Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng trò chơi ô chữ ở một số bài luyện tập chương thuộc chương trình hóa...

Tài liệu Skkn sử dụng trò chơi ô chữ ở một số bài luyện tập chương thuộc chương trình hóa học lớp 10 nâng cao

.PDF
21
1480
85

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ Ở MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP CHƯƠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO" 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Có lẽ không chỉ riêng tôi mà với nhiều giáo viên đứng lớp khác cũng thế, cứ sau mỗi tiết dạy thấy được niềm vui trong ánh mắt học trò, nghe được những tiếng trạo nhau “sao nhanh hết giờ thế nhỉ” thì tự nhiên những người làm nghề “gõ đầu trẻ ” như tôi bỗng thấy hạnh phúc và yêu nghề hơn rất nhiều. Thế nhưng làm thế nào để học trò có được niềm vui ấy? Làm thế nào để học trò có thể thốt ra những lời như thế thì quả thật là khó. Từ lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, của nhiều thế hệ học trò thì những môn khoa học tự nhiên: Toán, Lí, Hóa, Sinh là những môn học hết sức khô khan. Với một số người có được năng khứu bẩm sinh về tính toán thì việc học các môn học này có phần đơn giản hơn một chút, còn với hầu hết nhiều người việc học các môn học này là hết sức khó khăn. Nếu không có sự chăm chỉ, không có niềm đam mê hứng thú học tập thì chắc chắn kết quả đạt được không cao. Và với môn Hóa Học mà bản thân tôi đang giảng dạy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh những đặc trưng chung của môn khoa học tự nhiên ở trên thì bộ môn Hóa Học còn mang nhiều đặc trưng riêng ví như: phải nhớ nhiều công thức hóa học của các chất, phải nhớ nhiều phương trình hóa học, phải nhớ các điều kiện xảy ra phản ứng… Vì vậy nếu không có sự chăm chỉ, không có hứng thú học tập bộ môn thì làm sao có thể đạt được kết quả tốt. Từ những yêu cầu trên ,trong suốt quá trình giảng dạy cùng với sự tham khảo phương pháp giảng dạy của các đồng nghiệp ở các bộ môn khác tôi đã không ngừng học hỏi để vận dụng vào môn học của mình. Và qua quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một kinh nghiệm mà tôi thấy rất hiệu quả về việc tạo hứng thú học tập bộ môn cho học trò từ đó để đạt được kết quả cao trong học tập đó là sử dụng trò chơi ô chữ trong giảng dạy Hóa Học. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả trong các bài luyện tập chương. Việc sử dụng ô chữ ở đầu bài học hoặc cuối bài học đều có thể cho hiệu quả tốt. Nếu sử dụng ô chữ ở đầu bài học thì ô chữ có tác dụng ôn tập lại kiến thức trong chương, tạo hứng thú để học sinh làm tốt các bài tập ở phía sau. Nếu sử dụng ô chữ ở cuối bài học thì ô chữ có tác dụng tổng hợp lại kiến thức trong chương, tạo hứng thú bộ môn để học sinh học tập chương mới tốt hơn. Việc sử dụng ô chữ ở đầu hay cuối bài phụ thuộc vào đặc điểm của từng bài. Để thể hiện ô chữ trong bài học giáo viên có thể kết hợp các phương tiện dạy học là máy chiếu hắt hoặc máy chiếu đa năng tùy vào từng bài cụ thể. Với việc vận dụng này đã tạo được hứng thú học tập cho HS và đã đạt được hiệu quả tốt hơn. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 Việc SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ Ở MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP CHƯƠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH nhằm đạt được một số mục đích cơ bản sau: - Tạo hứng thú học tập bộ môn để phát huy tối đa tính tích cực hoạt đông của học sinh từ đó để đạt được kết quả học tập tốt nhất cho học trò - Là năm học đầu tiên của cấp học THPT, học sinh có được hứng thú học tập thì những năm học tiếp theo các em sẽ có được cơ sở vững chắc để hoàn thành khóa học với kết quả cao nhất PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh đang là một xu thế tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc trưng bộ môn nhưng phải đảm bảo đạt được hiệu quả cao trong học tập. Với xu thế phát triển của xã hội ngày nay thì những phương pháp dạy học cũ đã không còn phù hợp. Vì vậy đòi hỏi phải có những phương pháp dạy học mới theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh và SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ Ở MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP CHƯƠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH đã được ra đời trên cơ sở đó II. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU A. THỰC TRẠNG Qua nghiên cứu khảo sát đầu năm vào tuần học thứ 4 tháng 9 năm 2011 ở các lớp khối 10 được phân công giảng dạy là lớp 10A3 và lớp 10A7 về hứng thú học tập bộ môn và kết quả học tập ở hai lớp này thì thu được kết quả như sau: 1. Thái độ Lớp Sĩ số Hứng thú Số HS Bình thường Tỉ lệ Số % HS Không hứng thú Tỉ lệ Số % HS Tỉ lệ % 3 10A3 48 5 10,42 13 27,08 30 62,5 10A7 45 3 6,67 22,22 32 71,11 10 2. Kết quả học tập Lớp Sĩ số Giỏi 10) (8- Khá (từ đến 8) Trung Yếu Kém 6,5 bình ( từ 3,5đến ( dưới 3,5) dưới ( từ 5 đến dưới 5) dưới 6,5) Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ HS % HS % HS % HS % HS % 10A3 48 5 10,42 10 20,83 20 41,67 12 25 10A7 45 2 4,45 13,33 15 33,33 17 37,78 5 6 1 2,08 11,11 B. NỘI DUNG Từ thực trạng trên khi giảng dạy chương trình hóa học lớp 10 ở các bài luyện tập tôi đã sử dụng trò chơi ô chữ nhằm tạo hứng thú học tập cho HS cụ thể là: Chương trình hóa học lớp 10 có 7 chương, cứ sau mỗi chương lại có một bài luyện tập, và cứ đến các bài luyện tập chương tôi sử dụng trò chơi ô chữ với tên gọi chung tìm ô chữ chìa khóa. Ô chữ dài hay ngắn phụ thuộc vào từng chương. Sau đây tôi xin được trình bày từng ô chữ sử dụng trong 6 chương đầu và cách thức thực hiện. CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ Bài 8: Luyện tập chương 1 1. Tên trò chơi: Tìm ô chữ chìa khóa 2. Thời gian thực hiện: Đưa vào hoạt động 1 của bài nhằm mục đích: - Củng cố kiến thức lí thuyết trong chương - Tạo hứng thú học tập để các em tham gia tích cực ở các hoạt động giải bài tập phía sau nhằm đạt được kết quả tốt - Tạo tinh thần đoàn kết trong lớp, tạo môi trường sư phạm trong đó tất cả học sinh đều được tham gia học tập. 4 3.Phương tiện sử dụng: Máy chiếu hắt 4.Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị sẵn bản trong và bút dạ 5.Cách thức thực hiện: a. Giáo viên phổ biến luật chơi - Ô 1 chữ 2 chìa khóa 3 cần 4 tìm 5 là 6 hàng một 7 ngang có 8 chữ cái 8 - Các chữ cái trong ô chữ chìa khóa sắp xếp chưa đúng trật tự, sau khi lật mở được các chữ cái trong ô chữ chìa khóa học sinh phải sắp xếp lại các chữ cái cho đúng trật tự để gọi tên cho đúng từ chìa khóa - Học sinh có hai sự lựa chọn: + Lựa chọn 1: Đoán từ chìa khóa sau đó kiểm tra lại qua 7 dữ kiện ( dùng phương pháp diễn giải) + Lựa chọn 2: giải 7 dữ kiện trước rồi tìm từ chìa khóa sau ( Dùng phương pháp quy nạp) - Học sinh giải đúng ô chữ chìa khóa và đúng ô chữ dữ kiện được phần thưởng là 10 cây bút. Học sinh trả lời đúng chỉ một trong 2 ô chữ thì được một nửa phần thưởng -Ở ô chữ dữ kiện học sinh chỉ nhận được phần thưởng nếu trả lời đúng tất cả các từ hàng ngang ( tối đa là được 2 học sinh trả lời 1 dữ kiện) - Ô chữ dữ kiện gồm có 7 dữ kiện hàng ngang 5 1 2 3 4 5 6 7 b. Cách tiến hành - Giáo viên cử 1 học sinh lên làm thư kí để viết đáp án vào ô chữ chìa khóa và ô chữ dữ kiện - Giáo viên là người dẫn chương trình - Học sinh chọn dữ kiện nào thì giáo viên đọc dữ kiện đó và lật mở các chữ chìa khóa thông qua dữ kiện đó Các dữ kiện trong ô chữ dữ kiện gồm: Dữ kiện 1 Trên một obitan chỉ có thể có nhiều nhất là hai electron và hai electron này chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron. Đó là nội dung của nguyên lí … Đáp án: Pau-li. Dữ kiện 2 Lật mở được ô số 3 là chữ U Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các Obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau. Đó là nội dung của …Hun Đáp án: Quy tắc Lật mở được ô số 8 là chữ Y Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau được gọi là … Dữ kiện 3 6 Đáp án: Đồng vị . Lật mở được ô 7 là chữ G Sự phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo…Pau-li, Dữ kiện 4 …vững bền và quy tắc Hun Đáp án: Nguyên lí . Lật mở được ô số 5 là chữ Ê Khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt (xác suất tìm thấy) electron khoảng 90% được gọi là … nguyên tử. Dữ kiện 5 Đáp án: Obitan . Lật mở được ô số 2 chữ N và ô số 4 chữ N Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao. Đó là nội dung của nguyên lí… Dữ kiện 6 Đáp án: Vững bền . Lật mở được ô số 6 là chữ Ư Trong nguyên tử hạt mang điện tích dương được gọi là hạt Dữ kiện 7 Đáp án: Proton . Lật mở được ô số 1 là chữ T Sau khi trả lời hết các dữ kiện các ô chữ dữ kiện có dạng sau: 1 2 Q Đ N G O V 3 4 5 6 7 P U Ô U B Ư P A Y N Y I N R U T G Ê T G O L Ă V N A B T I C I L I N Ê N O N Sau khi trả lời hết các dữ kiện các ô chữ chìa khóa có dạng sau: T N U N Ê Ư G Y 6 1 2 3 4 5 7 8 7 - Ô chữ chìa khóa cần tìm là N G U Y Ê N T Ư CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Bài 14: Luyện tập chương 2 1. Tên trò chơi: Tìm ô chữ chìa khóa 2. Thời gian thực hiện: Ở hoạt động cuối của bài nhằm mục đích - Củng cố, nhấn mạnh kiến thức tổng hợp trong chương - Tạo hứng thú để học sinh học tập chương mới tốt hơn 3.Phương tiện sử dụng - Máy chiếu đa năng 4.Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị phần thưởng cho học sinh là 10 thỏi kẹo anphelibe - 50 bảng đen nhỏ 5. Cách thức thực hiện a. Giáo viên phổ biến luật chơi - Ô chữ chìa khóa cần tìm là một hàng ngang gồm 16 chữ cái 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 - Để tìm ra được ô chữ chìa khóa trên ta có 8 dữ kiện. Trả lời đúng mỗi dữ kiện lật mở được 1 số chữ cái trong ô chữ chìa khóa. Các chữ cái sắp xếp chưa đúng trật tự. Học sinh tự sắp xếp lại và tìm ra từ chìa khóa đúng. - Tất cả học sinh trong lớp trả lời đúng mỗi dữ kiện được phần thưởng là 1 thỏi kẹo anphelibe (Nếu có từ 1 học sinh trở lên trả lời sai thì không được phần thưởng) 8 - Tất cả học sinh tìm ra đúng ô chữ chìa khóa được phần thưởng là 4 thỏi kẹo anphelibe (Nếu có từ 1 học sinh trở lên trả lời sai thì không được phần thưởng) - Sau khi giáo viên đọc song dữ kiện học sinh có 5 giây ghi kết quả vào bảng đen, sau đó giơ lên để giáo viên quan sát b. Cách tiến hành - Giáo viên là người dẫn chương trình - Học sinh lựa chọn các dữ kiện. Trả lời đúng mỗi dữ kiện sẽ lật mở được một số chữ cái trong ô chữ chìa khóa. - Các dữ kiện gồm: Dữ kiên 1 Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số … electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần Đáp án: LỚP. - Lật mở được ô số 1 là chữ Â, ô số 13 là chữ Â, ô số 10 là chữ A Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính oxit và hiđroxit tương ứng… dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần Dữ kiên 2 Bazơ của - Trong một nhóm A,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng…dần Đáp án: GIẢM. Lật mở được ô số 2 là chữ N, ô số 4 là chữ N, ô số 9 là chữ N Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính Kim loại của các nguyên Dữ kiên 3 tố giảm dần, đồng thời tính phi kim…dần. - Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố … dần, đồng thời tính phi kim giảm dần. Đáp án: TĂNG. Lật mở được ô số 3 là chữ H, ô số 8 là chữ H Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử là năng lượng… cần để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử ở trạng thái cơ bản Dữ kiên 4 Đáp án: TỐI THIỂU. Lật mở được ô số 14 là chữ U, ô 16 là chữ U Dữ kiên 5 So biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp… của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố Đáp án: NGOÀI CÙNG. Lật mở được ô số 11 là chữ T, ô số 12 là chữ T Dữ kiên 6 9 Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng… electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. Đáp án: HÚT. - Lật mở được ô số 5 là chữ O, ô số 6 chữ Đ, ô số 7 chữ I, ô số 18 chữ L Sau khi lật mở được hết các chữ cái ô chữ chìa khóa có dạng sau: Â N H N O Đ I H N A T T Â U L U 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 - Sắp xếp lại các chữ cái theo đúng trật tự ta được ô chữ : ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN Đ I N H L CHƯƠNG 3: U Â T T U Â N H O A N LIÊN KẾT HÓA HỌC Bài 24: Luyện tập chương 3 1. Tên trò chơi: Tìm ô chữ chìa khóa 2. Thời gian thực hiện: Ở hoạt động cuối của bài nhằm mục đích - Củng cố, nhấn mạnh kiến thức tổng hợp trong chương - Nhấn mạnh về liên kết cho nhận - Tạo không khí thi đua học tập trong lớp theo đúng tinh thần “ thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li ” - Tạo hứng thú để học sinh học tập chương mới tốt hơn 3.Phương tiện sử dụng - Máy chiếu đa năng 4.Chuẩn bị - 50 bảng đen nhỏ 5. Cách thức thực hiện 10 a. Giáo viên phổ biến luật chơi - Ô chữ chìa khóa cần tìm là một hàng ngang gồm 7 chữ cái 1 2 3 4 5 6 7 - Để tìm ra được ô chữ chìa khóa trên ta có 5 dữ kiện . Trả lời đúng mỗi dữ kiện lật mở được 1 số chữ cái trong ô chữ chìa khóa. Các chữ cái sắp xếp chưa đúng trật tự. Học sinh tự sắp xếp lại và tìm ra từ chìa khóa đúng. - Mỗi nhóm có số điểm ban đầu là 5 điểm - Đối với mỗi dữ kiện nếu có 1 học sinh trong nhóm trở lên trả lời sai thì trừ 1 điểm, tất cả các học sinh trong nhóm trả lời đúng được cộng 1 điểm - Sau khi tất cả các chữ cái đã được lật mở , nhóm nào có nhiều học sinh trả lời nhanh và đúng nhất từ trong ô chữ chìa khóa thì nhóm đó sẽ chiến thắng và sẽ được lấy số điểm đã đạt được làm điểm miệng b. Cách thức thực hiện - Hình thức thưởng điểm cho nhóm học sinh - Giáo viên cử 1 học sinh làm trọng tài lựa chọn các dữ kiện - Giáo viên dẫn chương trình, đọc dữ kiện, đáp án và đưa ra đánh giá cuối cùng - Ô chữ có 5 dữ kiện sau: Liên kết … là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do Dữ kiên 1 Đáp án: KIM LOẠI. Lật mở được ô số 1 là chữ N , ô số 6 là chữ N Dữ kiên 2 Liên kết … là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu Đáp án: ION. Lật mở được ô số 2 chữ H, ô số 4 chữ H Dữ kiên 3 Liên kết … là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung Đáp án: CỘNG HÓA TRỊ. Lật mở được ô số 3 là chữ C Dữ kiên 4 11 Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết gọi là sự xen phủ… Sự xen phủ … tạo liên kết  Đáp án: TRỤC. Lật mở được ô số 5 là chữ Â Dữ kiên 5 Liên kết giữa hai nguyên tử được thực hiện bởi 1 liên kết  và một hay hai liên kết  được gọi là liên kết … Đáp án: BỘI. Lật mở được ô số 7 là chữ O Sau khi lật mở được hết các chữ cái ô chữ chìa khóa có dạng sau: N H C H Â N O 1 2 3 4 5 6 7 - Sắp xếp lại các chữ cái theo đúng trật tự ta được ô chữ : C CHƯƠNG 4: H O N H Â N PHẢN ỨNG HÓA HỌC Bài 27: Luyện tập chương 4 1. Tên trò chơi: Tìm ô chữ chìa khóa 2. Thời gian thực hiện: Ở hoạt động khởi động nhằm mục đích - Tạo tâm lí thoải mái, hứng khởi để các em tham gia tích cực các hoạt động tiếp theo - Củng cố, khắc sâu kiến thức về phản ứng oxi hóa – khử 3.Phương tiện sử dụng - Máy chiếu đa năng 4.Chuẩn bị - 3 hộp quà nhỏ : + Hộp 1 : 1 cuốn vở + Hộp 2: 1 tờ giấy có ghi : phần thưởng của bạn là một điểm 9 +Hộp 3: là 1 tờ giấy có ghi: phần thưởng của bạn là một tràng vỗ tay của cả lớp 5. Cách thức thực hiện a.Giáo viên phổ biến luật chơi 12 - Ô chữ chìa khóa cần tìm là một hàng ngang gồm 9 chữ cái 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - Học sinh nào tìm ra từ chìa khóa đúng và nhanh nhất sau gợi ý 1được 3 phần quà, trả lời đúng sau gợi ý 2 được 2 phần quà, sau gợi ý 3 được 1 phần quà b. Cách thức thực hiện: - Giáo là người dẫn chương trình và đưa ra các gợi ý - Có 3 gợi ý liên quan đến ô chữ Là đặc điểm chung của các phản ứng sau: 1. Gợi ý Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag 2. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 1 FeO + CO → Fe + CO2 3. Gợi ý 2 Gợi ý 3 Phản ứng thế luôn là loại phản ứng này? Là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Đáp án: OXI HÓA-KHỬ O X I H O A K H Ư NHÓM HALOGEN CHƯƠNG 5: Bài 37: Luyện tập chương 5 1. Tên trò chơi: Tìm ô chữ chìa khóa 13 2. Thời gian thực hiện: Ở hoạt động củng cố của bài nhằm mục đích - Củng cố, nhấn mạnh kiến thức của chương - Tạo hứng thú học tập khi chuyển sang chương mới - Tạo tinh thần đoàn kết 3.Phương tiện sử dụng - Máy chiếu đa năng 4.Chuẩn bị - 50 bảng đen nhỏ - 10 cuốn vở ghi 5. Cách thức thực hiện a. Giáo viên phổ biến luật chơi - Ô chữ chìa khóa cần tìm là một hàng ngang gồm 7 chữ cái 1 2 3 4 5 6 7 - Các chữ cái trong ô chữ chìa khóa sắp xếp chưa đúng trật tự, sau khi lật mở được các chữ cái trong ô chữ chìa khóa học sinh phải sắp xếp lại các chữ cái cho đúng trật tự để gọi tên cho đúng từ chìa khóa - Học sinh có hai sự lựa chọn: + Lựa chọn 1: Đoán từ chìa khóa sau đó kiểm tra lại qua 7 dữ kiện ( dùng phương pháp diễn giải) + Lựa chọn 2: giải 7 dữ kiện trước rồi tìm từ chìa khóa sau ( Dùng phương pháp quy nạp) - Học sinh giải đúng ô chữ chìa khóa được phần thưởng là 3 cuốn vở ghi - Học sinh giải đúng mỗi từ hàng ngang trong ô chữ dữ kiện được phần thưởng là 1 cuốn vở ghi -Ô chữ dữ kiện có dạng 14 1 2 3 4 5 6 7 b. Cách tiến hành - Giáo viên là người dẫn chương trình - Học sinh chọn dữ kiện nào thì giáo viên đọc dữ kiện đó và lật mở các chữ chìa khóa thông qua dữ kiện đó - Học sinh có 5 giây để ghi đáp án vào bảng đen nhỏ Các dữ kiện trong ô chữ dữ kiện gồm: Dữ kiện 1 Đáp án: Dữ kiện 2 Đáp án: Dữ kiện 3 Từ F2 đến I2 tính oxi hóa …dần GIẢM. Từ HF đến HI tính khử … dần TĂNG. Lật mở được ô số 7 là chữ L Nguyên tắc điều chế clo trong phòng thí nghiệm là…ion Cl- Thành Cl2 Đáp án: OXI HÓA Dữ kiện 4 Lật mở được ô số 3 là chữ O . Lật mở được ô số 6 là chữ N Cho các phản ứng hóa học sau: 15 Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2 Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2 Trong các phản ứng hóa học trên Cl2 là chất … Đáp án: KHỬ . Lật mở được ô số 2 là chữ G Khoáng vật KCl.MgCl2.6H2O có tên gọi là… Dữ kiện 5 Đáp án: CACNALIT . Lật mở được ô số 4 chữ H Khoáng vật Na3AlF6 có tên gọi là… Dữ kiện 6 Đáp án: CRIOLIT . Lật mở được ô số 5 là chữ E Axit HF là axit … Dữ kiện 7 Đáp án: YẾU. Lật mở được ô số 1 là chữ A Sau khi trả lời hết các dữ kiện các ô chữ chìa khóa có dạng sau: A G O 1 2 3 H 4 E N 5 6 L 7 - Sắp xếp các chữ cái lại ta được từ chìa khóa: HALOGEN H A L O G E N Sau khi trả lời hết các dữ kiện các ô chữ dữ kiện có dạng sau: 1 2 3 4 5 6 7 16 1 2 3 4 5 6 7 G I T Ă O X I K C A C N C R I Y CHƯƠNG 6: A N H H A O Ê M G O A Ư L I T L I T U NHÓM OXI Bài 46: Luyện tập chương 6 1. Tên trò chơi: Tìm ô chữ chìa khóa 2. Thời gian thực hiện: Ở hoạt động khởi động nhằm mục đích - Tạo tâm lí thoải mái, hứng khởi để các em tham gia tích cực các hoạt động tiếp theo - Củng cố, khắc sâu kiến thức về nhóm oxi - Tạo bầu không khí thi đua học tập giữa các học sinh trong lớp 3.Phương tiện sử dụng - Máy chiếu đa năng 4.Chuẩn bị - 3 hộp quà nhỏ : + Hộp 1 : 1cây bút mực + Hộp 2: 1 tờ giấy có ghi : Chúc bạn may mắn lần sau +Hộp 3 : là 1 tờ giấy có ghi: phần thưởng của bạn là 5 cây bút chì 5. Cách thức thực hiện a. Giáo viên phổ biến luật chơi - Ô chữ chìa khóa cần tìm là một hàng ngang gồm 3 chữ cái 17 1 2 3 - Học sinh nào tìm ra từ chìa khóa đúng và nhanh nhất sau gợi ý 1được 3 phần quà, trả lời đúng sau gợi ý 2 được 2 phần quà, sau gợi ý 3 được 1 phần quà b. Cách thức thực hiện: - Giáo viên là người dẫn chương trình và đưa ra các gợi ý - Có 3 gợi ý liên quan đến ô chữ Là đặc điểm chung của các phản ứng sau: Gợi ý 1 t0 1. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 t0 2. S + O2 → SO2 t0 3. 2H2S + 3O2 dư → 2SO2 + 2H2O t0,V2O5 4. 2SO2 + O2 Gợi ý 2 Gợi ý 3 Đáp án: OXI  2SO3 Là một nguyên tố phi kim hoạt động và có tính oxi hóa mạnh. Không khí chứa khoảng 20% thể tích khí này. O X 1 2 I 3 18 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. PHƯƠNG PHÁP Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp cơ bản sau: so sánh, hoạt động nhóm, nghiên cứu, nêu vấn đề. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Việc SỬ DỤNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ Ở CÁC BÀI LUYỆN TẬP CHƯƠNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH đã thu được kết quả tốt cụ thể là: Học sinh đã có hứng thú thực sự đối với bộ môn Hóa Học. Cứ sau mỗi tiết luyện tập chương các em lại hào hứng chờ đợi một chương học mới với một tâm trạng vui tươi hứng khởi. Và khi chuyển sang chương học mới các em lại đua nhau học tập để bài cuối chương các em lại được tham gia trò chơi, lại có cơ hội giành phần thưởng của cô. Với thái độ như vậy thì kết quả học tập của các em sau mỗi chương đã đạt được kết quả rõ rệt. Ở các chương sau số lượng HS khá, giỏi tăng dần, còn học sinh yếu kém thì giảm dần. IV. MỘT SỐ ỨNG DỤNG Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học trên tại lớp 10A3, 10A7 và đã đạt được kết quả sau Khi chưa áp dụng đề tài thì 1. Thái độ Lớp Sĩ số Hứng thú Bình thường Không hứng thú Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 10A3 48 5 10,42 13 27,08 30 62,5 10A7 45 3 6,67 10 22,22 32 71,11 2. Kết quả học tập 19 Khá Lớp Trung (8- (từ 6,5 bình đến dưới ( từ 5 đến 8) dưới 6,5) Sĩ Giỏi số 10) Yếu ( từ Kém 3,5đến ( dưới 3,5) dưới 5) Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ HS % HS % HS % HS % HS % 10A3 48 5 10,42 10 20,83 20 41,67 12 25 10A7 45 2 4,45 13,33 15 33,33 17 37,78 5 6 1 2,08 11,11 Sau khi áp dụng đề tài thì 1. Thái độ Hứng thú Lớp Không hứng thú Bình thường Sĩ số Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 10A3 48 35 72,92 10 20,83 3 6,25 10A7 45 33 73,33 10 22,22 2 4,45 2. Kết quả học tập Lớp Sĩ số 10A3 48 Khá Trung bình Yếu Kém ( từ Giỏi (8-10) (từ 6,5 đến ( từ 5 đến ( dưới 3,5đến dưới 8) dưới 6,5) 3,5) dưới 5) Số HS Tỉ lệ Số % HS Tỉ lệ Số % HS Tỉ lệ Số % HS Tỉ lệ Số % HS Tỉ lệ % 20 41,67 20 41,67 7 14,58 1 2,08 0 0 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng