Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng những câu chuyện trong quyển sách “tâm hồn cao thượng” hoặc câu chu...

Tài liệu Skkn sử dụng những câu chuyện trong quyển sách “tâm hồn cao thượng” hoặc câu chuyện trong chương trình “quà tặng cuộc sống” trong giờ sinh hoạt lớp để giáo dục đạo đức học sinh

.DOC
5
176
118

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: .......................................................... 1. Tên sáng kiến: Sử dụng những câu chuyện trong quyển sách “Tâm hồn cao thượng” hoặc câu chuyện trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” trong giờ sinh hoạt lớp để giáo dục đạo đức học sinh (Đặng Bửu Truyển, Đặng Thị Thùy Dương, @THPT Nguyễn Đình Chiểu) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý 3. Mô tả bản chất sáng kiến: 3.1. Trình trạng giải pháp đã biết: 3.1.1 Mô tả giải pháp đã biết: Xác định mục tiêu trong nhà trường phổ thông là giáo dục toàn diện, không chỉ chú ý phát triển tài năng mà còn rèn luyện đạo đức học sinh. Hoạt động giáo dục này được tổ chức rất đa dạng. Trong học động dạy học giáo viên chú ý giáo dục đạo đức học sinh qua từng bài dạy, nhất là các môn xã hội. Bên cạnh đó, trường học còn có các hoạt động giáo dục khác như hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa… Sinh hoạt lớp là loại hình hoạt động của tập thể, được bố trí mỗi tuần 1 tiết, để học sinh tiến hành những hoạt động giáo dục và xây dựng tập thể dưới sự hướng dẫn và cố vấn trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm. Trong tiến trình sinh hoạt lớp sẽ có những nội dung chính sau: - Tổng kết hoạt động tuần qua (các tổ báo cáo và tổng kết thi đua hằng tuần; Ban cán bộ lớp nhận xét các mặt kỷ luật, học tập, lao động….; - Phương hướng hoạt động tuần tới (Ban cán bộ lớp nêu phương hướng hoạt động); - Ý kiến giáo viên chủ nhiệm (nêu ưu điểm, khuyết điểm, các mặt chưa đạt được; tuyên học sinh học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp; phê bình học sinh vi phạm nội quy lớp nhà trường, tùy theo mức độ sẽ có hình thức xử phạt…). 3.1.2 Ưu điểm: Việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp hằng tuần đảm bảo việc chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của tập thể lớp để khắc phục trong thời gian tới, đồng thời có kế hoạch cho những hoạt động ở tuần sau. 3.1.3 Khuyết điểm: - Việc tiến hành một tiết sinh hoạt lớp đảm bảo những nội dung trên đôi lúc sẽ gây nhàm chán đối với học sinh; - Trong việc phê bình học sinh nếu giáo viên chủ nhiệm không khéo léo (nhất là đối với một số học sinh nhạy cảm) cũng chưa hẳn là biện pháp tốt. 3.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Trong sáng kiến này, ý tưởng của người viết đề xuất đưa những câu chuyện trong quyển sách “Tâm hồn cao thượng” (dưới hình thức đọc), hoặc câu chuyện trong chương trình “Quà tặng cuộc sống” (dưới hình thức xem video clip) trong giờ sinh hoạt lớp để giáo dục đạo đức cho học sinh. Mỗi giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm dành khoảng 5 phút cho hoạt động này. + Quyển sách “Tâm hồn cao thượng” : Đây là quyển sách kinh điển của tác giả người Ý, tên là Edmondo De Amicis, ra đời năm 1886, gồm hơn 100 câu chuyện. Được viết theo hình thức nhật ký của Enico Bottini, cậu học trò 10 tuổi, Tâm hồn cao thượng đem đến người đọc những câu chuyện nhỏ, diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico, nhưng lại là những vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Gia đình Enico Bottini thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Trong thế giới tưởng như trong trẻo của những đứa trẻ, sự va đập xã hội vẫn diễn ra liên tục. Qua những câu chuyện, ta nhận thấy tình yêu thương của cha mẹ, lòng hiếu thảo của con, sự tận tụy của thầy, tình thân ái của bạn bè….Nhiều truyện còn gợi lên lòng yêu nước thiết tha và những gương hy sinh rất cao cả. + Chương trình “Quà tặng cuộc sống”: Đây là một chương trình có một ý nghĩa hết sức thiết thực của Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình có thời lượng 5 phút được thể hiện dưới hình thức phim hoạt hình nghệ thuật sống động, mới lạ (dạng video clip). Nội dung “Quà tặng cuộc sống” là những câu chuyện rất đời thường, giản dị, những tình huống thường xuyên diễn ra trong cuộc sống của mỗi người, những điều tưởng như rất đỗi bình thường trong cuộc sống như kỷ niệm về một người bạn thời thơ ấu, một món quà của mẹ tặng ngày còn rất nhỏ, một bó hoa chồng tặng vào một ngày đẹp trời….Các câu chuyện nhỏ chứa đựng những thông điệp nhân văn sâu sắc về tình cảm con người hoặc những triết lý, bài học kinh nghiệm về cuộc sống. 3.2.2 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp: - Đọc cho học sinh nghe câu chuyện, cho học xem những video clip sẽ làm không khí tiết sinh hoạt lớp trở nên sinh động, thú vị hơn; - Những câu chuyện nhỏ, những video clip sẽ là những bài học có ý nghĩa giáo dục rất nhẹ nhàng và sâu sắc. Học sinh sẽ tự rút ra những điều gì mình nên và cần nên làm, cũng như có thái độ, ứng xử đúng mực đối với mọi việc trong cuộc sống. 3.2.3 Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp: Dưới góc độ quản lý, Ban giám hiệu thống nhất chủ trương trong tiết sinh hoạt lớp, giáo viên nên sắp xếp dành ra khỏang 5 phút cho học sinh nghe một câu chuyện trong quyển sách “Tâm hồn cao thượng” hoặc xem một video clip tải từ chương trình “Quà tặng cuộc sống” của Đài truyền hình Việt Nam. Ban giám hiệu sẽ cung cấp tài liệu quyển sách “Tâm hồn cao thượng” cũng như hướng dẫn cách tìm video clip trên mạng (chỉ cần vào goolge gõ “Quà tặng cuộc sống” là có rất nhiều video xuất hiện và lựa chọn). Giáo viên chủ nhiệm sẽ đọc qua quyển sách “Tâm hồn cao thượng” và xem một số video clip chương trình “Quà tặng cuộc sống” để nắm sơ bộ về nội dung, ý nghĩa, bài học….từ quyển sách và chương trình này. Giáo viên chủ nhiệm giao cho từng tổ, mỗi tuần chịu trách nhiệm lựa chọn, mẫu chuyện từ quyển sách “Tâm hồn cao thượng” hoặc video clip từ chương trình “Quà tặng cuộc sống” và rút ra ý nghĩa của câu chuyện hoặc video clip đó. Giáo viên sẽ duyệt nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hoặc video clip trước khi học sinh đại diện tổ đọc hoặc chiếu trên lớp vào giờ sinh hoạt lớp. Nếu các nội dung cơ bản, cần thiết của tiết sinh hoạt lớp có thể làm gọn lại trong 35 phút thì giáo viên chủ nhiệm có thể dành thêm 5 phút nữa cho hoạt động trao đổi, thảo luận sau khi nghe câu chuyện hoặc xem video clip, từ đó rút ra bài học cho bản thân mình. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến này có thể áp dụng trong trường trung học phổ thông vì học sinh trung học phổ thông có đã có đủ khả năng lựa chọn, nhận thức được ý nghĩa của từng mẫu chuyện, video clip và trong trường học hầu hết các máy chiếu cũng đã được bố trí đến từng lớp. Đối với các trường chưa trang bị máy chiếu cho tất cả các phòng học thì có thể sử dụng phương tiện khác như máy tính xách tay. Mỗi tổ chuẩn bị một máy tính xách tay để xem video clip. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: * Về tri thức: - Giáo dục học sinh những hiểu biết về đức tính tốt đẹp, những tình cảm cao quý của con người; - Giáo dục học sinh thái độ ứng xử đối với những gì diễn ra trong cuộc sống xung quanh. * Về kĩ năng: - Phát huy khả năng đánh giá, lựa chọn nội dung phù hợp và biết bày tỏ sự đánh giá, nhận định của mình; - Rèn luyện các kỹ năng: làm việc nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin, tìm kiếm thông tin, trình bày, kỹ năng ứng xử... * Về tình cảm: - Bồi dưỡng học sinh đức tính tốt như trung thực, tự trọng, chăm chỉ lao động ..., tình yêu thương, quý trọng đối với người thân như cha mẹ, ông bà, thầy cô, con cái..., lòng yêu quê hương, đất nước...; - Thắt chặt thêm tình đoàn kết, tình bạn của các thành viên trong quá trình làm việc nhóm. Trong quá trình tổ chức hoạt động này, chúng tôi thấy rằng học sinh rất tích cực, nhiệt tình tham gia. Những câu chuyện từ quyển sách “Tâm hồn cao thượng”, các video clip của chương trình “Quà tặng cuộc sống” được học sinh các tổ lựa chọn rất hay, có ý nghĩa giáo dục rất tốt. Học sinh cũng rút ra nhiều bài học về phẩm chất đạo đức, về tình cảm, cách ứng xử…, nhận thức được trách nhiệm của người học sinh để cố gắng phấn đấu hơn trong học tập. Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2017
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan