn các em sẽ rất thích và có thể đem hiện tượng này đố người khác. Điều này giúp các em khắc sâu kiến thức hơn. Vì học sinh đã học sơ bộ về cấu trúc và chức năng của prôtêin ở trung học cơ sở nên tiến trình bài học không nhất thiết phải theo trình tự sách giáo khoa. Có thể cho học sinh trao đổi đưa ra các chức năng của các loại prôtêin và đưa ra một số ví dụ minh hoạ. Ngoài ra giáo viên cũng có thể mở bài bằng mục “Em có biết”. Đây là kiến thức mới và gây ngạc nhiên đến học sinh “Tơ nhện mà có thể kéo cùng một lúc hai chiếc máy bay Boing 737”. Sau đó giáo viên lại tạo thêm tình huống có vấn đề bắt buộc học sinh phải suy nghĩ: Tơ tằm, tóc cũng là prôtêin nhưng tại sao lại không 6 có được đặc tính trên?”. Chính câu hỏi có vấn đề này đã đòi hỏi học sinh phải suy luận và tìm tòi. Bài 18. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN 1. Nôi dung cơ bản: Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trìng nguyên phân. Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào ở sinh vật nhân thực, trong đó vật chất di truyền được phân bố đồng đều cho các tế bào con. Nguyên phân giúp các cơ thể sinh vật nhân thực thực hiện các chức năng sinh sản, sinh trưởng và tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương. Nguyên phân và toàn bộ chu kì tế bào được cơ thể kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường. 2. Vào bài: 2.1. Cách 1:  Thời gian: 2 phút  Phương pháp: mở bài bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phương. Này nhé, em đang cắt giấy làm thủ công hoặc giúp mẹ thái rau. Nếu sơ ý để dao hay kéo làm đứt tay. Hoặc giả em đang đùa nghịch thì bị vấp ngã, xây xước tay chân và cả chảy máu. Khi ấy các em sẽ làm gì nào? Chắc hẳn là những khi đó em nào cũng biết tìm cồn để sát trùng và lấy bông hoặc vải sạch buộc vết thương lại để cầm máu. Và thế là xong, vài ngày sau vết thương lại “đâm da non” và lành. Chuyện nghe rất bình thường phải không các em? Chỉ có mỗi đứt tay, sau vài ngày, đâu lại vào đấy. Có gì đáng nói ở đây cơ chứ? Thế mà có cái đáng nói đấy: tại sao gọi là “đâm da non”? Em hiểu thế nào về hiện tượng “đâm da non”? Những tế bào trong cơ thể chúng ta đã thực hiện chức năng gì để được có quá trình “đâm da non”? Con người, động vật có sự “đâm da non” còn đối với thực vật thì sao, chúng có “đâm da non” hay không? Để hiểu được tại sao lại có hiện tượng “đâm da non” chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài 18. CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN. 2.2. Cách 2:  Thời gian: 2 phút.  Phương pháp: Sử dụng mục Em có biết để mở bài. Chắc hẳn là trong lớp chúng ta có rất nhiều em thích xem phim “Tây Du Kí” đúng không? Vậy các em còn nhớ có đoạn phim Tôn Ngộ Không đánh không lại kẻ thù (vì yêu quái quá đông đúc) thì Tôn Ngộ Không nhổ một nắm lông của 7 mình hà hơi vào và biến thành một đàn khỉ hoàn toàn giống mình. Câu chuyện tưởng tượng về Tôn Ngộ Không nhổ một nắm lông hà hơi biến thành đàn khỉ lại trở thành ý tưởng để nuôi cấy tế bào thực vật. Các nhà khoa học có thể nuôi cấy một tế bào tách từ một cây để phát triển thành một cơ thể giống như cây đó. Vậy cơ chế của quá trình này như thế nào? Tại sao từ một Tôn Ngộ Không ban đầu lại biến ra được nhiều Tôn Ngộ Không như vậy mà chỉ từ những sợi lông? Vì sao một tế bào được tách từ một cây lại phát triển thành một cơ thể giống như cây đó? Vì chúng ta đều biết, muốn trồng cây thì phải có hạt, hạt nảy mầm mới lớn dần thành cây đúng không? Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu Bài 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN. 2.3. Cách 3:  Thời gian: 3 phút  Phương pháp: Tạo tình huống để học sinh thảo luận. Giáo viên chuẩn bị sẵn vài bộ sợi chỉ hoặc sợi nilon. Mỗi bộ gồm 20 sợi, trong đó cứ 4 sợi có chiều dài bằng nhau nhưng có hai màu khác nhau (ví dụ 4 sợi cùng chiều dài trong đó có 2 sợi màu trắng còn 2 sợi màu đỏ). Như vậy, 20 sợi sẽ bao gồm 5 nhóm bộ 4 sợi dây có chiều dài khác nhau. Tốt nhất, các nhóm bộ 4 hơn kém nhau 1 cm và chiều dài của sợi dây ngắn nhất là 20 cm. Giáo viên gọi vài học sinh lên trước lớp và bịt mắt lại (đứng sát ngay bàn đầu tiên và sử dụng bàn để chia sợi dây), mỗi học sinh được nhận một bộ đồ chơi gồm 20 sợi dây được mô tả ở trên. Học sinh được giao nhiệm vụ chia số sợi dây thành 2 phần đều nhau theo kiểu cứ 4 sợi dây có cùng chiều dài thì phải được chia thành 2 phần, mỗi phần có 2 sợi khác màu (ví dụ, 4 sợi dây cùng chiều dài trong đó có 2 sợi màu trắng và 2 sợi màu đỏ phải được chia thành 2 phần, mỗi phần có 1 sợi màu trắng và 1 sợi màu đỏ). Giáo viên bấm đồng hồ tính thời gian cho mỗi người. Trong trò chơi nói trên, học sinh sẽ nhanh chóng rút ra kết luận là có thể chia đều số sợi dây theo kích thước nhưng không thể chia đều số sợi dây theo màu sắc được (khi bị bịt mắt). Nếu có chia được chẳng qua cũng rất tình cờ mà thôi và vì với số lượng sợi dây là 5 bộ 4 nên khả năng chia đều thành 2 nhóm sợi theo màu sắc lẫn kích thước gần như không thể thực hiện được. Giáo viên đặt câu hỏi: Có cách nào để cải tiến luật chơi trong trò chơi nói trên, để có thểchia đều số sợi dây trên theo cùng độ dài và màu sắc và thành 2 phần giống nhau như 2 bản photocopy. Thực ra, để thực hiện theo yêu cầu trên là rất khó khăn. Chúng 8 ta không làm được, thế nhưng tế bào lại làm được đấy! Từ 1 tế bào ban đầu phân thành 2 tế bào giống nhau như 2 bản photocopy. Bài 18 CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN sẽ giúp ta tìm hiểu rõ hơn. (Sách giáo viên – NXB giáo dục). 3. Thảo luận: Cách mở bài bằng chơi trò chơi sẽ kích thích học sinh tham gia tích cực vào bài học hơn, vì như vậy học sinh sẽ thấy thật vui, thật thú vị nên các em sẽ nhiệt tình tham gia. Khi các em đang hào hứng tham gia trò chơi, nhưng khi phát sinh vấn đề trong trò chơi mà học sinh không giải quyết được, ví dụ như khi không thể chia được số sợi dây ra làm hai cùng kích thước và màu sắc, sẽ kích thích các em suy nghĩ để cải tiến luật chơi mới để có thể chia đều số sợi dây thành 2 phần giống nhau như hai bản photo. Các em sẽ rơi vào tình huống có vấn đề nhưng không thể giải quyết được trong thời gian ngắn vì vậy có thể kích thích các em hứng thú vào bài học hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Tôi nghĩ đây là một đề tài hấp dẫn và thiết thực nhằm góp phần cải thiện chất lượng dạy học, nhưng do chưa có nhiều thời gian nghiên cứu và ứng dụng, đôi điều đúc kết được trên đây chỉ là kinh nghiệm bước đầu, xem đây là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu xây dựng và sử dụng trong thời gian tới vì thế tôi hy vọng đề tài này được tiếp tục nghiên cứu ở nội dung sách giáo khoa lớp 11 và 12 (cả cơ bản và nâng cao). Nếu được vận dụng vào thực tế dạy học ở cả 3 khối lớp, chắc chắn đây sẽ là biện pháp tích cực nhằm phát triển khả năng tư duy ở học sinh, thực hiện tốt tinh thần đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục tâm lý nặng nề ở học sinh đối với môn Sinh học. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Qua thực tế giảng dạy ở khối 10, giải pháp này đã mang lại kết quả đáng khích lệ: theo thống kê các lớp tôi dạy, có hơn 92% các em rất thích thú, bị lôi cuốn vào bài học ngay từ đầu. Điều này ngày càng giúp các em có thêm tiến bộ về nhận thức và kĩ năng vận dụng để dễ dàng giải quyết những tình huống thực tế mà các em trãi nghiệm. Từ đó, các em chủ động, sáng tạo và tích cực hơn trong việc học môn Sinh học và ngày càng thêm yêu thích bộ môn này. 9 Kết quả thu được khi nhận xét về ích lợi của việc tạo không khí tâm lý học tập tích cực thông qua việc mở đầu bài giảng bằng thực nghiệm, thực tiễn đã cho thấy:  Kết quả kiểm tra học kì 1 lớp 10 - Năm học 2014-2015: (Chưa áp dụng) Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu SL % SL % SL % SL % 10A1 45 8 17.78 20 44.44 13 28.89 4 08.89 10A2 45 7 15.56 22 48.89 11 24.44 5 11.11 Tổng 90 15 16.67 42 46.67 24 26.67 9 10.00  Kết quả kiểm tra học kì 1 lớp 10 - Năm học 2015-2016: (Đã áp dụng) Lớp Sĩ số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu SL % SL % SL % SL % 10A1 45 11 24.44 22 48.89 12 26.67 0 0 10A2 45 10 22.22 24 53.33 9 20.00 2 04.44 Tổng 90 21 23.33 46 51.11 21 23.33 2 02.22 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: phụ lục một số cách mở bài đã được áp dụng (Bài 3. Các nguyên tố hoá học và nước; Bài 4. Cacbohiđrat và lipit; Bài 6. Axit nuclêic và Bài 19. Giảm phân – PHẦN II. SINH HỌC TẾ BÀO, Chương trình Sinh học 10, Ban cơ bản). Qua việc trình bày nội dung chuyên đề trên, tôi thật sự muốn chia sẻ với quý anh chị đồng nghiệp cùng các em học sinh một vài kinh nghiệm mà bản thân đã góp nhặt trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý cho chuyên đề từ các anh chị đồng nghiệp và các em học sinh. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Sinh học ở trường THPT. Bến Tre, ngày 14 tháng 3 năm 2018. 10 PHỤ LỤC: MỘT SỐ CÁCH MỞ BÀI (Bài 3. Các nguyên tố hoá học và nước; Bài 4. Cacbohiđrat và lipit; Bài 6. Axit nuclêic và Bài 19. Giảm phân – PHẦN II. SINH HỌC TẾ BÀO Chương trình Sinh học 10, Ban cơ bản). Trước hết, ta cần hệ thống những nội dung chính và những vấn đề cần lưu ý khi nghiên cứu cách mở bài hợp lý. CHƯƠNG I. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Nội dung chính của chương: - Các chất có trong tế bào bao gồm các yếu tố hóa học, nước, cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic. - Vai trò của các chất đối với tế bào. Bài 3. CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC 1. Nội dung chính: Trong khoảng vài chục nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ thể sống thì C, H, O và N chiếm khoảng 96% khối lượng cơ thể. Cacbon là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ. Các nguyên tố cấu tại nên tế bào được chia thành hai loại: đa lượng và vi lượng. Phần lớn các nguyên tố đa lượng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ còn các nguyên tố vi lượng tham gia cấu tạo nên các enzim, vitamin,… Nước chiếm thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Do có tính phân cực nên nước có những tính chất lí hoá đặc biệt làm cho nó có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Để tồn tại và phát triển được, mọi cơ thể sống đều cần thiết phải có hai nhóm vật chất: nhóm thứ nhất là nước, đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của bất kì một sinh vật sống nào; nhóm thứ hai gồm các vật chất cấu tạo bởi các nguyên tố đa lượng và vi lượng. 2. Vào bài: 2.1. Cách 1:  Thời gian: 3 phút.  Phương pháp: Mở bài bằng thái độ thân thiện với học sinh. Khi tìm hiểu ai đó, các em muốn biết gì về họ nào? À, chắc hẳn là các em muốn biết gia đình họ ở đâu, có mấy anh chị em,… hay nói đúng hơn là muốn tìm hiểu về nguồn gốc của họ đúng không? Và khi nói về cơ thể sống thì chúng ta phải biết đôi nét về tế bào, vì tế bào là những viên gạch xây nên mọi cơ thể sống. Vậy tế bào được cấu tạo từ các nguyên liệu nào mà có thể tạo nên nhiều 11 đặc tính cho một cơ thể sống đến vậy? Xin thưa, mọi tế bào đều có hai thành phần rất quan trọng, đó là nước trong tế bào và các thành phần thứ hai là các chất cấu tạo bởi các nguyên tố hoá học đa lượng và vi lượng, và chính cấu trúc nguyên tử của các nguyên tố lại quyết định đặc tính lí hoá của nguyên tố. Nên các nhà khoa học đã nói rằng sự sống không có gì là huyền bí mà đều chịu sự chi phối của các quy luật lí hóa. Tại sao nước có vai trò quan trọng đến vậy? Và tế bào được cấu tạo bởi các nguyên tố hoá học nào? Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC sẽ cho chúng ta câu trả lời nhé. 2.2. Cách 2:  Thời gian: 3 phút.  Phương pháp: Mở bài bằng một thực tế trong xã hội, ở địa phương. Các em có quan sát chú thợ mộc làm việc chưa ? Khi quan sát chú làm việc các em sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên vì chỉ từ các nguyên liệu ban đầu là gỗ, chú sử dụng các dụng cụ có sẵn của mình và qua quá trình gia công kĩ lưỡng, chú đã tạo nên rất nhiều món đồ vật khác nhau như: giường, bàn, ghế, tủ, bảng đen,... Hay chú thợ xây cũng chỉ từ sắt, đá, xi măng, dụng cụ cần thiết chú đã xây dựng được rất nhiều thứ nào là biệt thự, nhà lầu, nhà tường, ghế, bàn, tủ, hồ bơi,... Chúng ta thấy mọi đồ vật ở trên đều được cấu tạo nên từ một nguồn nguyên liệu nhưng trật tự sắp xếp của chúng trong không gian khác nhau nên đã tạo ra các sản phẩm khác nhau phục vụ các mục đích khác nhau. Còn cơ thể chúng ta thì sao nhỉ? Như ta đã biết, cơ thể chúng ta có rất nhiều hệ cơ quan đảm nhận các chức năng khác nhau, vậy có phải chúng được tạo nên từ các nguồn nguyên liệu khác nhau không? Không phải đâu các em, sỡ dĩ chúng chúng có tên gọi khác nhau vì chúng có cấu tạo và đảm nhận chức năng khác nhau nhưng nguồn nguyên liệu vẫn giống nhau. Mọi cơ thể sống được tiến hoá từ một tổ tiên chung, nên nguồn nguyên liệu cấu tạo nên mọi tế bào của cơ thể sống đều từ các nguyên tố hoá học. Vậy tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học nào? Tại sao các nhà khoa học lại cho rằng mọi sinh vật sống hay mọi tế bào đều không thể sống thiếu nước. Nước có vai trò gì đối với tế bào? Bài 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC sẽ trả lời câu hỏi thắc mắc của chúng ta. 3. Thảo luận: Cách mở bài thứ 2 có lẽ thú vị hơn, vì cách mở bài này là một sự kiện rất gần gũi với các em học sinh, các em chắc chắn sẽ biết và đã được quan sát rất 12 nhiều lần. Từ chỗ đã biết vấn đề này trong thực tế, các em sẽ nghĩ vấn đề này chẳng liên quan gì đến bài học của mình, nên khi được dẫn dắt để kích thích nhu cầu muốn biết thức mới của bài học, thì các em sẽ cảm thấy thích thú với chủ đề bài học hơn. Bài 4. CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT 1. Nội dung chính: Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố là C, H, O. Cacbohiđrat bao gồm các loại: đường đơn, đường đôi và đường đa. Chức năng chính của cacbohiđrat là nguồn dự trữ năng lượng cũng như làm vật liệu cấu trúc tế bào. Lipit gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Mỡ là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. Phôtpholipit có chức năng cấu tạo nên màng sinh chất cũng như một số loại hoocmôn, một số loại vitamin và sắc tố cũng là lipit. 2. Vào bài: 2.1. Cách 1:  Thời gian:1- 2 phút.  Phương pháp: Nối tiếp công việc kiểm tra đầu giờ. Bài trước chúng ta đã được học các nguyên tố đa lượng như C, H, O, N chiếm khối lượng lớn trong tế bào vì chúng tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ như: prôtêin, cacbohiđrat, lipit và các axít nuclêic là những chất hữu cơ chính cấu tạo nên tế bào. Hay nói đúng hơn, các đặc điểm của sự sống ở cấp độ tế bào là do các đặc điểm của các đại phân tử hữu cơ cấu tạo nên tế bào quy định. Sự tương tác của các đại phân tử bên trong tế bào tạo nên sự sống. Vậy các đại phân tử hữu cơ như cacbohiđrat và lipit có cấu trúc như thế nào và có chức năng gì đối với tế bào? Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT sẽ trả lời câu hỏi này. 2.2. Cách 2:  Thời gian: 1 phút.  Phương pháp: Mở đầu trực tiếp bằng hệ thống câu hỏi. Em hiểu thế nào là hợp chất hữu cơ? Trong tế bào có những đại phân tử hữu cơ nào? Các đại phân tử hữu cơ như Cacbohiđrat và Lipit có cấu trúc như thế nào? Và có chức năng gì đối với tế bào? Chúng ta hãy cùng nhau thảo luận tìm hiểu vấn đề này thông qua bài Bài 4: CACBOHIĐRAT VÀ LIPIT nhé! 3. Thảo luận: 13 Tùy từng trường hợp, tùy đối tượng học sinh mà giáo viên sử dụng các phương pháp mở bài khác nhau. Tuy nhiên, bài này là một kiến thức tiếp nối với bài đầu và các bài sau, nên cần mở bài làm sao để liên hệ giữa kiến thức cũ của bài 3 học sinh đã biết, để đặt câu hỏi giới thiệu kiến thức mới thì tốt hơn. Vì như vậy học sinh sẽ nhớ lại, thấy sự thống nhất liền mạch của các bài trong chương, trong sách giáo khoa, và nhớ lại sự tổ chức theo cấp độ tế bào nguyên tử phân tử đại phân tử bào quan tế bào. Bài 6. AXIT NUCLÊIC 1. Nội dung chính của bài: - Axit nuclêic gồm ADN và ARN, chúng là các polynuclêôtit được tạo thành do các đơn phân nuclêôtit liên kết lại với nhau theo nguyên tắc đa phân. Có 4 loại đơn phân: Adenin, Guanin, Thiamin, Xitozin. - ADN được cấu tạo từ hai chuỗi polynuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. ADN có chức năng là bảo quản, chứa đựng và truyền đạt thông tin di truyền. - ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm 4 loại nuclêôtit A,U,G, X và chỉ gồm một chuỗi polynuclêôtit. ARN gồm 3 loại: mARN, tARN, rARN. Mỗi loại thực hiện một chức năng nhất định trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền. 2. Vào bài: 2.1. Cách 1:  Thời gian: 3 đến 4 phút.  Phương pháp: Dùng hình yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm của Griffith. - Gắn hình thí nghiệm của Griffith. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi: Hãy mô tả thí nghiệm của Griffith và giải thích kết quả thí nghiệm. Kết quả thật khó hiểu! Làm thế nào một hỗn hợp của một chủng không gây bệnh với một chủng gây bệnh đã chết lại làm chết chuột ? Chủng nầy đến từ đâu? Có thể giả định rằng vật liệu di truyền từ chủng S chết đã thâm nhập vào chủng R sống (không gây bệnh) và biến đổi chúng thành chủng S gây bệnh. Hiện tượng nầy là hiện tượng gì? Tác nhân gây bệnh là gì mà lại có khả năng kì lạ đó? Chúng ta sẽ đi vào bài 6. AXIT NUCLÊIC để hiểu rõ hơn về điều đó. (Giáo trình Di truyền học đại cương - Nguyễn Lộc Hiền, 2000). 2.2. Cách 2: 14  Thời gian: 4 phút.  Phương pháp: Hỏi đáp - nêu vấn đề.  Phương tiện: Sơ đồ mô tả thí nghiệm Franken và Conrat. Giáo viên hỏi: Hãy mô tả thí nghiệm của Franken và Conrat và rút ra nhận xét. - Hỏi: Tại sao virut phân lập được chỉ toàn là virut chủng A mà không phải là chủng B? Vật liệu chứa thông tin di truyền ở đây là Axit nuclêic hay là prôtêin? Cấu trúc của vật liệu di truyền đó phải như thế nào thì nó mới có thể thực hiện được chức năng vôcùng quan trọng như vậy? Bài 6. AXIT NUCLÊIC sẽ trả lời câu hỏi đó. (Dựa theo thí nghiệm ở bài 29, SGK Sinh học 10). 2.3. Cách 3:  Thời gian: 2 phút.  Phương pháp: Kể một ứng dụng trong thực tiễn. Từ lâu, con người đã nhận ra rằng những vết nhăn trên đầu ngón tay của một người có hình dạng riêng và cố định. Từ nhiều năm trước, người Trung Hoa đã dùng dấu tay với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Nhưng giá trị của dấu tay trong việc điều tra tội phạm chỉ mới được phát hiện gần đây thôi. Năm 1880, người đầu tiên đưa ra ý kiến dùng dấu tay để xác định tội phạm là tiến sĩ Henrry Faulds (người Anh). Đến năm 1892, Gallton nhà khoa học nổi tiếng cũng người Anh đã khẳng định một cách có căn cứ khoa học là không thể có 2 người có vân tay giống nhau. Vậy tại sao mỗi người đều có một vân tay riêng, không ai giống ai? Đặc điểm vân tay là do yếu tố nào qui định? Bài 6. AXIT NUCLÊIC sẽ cho chúng ta biết điều đó. 3. Thảo luận: Mở bài bằng cách nêu thí nghiệm của các nhà khoa học có sử dụng ảnh trực quan phù hợp với học sinh có học lực khá trở lên vì đây là kiến thức mở rộng và tương đối khó hiểu. Nếu áp dụng cách này đối với học sinh trung bình thì có thể không đạt được mục tiêu bài học và mất thời gian. Học sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi với kiến thức sắp học vì nó quá dài và phức tạp. Ở lớp 9 học sinh đã được học về cấu trúc và chức năng của ADN nên khi bắt đầu bài học giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình cấu trúc không gian của ADN. Sau đó có thể gợi bằng câu hỏi có vấn đề để vào bài mới. Ở phần này giáo viên cũng có thể cho học sinh thảo luận nhóm về vấn đề: Cấu trúc của ADN phù hợp với chức năng của nó. Chuyển ý vào phần chức năng của ADN bằng cách nêu những ứng 15 dụng thực tiễn mà các em đã biết hoặc đã xem trên phim ảnh nhưng không giải thích được. Tôi nghĩ phần này sẽ thu hút các em vào bài học hơn. Chương IV: PHÂN BÀO Bài 19: GIẢM PHÂN 1. Nội dung bài học: Giảm phân bao gồm hai lần phân chia liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể. Trong giảm phân I, các nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp với nhau theo từng cặp và giữa chúng có thể xảy ra sự trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể. Kết quả của quá trình giảm phân, từ một tế bào mẹ cho ra 4 tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nữa. Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng và ổn định của loài. 2. Vào bài: 2.1. Cách 1:  Thời gian: 1 phút.  Phương pháp: sử dụng mục Em có biết? (SGK Sinh học 10 Nâng cao). Từ xưa đến nay, người ta đều cho rằng gà trống thì làm sao đẻ trứng được? Hay người con trai thì không thể sinh con được đúng không các em? Thế nhưng hạt phấn hoa mang giống đực lại sinh ra được tế bào. Đây là một kì tích khoa học phải không các em? Và trong thực tế, các em sẽ thấy cây trồng từ hạt thường cho hoa mang nhiều biến dị về màu sắc hơn những cây trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép). Tại sao lại có hiện tượng như trên, chúng ta sẽ cùng nhau vào bài 19: GIẢM PHÂN để tìm hiểu nhé. 2.2. Cách 2:  Thời gian: 1 phút.  Phương pháp: Liên hệ kiến thức đã học qua việc kiểm tra bài cũ. Nếu nguyên phân là cơ chế đảm bảo sự lớn lên của cơ thể đơn bào, đồng thời là hình thức sinh sản sinh dưỡng (sinh sản vô tính) của cơ thể đơn bào và đa bào, thì giảm phân là cơ chế đảm bảo sự hình thành các tế bào sinh dục (các giao tử) đực và cái, với số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa, tham gia vào quá trình thụ tinh trong sinh sản hữu tính tạo thành hợp tử để phát triển thành cơ thể mới mang số nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài. Quá trình giảm phân diễn ra như thế nào? Nó khác với quá trình nguyên phân ở điểm nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé! 16 2.3. Cách 3:  Thời gian: 1 phút  Phương pháp: Liên hệ kiến thức đã học qua việc kiểm tra bài cũ. Nếu qua nguyên phân, từ một tế bào sinh dưỡng ban đầu tạo ra hai tế bào con với số lượng nhiễm sắc thể giống như tế bào mẹ; thì qua giảm phân xảy ra ở tế bào của các cơ quan sinh sản, từ một tế bào ban đầu qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. Quá trình giảm phân diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay GIẢM PHÂN sẽ làm sáng tỏ điều đó. 3. Thảo luận: Cách mở bài số 1 giới thiệu một thông tin dí dỏm gần gũi, nhưng các em chưa biết lí do tại sao. Khi được khơi gợi thì sẽ kích thích các em có nhu cầu muốn biết của các em và tăng thêm lòng yêu thích khám phá thế giới xung quanh hơn. ---------- HẾT --------- 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan