Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong môn ngữ văn...

Tài liệu Skkn sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong môn ngữ văn

.DOC
24
97
89

Mô tả:

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ Để nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học là vô cùng cần thiết. Môn ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó không chỉ quyết định đến việc đánh giá, xếp loại học sinh, là một môn chính trong các môn thi tốt nghiệp THPT, là một môn trong một số khối thi của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp mà quan trọng hơn, môn văn có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Vài năm trở lại đây, việc dạy học môn ngữ văn đang trở thành một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt cần được xã hội quan tâm. Vì trên thực tế, đa số học sinh hiện nay rất ít quan tâm đến môn ngữ văn, các môn khối c, các em đều chọn các môn tự nhiên để làm con đường lập thân của mình, có nhiều trường để chọn, sau này có nhiều ngành nghề dễ xin việc làm, lương cao. Thực tế trên đến năm 2011 đã trở nên đến mức báo động vì nhiều trường đại học không đủ chỉ tiêu thí sinh đăng kí khối c, nhiều trường THPT tất cả vài trăm học sinh nhưng chỉ có ít học sinh đăng kí thi khối c. Có nhiều học sinh ( có cả sự định của gia đình), nếu không thi đỗ đại học thì học trung cấp chứ không thi khối c, nhiều học sinh không có khả năng học khối a nhưng các bậc phụ huynh cứ ép con em mình học. Hiện tượng trên khá phổ biến, có lẽ không chỉ ở trường tôi mà trở thành hiện tượng chung trong nhà trường phổ thông. Nhiều học sinh hầu như không học văn, nhiều tiết dạy học văn trôi đi trong mệt mỏi, chán nản cho cả cô và trò. Trong khi đó, môn văn lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách cho con người, việc đổi mới chương trình ngữ văn THPT lại chú ý đào tạo toàn diện kĩ năng cho con người. Đứng trước tình hình đó, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học đang là một vấn đề được các cấp lãnh đạo, nhà trường 1 và các giáo viên quan tâm. Vấn đề này cũng được triển khai trong các đợt tập huấn chuyên đề, tập huấn sách giáo khoa nhiều năm qua. Cốt lõi là lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên cần nhìn thẳng vào thực tế để đánh giá vấn đề cho đúng. Đổi mới phương pháp dạy học cũng còn phải áp dụng linh hoạt với từng đối tượng học sinh. Lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là cốt lõi của phương pháp dạy học mới. Tuy nhiên, có thể làm cho người học tích cực, chủ động không quả thực là vấn đề nan giải. Đối tượng học sinh trường tôi chủ yếu là con em dân tộc, hầu như không đề cao việc học. Nhận thức đa số ở mức trung bình. Nhiều em không biết viết một bài văn đúng bố cục ba phần, đi học phần lớn là không soạn bài, không học bài. Hơn nữa, các em luôn quan niệm văn dài khó học.Vì vậy, tôi luôn trăn trở để có thể nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn, thu hút, thay đổi cách nhìn của các em về môn học. Năm 2011, tôi đã viết sáng kiến về việc dạy học ngữ văn qua các trò chơi nhằm tạo cho các em một sân chơi bổ ích, Năm 2012, tôi đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học để nâng cao chất lượng. Qua quá tình sử dụng, tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt nên mạnh dạn trình bày trong sáng kiến của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc ứng dụng CNTT trong tiết dạy học ngữ văn đã đem đến hiệu qủa đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm, dạy học bằng CNTT, đặc biệt trong môn ngữ văn cũng còn một số hạn chế, và không phải bài nào cũng ứng dụng được. Chính vì vậy, tôi vẫn cho rằng, việc chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ dạy học đơn giản nhưng hiệu quả trong môn ngữ văn là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi đã chọn sáng kiến này. Trong khuôn khổ của sáng kiến, tôi xin trình bày việc sử dụng bảng biểu, sơ đồ trong một số nội dung môn ngữ văn mà bản thân đã có dịp sử dụng. 2 Phần thứ hai: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiến. 2.1.1. Cơ sở lí luận. - Khái niệm về phương tiện dạy học: Phương tiện dạy học là các phương tiện được sử dụng trong quá trình dạy học, bao gồm các đồ dùng dạy học, các trang thiết bị kỹ thuật dùng trong dạy học, các thiết bị hỗ trợ và các điều kiện cơ sở vật chất khác. Phương tiện dạy học gồm nhiều loại: tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu. Tuy nhiên, phương tiện dạy học mà bản thân tôi đã sử dụng nhiều và có kết quả nhất là sơ đồ, bảng biểu. Tôi thấy, phương tiện này rất phù hợp trong một số nội dung của môn ngữ văn. - Vai trò của việc sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong dạy học ngữ văn: Sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học trong các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng mang lại rất nhiều hiệu quả to lớn. Không những làm cho bài học sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh, mà còn củng cố, khắc sâu được kiến thức trọng tâm, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn. Trong một vài năm trở lại đây, nhiều đồng chí giáo viên đã thực sự tâm huyết, nỗ nực tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để có thể nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn, thu hút các em học sinh đến với môn học. Cũng như các môn học khác, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngữ văn đang được nhiều đồng chí giáo viên quan tâm vì nó đã đem lại những hiệu quả đáng kể. Rất nhiều tiết học đã đạt được hiệu quả to lớn vì phát huy được ưu thế của công nghệ thông tin, sử dụng được hình ảnh, âm thanh không thể diễn đạt được bằng phương pháp thông thường, sử dụng được hệ thống bảng biểu, sơ đồ, nhấn mạnh trọng tâm kiến thức bằng kênh chữ kiểu chữ… Ví dụ các bài “ bản tin”, “ phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, “ Viết quảng cáo”, “ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”… 3 Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm nêu trên, dạy học bằng công nghệ thông tin còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Môn ngữ văn là môn nghệ thuật ngôn từ. Chức năng của nó là phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Thông qua lớp ngôn từ, yếu tố đầu tiên của văn học, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng, người học khám phá các tầng ý nghĩa sâu xa cuả nó. Vì vậy, có những đơn vị kiến thức cần phải để học sinh phát huy vai trò của trí tưởng tượng. Để học sinh tưởng tượng hình ảnh sóng qua việc cảm nhận ngôn từ hơn là chiếu hình ảnh sóng lên màn hình. Để học sinh tưởng tượng hình ảnh Chí Phèo trong hình hài con quỷ dữ của làng Vũ Đại hơn là chiếu phim để lúc nào trong đầu nó Chí Phèo chính là nhân vật đóng trong phim… Hơn nữa, hiểu, tạo hứng thú không phải là mục tiêu cuối cùng của môn văn mà từ việc hiểu để rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng tâm hồn, ước mơ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Vì vậy, nếu áp dụng dạy học công nghệ thông tin tràn lan không những không đạt được hiệu quả mà còn gây phản tác dụng. Nhiều học sinh đã thực sự cảm thấy mệt mỏi vì học văn công nghệ thông tin nhiều quá, cô giáo chiếu nhanh quá, không kịp ghi bài, vừa phải nghe cô giảng, vừa nhìn cô vừa nhìn màn hình. Nhiều tiết học chỉ tạo ra hứng thú tạm thời chứ không có hiệu quả dài lâu. Có những tiết học, học sinh chỉ chú ý xem phim, nghe đọc thơ, nghe hát chứ nội dung quan trọng thì chưa chú ý. Vấn đề dạy học công nghệ thông tin và ưu nhược điểm của nó đã được nhiều đồng chí giáo viên tâm huyết thể hiện trong sáng kiến của mình. Ở đây, tôi chỉ trình bày khái quát để tạo cơ sở cho sáng kiến của tôi. Mỗi người sẽ có quan điểm riêng trong dạy học CNTT, nhưng riêng tôi, tôi cho rằng, chỉ nên áp dụng CNTT khi không thể hiện được nội dung bài học bằng phương pháp thông thường, đặc biệt là các tiết đọc văn, nhất là thơ thì hạn chế. Tôi có lên mạng tham khảo một số tiết dạy đọc thơ như “ Trao duyên”, “ chí khí anh hùng”…Toàn bộ giáo án chỉ có “ chữ” và một bức tranh mô phỏng hình ảnh hai chị em Thuý Kiều, hoặc mô phỏng ảnh Kiều 4 chia tay Từ Hải. Nếu vậy, thì dạy truyền thống sẽ hiệu quả hơn, nhất là các giáo viên có giọng giảng truyền cảm. Trường tôi là một trường huyện, cơ sở vật chất còn nghèo, cả trường chỉ có một máy chiếu có thời gian còn bị hỏng, đa số học sinh là con em dân tộc Mường, nhận thức ở mức trung bình, nhiều em yếu. Vì vậy không có điều kiện để chuẩn bị nhiều tiết dạy học bằng CNTT, tôi đã cố gắng chuẩn bị một số phượng tiện hỗ trợ trong quá trình dạy học ngữ văn của mình để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Từ thực tế dạy học của bản thân, tôi nhận thấy, đó là những phương tiện đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh. Trên thực tế, nhiều đồng chí giáo viên đã sử dụng các phương tiện hỗ trợ như bảng biểu, sơ đồ, tranh ảnh trong dạy học ngữ văn. Tuy nhiên, việc sử dụng còn tuỳ hứng và áp dụng chưa thường xuyên nên chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Trong phạm vi của sáng kiến, tôi xin trình bày việc sử dụng bảng biểu, sơ đồ trong một số tiết học hoặc một số nội dung của môn học mà bản thân đã có điều kiện sử dụng trong quá trình dạy học. 2.2. Việc sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong môn ngữ văn . 2.2.1. Mục đích. Như tôi đã trình bày, trong phạm vi của sáng kiến, tôi xin trình bày việc sử dụng bảng biểu, sơ đồ trong dạy học ngữ văn. Mục đích của việc sử dụng các bảng biểu, sơ đồ này là để hệ thống kiến thức của một tác phẩm, một giai đoạn hoặc một nội dung nào đó của bài học…Giúp cho việc lĩnh hội kiến thức của các em học sinh dễ dàng hơn, khắc sâu kiến thức hơn và tạo hứng thú để thu hút các em yêu thích môn học hơn, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 5 2.2.2. Phương pháp sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong dạy học ngữ văn. Môn văn nhìn chung là kiến thức dài, cô giáo phải nói nhiều, có nhiều phần kiến thức trong một bài học mà học sinh ít em có khả năng nhớ lâu dài. Vì vậy, tôi đã định hướng một số nội dung có thể sử dụng hệ thống bảng biểu sơ đồ để giúp học sinh nắm vững kiến thức. Thứ nhất, có thể dùng bảng biểu, sơ đồ để tóm tắt cốt truyện của một số tác phẩm văn xuôi, trên cơ sở đó định hướng nội dung tư tưởng của tác phẩm. Hoặc tóm tắt về cuộc đời của nhân vật chính. Ví dụ, tóm tắt cốt truyện của tác phẩm “ Chí Phèo”- Nam Cao, “ Số đỏ”- Vũ Trọng Phụng, “ Vợ nhặt”- Kim Lân, “ Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân, “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu. Trong các bảng biểu, sơ đồ có thể chèn thêm hình ảnh để tăng phần sinh động, thu hút học sinh. Và sau mỗi bài học trên lớp, học sinh có thể dán các sơ đồ đó ở góc học tập của mình, hoặc luôn để trong túi bài kiểm tra hay tài liệu trong cặp mình để kiến thức được trau dồi thường xuyên. Thứ hai, có thể dùng bảng biểu, sơ đồ để hệ thống kiến thức của một phần, một chương, một giai đoạn. Như hệ thống kiến thức phần tiếng việt, phần làm văn, các giai đoạn văn học. Nó giúp các bài tổng kết, ôn tập đạt hiệu quả, giúp học sinh khắc sâu kiến thức một cách khoa học, lôgic. Thứ ba, dùng bảng biểu sơ đồ để hệ thống kiến thức của một số chuyên đề ôn thi đại học,cao đẳng. Tôi từng ôn thi đại học một số năm. Qua quá trình ôn thi của bản thân, tôi nhận thấy, đa số học sinh ở trường tôi, khả năng nắm kiến thức và làm bài chỉ ở mức trung bình. Nhược điểm của các em trong bài viết là hay bị thiếu ý, khả năng phân tích vấn đề không sâu. Nhiều vấn đề ôn đi ôn lại nhiều lần mà vẫn không nhớ, khi làm bài vẫn mắc khuyết điểm là trình bày không khoa học. Ví dụ, đề phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học, hay đề phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự chẳng hạn. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn các em làm bảng biểu, sơ đồ để thể hiện các nội dung trên. Tương tự như thế là các chuyên đề so sánh, dạng đề 6 nâng cao của ôn thi đại học. Ví dụ ôn giá trị nhân đạo của tác phẩm văn học. Thi đại học các năm nếu hỏi về giá trị nhân đạo thường có 5 tác phẩm : giá trị nhân đạo trong truyện ngắn “ Chí Phèo”- nam Cao; “ Hai đứa trẻ”- Thạch Lam; “ Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài; “ Vợ nhặt”- Kim Lân, “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu. Tôi đã hướng dẫn học sinh lập sơ đồ từ biểu hiện chung của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học nắm được biểu hiện giá trị nhân đạo trong từng tác phẩm và nhìn vào sơ đồ có thể thấy khám phá riêng của mỗi nhà văn cùng thời hoặc khác thời. Như vậy là có thể khắc sâu kiến thức cho các em. Hoặc đề phân tích nhân vật, có thể làm sơ đồ triển khai các ý cơ bản khi phân tích nhân vật, và từ các ý đó phân tích các nhân vật hay ra đề thi tốt nghiệp và đại học và cao đẳng. Triển khai các ý đó vào bài viết sẽ không bị thiếu ý, trình bày lại đảm bảo tính khoa học, lôgic. Đặc biệt, ở các nhân vật hay ra đề thi so sánh với nhau thì nhìn vào sơ đồ sẽ thấy điểm chung, riêng rất rõ ràng. 2.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. 2.3.1. Kết quả định lượng. Sáng kiến là những băn khoăn trăn trở của tôi trong quá trình dạy học của bản thân. Tôi đã có điều kiện để áp dụng sáng kiến của mình trong quá trình dạy học và thấy rõ được ưu điểm của nó. Những phương tiện dạy học đơn giản nhưng lại có hiệu quả đối với giờ dạy. Đặc biệt, tôi thấy rõ sự phù hợp của những phương tiện đó đối với cơ sở vật chất của nhà trường, chưa có điều kiện để có thể áp dụng nhiều tiết dạy học bằng công nghệ thông tin. Tôi đã dùng bảng biểu, sơ đồ trong phần tóm tắt cốt truyện, hoặc thể hiện một nội dung nào đó như tình huống truyện, giá trị tư tưởng, của một số tác phẩm văn xuôi trong trường học như “ Chí Phèo”- Nam Cao ( Xem phụ lục 1), “ Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu ( Xem phụ lục 2); “ Vợ nhặt”- Kim Lân ( Xem phụ lục 3); “ Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân ( Xem phụ lục 4), chân lí thời đại trong “ Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành ( Xem phụ lục 5). Tiết học không có đồng nghiệp dự giờ để được nghe những ý kiến đóng góp khách quan hơn nhưng tôi nhận thấy hiệu quả rõ rệt 7 qua thái độ tiếp thu bài học của học sinh và mức độ nắm kiến thức của các em. Có thể so sánh với tiết dạy tương tự của đồng nghiệp bằng công nghệ thông tin. Có đồng chí giáo viên dạy bài “ Chữ người tử tù”- Nguyễn Tuân, chiếu rất nhiều hình ảnh, nào là hình ảnh các ông đồ viết chữ, tranh tứ bình các loại, nhưng bố cục bài dài dòng, chưa khoa học nên tôi thấy chưa hiệu quả. Vậy, tôi dạy thường nhưng thiết kế một sơ đồ hệ thống nội dung cốt truyện của toàn bài và yêu cầu học sinh thể hiện sơ đồ vào vở ghi thì tôi thấy học sinh vẫn nắm được nội dung của bài học mà lại không mất nhiều thời gian. Tương tự như vậy, tôi áp dụng trong các bài học khác và nhận thấy phương tiện dạy học này rất phù hợp với nhận thức của học sinh trường mình, mà có lẽ là học sinh của nhiều trường huyện như trường tôi. Tôi cũng sử dụng bảng biểu, sơ đồ để ôn phần làm văn ( Xem phụ lục 6) khái quát các giai đoạn văn học,( Xem phụ lục 7), yêu cầu các em dán ở góc học tập của mình. Tôi thấy các em nắm rất vững nội dung của bài học. Nhiều học sinh trong lớp tôi giảng dạy hầu như không nắm được các thời kì của văn học Việt Nam, văn học trung đại gồm mấy giai đoạn, tác giả tác phẩm của từng giai đoạn. Kể cả những vấn đề trọng tâm của thi đại học, cao đẳng, các em cũng nắm rất lơ mơ. Như trong các tác phẩm của chương trình 12, tác phẩm nào ra đời trong thời kì chống Mĩ, chống Pháp, hay sau 1975… Sau khi sử dụng sơ đồ hệ thống kiến thức, tôi nhận thấy mức độ nắm kiến thức của các em tiến bộ rõ rệt. Nhiều em không chỉ nắm chắc các nội dung kiến thức trên, mà còn biết sử dụng các kiến thức ở bài khái quát để lí giải nội dung bài học lôgic hơn. Tương tự như vậy, tôi sử dụng bảng để hệ thống các vấn đề về tiếng Việt, làm văn trong chương trình THPT. Tôi mạnh dạn áp dụng các phương tiện dạy học này trong các chuyên đề ôn thi tốt nghiệp, và hướng dẫn một số học sinh ôn luyện nâng cao các chuyên đề thi đại học, cao đẳng, ôn thi học sinh giỏi. Cụ thể, trong năm học 2012, tôi được phân công giảng dạy ngữ văn hai lớp 12B, 12E. Tôi đã sử dụng bảng biểu, sơ đồ trong một số nội dung ôn tập. Như hướng dẫn dạng đề phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự ( Xem phụ lục 9), phân tích giá trị 8 nhân đạo( Xem phụ lục 8) và dạng đề so sánh, sau khi gợi ý các vấn đề có thể ra đề so sánh và cách làm bài, tôi dùng bảng so sánh hai nhân vật Tnú trong “ Rừng xà nu”- Nguyễn trung Thành và nhân vật Việt trong “ Những đứa con trong gia đình” để hướng dẫn các em cách tìm ý.( Xem phụ lục 10) Tôi kiểm tra kiến thức của các em qua bài viết thì thấy cách trình bày ý đã tiến bộ rõ rệt. Nhiều bài viết thể hiện ý khá mạch lạc, rõ ràng không còn gượng ép nữa. Ngay cả những học sinh trung bình cũng nhớ và thể hiện được hệ thống ý trong bài viết. Từ hiệu quả đạt được đó, tôi có lòng tin vào sáng kiến của mình và suy nghĩ để có thể áp dụng nhiều hơn vào quá trình dạy học của bản thân và của nhiều đồng nghiệp. 2.3.2. Kết quả định tính. Sau khi áp dụng sáng kiến trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy sáng kiến đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Thu hút và tạo hứng thú cho học sinh đối với môn học, để giờ học văn với các em không còn quá nặng nề trong việc lĩnh hội kiến thức. Sáng kiến cũng đã đem lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả cụ thể như sau: Tổng số học sinh Điểm giỏi Điểm khá Điểm trung bình Điểm yếu 74 04 15 21 *Kết quả kiểm tra đầu năm hai lớp 12B, 12E. 30 Điểm kém 04 * Kết quả kiểm tra cuối năm lớp 12B, 12E Tổng số sinh học Điểm khá Điểm giỏi Điểm trung Điểm yếu bình 74 14 17 16 - Có 3 học sinh giỏi cấp tỉnh. - Kết quả thi thử tốt nghiệp của lớp giảng dạy cao . 9 Điểm kém 27 0 Nhìn vào kết quả trên, có thể khẳng định hiệu quả to lớn của việc sử dụng sáng kiến trong thực tế dạy học. Điểm giỏi tăng 10 học sinh, điểm khá tăng 02 học sinh, điểm trung bình giảm 05, điểm yếu giảm 03 và không còn điểm kém. Đặc biệt, khi tôi mạnh dạn áp dụng phương pháp này trong một số chuyên đề ôn thi học sinh giỏi thì có 3 học sinh đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 01 giải ba, 2 giải khuyến khích. 10 Phần 3: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT. 3.1. Kết luận chung. Để góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn, việc sử dụng những phương tiện dạy học là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với các trường trên địa bàn các tỉnh miền núi khi điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ nhận thức của học sinh đa phần ở mức trung bình. Trên thực tế, có nhhiều phương tiện dạy học có thể áp dụng trong quá trình dạy học ngữ văn. Tuy nhiên, trong sáng kiến, tôi chỉ áp dụng một số bảng biểu, sơ đồ mà bản thân đã có dịp áp dụng trong quá trình dạy học và bước đầu thấy được hiệu quả của nó trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Hy vọng, sáng kiến sẽ là gợi ý để các thầy cô trong tổ chuyên môn của nhà tường thiết kế được nhiều phương tiện dạy học hay và chất lượng hơn, áp dụng thường xuyên hơn trong quá trình dạy học. Trong quá trình sử dụng các phương tiện hỗ trợ dạy học này, tôi thấy khả năng ứng dụng sáng kiến vào thực tế là rất lớn. Những phương tiện dạy học đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc khắc sâu trọng tâm kiến thức cho học sinh, tạo hứng thú cho các em trong giờ học văn, để giờ học văn vừa tạo điều kiện cho cá em tư duy, thể hiện khả năng sáng tạo của mình nhưng cũng không căng thẳng, mệt mỏi. 3.2. Ý kiến đề xuất. - Để áp dụng thường xuyên hơn nữa, có hiệu quả hơn nữa sáng kiến trong quá trình dạy học ngữ văn, tôi xin đề nghị ban giám hiệu nhà trường sẽ tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất để tôi có thể làm các phương tiện dạy học nói trên bằng vải bạt, in trên khổ giấy A0 để có thể sử dụng được lâu dài, sử dụng rộng rãi ở nhiều lớp học để phát huy hơn nữa hiệu quả của nó. - Tôi cũng kính mong các đồng chí giáo viên trong tổ chuyên môn, các đồng nghiệp, các giáo viên tâm huyết có cùng ý tưởng sẽ đóng góp ý kiến để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Đặc biệt là các đồng chí giáo 11 viên trong nhóm sẽ cùng trao đổi để có thể thiết kế được một bộ đồ dùng dạy học của bộ môn khoa học, lôgic phục vụ tốt nhất cho công việc giảng dạy. Bởi vì, những bảng biểu, sơ đồ trên chỉ là ý kiến của riêng cá nhân tôi không tránh khỏi những thiếu xót, chưa hợp lí. - Đối với học sinh, trong quá trình áp dụng sáng kiến, tôi rất mong nhận được sự hợp tác tực giác, tích cực của học sinh để có thể phát huy hiệu quả tốt nhất, nhằm nâng cao chất lượng dạy học ngữ văn trong nhà trường phổ thông. 12 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sơ đồ thể hiện quá tình tha hoá và quá trình thức tình của nhân vật Chí Phèo tong tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao. Phụ lục 2 : Sơ đồ thể hiện tình huống nhận thức tong tác phẩm “ chiếc thuyền ngoài xa” cảu Nguyễn Minh Châu. Phụ lục 3 : Sơ đồ thể hiện giá trị tư tưởng của truyện ngắn “ vợ Nhặt”Kim Lân. Phụ lục 4: Sơ đồ thể hiện tình huống truyện “ Chữ người tử tù”Nguyễn Tuân Phụ lục 5: Sơ đồ thể hiện chân lí thời đai trong tác phẩm “ rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành. Phụ lục 6: Bảng hướng dẫn ôn tập phần nghị luận xã hội. Phụ lục 7: Bảng hướng dẫn ôn tập các thời kì văn học. Phụ lục 8: Bảng hướng dẫn ôn tập phân tích giá tị nhân đạo trong tác phẩm văn học Phụ lục 9: Bảng hướng dẫn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Phụ lục 10: Bảng hướng dẫn so sánh nhân vật Tnú tong tác phẩm “ rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành và nhân vật Việt trong “ Những đứa con trong gia đình”- Nguyễn Thi. 13 Sinh ra Bị bỏ rơi. Bác phó cối nuôi Đi ở Làm cho Bá Kiến Giết Bá Kiến, chết Đi tù Bị cự tuyệt Gặp Thị Nở ( Thức tỉnh) Làm tay sai Cho Bá Kiến ( Tha hoá) Ra tù ( Kẻ lưu manh) SƠ ĐỒ THỂ HIỆN QUÁ TRÌNH THA HOÁ VÀ QUÁ TRÌNH THỨC TỈNH CỦA NHÂN VẬT CHÍ PHÈO TRONG TÁC PHẨM “CHÍ PHÈO” CỦA NAM CAO Phát hiện một cảnh đắt trời cho 14 Cảnh một chiếc thuyền ngoài Chiếc thuyền xa xa ẩn hiện trong lànngoài sương Vẻ đẹp toàn thiện toàn sớm. Vẻ đẹp toànbích thiện toàn bích Thái độ:Rung cảm thực sự Cảnh người đàn ông đánh vợ tàn bạo Người nghệ sỹ cần có tấm lòng trăn trở về con người và cuộc đời. Lão đàn ông đánh vợ dã Thái độ: kinh ngạc, man sững sờ Người vợ cam chịu nhẫn nhục Câu chuyện của người đàn bà ở toà án huyện. Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà Cuộc sống không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí.Cái xấu, cái tốt cùng tồn tại -Đẩu nhận thức được nghịch lý cảu đời sống.Muốn giúp con người: thoát khỏi tối tăm, tàn bạo cần có giải pháp thiết thực: thoát nghèo. -Phùng thấy mình đã đơn giản khi nhìn nhận mọi việc. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy Màu hồng của ánh sương mai Người đàn bà bước ra từ bức tranh Vẻ đẹp lãng mạn Chất thơ của cuộc sống Hiện thực của cuộc đời -Nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời.Nó phải là chính cuộc đời. -Người nghệ sỹ cần trung thực nhìn thẳng vào cuộc đời. Đưa nghệ thuật đến gần cuộc đời Sơ đồ thể hiện tình huống nhận thức trong “ Chiếc thuyền ngoài xa”- NMC. 15 NẠN ĐÓI 1945 Tình huống độc đáo: “Nhặt Vợ” Giá trị hiện thực Giá trị nhân đạo Con người năm đói Bức tranh cảnh đói khát Tố cáo chính sách cai trị của TDPK phát xít Ca ngợi con người: yêu thương, đùm bọc nhau,tin Kết thúc vào buổi sáng đầy ánh nắng, không khí gia đình hoà thuận Bà cụ Tứ: nuôi gà Người vợ nhặt: Ở Bắc Giang,Thái Nguyên không đóng thuế, đi cướp kho thóc của Nhật chia cho người nghèo. Tràng: Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng Tư tưởng của truyện: Ca ngợi con người túng đói vẫn yêu thương đùm bọc nhau và tin tưởng vào tương lai tươi sáng SƠ ĐỒ THỂ HIỆN GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG CỦA TRUYỆN NGẮN “VỢ NHẶT”- KIM LÂN. 16 RỪNG XÀ NU- NGUYỄN TRUNG THÀNH. 1965: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ GAY GO, ÁC LIỆT 17 CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA DÂN LÀNG XÔMAN VÀ MĨ ỘC ĐẤU TRANH GIỮA DÂN NGUỴ LÀNG XÔMAN VÀ MĨ NGUỴ Chặng 1: Kẻ thù cầm súng, Xôman chưa cầm giáo mác Kẻ thù thẳng tay đàn áp, khủng bố tàn bao Xôman đau thương: anh Xút bị treo cổ, bà Nhan bị chặt đầu, mẹ con Mai bị gết, Tnú bị tra tấn Chặng 2: Kẻ thù cầm súng, Xôman cầm giáo mác Kẻ thù bị tiêu diệt, xác 10 tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa xà nu Xôman thắng lợi Hình ảnh đôi bàn tay của Tnú Khi còn lành lặn, chưa cầm vũ khí: không cứu được vợ con, bản thân bị tra tấn Khi mang thương tích, cầm vũ khí: đi lực lượng, tiêu diệt kẻ thù CHÂN LÍ THỜI ĐẠI: “ CHÚNG NÓ ĐÃ CẦM SÚNG, MÌNH PHẢI CẦM GIÁO” SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CHÂN LÍ THỜI ĐẠI TRONG TÁC PHẨM “ RỪNG XÀ NU” NGUYỄN TRUNG THÀNH. BẢNG THỂ HIỆN CÁC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC VIỆT NAM Thời Văn học từ TK X Văn học từ đầu Văn học từ cách kì đến hết TK XIX TK XX đến Cách mạng tháng tám Các ý vh mạng tháng tám 1945 đến 1975. Cơ bản 1945 - Chế độ phong kiến - Thực dân Pháp - 1945 Cách mạng 18 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội Giai đoạn văn học hình thành và phát triển. Dần dần xuất hiện mâu thuẫn, khủng hoảng và sụp đổ. - Thực dân Pháp xâm lược, nước ta chuyển dần sang chế độ thực dân nửa phong kiến - 4 giai đoạn: + Từ TK X đến TK XIV. + Từ TK XV đến TK XVII. + Từ TK XVIII đến nửa đầu TK XIX. + Nửa cuối TK XIX - Nội dung: + Yêu nước. + Nhân đạo. + Cảm hứng thế sự. - Nghệ thuật: + Tính quy phạm và việc phá vỡ tính quy phạm. + Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị. + Tiếp thu và dân tọc hoá tinh hoa văn hoá nước ngoài. tiến hành khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, đô thị mọc lên, nhiều tầng lớp mới xuất hiện. tháng tám thành công, thành lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. - Dân tộc kiên trì với cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, vừa xây dựng CNXH. 3 Giai đoạn: + Từ 1945 đến 1954. . + Từ 1955 đến 1964. + Từ 1965 đến 1975 + Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó Đặc điểm sâu sắc với vận văn học mệnh chung của đất nước. + Nền văn học hướng về đại chúng. + Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nguyễn Trãi, - Xuân Diệu, Hàn - Quang Dũng, Tố Nguyễn Du, Trần Mạc Tử, Huy Cận, Hữu, Kim Lân, Tô Tác giả tiêu Tế Xương, Nguyễn Nam Cao, Nguyễn Hoài, Nguyễn biểu Khuyến, Nguyễn Tuân,Vũ Trọng khoa Điềm, Đình Chiểu, Cao Bá Phụng, Hồ Chí Nguyễn Minh Quát… Minh… Châu… ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DẠNG NGHỊ LUẬN + Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. + Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng phức tạp. + Văn học phát triển với một tốc độ hết sức mau lẹ. CÁCH LÀM BÀI Đặt Giải quyết vấn đề vấn đề Bước 1 Bước 2 Bước 3 19 Bước 4 Kết thúc vấn đề Nghị Giới luận về thiệu một tư vấn đề tưởng nghị đạo lí luận, trích dẫn câu nói… Nghị Giới luận về thiệu một hiện hiện tượng tượng cần đời sống nghị luận Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (Từ ngữ, khái niệm) Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học Làm rõ vấn đề xã hội được đề cập trong tác phẩm văn học Dẫn dắt Tác phẩm, tác giả có liên quan. Giới thiệu vấn đề càn bàn luận trong tác phẩm Phân tích mặt đúng của tư tưởng, đạo lí ( Chứng minh) Nêu rõ Phân hiện tích mặt tượng đúng sai, lợi hại của vấn đề( Thự c trạng) Làm rõ vấn đề trong thực tế xã hội: + Giải thích khái niệm, rút ra vấn đề nghị luận. + Phân tích, chứng minh, bình luận, làm rõ tính đúng sai. Bác bỏ những biểu hiện sai lệch Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí Khái quát vấn đề. Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân Chỉ nguyên nhân, giải pháp Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó Khái quát lại vấn đê. Bài học cho bản thân Khái quát lại vấn đề. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. Hướng dẫn ôn tập về giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan