Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi tạ...

Tài liệu Skkn sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi tại trường mầm non

.DOCX
23
296
146

Mô tả:

Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non A.ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lý do chọn đề tài : Khi nói về bản chất ngôn ngữ V.I.Lenin nói: “ Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ có vai trò giúp con người giao tiếp với nhau một cách có hiệu quả. Đối với trẻ em, ngôn ngữ trong những năm đầu đời là một trong những giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là nhận thức, biểu lộ cảm xúc và hình thành cơ bản quan hệ xã hội với những người xung quanh. Ngôn ngữ còn giúp trẻ điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Hơn nữa ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người thông qua ngôn ngữ con người có thể giao lưu để hiểu nhau và trao đổi những thông tin cần thiết. Đối với trẻ, ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hòa nhập vào thế giới xung quanh là cơ sở để phát triển và hình thành nhân cách .Vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là nhiệm vụ rất quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi 3-4 tuổi.Đây là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ”, ở giai đoạn này sự phát triển về vốn từ đạt tốc độ nhanh nhất. Cho nên, trong giai đoạn này cha mẹ trẻ, giáo viên, những người xung quanh cần đặc biệt quan tâm để rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Từ đó mà các giải pháp mà tôi và các giáo viên trong trường đã áp dụng trong quá trình giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như sau: trò chuyện với trẻ, tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm, sử dụng tranh ảnh trong các hoạt động làm quen tác phẩm văn học truyện thơ, sử dụng đồ dùng đồ chơi trong mọi hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi thấy trẻ phát âm chưa rõ, trẻ nói ngọng, vốn từ còn hạn chế. Vì cách dạy học truyền thống không đủ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo hiện nay: Giáo viên đàm thoại, giảng giải là chính, dễ gây tâm lý mệt mỏi chán nản ít hứng thú, sự chú ý của trẻ vào bài dạy của cô còn hạn chế. Chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, linh hoạt khi tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên.Trẻ không tích cực, chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động trong giờ học. Trong giờ học, chủ yếu là giao tiếp giữa cô và trẻ, sự hợp tác giữa trẻ với bạn, giữa trẻ với mọi người còn hạn chế. Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc ,giáo dục trẻ mầm non tôi thấy việc lồng ghép các trò chơi vào trong các tiết học cũng như các hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều, có tác dụng rất tốt cho trẻ, bởi các trò chơi có tính thi đua, bắt chước để kích thích trẻ luyện tập phát âm, tăng vốn từ cho trẻ mà trẻ không nhàm chán. Đó chính là vai trò của người giáo viên hướng dẫn trẻ như thế nào để ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt.. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ của mình, năm học 2018 - 2019 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non”. II / M ụ c đ í ch nghiên c ứ u: - Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 – 4 giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội, giúp trẻ có những ứng xử phù hợp trong cộng đồng. - Qua trò chơi giúp trẻ rèn luyện cách phát âm, tăng vốn từ cho trẻ làm nền tảng vững chắc cho những môn học khác. - Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt hiệu quả. III/ Đố i t ượ ng nghi ê n c ứ u: - Trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi trong trường mầm non Lĩnh Nam. IV/ Đố i t ượ ng kh ả o s á t nghiên cứu: - Trẻ mẫu giáo 3 -4 tuổi trong trường mầm non Lĩnh Nam. V/ Ph ươ ng pháp nghiên c ứ u: - Phương pháp nghiên cứu lý luận về việc phát âm cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi. - Phương pháp quan sát để xác định thực trạng thực hiện phát triển ngôn ngữ đối với trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non Lĩnh Nam. - Phương pháp trực quan - Phương pháp dùng lời, thực hành, ôn luyện - Phương pháp tìm tòi sáng tạo VI/ Ph ạ m vi nghi ê n c ứ u: - Thời gian nghiên cứu đề tài trong 1 năm học, bắt đầu từ 8/2018 và kết thúc vào ngày 4/2019. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận : Trong sự nghiệp giáo dục mầm non chúng ta rất coi trọng vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ được coi là phương tiện để giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống. Còn đối với trẻ em ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bầy tỏ nguyện vọng của mình để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển giáo dục trẻ, là điều kiện quan trọng để trẻ tham gia vào các hoạt động hình thành nhân cách trẻ. Ngôn ngữ không đơn thuần chỉ là phương tiện để giao tiếp mà nó còn là công cụ để thúc đẩy sự phát triển về tư duy, nhận thức… giúp cho trẻ có thể tham gia vào mọi hoạt động học tập và vui chơi ở trường Mầm non. Ngôn ngữ còn giữ vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ một cách toàn diện kể cả về mặt đạo đức, chuẩn mực hành vi văn hoá, giúp trẻ có thể phân biệt được điều gì tốt, điều gì xấu và cách ứng sử giao tiếp với mọi người xung quanh sao cho phù hợp. Đặc biệt ngôn ngữ còn giúp cho giáo viên dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết phục trẻ, giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ. Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ sớm tiếp thu những giá trị thẩm mĩ trong thơ ca truyện kể, những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ từ những ngày còn thơ ấu. Sự tác động của lời nói nghệ thuật là một phương tiện hữu hiệu giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Sự chậm trễ về ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giao tiếp, khả năng tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi, khả năng cảm thụ những giá trị nghệ thuật và những gì tốt đẹp trong cuộc sống. Chính vì vậy trường Mầm non là trường học đầu tiên có điều kiện, có cơ hội giáo dục ngôn ngữ cho trẻ và giáo viên cần phải thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. II/ C ơ s ở th ự c ti ễ n: Trong thực tế trong những năm tôi đã giảng dạy ở lứa tuổi mẫu giáo bé hàng ngày được tiếp xúc với trẻ, được giao tiếp với trẻ, được quan sát hoạt động giao tiếp giữa trẻ với trẻ, tôi nhận thấy khả năng giao tiếp của trẻ rất hạn chế, trẻ chưa mạnh dạn tự tin khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp với những người xung quanh, cơ quan phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, vốn từ của trẻ rất nghèo nàn, cách phát âm của trẻ chưa chuẩn, trẻ nói ngọng nhiều, đặc biệt là ngọng các âm n, l; nói một cách tự do, ngừng nghỉ không đúng lúc, diễn ra câu chưa rõ ràng mạch lạc, khi nói thường hay ngắt quãng thở hổn hển. Và giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các tài liệu tham khảo hướng dẫn các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường rất còn nghèo nàn. Chính từ những lý do đó tôi thiết nghĩ mình sẽ phải suy nghĩ và thiết kế một số hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cụ thể là “Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 -4 tuổi tại trường Mầm non’’. 1. Thu ậ n l ợ i: - Về phía ban giám hiệu nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như: Đi học lớp bồi dưỡng về chuyên đề phát triển ngôn ngữ , tham gia các buổi kiến tập ở trường bạn và trường mình để học thêm kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. phô tô, sách tham khảo, phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ .Bồi dưỡng qua các giờ họp chuyên môn để sáng tạo những trò chơi mới nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Về bản thân: bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm kinh nghệm giảng dạy lớp mẫu giáo bé , luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn về các chuyên đề cho trẻ, luôn tìm tòi đọc các loại sách báo, tạp chí giáo dục, qua mạng internet để nâng cao chuyên môn. Là một giáo viên nắm vững chuyên môn, năng động có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động và kiên trì trong việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ nên tôi luôn tự tìm tòi, sáng tạo ra các trò chơi phục vụ cho các tiết dạy và hoạt động của trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Về phía phụ huynh: Đa số phụ huynh quan tâm đến quá trình học của trẻ, phối hợp thường xuyên với giáo viên cùng dạy trẻ ở gia đình. - Về học sinh: Đa số học sinh đã học từ lớp nhà trẻ nên trẻ ngoan có nề nếp,mạnh dạn ,tự tin khi tham gia vào các hoạt động. 2. Khó kh ă n: - Về nhà trường: Các loại sách,tạp chí, tài liệu Các trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong chương trình còn đơn điệu và quá ít. - Về phụ huynh: do phần đông phụ huynh đều là dân tự do buôn bán,nên nhận thức của một số phụ huynh còn chưa quan tâm nhiều đến con em mình xem nhẹ việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, cho con mình tiếp xúc nhiều với điện thoại, tivi nên cũng ảnh hướng rất lớn đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Về bản thân: không có nhiều thời gian để thiết kế các trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Về học sinh: + Ngôn ngữ và vốn từ của trẻ còn hạn chế, cách phát âm của trẻ chưa chuẩn, còn nói ngọng nhiếu. + Trẻ nhát nhát, thụ động, chưa mạnh dạn, tự tin giao tiếp. + Khả năng tập chung chú ý chưa cao, hay phân tán. +Kỹ năng nói của trẻ chưa hoàn chỉnh. 3. Kh ả o s á t th ự c tr ạ ng : Để thực hiện tốt đề tài này ngay từ đầu năm học, họp phụ huynh tôi trao đổi trò chuyện trực tiếp với phụ huynh để họ nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Từ đó, phụ huynh thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm thường xuyên liên tục để họ có ý thức hơn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà . Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát các tiêu chí về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ để nắm bắt khả năng phát triển ngôn ngữ của từng cá nhân trẻ. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao: Tổ ng Số trẻ Khả năng trẻ nói rõ tiếng Khả năng trẻ phát âm rõ Khả năng trẻ nói trọn câu T K TB Y T K TB Y T K TB Y 7/30 6/3 0 10/3 0 7/30 8/3 0 7/30 7/30 8/3 0 5/3 0 8/3 0 7/30 10/3 0 23,3 % 20 % 33,3 % 23,3 % 27 % 23,3 % 23,3 % 17 % 27 % 33,3 % 33,3 % 30 27 % Từ thực trạng trên tôi đã chủ động học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra một số nội dung và các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình và tại lớp để giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. III. Các biện pháp thực hiện 1/ Biện pháp 1:Sưu tầm tài liệu Bộ giáo dục đào tạo (2011), Chương trình giáo dục mầm non Nxb Giáo dục Việt Nam. Phương pháp phát triển ngôn ngữ đề cương bài giảng – Kim Anh. Đinh Hồng Thái: “ Dạy nói tuổi mầm non” 2003 Nguyễn Ánh Tuyết: “ Những điều cần biết của trẻ thơ” NXB giáo dục 1996 “Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 3 -4 tuổi” NXB giáo dục 1995 Trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố dành cho trẻ 3 -4 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non. NXB giáo dục Việt Nam Tạp chí giáo dục mầm non do nhà trường phát hàng tháng. Qua các trang mạng internet: http://www.trochoimamnon/.com, http://www.trochoichobe.co m 2/ Biện pháp 2: Tiêu chí lựa chọn các trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tiêu chí thứ nhất: Lựa chọn nội dung chơi dễ nhớ, dễ thực hiện, đảm bảo mục đích phát luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ Ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngôn ngữ nói, sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ em với người lớn và trẻ em với nhau. Vì vậy cần phải rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc , mọi nơi, mọi hoạt động. Chính vì thế cần phải lựa chọn hình thức chơi, nội dung chơi phải sinh động các trò chơi dễ nhớ, dễ thực hiện, ngắn gọn, rõ ràng, không quá dài để phù hợp với thời gian lên lớp, phù hợp với từng độ tuổi và đảm bảo mục đích phát luyện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tiêu chí thứ hai: Lựa chọn các trò chơi đảm bảo tính phong phú, đa dạng và hấp dẫn . Nói đến tuổi thơ là nói đến sự vui chơi, ca hát, các cháu hát trong lúc chơi, chơi trong lúc hát, các trò chơi phát triển ngôn ngữ có nội dung phù hợp, giúp trẻ vừa vui chơi giải trí vừa học hỏi và phát triển mở mang trí tuệ. Trò chơi lôi cuốn trẻ để trẻ hào hứng, hứng thú trong các giờ học là một trong những tiêu chí quan trọng cuốn hút trẻ tới với trò chơi. Từ sự hấp dẫn và hào hứng trong quá trình “học mà chơi, chơi mà học” trẻ sẽ tiếp thu được những kiến thức mới, những cách giải quyết vấn đề nảy sinh cũng như việc phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm. Tiêu chí thứ ba: Lựa chọn nội dung phải đảm bảo đúng chương trình kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành tại trường mầm non . Giáo dục lứa tuổi mần non là một việc làm rất quan trọng. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, chúng ta phải xây dựng kế hoạch, chủ đề cụ thể để lựa chọn các hình thức giáo dục khoa học mang lại hiệu quả cao nhất. Trong vô vàn những trò chơi cho trẻ em, có rất nhiều các trò chơi để phát triển ngôn ngữ phù hợp với các nội dung theo chủ đề: Trường mầm non, Bé và gia đình, Nghề nghiệp, giao thông, Thế giới thực vật; Thế giới động vật;Nước HTTN,mùa hè.. Khi khai thác và ứng dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ sẽ giúp cho việc cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục một cách tích cực và hiệu quả hơn. Tiêu chí thứ tư: Lựa chọn trò chơi đảm bảo phát huy tri thức tư duy , tính sáng tạo, chủ động của trẻ . Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi, không những cung cấp cho trẻ những kiến thức về thế giới xung quanh ta, về tự nhiên, về con người và xã hội mà qua các trò chơi này các em được rèn luyện về trí tuệ, thân thể, các giác quan, hưng phấn về tinh thần, và là chất xúc tác cho các em nhận biết về sáng tạo trong cuộc sống; rèn luyện cho các em tính chủ động trong xử lý tình huống, hợp tác, tương tác với bạn bè, đoàn kết giúp đỡ nhau, có lòng khiêm tốn, trung thực và khoan dung. Đặc biệt giúp trẻ các kỹ năng nhận biết, kỹ năng quan sát; phát triển khả năng hiểu biết và mở mang trí tuệ “Học chơi mà học thật, học làm người”. 3/ B iện pháp 3: Sắp xếp hệ thống các trò chơi được sưu tầm theo tháng. Tháng Tháng 9 Tên trò chơi Hoạt động ứng dụng 1.Nghe thấy tiếng gì? HĐ chung, 2.Cái gì biến mất. HĐ chiều HĐ học 1. Bàn chải đánh răng của tôi 2. Đôi bàn tay Tháng 10 3. Rửa tay HĐ chung, 4.Thi Xem ai nói nhanh HĐ chiều 5.Đếm các bộ phận cơ thể HĐ học 6.Tay cầm tay 7.Đố bạn mình đang làm gì? 1.Nói theo mẫu câu Tháng 11 2.Cái túi kỳ lạ HĐ chung, 3.Ai nhớ giỏi HĐ chiều 4.Đuổi hình bắt chữ HĐ học 5.Rung chuông là….có kẹo 1.Dệt vải Tháng 12 2.Xây nhà 3. Cửa hàng bán hoa HĐ chung, HĐ chiều HĐ góc 1.Trồng cây hái quả? Tháng 1 2. Chăm sóc cây xanh HĐ chung, 3. Hái hoa HĐ chiều 4. Bé thích màu quả nào? HĐ học 5. Nhanh tay, lẹ mắt 1.Bắt chước tiếng kêu Tháng2 2.Đố ai kể được nhiều nhất 3. Đâu là đúng, đâu là sai 4.Em tập lái ô tô Tháng3 1.Thông minh nhanh trí HĐ chung, HĐ chiều HĐ học HĐ chung, 2. Nhìn hành động đoán tên con vật 3.Tiếng con vật gì? 4.Chuyển thú về rừng 5. chim bay, cò bay HĐ chiều HĐ học 6.Con Sên 7.Gọi là gì nhỉ Tháng 4 1.Tìm đồ dùng phù hợp với thời tiết. HĐ chung, 2.Lộn cầu vòng HĐ chiều 3.Mùa nắng, mùa mưa HĐ học 4.Nào ta cùng chơi. 4/ Biện pháp 4: Trình bày nội dung và cách chơi các trò chơi theo tháng cho trẻ. Tháng 9 Trò chơi 1: Nghe thấy tiếng gì. Mục đích yêu cầu: - Phát triển thính giác ngôn ngữ. - Phát triển ngôn ngữ, rèn cách nói cả câu rõ ràng mạch lạc. Chuẩn bị: - Một số đồ vật phát ra tiếng kêu (sắc xô, phách tre, trống, ……..) Cách chơi: Cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại. Cô sẽ gõ hoặc lắc một đồ vật có phát ra tiếng kêu. Yêu cầu trẻ phải chú ý lắng nghe và đoán xem đó là tiếng gì kêu… ( Chú ý phải nhắc trẻ phải trả lời cả câu.) Ví dụ: Cô gõ trống “tùng …tùng…tùng” hỏi trẻ: “đó là tiếng của đồ vật gì’’ .Trẻ phải trả lời: “đó là tiếng trống ạ’’. Cô cho cả lớp bắt chiếc tiếng trống ứng dụng: - Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong rất nhiều các hoạt động khác nhau: hoạt động chiều, hoạt động học Kết quả: - Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực. - Khả năng tập chung chú ý cao hơn, phân biệt được các loại âm thanh khác nhau… - Biết cách trả lời cả câu hoàn chỉnh. Trò chơi 2:Cái gì biến mất. Mục đích yêu cầu: - Phát triển vốn từ của trẻ và rèn luyện phát âm cho trẻ. Chuẩn bị: - Mô hình 1 số đồ vật như: xích đu, đu quay, cầu trượt… Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ vật (xích đu, đu quay, cầu trượt …) ở trên bàn. Sau đó cho trẻ nhắm mắt lại cô cất 1 đồ vật đi. Cất xong cô cho trẻ mở mắt ra và trẻ phải nói được cái gì biến mất. ứng dụng: - Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong rất nhiều các hoạt động khác nhau: hoạt động chiều, hoạt động học Kết quả: - Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực. - Khả năng tập chung chú ý cao hơn. Tháng 10 Trò chơi 1:Bàn chải đánh răng của tôi. Mục đích yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cách nói cả câu rõ ràng mạch lạc và tập nói câu văn ngắn Chuẩn bị: - Phòng học rộng rãi để trẻ chơi. Cách chơi: Trẻ ngồi trên sàn nhà, nghe, quan sát, nói và làm các động tác cùng cô - Tôi có 1 bàn chải nhỏ ( giơ 1 ngón tay trỏ ra) - Tôi giữ nó cho thật chắc( Nắm chặt bàn tay vào) - Tôi đánh răng hàng ngày vào buổi sáng.( Làm động tác đánh răng) - Và lần nữa trước khi đi ngủ ( Sử dụng ngón tay trỏ làm động tác đánh răng) ứng dụng: - Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong các hoạt động khác nhau: hoạt động chiều, hoạt động chung. Kết quả: - Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực. - Khả năng tập chung chú ý cao hơn. Trò chơi 2:Đôi bàn tay. Mục đích yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cách nói cả câu rõ ràng mạch lạc và tập nói câu văn ngắn. - Tập biểu lộ cảm xúc với các động tác phù hợp. Chuẩn bị: - Phòng học rộng rãi để trẻ chơi. Cách chơi: Trẻ ngồi trên sàn nhà, nghe, quan sát, nói và làm các động tác cùng cô: Đôi bàn tay có thể nói Theo cách riêng của mình Khi gặp người bạn thân Bàn tay giúp tôi nói - Xin chào(Giơ tay bắt và lắc lắc) - Đến đây nào ( giơ tay vẫy về phía mình) - Tôi đồng ý ( vòng ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn) - Hãy dừng lại đây nhé!( giơ bàn tay xòe ra làm tín hiệu dừng, bàn tay nắm lại và ngón trỏ chỉ xuống dưới đất) - Hãy nhìn nào! ( ngón tay trỏ chỉ vào mắt) - Hãy lắng nghe ! ( Dùng 2 tay kéo hai vành tai về phía trước). - Hãy cùng vui lên nào! ( Cả 2 trẻ quay mặt vào nhau cùng tươi cười ) ứng dụng: - Tôi đã áp dụng trò chơi này cho trẻ chơi trong các hoạt động khác nhau: hoạt động chiều, hoạt động chung. Kết quả: - Trẻ tham gia hoạt động rất tích cực. - Khả năng tập chung chú ý cao hơn. Tháng 11 Trò chơi 1: Nói theo mẫu câu . Mục đích yêu cầu: - Củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ. - Phát triển ngôn ngữ - rèn cách diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc. Chuẩn bị: - Tranh vẽ: + Bố đang dậy bé ghép hình. + Bé đang cắm hoa. + Mẹ đang nấu cơm. + Bé đang chơi đồ chơi + bé đang đánh răng + bảng nam châm. Cách chơi: - Cô treo 1 bức tranh lên bảng, dựa vào nội dung của bức tranh cô nói 1 mẫu câu đơn giản cần luyện cho trẻ và yêu cầu trẻ nhắc lại câu đó. Ví dụ: Cô treo bức tranh “bé đang cắm hoa” lên bảng. Cô nói “bé đang cắm hoa”. Cho trẻ nhắc lại câu đó . Sau đó cô treo 1 bức tranh có nội dung khác lên bảng và đặt câu hỏi với nội dung bức tranh. Yêu cầu trẻ dựa vào nội dung của bức tranh để trả lời. Ví dụ: Cô treo bức tranh vẽ “bố đang dạy bé ghép hình” lên bảng và hỏi trẻ “bố đang làm gì?” Trẻ trả lời: “bố đang dạy bé ghép hình”. ứng dụng: - Với trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chiều ,hoạt động góc. - Trò chơi này có thể tổ chức cho trẻ chơi tập thể,1 mình. Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ chơi chò chơi này kết quả đạt được: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi- khả năng chú ý vào hoạt động tốt hơn. - Trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi trả lời câu hỏi - Trẻ có thể nói được một câu hoàn chỉnh, diễn đạt câu rõ ràng mạch lạc hơn. Trò chơi 2: Cái túi kỳ lạ . Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ phân biệt và rèn luyện phát âm, cho trẻ gọi tên của đồ vật ( bát, ca, thìa, đũa , đĩa) Chuẩn bị: - Các loại đồ chơi hoặc vật thật: cái bát, ca, thìa, đũa ,đĩa ..đựng trong một cái túi. Cách chơi: + Lần đầu: Cô cho trẻ nhắm mắt, không nhìn vào túi lấy vật theo yêu cầu của cô, lấy vật ra ngoài túi rồi phát âm tên của vật(bát, ca, thìa, đũa ,đĩa) Ví dụ : Hãy lấy cho cô cái đĩa Trẻ không nhìn vào túi lấy cái đĩa và nói: cái đĩa. + Lần sau: Những lần sau nâng mức độ chơi bằng cách cô miêu tả vật, trẻ tự tưởng tượng xem trong đó là vật gì? và lấy vật theo sự miêu tả của cô và nói tên vật. Ví dụ: Hãy lấy cho cô đồ dùng để uống có tay cầm . -Trẻ lấy cái ca và nói : cái ca. ứng dụng: - Với trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chiều, hoạt động học. Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ chơi chò chơi này kết quả đạt được: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi, khả năng chú ý vào hoạt động tốt hơn. Trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi nói Tháng 12 Trò chơi 1: Dệt vải . Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tập nói các câu ngắn về công việc của người dệt vải. - Tập vận động cơ nhỏ của đôi bàn tay Chuẩn bị: Lớp học rộng rãi cho trẻ chơi. Cách chơi: Cô cho trẻ chơi theo từng cặp. Hai trẻ đứng đối diện nhau, hai tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co một tay duỗi, vừa đẩy vừa đọc thuộc bài đồng dao : “Khung cửi mắc vo” Dích dắc dích dắc Khung cửi mắc vô Xâu go từng sợi Chân Chân Mặt mẹ mẹ vải đạp đạp mịn vội vàng màng Gánh ì Đến mai Đem vải Đến mốt Đem ra may áo. Dích dắc dích dắc gánh trời ra đẹp nặng nắng phơi trời - Cô có thể đổi cách chơi cho trẻ ngồi xuống đất, hai chân úp vào nhau, đẩy chân co chân duỗi. Ứng dụng: - Với trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chiều ,hoạt động góc, hoạt động chung. Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ chơi chò chơi này kết quả đạt được: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi- khả năng chú ý vào hoạt động tốt hơn. - Trẻ có thể nói được các câu ngắn. Trò chơi 2: Xây nhà . Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tập nói câu văn vần - Trẻ biết được đặc điểm của ngôi nhà Chuẩn bị: -Lớp học rộng rãi cho trẻ chơi. Cách chơi: - Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà nghe, quan sát, đọc theo và làm các động tác cùng cô. - Tôi xây ngôi nhà nhỏ ( Làm động tác vẽ ngôi nhà trong không khí) - Cánh cửa sổ to sáng làm sao ( Dang rộng tay sang hai bên) - Ống khói cao, cao đến vậy ( Giơ thẳng tay lên cao, đi kiễng trên đầu ngón chân) - Ôi sao ngôi nhà đẹp đến thế ( Dang tay sang 2 bên như kéo cánh cửa ra) Ứng dụng: - Với trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chiều ,hoạt động góc, hoạt động chung. Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ chơi chò chơi này kết quả đạt được: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi- khả năng chú ý vào hoạt động tốt hơn. Trẻ tự tin hơn khi nói. Trò chơi 2: Chăm sóc cây xanh . Mục đích yêu cầu: - Trẻ hiểu các điều kiện cần cho cây nẩy mầm, từ đó biết chăm sóc và yêu quý cây xanh. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc đọc, kể chuyện. Chuẩn bị: -Câu chuyện kể về hạt đậu Cách chơi: - Trẻ ngồi thoải mái trên sàn. Cô và trẻ vừa đọc từng câu, vừa làm động tác như sau . - Một hạt đậu nằm sâu dưới đất ( Bàn tay trái để ngửa hơi khum khum, các ngón tay phải chụm lại với nhau đặt vào giữa lòng bàn tay trái). - Mây bay qua gọi: “ Hạt đậu ơi !” ( Bàn tay phải giơ lên cao rồi vẫy vẫy từ cao xuống thấp , gần bàn tay trái). - Nắng chiếu xuống gọi: “ Hạt đậu ơi !” ( Bàn tay phải vuốt lòng bàn tay trái nhẹ nhàng). - Mưa rơi xuống tắm mát rồi gọi : “ Hạt đậu ơi !” ( Hai bàn tay vỗ nhẹ vào nhau) - Hạt đậu lay động dậy vươn người ( hai bàn tay chụm lại rồi vươn dần mở ra như các lá cây mọc ra) -Gió thổi nhẹ cho cây mau lớn ( hai tay giơ lên cao và lắc cổ tay như gió reo) - Cây lớn mau, lớn mau ( đứng dần dậy tay vươn lên cao, hai bàn tay vươn rộng dần ra) Ứng dụng: - Với trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chiều, hoạt động chung. Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ chơi chò chơi này kết quả đạt được: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi- khả năng chú ý vào hoạt động tốt hơn. Trẻ tự tin hơn khi nói. Tháng 2 Trò chơi 1: Bắt chước tiếng kêu: Mục đích yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ ,luyÖn cho trÎ ph¸t ©m nh÷ng tõ khã “ tu tu”, pim pim pim, tuýt tuýt vàmở rộng vốn từ cho trẻ. - Phát triển khả năng tập chung chú ý ghi nhớ có chủ định. Chuẩn bị: - Ôtô, tàu hỏa, xe máy ( đồ chơi) -Tranh : ô tô, tàu hỏa, xe máy. Cách chơi: - Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu luật chơi. Hôm nay cô giáo đến tặng chúng mình một hộp quà to, chúng mình cùng đoán và nói xem đó là quà gì nhé! Cô lấy ô tô ra và hỏi: Cái gì đây? Còi ô tô kêu như thế nào? Sau đó cho ô tô chạy: các cháu hãy làm còi ô tô kêu: “ pim pim pim”. Tiếp tục cô lấy tàu hỏa ra tiếng còi tàu kêu “ tu tu” và cho tàu chạy. Trẻ làm tiếng còi tàu. Sau đó cô lấy xe máy ra kêu “ tuýt tuýt” và vặn cót cho xe chạy. Các cháu bắt chước còi kêu. Tất cả các loại phương tiện giao thông là đồ chơi đang chạy. Bây giờ cô và các cháu hãy chọn những đồ chơi này để chơi nhé! Các con cũng chọn ô tô nào, ô tô đây rồi, còi ô tô kêu thế nào? “pim pim”, các con hãy bắt chước còi ô tô kêu. Cô lần lượt vờ lái xe máy, tàu hỏa và cho trẻ bắt chước tiếng còi kêu “ tu tu”, tiếng còi xe máy “ tuýt tuýt” Cô cho cả lớp, tổ , cá nhân bắt chước tiếng còi xe máy, tàu hỏa, ô tô. Khuyến khích trẻ chơi giỏi. Khi trẻ đã biết chơi, cô có các bức tranh, tàu hỏa, ô tô, xe máy cho trẻ lên lấy tranh và bắt chước tiếng kêu theo yêu cầu của cô. Ví dụ: lấy cho cô tranh xe máy và làm tiếng còi xe máy kêu. ứng dụng - Trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chung Khá phá khoa học. Kết quả: - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. - Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức đã học. Trò chơi 2: Đố ai kể được nhiều nhất. Mục đích yêu cầu: - Phát triển vốn từ, luyện cách phát âm cho trẻ. - Củng cố cách sử dụng danh từ chính xác cho trẻ3-6 tuổi. Chuẩn bị: - Bảng nam châm. Tranh về một số phương tiện giao thông . Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội. Cô sẽ đưa bức tranh nào ra thì trẻ nhìn vào tranh đó quan sát và kể tên các đặc điểm của đối tượng ở trong bức tranh đó. - Luật chơi: Đội nói sau không được lặp lại từ của đội nói trước. ứng với mỗi từ đúng sẽ được thưởng một bông hoa. Đội nào dành được nhiều hoa sẽ chiến thắng. Ví dụ: Cô đưa tranh “Ô tô’’ trẻ ở hai đôi sẽ thi đua kể tên các đặc điểm của ô tô: “có 4 bánh, kêu pim pim, chạy rất nhanh, chở người,…’’. ứng dụng: Trò chơi nàytôi có thể áp dụng cho trẻ chơi trong các tiết học làm quen với MTXQ, hoạt động chiều. Kết quả: - Trẻ rất hứng thú tham gia vào trò chơi. - Vốn từ của trẻ phát triển phong phú hơn. - Kiến thức học về các PTGT sâu rộng hơn. - Cách phát âm của trẻ chính xác hơn Tháng 3 Trò chơi 1: Thông minh nhanh trí: Mục đích yêu cầu: - Phát triển ngôn ngữ - mở rộng vốn từ. - Củng cồ kiến thức về thế giới động vật. - Phát triển khả năng tập chung chú ý ghi nhớ có chủ định. Chuẩn bị: - Bảng nam châm , lô tô các con vật. - Tranh vẽ: Một khu rừng với các con vật sống trong rừng( hổ ,voi, sóc, gấu, hươu,…)Tranh động vật sống dưới nước (tôm, cua, cá , rùa, ốc…) - Tranh đàn gà( gà trống ,gà mái, gà con). Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội( một đội hoa xanh- một đội hoa đỏ), mỗi đội 6-8trẻ. - Cô treo từng bức tranh lên bảng, yêu cầu trẻ chú ý quan sát bức tranh trong vòng 1-2 phút xem trong bức tranh có hình ảnh những con vật gì? Sau đó cô sẽ che bức tranh đi. - Yêu cầu trẻ nhớ lại và kể tên các con vật có trong tranh. Trẻ kể đến con vật nào cô gắn hình ảnh của con vật đó lên bảng. Ví dụ: Cô treo tranh vẽ các con vật sống dưới nước lên bảng cho trẻ quan sát (12phút) Cô yêu cầu: Các con hãy kể lại xem trong bức tranh có những con gì? Trẻ trong hai đội sẽ kể tên các con vật : tôm, cua, cá, ốc, rùa, …Trẻ kể đến con vật nào cô gắn hình ảnh lô tô con vật đó lên bảng. Cuối cùng cô lật tranh và cho trẻ kiểm tra lại bằng cách gọi tên các con vật trong bức tranh…Mỗi một con vật đúng sẽ được thưởng một bông hoa. đội nào dành được nhiều hoa sẽ thắng cuộc. ứng dụng - Trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động chung khám phá khoa học đề tài: Một số con vật sống trong rừng, một số con vật sống trong Gia đình; một số con vật sống dưới nước. Kết quả: - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. - Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức đã học về thế giới động vật. Trò chơi 2: Nhìn hành động đoán tên con vật: Mục đích yêu cầu: - Củng cố nhận biết của trẻ về các con vật thông qua vận động của chúng. - Phát triển ngôn ngữ - mở rộng vốn từ. Chuẩn bị: - Bảng nam châm , hoa gắn bảng Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội( một đội hoa xanh- một đội hoa đỏ), mỗi đội 4 – 5 trẻ. - một đội mô phỏng hành động của con vật, đội kia phải quan sát và đoán đúng tên con vật mà đội bạn vừa mô phỏng. Đội sau không được mô phỏng lại hành động của con vật mà đội trước đã thực hiện. mỗi lần đội nào đoán đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa . Đội nào có nhiều hoa hơn là đội đó chiến thắng. ứng dụng: Trò chơi này tôi đã áp dụng cho trẻ chơi trong hoạt động khám phá khoa học Kết quả: - Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. - Khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ tốt hơn, phát âm chuẩn hơn. - Trẻ nhớ lâu hơn các kiến thức đã học về thế giới động vật. Tháng 4 Trò chơi 1: Tìm đồ dùng phù hợp với thời tiết: Mục đích yêu cầu:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan