Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng phương pháp graph vào dạy các bài ôn tập, tổng kết trong chương trì...

Tài liệu Skkn sử dụng phương pháp graph vào dạy các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình lịch sử thpt

.DOC
20
148
59

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời nói đầu Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đang thu được nhiều thắng lợi làm cho diện mạo đất nước khởi sắc từng ngày. Hoà chung với công cuộc đổi mới đất nước, giáo dục đã và đang được đổi mới . Chương trình thay SGK cấp THPT và việc triển khai đổi mới phương pháp dạy và học đã được toàn xã hội hưởng ứng nhiệt thành . Song trong quá trình thực hiện ở các trường THPT, thực tế cho thấy một bộ phận giáo viên vẫn nặng về phương pháp truyền thống: Thầy làm việc nhiều, trò thụ động ngồi nghe ghi chép mà ít động não, làm việc. Khả năng gắn “học” với “hành” rất hạn chế. Chương trình SGK môn lịch sử cấp THPT dù đã giảm tải nhưng khối lượng kiến thức vẫn rất lớn. Qua mỗi thời kì lịch sử hoặc hết một khoá trình lịch sử thường có một bài ôn tập hay tổng kết. Bài ôn tập thường được tổ chức thành một tiết riêng và nó là một loại bài học trong chương trình học. Đặc trưng nổi bật nhất của bài ôn tập là tổng kết và củng cố kiến thức cũ, hệ thống hoá, khái quát hoá lại kiến thức đã học. Qua bài học những kiến thức không quan trọng sẽ bị loại bỏ, kiến thức cốt yếu sẽ được nhấn mạnh và gắn kết với nhau tạo thành một hệ thống. Chính vì vậy, bài ôn tập, tổng kết được xem là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. II. Lí do chọn đề tài 1. Thực trạng vấn đề Thời lượng dành cho ôn tập không nhiều nhưng đó một trong những bài hết sức quan trọng giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa, khái quát hoá những kiến thức mà mình đã học trong một thời kì lịch sử. Song không ít GV và cả HS vẫn chưa nhận thức được một cách đầy đủ vai trò, vị trí quan trọng của các bài ôn tập tổng kết. Một là GV xem nhẹ, thường bỏ qua không dạy các bài ôn tập, hay vin cho môn lịch sử quá dài, thời gian dạy các bài dành cho cung cấp kiến thức mới không đủ nên tìm cách “ăn bớt” bài ôn tập, giao cho HS tự học ở nhà. 1 Nếu dạy thì thường hướng dẫn HS tự học hoặc dạy theo kiểu thầy hỏi những kiến thức cũ trò trả lời, thầy tự thuyết trình, tự khái quát, trò ghi mà ít có sự tìm tòi đổi mới về phương pháp, ít cho trò làm việc; còn trò thì ngại học, không mấy hào hứng với những bài ôn tập, tổng kết vì cho rằng chỉ học lại những kiến thức cũ đã học hết rồi không cần học lại nữa. 2. Kết quả thực trạng trên Khả năng khái quát, tổng hợp kiến thức của HS rất kém; khả năng thâu tóm vấn đề, nắm vấn đề một cách hệ thống của HS còn yếu. Kỹ năng diễn đạt vấn đề một cách logic trong nói và viết của các em còn có một lỗ hổng khó khắc phục... Khả năng nhớ lâu, hiểu được bản chất cũng như mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử còn mơ hồ, hời hợt,... Thực trạng đó do nhiều nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân quan trọng là GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học mới nói chung và bài ôn tập nói riêng để gây hứng thú cho HS, chưa tạo ra cái “mới” trên nền cái “cũ” cho HS. Từ thực tế trên tôi thấy cần phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học trong các bài ôn tập. Phương pháp Graph là một phương pháp dạy học mới phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS, bồi dưỡng năng lực tự học cho các em nhất là trong các bài ôn tập tổng kết, góp phần nâng cao hiệu quả trong các giờ học lịch sử. Xuất phát từ thực trạng và những lí do trên tôi chọn đề tài: Sử dụng phương pháp Graph vào dạy các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình lịch sử THPT (Chương trình chuẩn). 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. Vai trò và khả năng ứng dụng phương pháp Graph trong dạy học các bài ôn tập, tổng kết 1.Vai trò của phương pháp Graph trong dạy học các bài ôn tập, tổng kết 1.1. Khái niệm Graph theo tiếng anh có nghĩa là các sơ đồ, mạng, mạch. Graph chỉ ra cách thiết kế và sử dụng các sơ đồ vào việc dạy học nhằm tái hiện, hệ thống hoá và khái quát hoá kiến thức. 1.2. Cấu trúc Graph Cấu trúc Graph gồm 2 thành phần chính: các đỉnh và các cung. Các đỉnh được mô hình hoá bằng những hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,… để biểu thị những kiến thức cơ bản nhất, cốt lõi nhất. Các cung là những đường định hướng như mũi tên thẳng, đường cong, gấp khúc để nối các đỉnh và biểu thị mối quan hệ biện chứng giữa các đỉnh. 1.3. Phân loại Graph 3 a. Đường trục thời gian: Là loại sơ đồ cung được xếp bằng một mũi tên định hướng và đỉnh là các hình quy ước thể hiện các sự kiện và các mốc thời gian tương ứng. T1 T2 T3 T4 T5 b. Graph chuỗi: Là loại sơ đồ được tạo thành bởi các đỉnh được mô tả hoá bằng các hình vuông, hình chữ nhật và các cung được mô hình hoá bằng những mũi tên thẳng định hướng. Loại Graph này dùng để tái hiện hoặc tổng kết, ôn tập một chuỗi các sự kiện quan trọng trong một giai đoạn lịch sử hoặc các sự kiện lịch sử có quan hệ nhân quả với nhau. c. Graph mạng: Là loại sơ đồ được thiết kế với một đỉnh ở trung tâm và các mũi tên định hướng nối với các đỉnh khác. Với cấu trúc như vậy đỉnh ở trung tâm sẽ thể hiện nội dung khái quát còn các đỉnh nối sẽ thể hiện nội dung chi tiết. d. Graph hình cây: Là loại sơ đồ được thiết kế với một đỉnh gốc và các mũi tên định hướng kết nối các đỉnh nhánh. 4 2. Khả năng ứng dụng của phương pháp Graph trong các bài ôn tập tổng kết trong chương trình ôn tập lịch sử THPT 2.1. Đặc trưng của môn lịch sử Là môn học mà HS không được tri giác trực tiếp vì nó đã thuộc về quá khứ. Vì vậy nhiệm vụ của dạy học lịch sử là phải tái tạo lịch sử đúng như nó đã hình thành phát triển và kết thúc nhất định, do đó môn lịch sử phải chỉ ra và nêu lên được mối liên hệ giữa các sự kiện đó để từ đó thấy được sự phát triển logic, thấy được những quy luật tất yếu của sự kiện lịch sử. 2.2. Đặc trưng của bài ôn tập tổng kết trong chương trình lịch sử Bài ôn tập thường được học sau khi đã học xong một giai đoạn, một thời kì lịch sử nhằm củng cố kiến thức cũ, hệ thống hoá và khái quát hoá kiến thức đã học. Qua bài ôn tập những kiến thức thứ yếu sẽ bị loại bỏ, những kiến thức quan trọng sẽ được nhấn mạnh và gắn kết với nhau tạo thành một hệ thống. Vì vậy bài ôn tập được xem là một khâu quan trọng trong chương trình. 2.3. Khả năng ứng dụng phương pháp Graph trong dạy các bài ôn tập tổng kết lịch sử Trong các bài ôn tập những vấn đề thứ yếu, những cái cốt yếu được nhấn mạnh tạo điều kiện cho việc lựa chọn kiến thức để lập đỉnh và cung. Nội dung kiến thức logic, chặt chẽ tạo điều kiện cho việc lập cung để nối các đỉnh. 5 Phù hợp với đặc trưng nhận thức của HS là từ trực quan đến tư duy trừu tượng. Thông qua các sơ đồ HS được trực tiếp quan sát các mối quan hệ lịch sử từ đó rút ra bản chất quy luật lịch sử. Từ những đặc trưng trên, cho thấy khả năng ứng dụng của phương pháp Graph vào dạy học các bài ôn tập lịch sử là rất cao. II. Thiết kế và sử dụng Graph vào các bài ôn tập 1. Vị trí, mục tiêu của bài ôn tập 1.1. Vị trí của bài ôn tập Kiến thức đã được học nếu thiếu ôn tập và vận dụng sẽ dễ bị “bốc hơi”. Nhờ ôn tập mà những kiến thức được học không chỉ được ghi lại trong trí nhớ mà còn được khắc sâu một cách sáng tạo. Qua đó, cái thứ yếu sẽ bị loại bỏ và cái chủ yếu sẽ được gắn kết lại với nhau với một cách hệ thống. Vì vậy các bài ôn tập nói chung và bài ôn tập tổng kết lịch sử nói riêng có một tầm quan trọng đặc biệt. Bài ôn tập lịch sử, tổng kết lịch sử thường được tổ chức theo tiết học riêng sau khi đã hoàn thành việc học tập một giai đoạn lịch sử hay một vấn đề lịch sử. Nhiệm vụ của loại bài này là củng cố cho HS những kiến thức cốt lõi, nền tảng nhất, được chọn lọc từ giai đoạn lịch sử hay vấn đề lịch sử các em vừa được học, rèn luyện các kĩ năng học tập cho HS. 1.2. Mục tiêu của bài ôn tập Là mục tiêu chung của quá trình dạy học. Hình thành ý thức cho HS, giáo dục tình cảm thái độ và rèn luyện các kĩ năng học tập. Song cần phải nhấn mạnh đặc trưng của loại bài ôn tập, tổng kết là giúp HS củng cố kiến thức cũ, nhớ lâu hiểu sâu kiến thức và trên cơ sở đó, HS tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn,cũng qua đó tạo xây kỹ năng làm bài tập lịch sử cho học sinh. 2.Quy trình thiết kế Graph Lập Graph nội dung ôn tập là lập sơ đồ phản ánh trực quan và đưa ra cách tập hợp các kiến thức cơ bản nhất cần ôn tập. Qua đó thể hiện được logic phát triển bên trong của hệ thống kiến thức cần ôn tập. 6 Quy trình chung của thiết lập Graph và bài ôn tập, tổng kết lịch sử nói riêng như sau: Quy trình thiết lập Graph ôn tập B1. Xây dựng đỉnh và mã hoá kiến thức B2. Xếp đỉnh lập cung B3. Kiểm tra Graph đã lập 2.1. Xây dựng đỉnh và mã hoá kiến thức Việc xây cung đỉnh của Graph phụ thuộc vào kiến thức của bài ôn tập và dụng ý của người xây dựng. Nội dung của bài ôn tập được lựa chọn, chắt lọc cơ bản, song khối lượng kiến thức vẫn rất nhiều. Do vậy phải biết lựa chọn những đơn vị kiến thức chủ chốt nhất mà HS có thể tự ôn tập và học kiến thức mới để lập đỉnh. Ví dụ trong bài ôn tập 27: Quá trình dựng nước và giữ nước, khi dạy mục đất nước bị chia cắt, SGK đưa ra rất nhiều đơn vị kiến thức: Nguyên nhân dẫn đến sự chia cắt, tình hình kinh tế chính trị, xã hội giữa hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài trong thời gian chia cắt; hậu quả của sự chia cắt. Trong tất cả các đơn vị kiến thức ấy kiến thức được xem là chủ chốt nhất mà HS cần nắm được là hậu quả của cuộc chia cắt. Bởi vì đó là kiến thức nền để HS hiểu tiếp được tại sao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lại nổ ra và từ đó giáo dục tinh thần đoàn kết cho HS. Graph mang tính tổng hợp và khái quát rất cao nên ngôn ngữ của Graph phải ngắn gọn xúc tích. Để đáp ứng được yêu cầu ấy thì nhiều đơn vị kiến thức phải được mã hoá. Đối với môn lịch sử chỉ có thể mã hoá bằng chữ viết tắt. Những kí hiệu dùng để mã hoá phải có sự thống nhất trước giữa thầy và trò. 2.2. Xếp đỉnh và lập cung, nối đỉnh Xếp đỉnh Graph rất quan trọng và yêu cầu phải đảm bảo tính hệ thống logic, khoa học và thẩm mĩ. Dựa vào sự phát triển của nội dung kiến thức mà lập cung giữa các đỉnh bằng mũi tên từ kiến thức gốc đến kiến thức nhánh. Xếp đỉnh và lập cung là 2 công việc song song với nhau khi xây dựng một Graph. 7 Các đỉnh của Graph có thể là các hình vuông, hình chữ nhật, hoặc hình tròn,.. Khi xây dựng Graph người xây dựng cần chú ý đến kích thước mỗi đỉnh cũng như khoảng cách giữa các đỉnh sao cho hợp lí, khoa học,dễ hiểu.Nếu xây dựng Graph trên powerpoint, người xây dựng có thể dùng màu sắc đường kẻ đậm nhạt để thể hiện dụng ý nhấn mạnh của mình nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. 3. Sử dụng phương pháp Graph vào bài ôn tập tổng kết qua bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước trong chương trình lịch sử 10. Chương trình chuẩn 3.1. Nội dung bài học Bài 27 là một bài có dung lượng kiến thức lớn bao quát cả một chặng đường dài của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Mục tiêu của bài học này chính là mục tiêu cần hướng đến một bài ôn tập: Đó là phải nêu được quá trình dựng nước của Việt Nam với các đặc điểm nổi bật về kinh tế chính trị xã hội ,văn hóa qua từng thời kì. Bên cạnh đó cũng phải nêu được công cuộc chống ngoại xâm giữ nước của dân tộc. Qua đó rèn luyện các kĩ năng tư duy và giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho HS. Bài học gồm các nội dung cơ bản: I. Thời kì xây dựng và phát triển đất nước 1. Thời kì dựng nước đầu tiên 2. Giai đoạn hình thành và phát triển của nước Đại Việt phong kiến độc lập 3. Thời kì đất nước bị chia cắt 4. Đất nước ở nửa đầu thế kỉ XIX II. Quá trình giữ nước 3.2 Các Graph được sử dụng Trong bài 27 ta có thể sử dụng các Graph sau: - Graph hình cây về tình hình kinh tế chung của nước Đại Việt phong kiến độc lập (từ thế kỉ X – XV) - Graph hình cây tổng kết hậu quả của các cuộc các cuộc chiến tranh gữa các tập đoàn phong kiến (thế kỉ XVI – XVIII) 8 - Graph đường trục thời gian: Tổng kết các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (từ thế kỉ X - XVIII) 3.3. Cách thức sử dụng Graph a. Các bước sử dụng Graph: - Bước 1: Giáo viên phải nêu được tên gọi của Graph được đề ra để phục vụ việc dạy học và giải thích các kí hiệu trên Graph. - Bước 2: Giáo viên đưa ra yêu cầu HS làm việc với Graph. Có thể là điền thêm các đỉnh hoặc các cung còn thiếu, sắp xếp lại đỉnh, cung,… - Bước 3: Giáo viên sẽ đưa ra Graph hoàn thiện để HS đối chiếu và nhấn mạnh những kiến thức chủ chốt và mối quan hệ logic giữa các đơn vị kiến thức được thể hiện trong Graph. b. Cách thức sử dụng Graph trong bài 27 - Graph hình cây về tình hình kinh tế chung của nước Đại Việt phong kiến độc lập + GV đưa ra Graph còn thiếu thông tin một số đỉnh nhánh và yêu cầu HS hoàn thiện hoặc đưa ra Graph câm có đầy đủ các cung, đỉnh và yêu cầu HS lựa chọn những thông tin cốt lõi đưa vào các đỉnh và cung trống sao cho hợp logic và chính xác (cách dùng với HS khá giỏi). + Hoạt động của GV: Giới thiệu với HS đây là Graph về tình hình kinh tế chung của nước Đại Việt phong kiến độc lập tuy nhiên còn thiếu thông tin ở một số đỉnh nhánh và yêu cầu HS theo dõi SGK hoàn thiện sơ đồ trên. + Hoạt động của HS: Nghiên cứu SGK và giải mã. + Kết quả cần đạt: HS khắc sâu được tình hình kinh tế chung của nước Đại Việt và rèn luyện kĩ năng đọc SGK và suy luận. - Graph hình cây tổng kết hâu quả của các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến (XVI - XVIII). GV sử dụng Graph khi dạy mục 3 phần 1: Thời kì đất nước bị chia cắt. Cách 1: GV đưa ra Graph câm (có đầy đủ các cung, các đỉnh nhưng còn trống các thông tin) và yêu cầu HS điền đầy đủ các thông tin vào đỉnh. 9 + Hoạt động của GV: GV giới thiệu đây là Graph tổng kết hậu quả của các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến. Graph này còn thiếu thông tin của các đỉnh và yêu cầu HS hoàn chỉnh Graph bằng cách điền thông tin vào các đỉnh còn thiếu . + Hoạt động của HS: Nghiên cứu SGK tìm các thông tin cốt lõi để điền vào các đỉnh còn trống sao cho chính xác và hợp logic. + Kết quả cần đạt: HS được củng cố vững chắc những kiến thức về hậu quả của các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, rèn luyện các kĩ năng đọc sách, kĩ năng cô đọng ý, kĩ năng suy luận và tư duy logic. Cách 2: GV đưa ra Graph có đầy đủ các đỉnh nhưng lại chưa có cung để nối các đỉnh này và yêu cầu HS hoàn thiện Graph bằng cách thiết lập cung để nối các đỉnh. + Hoạt động của GV: Giới thiệu đây là Graph tổng kết hậu quả của các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến và đưa ra yêu cầu HS dựa vào SGK để thiết lập các cung để nối các đỉnh. + Hoạt động của HS: Nghiên cứu SGK để tìm ra mối quan hệ logic giữa các đỉnh. + Kết quả cần đạt: HS khắc sâu được kiến thức về hậu quả chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, rèn luyện kĩ năng suy luận và tư duy logic các mốc thời gian tương ứng với các đỉnh. - Graph đường trục thời gian: Tổng kết các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X- XVIII. GV sử dụng Graph để dạy học phần II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. GV có thể yêu cầu HS tự xây dựng Graph đường trục thời gian để hệ thống được với thời gian và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc từ thế kỉ X – XVIII (đối với đối tượng HS giỏi) hoặc đưa ra Graph có đủ các đỉnh nhưng thiếu các mốc thời gian tương ứng các đỉnh. GV yêu cầu HS điền các năm tương ứng với các đỉnh để hoàn thiện sơ đồ. 10 + Hoạt động của GV: Giới thiệu đây là Graph tổng kết các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XVIII, trên Graph còn thiếu các mốc thời gian tương ứng với các đỉnh. GV yêu cầu HS điền các mốc thời gian còn thiếu để HS hoàn thiện Graph. + Hoạt động của HS: Theo dõi SGK tìm các mốc thời gian để điền vào các đỉnh tương ứng. + Kiến thức cần đạt: HS hệ thống hoá được các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc, rèn luyện kĩ năng đọc SGK. III. Giáo án thực nghiệm 1. Giáo án thực nghiệm: SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX BÀI 27: QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC I. Mục tiêu Sau khi học xong bài học này, HS cần: 1. Kiến thức: - Nêu được các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX cũng như nêu được các đặc điểm cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá của mỗi giai đoạn. - Nêu được các cuộc kháng chiến tiêu biểu của dân tộc từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp các vấn đề lịch sử. - Kĩ năng diễn đạt sơ đồ và xây dựng các sơ đồ. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng yêu nước và tự hào dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: CH: Trình bày xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX so sánh với thế kỉ XVIII? 11 2. Giới thiệu bài mới: 3. Tổ chức hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và đặt I. Các thời kì xây dựng và phát triển câu hỏi: đất nước Từ thế kỉ VII trước công nguyên 1. Thời kì dựng nước đầu tiên (TCN) đến thế kỉ I TCN, đã hình thành - Thế kỉ VII TCN: Nhà nước Văn Lang những quốc gia cổ đại nào ở nước ta? Âu Lạc ra đời ở Bắc Bộ. - Thế kỉ II TCN: Quốc gia Lâm ẤP – Chăm pa ra đời ở Nam Trung Bộ. - Thế kỉ I TCN: Quốc gia Phù Nam ra -GV đưa ra bảng thông tin (khuyết đời ở Nam Bộ. phần tên kinh đô và tên nước) và yêu 2. Giai đoạn hình thành và phát triển cầu hoàn thiện bảng thông tin đó. của nước phong kiến Đại Việt. - GV nhận xét và chốt ý. a. Chính trị - Tên nước Bảng thông tin tên nước và tên kinh đô nước ta từ thế kỉ X – XV Triều đại Đinh - Tiền Lê Lí Trần Hồ Lê Sơ Tên nước Đại Cồ Việt Đại Việt Đại Việt Đại Ngu Đại Việt Kinh đô Hoa Lư – Ninh Bình Thăng Long – Hà Nội Thăng Long – Hà Nội An Tôn – Vĩnh Lộc Thăng Long – Hà Nội - Bộ máy nhà nước hoàn thiện thời Lê sơ. b. Kinh tế: - GV đặt câu hỏi: Bộ máy nhà nước Đại Việt hoàn chỉnh dưới thời nào? - GV sử dụng Graph hình cây về tình hình kinh tế của nước Đại Việt phong kiến độc lập: GV đưa ra Graph có đủ các đỉnh và cung nhưng còn một số 12 đỉnh còn thiếu thông tin (các đỉnh 1, 2, 3, 4, 5). GV yêu cầu HS điền các thông tin vào các đỉnh còn trống để hoàn thiện Graph. - HS theo dõi SGK và điền thông tin vào các đỉnh còn trống. Sau đó HS diễn đạt sơ đồ. Diện tích đất mở rộng NN: phát triển Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh Kinh tế Sản phẩm thủ công nâng cao chất lượng CTN: Đa dạng Mạng lưới chợ rộng khắp Giao lưu buôn bán với nước ngoài - Tại sao nói năm 1070 là mốc đánh c. Giáo dục, tư tưởng dấu sự ra đời của giáo dục Đại Việt? - Giáo dục: 1070 nền giáo dục Đại - Tại sao nho giáo ngày càng được đề Việt chính thức ra đời. cao? - Tư tưởng: Nho giáo và Phật giáo thịnh hành. Nho giáo ngày càng được đề cao. - Kể tên một số thành tựu văn hoá? d. Văn hoá, nghệ thuật - Mang đậm bản sắc dân tộc - Đạt đ ược nhiều thành tựu rực rỡ - GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày tình 3. Thời kì đất nước bị chia cắt hình kinh tế của nước ta trong thời kì a. Nguyên nhân 13 đất nước bị chia cắt b. Tình hình kinh tế + Nông nghiệp: NN hai miền phát triển. + Công thương nghiệp: Phát triển kinh tế hàng hoá phát triển  sự hình thành và hưng thịnh của đô thị. - GV sử dụng Graph hình cây tổng kết c. Hậu quả của chiến tranh phong hậu quả của các cuộc chiến tranh kiến. giữa các tập đoàn phong kiến. GV đưa ra Graph có đủ các đỉnh Graph, tuy nhiên chưa có các cung để nối đỉnh. GV yêu cầu HS thiết lập cung để nối các đỉnh đã có sẵn này. - HS theo dõi SGK và thiết lập các cung Graph. Graph hình cây tổng kết hậu quả chiến tranh phong kiến Chiến tranh Nam - Bắc triều (1545-1592) Chiến tranh phong kiến Chính trị: Đất nước chia cắt Hậu quả Xã hội: Mâu thuẫn xã hôi gay gắt, phong trào Tây Sơn bùng nổ Kinh tế: kìm hãm sự giao thương kinh tế hai miền Chiến tranh Trịnh-Nguyễn (1627-1672) - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4. Đất nước nửa đầu thế kỉ XIX thông tin. Chính trị Kinh tế Xã hội Văn hoá – Giáo 14 - 1802 Nguyễn lập nhà - Thực thành chính hiện - Cuộc sống nhân - Độc tôn nho giáo sách dân khó khăn “đóng - Văn hoá có nhiều - Nhân dân mâu đóng góp - Duy trì bộ máy cửa”kinh tế thuẫn nhà nước quân kém phát triển sâu sắc triều đình . chủ chuyên chế - GV đưa bảng với những thông tin II. Quá trình giữ nước khuyết (có thể là cột 1, cột 2, cột 3) và yêu cầu HS hoàn chỉnh. Nối tên của người lãnh đạo với tên của các cuộc khởi nghĩa tương ứng? (1) (2) (3) Cuộc khởi nghĩa Thời gian Khởi nghĩa chống Đông Hán 40 – 43 Khởi nghĩa chông quân Ngô 248 Khởi nghĩa chống quân Lương 542 Khởi nghĩa chống nhà Đường 722 Khởi nghĩa chống nhà Đường 905 - GV sử dụng đường trục thời gian Người lãnh đạo Hai Bà Trưng Triệu Thị Trinh Lí Bí Mai Thúc Loan Khúc Thừa Dụ tổng kết các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và lập Graph tổng kết các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X- XV. Sơ đồ kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X – XV 938 1075-1077 1258-1288 1406 1418-1427 1785 1789 15 Ngô Quyền chống quân Nam Hán Nhà Lí chống Tống Nhà Trần ba lần kháng chiến chống Mông Nguyên Nhà Hồ chống quân Minh Lê Lợi chống xâm lược Minh Nguyễn Huệ chống Xiêm Nguyễn Huệ chống Thanh ? Em có nhận xét gì về công cuộc - Dân tộc ta luôn phải đối mặt và chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc? chống lại các cuộc chiến tranh xâm - GV chốt ý: lược của phong kiến phương Bắc. + Dân tộc ta luôn phải đối mặt và - Nhân dân ta ta đã dũng cảm, kiên chống lại các cuộc chiến tranh xâm cường tiến hành các cuộc kháng lược của phong kiến phương Bắc. chiến. + Nhân dân ta đã dũng cảm, kiên - Nhiều chiến công hiển hách, nhiều cường tiến hành các cuộc kháng gương anh hùng dân tộc đã đi vào chiến. những trang sử vẻ vang của dân tộc. - Nhiều chiến công hiển hách, nhiều Truyền thống yêu nước nồng nàn và gương anh hùng dân tộc đã đi vào tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. những trang sử vẻ vang của dân tộc. Truyền thống yêu nước nồng nàn và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. 4. Củng cố Làm bài kiểm tra 5 phút Họ và tên:………………………………. Lớp:…………………………………….. (Khoanh tròn vào đáp án được lựa chọn) Câu 1: Những người nguyên thuỷ Việt Nam đã quần tụ lập ra quốc gia đầu tiên đó là quốc gia nào? a. Lâm Ấp – Chăm pa b. Văn Lang – Âu Lạc 16 c. Đại Việt Câu 2: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường xảy ra vào năm nào? a. Năm 904 b. Năm 905 c. Năm 906 Câu 3: Nhà Trần tiến hành 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên vào thời gian nào? a. Năm 1284 – 1288 b. Năm 1258 – 1288 c. Năm 1258 -1259 Câu 4: Trong thời gian đầu của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, đã diễn ra các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến nào? a. Nhà Lê với nhà Mạc b. Nhà Trịnh với nhà Mạc c. Nhà Trịnh với nhà Lê Câu 5: Thăng Long được xem là kinh đô của nước ta trong những triều đại nào? a. Nhà Lí, nhà Trần và nhà Đinh b. Nhà Lí, nhà Trần và Lê sơ c. Nhà Trần, nhà Hồ và nhà Nguyễn (Đáp án: 1-b; 2-b; 3-b; 4-a; 5-b) 2. Kết quả thực nghiệm Việc thực hiện đánh giá kết quả kinh nghiệm được tôi tiến hành trên 2 lớp 10A8 và 10A7. Lớp 10A8 sử dụng phương pháp Graph, lớp 10A7 dạy bằng phương pháp truyền thống. Sau đó dành 5 phút kiểm tra. Sau giờ học phát phiếu điều tra về hứng thú học tập của học sinh 2 lớp. Kết quả thu được như sau: 2.1. Hứng thú học tập Tiêu chí Không khí lớp học Mức độ Sôi nổi Bình thường Lớp thực nghiệm 80% 11% Lớp đối chứng 42% 27% 17 Tẻ nhạt Rất hiểu bài Khá hiểu bài Bình thường Không hiểu bài Rất hứng thú Khá hứng thú Bình thường Mức độ hiểu bài Hứng thú 9% 27% 51% 20% 2% 33% 53% 14% 31% 12% 42% 44% 4% 10% 27% 63% Qua bảng tổng kết trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về không khí học tập giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm. Nếu như ở lớp đối chứng không khí lớp học tỏ ra trầm lắng, tẻ nhạt thì lớp học thực nghiệm thì không khí lớp học rất sôi nổi, khả năng hiểu bài của các em cũng rất tốt. 2.2. Kết quả kiểm tra Sau khi tiến hành 2 tiết dạy thực nghiệm và đối chứng tôi đã phát bài kiểm tra với độ khó vừa sức học với học sinh. Học sinh làm bài nghiêm túc một cách không quay cóp và trao đổi bài do vậy bài kiểm tra có độ tin cậy cao. Điểm kiểm tra đối chứng tôi phân loại như sau: - Dưới 5 điểm: Yếu - Từ 5-6 điểm: Trung bình - Từ 7-8 điểm: Khá - Từ 9-10 điểm: Giỏi Điểm số Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm kém Lớp thực nghiệm Số học sinh Tỉ lệ (%) (45 học sinh) 25 16 4 0 (100%) 56 36 8 0 Lớp đối chứng Số học sinh Tỉ lệ (%) (48 học sinh) 11 30 7 0 (100%) 23 63 14 0 Từ thống kê trên trên chúng ta thấy có sự khác nhau khá rõ ràng giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm. Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm cao hơn 18 với tỉ lệ điểm giỏi và điểm khá lên đến 92%, trong khi đó ở lớp thực nghiệm chỉ là 86%. Qua đây chúng ta thấy hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Graph vào dạy học các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình lịch sử. C. KẾT LUẬN I. Kết quả Thông qua việc sử dụng phương pháp Graph vào dạy học các bài ôn tập tổng kết lịch sử, tôi thấy phương pháp Graph đã mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc dùng phương pháp thuyết trình vấn đáp. Điều này đã được chứng minh qua kết quả thực nghiệm. Từ đấy chúng ta có thể khẳng định thế mạnh của phương pháp Graph khi áp dụng vào việc dạy học các bài ôn tập tổng kết lịch sử nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. Thực hiện phương pháp này đã phát huy tính tích cực, chủ động học tập sáng tạo của học sinh, do đó có thể nói việc tăng cường sử dụng phương pháp này chính là việc thực hiện đổi mới phương pháp cần phải có ở mỗi giáo chức nhằm đảm bảo cho việc “đủ ’’điều kiện thực hiện thiên chức. II. Đề xuất, kiến nghị 1. Về phía Bộ GD&ĐT Tiếp tục điều chỉnh chương trình theo hướng tăng theo thời lượng cho môn lịch sử nhất là lịch sử Việt Nam cũng như tăng thời lượng cho các bài ôn tập tổng kết lịch sử.Vì ôn tập vừa có hệ thống hóa kiến thức vừa để nắm vững thêm sự kiện lịch sử. Tiếp tục tập huấn về phương pháp giảng dạy cho giáo viên cốt cán tỉnh để từ đó nhân rộng ra đội ngũ nhà giáo giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông theo phương pháp mới. 2. Về phía Sở GD&ĐT Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới, hướng đến việc rèn luyện các kĩ năng tư duy của HS như: phân tích, bình luận lịch sử. 19 Trang bị thêm một số đồ dùng dạy học liên quan đến bộ môn lịch sử nói chung và bài ôn tập lịch sử nói riêng. 3. Đội ngũ giáo viên Trước khi vào học bài ôn tập cần dành một thời gian nhất định để hướng dẫn HS cách làm việc của phương pháp Graph. Ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng giáo án điện tử kết hợp tốt với bình luận để nâng cao hiệu quả của phương pháp này trong việc dạy và học các bài ôn tập. Luôn chú ý định hình kỹ năng và rèn luyện kỹ năng làm bài lịch sử .Thường xuyên nắm bắt các lĩnh vực khoa học khác để giúp cho việc phân tích , đánh giá vấn đề lịch sử theo quan điểm của Đảng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường, Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá môn lịch sử lớp 10, NXB Hà Nội, 2006 2. Trịnh Đình Tùng, Hoàng Thanh Tú, Về dạy học các bài ôn tập, tổng kết trong chương trình lịch sử, Tạp chí thông tin ngày nay, số 131, 2006 3. Nguyễn Quang Ngọc, Dạy học bằng Graph góp phần nâng cao chất lượng học tập, tự học, Báo Giáo dục & Thời đại số 153, 2003 4. Nguyễn Quang Ngọc, Dạy học bằng Graph góp phần nâng cao chất lượng giờ giảng, Báo Giáo dục & Thời đại số 124, 2003 5. Nguyễn Ngọc Quang, Phương pháp Graph dạy học. Khái niệm về Graph dạy học, Tạp chí thông tin Khoa học giáo dục số 5/1987. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng