Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng phần mềm ispring suite 8.0 nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học t...

Tài liệu Skkn sử dụng phần mềm ispring suite 8.0 nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng anh ở trường thpt

.PDF
6
167
127

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: …………………………………………………………………. 1. Tên sáng kiến. Sử dụng phần mềm ispring suite 8.0 nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học Tiếng Anh ở trường THPT (Võ Thế Toàn, Hồ Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ngọt, @THPT Trần Trường Sinh) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Giảng dạy bộ môn Tiếng Anh trong trường phổ thông. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết. Trong thời gian qua, do những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của cả người dạy và người học nên việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh trong trường phổ thông trong trường phổ thông còn nhiều bất cập. Hơn nữa, việc dạy học và kiểm tra đánh giá đối với môn tiếng Anh chưa có sự tương thích: dạy theo kỹ năng nhưng nội dung kiểm tra đánh giá tập trung chủ yếu vào kiến thức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động đến hiệu quả của việc dạy và học tiếng Anh. Trong thực tế giảng dạy, người giáo viên thường chú trọng ở khâu truyền đạt kiến thức, các hoạt động rèn luyện kỹ năng có diễn ra nhưng thường có sự sơ lược và diễn ra trong thời gian ngắn. Người học ghi nhận kiến thức và thường dừng lại ở việc tiếp nhận và hiểu kiến thức. Trong khi việc vận dụng kiến ngôn ngữ của họ còn rất hạn chế. Do vậy, việc dạy và học như trên có ưu điểm ở việc giúp cho người học đạt được lượng kiến thức nhất định. Khuyết điểm lớn nhất là ở việc vận dụng kiến thức kiến thức ngôn ngữ tiếng 1 Anh của người học qua các kỹ năng và trong các tình huống thực tế của người học gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc tiếp cận với internet đối với các em học sinh trở nên rất dễ dàng. Đa số các em đều sử dụng “smart phone” và các em đều có khuynh hướng ưa thích sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Skype, Viber ...Từ đó, giáo viên muốn khai thác tâm lý chung này của học sinh để giúp các em học tốt hơn môn tiếng Anh ở trường phổ thông. Vì các vấn đề nêu trên mà người viết nhận thấy sự cần thiết phải có một giải pháp mới: Sử dụng tổng hợp các hoạt động dạy-học kết với sử dụng chức năng quay video màn hình và thêm bài kiểm tra trong giáo power point của phần mềm ispring suite 8.0 nhằm nâng cao hiệu quả việc dạy và học Tiếng Anh ở trường THPT. Người viết hy vọng giải pháp này sẽ giúp ích trong việc nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Tiếng Anh ở trường THPT. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. - Mục đích của giải pháp là nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy và học môn tiếng Anh ở trường THPT. - Tính mới của giải pháp thể hiện ở sự tham gia thường xuyên và có phần tích cực của người học vào tổng hợp các hoạt động dạy-học mà người giáo viên đưa ra; sự giám sát, kiểm tra và hỗ trợ tích cực của người giáo viên đối với các hoạt động mà giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia. Người giáo viên cũng giúp người học chuyển tải kiến thức ngôn ngữ từ bộ nhớ tạm thời (short term memory) sang bộ nhớ dài hạn (long term memory). Trong giải pháp này, với sự hỗ trợ của Internet, các mạng xã hội và phần mềm ứng dụng “iSpring Suite 8.0” sẽ giúp người giáo viên và người học tiết kiệm được thời gian trên lớp và casc em học sinh cũng cảm thấy thích thú và năng động hơn. Từ đó, giúp cho người học có thể thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế ở cấp độ phổ thông. 2 - Cách thức thực hiện: Người giáo viên thực hiện việc giảng dạy các tiết dạy như chương trình đã qui định. Để tiến hành thực hiện giải pháp mới, người giáo viên yêu cầu học sinh trong lớp đăng ký tài khoản trên các mạng xã hội Facebook, Zalo, Skype, Viber...và kết bạn tạo nhóm với giáo viên, mỗi nhóm không quá 10 học sinh. Trong quá trình thực hiện, người giáo viên sẽ bao gồm tổng các hoạt động để học sinh tham gia. Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu một số hoạt động đã được áp dụng trong giải pháp này như sau: 1. Small talks. 2. Exhibitions. 3. Picture walls. 4. Controlled writing. 5. Keeping diary. 6. Running dictation. 7. Self-review. 8. Self-check. Các hoạt động trên gắn với từng chủ điểm của từng đơn vị bài học theo sách giáo khoa môn tiếng Anh hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo. Trong đó các hoạt động: small talks, exhibitions, picture walls, và running dictation diễn ra tại lớp theo cá nhân, cặp đôi, nhóm và cả lớp. Với hai hoạt động controlled writing và keeping diary, học sinh sẽ thực hiện tại nhà và người giáo viên sẽ thu lại sau mỗi tuần và trả lại cho học sinh sau khi đã sửa lỗi hoặc gợi ý chữa lỗi. - Các bước thực hiện của giáp pháp: Người viết xin mô tả cách thực hiện giải pháp với bài 4 của chương trình tiếng Anh 12 cơ bản (Unit 4: SCHOOL EDUCATION SYSTEM). Sau khi hoàn thành phần Reading, người giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động để học sinh tham gia như sau: 3 + Hoạt động exhibitions: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ và cử nhóm 1 sẽ thực hiệc các posters có nội dung khác nhau về từ vựng, tóm tắt những nét chính về hệ thống giáo dục của nước Anh. Các posters này sẽ được treo tại một góc trong phòng học. + Hoạt động Picture walls: Hoạt động này cũng do các học sinh nhóm 1 thực hiện (các nhóm khác sẽ luân phiên thực hiện các đơn vị bài học khác). Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm các tranh vẽ có liên đến bài đọc (ví dụ bức tranh về các trường thuộc các cấp học khác nhau). Các tranh này được dán trên tường tại vị trí khác trong phòng học. => Giáo viên sẽ giám sát tính chinh xác của các posters và tranh ảnh. Việc nhìn các posters và tranh sẽ giúp học sinh nhớ từ vựng, nội dung chính của bài đọc hiểu dễ dàng hơn, lâu hơn. + Hoạt động Small talks: Đến tiết học sau giáo viên sẽ gọi một hoặc 2 học sinh trình bày ngắn về hệ thống giáo dục ở Anh, so sánh đối chiếu với hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Học sinh được phép nhìn các posters và các tranh ảnh nói trên trong lúc trình bày. Giáo viên có thể cho điểm nếu học sinh làm tốt để khích lệ, động viên họ. + Hoạt động Controlled writing: Giáo viên yêu cầu học sinh viết tóm tắt những điểm chính của hệ thống giáo dục ở Anh hoặc ở Việt Nam. + Hoạt động Keeping diary: Giáo viên yêu cầu học sinh viết tối thiểu ba câu hoặc một đoạn ngắn về đề tài bất kỳ mà các em thích hoặc kể về việc học của các em ở bất kỳ cấp học nào, trong đó khuyến khích các em sử dụng câu bị động, cấu trúc ngữ pháp chính của Unit 4, và từ vựng trong bài này. + Hoạt động Running dictation: Giáo viên trích một đoạn ngắn của bài đọc hiểu và đọc to, rõ để học sinh viết. + Hoạt động Self-review: Sau mỗi bài học trên lớp, giáo viên sẽ sử dụng chức năng quay video màn hình của phần mềm iSpring Suite, để quay phần giảng lại 4 nội dung cốt lỗi của bài học, giải thích ví dụ chậm rãi, rõ ràng và làm mẫu bài tập áp dụng (nếu có). Sau đó, giáo viên sẽ post các video ngắn này trên các mạng xã hội theo nhóm học sinh mà giáo viên và học sinh đã tạo từ đầu năm học. Các em sẽ đăng nhập và xem các lại các video bài giảng này. Hoạt động này đặc biệt giúp ích cho các em học sinh trung bình tiếp thu bài chậm và các học sinh nhút nhát ngại trao đổi bài với bạn bè và giáo viên. + Hoạt động Self-check: Sau mỗi đơn vị bài học (Unit) trong sách, giáo viên sẽ sử dụng chức năng thêm bài kiểm tra trong giáo án power point của iSpring Suite để tạo các bài kiểm tra ngắn dạng câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn (từ 10 đến 20 câu) nhằm giúp các em tự kiểm tra lại nội dung các em đã học. Với tính năng tương tác và cho biết kết quả ngay kèm với các lời nhận xét, tán thưởng sẽ giúp các em hứng thú hơn. Hoạt dộng này giáo viên cũng post lên cáng mạng xã hội theo nhóm của các em như ở hoạt động Self-review. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp. - Giải pháp có thể được áp dụng ở tất cả các lớp (từ 10 đến 12) ở các trường phổ thông. - Ngoài ra, các giáo viên có thể áp dụng giải pháp này để giảng dạy tiếng Anh ở các cấp tiểu học hoặc trung học cơ sở. => Tùy theo trình độ của học sinh các cấp, lớp mà giáo viên điều chỉnh độ khó trong mỗi hoạt động. 3. 4. Hiệu quả thu được do áp dụng sáng kiến. - Để kiểm chứng hiệu quả của giải pháp, giáo viên tiến hành như sau: + Cho học sinh làm kiểm tra về từ vựng và viết câu có sử dụng từ vựng vừa học và thể ‘Passive Voice’ khi họ học xong Unit 4. Kết quả có có 31/40 học sinh viết chính xác các từ và sử dụng chúng chính xác trong câu. 5 + Đến Unit 5, giáo viên dạy như bình thường, không bao gồm các hoạt động trên. Kết thúc bài, giáo viên cũng thực hiện phương thức kiểm tra học sinh như trên. Kết quả có 20/40 học sinh đạt yêu cầu như trên. - Giáo viên thực hiện như trên trong suốt học kỳ I. Các bài kiểm tra đối với các Unit có áp dụng giải pháp đều có kết quả học sinh đạt yêu cầu cao hơn kết quả của các Unit không áp dụng giải pháp. Như vậy, việc bao gồm học sinh trong các hoạt động như đã thực hiện trong giải pháp này đã từng bước cải thiện năng lực kiến thức và sử dụng tiếng Anh của học sinh. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. Người viết và tập thể lớp 12A5 năm học 2017 – 2018 gồm 40 học sinh. 3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. - Lớp học phải sở hữu một phòng học riêng (Thuận tiện cho việc triển lãm tranh ảnh, posters). - Học sinh có sử dụng Smart phone. - Người giáo viên phải có quỹ thời gian rộng. 3.7. Tài liệu kèm theo: 01 tập văn bản báo cáo sáng kiến. Bến Tre, ngày 16 tháng 3 năm 2018 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan