Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm giáo dục thể chấ...

Tài liệu Skkn sử dụng một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm giáo dục thể chất và phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc thcs

.PDF
9
3205
88

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm “ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO NHẰM GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH Ở BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ” A - ĐẶT VẤN ĐỀ - Cái quí nhất của mỗi con người là “sức khoẻ và trí tuệ”. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại, thể dục thể thao (TDTT) giúp học sinh có được sức khoẻ tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục được toàn diện hơn về; Thể dục - Trí dục - Mĩ dục - Đức dục để các em trở thành những con người toàn diện, có ích cho xã hội. - Ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi toàn dân tập thể dục. Trong bài “Sức khoẻ và thể dục” (đăng trên báo Cứu quốc, số 199, ngày 27/03/1946) Người viết: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ” chính vì thế: Việc luyện tập thể dục thể thao, giáo dục thể chất là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước”. - Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sự phát triển sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh rèn luyện thân thể và bồi dưỡng đạo đức tác phong, nhân cách con người mới. - Ở học sinh phổ thông nói chung và học sinh THCS nói riêng, tính năng động, vui tươi, hồn nhiên, là điều không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt về mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. So với cấp tiểu học, học sinh THCS học tập chiếm vị trí nhiều hơn và các em gặp một loạt hoàn cảnh mới: nhiều môn học mới; phải thực hiện yêu cầu không phải của một giáo viên mà nhiều giáo viên, học sinh phải hoạt động độc lập với khối lượng công việc tăng một cách đáng kể và các em có một địa vị mới ở gia đình và trường học. - Đối với các em ở lúa tuổi này bắt đầu cố gắng muốn tự lập, điều này có quan hệ đặc biệt đến sự phát triển thái độ có ý thức đối với hoạt động của mình. Nguyện vọng đó sẽ giúp các em tích cực hơn trong hoạt động, học tập nâng cao ý thức trách nhiệm, phát triển sự sáng tạo trong hoạt động… - Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu giáo dục không đúng thì tính độc lập trong tư duy của các em phát triển theo chiều hướng không đúng sẽ dẫn đến kết quả không tốt (học đòi, cáu kỉnh, thô lỗ, hỗn láo, sống “vô chính phủ” và dễ dàng mắc phải những tệ nạn xã hội). Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm - Vì vậy, trong giáo dục nói chung và trong tập luyện thể dục thể thao nói riêng, chúng ta làm thế nào để không gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, để tạo được sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực cho học sinh, nâng cao sức khoẻ, phục vụ tốt cho việc học tập. - Với những yêu cầu cấp bách trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng một số phương pháp tập luyện thể dục thể thao nhằm giáo dục thể chất và phát huy tính tích cực của học sinh ở bậc trung học cơ sở” . B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Mục đích, yêu cầu giới hạn đề tài: + Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học. + Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập. + Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi, giới tính, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn các em . II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu: + Học sinh trường THCS Lao Bảo (các lớp trực tiếp giảng dạy; 8A, 8B, 9A, 9B, 9C, 9D, 9G). + Học tập và rèn luyện thân thể trong giờ học chính khoá, các hoạt động trong nhà trường và tự tập luyện ở nhà. III. Phương pháp nghiên cứu: + Kích thích các em ham thích học môn thể dục qua việc cho các em hiểu được lợi ích, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao đối với cơ thể. + Sử dụng tranh ảnh, dụng cụ học tập đa dạng, phong phú: Tranh các loại, Bóng (các loại bóng), Cầu đá (các loại cầu), dây nhảy…mang tính hấp dẫn, gây được sự hứng thú cho học sinh. + Phương pháp sử dụng “trò chơi”, Thi đấu tập. + Phương pháp thi đua khen thưởng các thành tích trong thể dục thể thao… IV. Nội dung nghiên cứu: - Trong môn thể dục, để có được một tiết dạy - học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, người giáo viên không nên nặng về lý thuyết, mà chỉ cần học sinh thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, chán nản tập luyện cho có, cho xong và phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, thiết nghĩ cần phải có những phương pháp thiết yếu sau: - Trước hết người giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thiết bị liên quan đến tiết học trước khi lên lớp để khi thực hiện học sinh hiểu và nắm bắt ngay. - Khi giới thiệu một động tác mới, giáo viên nên giảng giải, phân tích kỷ thuật động tác ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Có thể kết hợp sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng sự chú ý trong các em. Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm - Làm mẫu thị phạm động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em, trường hợp giáo viên thị phạm động tác không được đẹp thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự lớp, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu, thị phạm động tác thay cho giáo viên khi giảng dạy động tác mới. - Do đặc điểm của học sinh ở lứa tuổi THCS mang tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, mặt khác do điều kiện trường chưa có nhà đa năng nên khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự chú ý của các em. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập trung và hứng thú tạo sự tích cực tập luyện ngay trước khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo sự thoải mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú phát huy tính tích cực tập luyện cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng dần độ khó cho học sinh. * Ví dụ minh hoạ: Trong một tiết dạy có 3 nội dunghọc khác nhau; Bật nhảy – Chạy nhanh – Chạy bền. + Luyện tập Bật nhảy: có thể tổ chức trò chơi nhảy ô tiếp sức * Tranh 1 : Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”. + Luyện tập chạy nhanh : Có thể tổ chức chạy tốc độ cao, chạy đuổi, chạy thoi tiếp sức, Ai nhanh hơn, Hoàng Anh – Hoàng Yến, v.v…giữa hai đội dưới hình thức trò chơi. * Tranh ảnh 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn” + Luyện tập Chạy bền: Có thể cho học sinh thi chạy dích dắc tiếp sức. * Tranh 1 : Trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”. - Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy nhàm chán, mà tạo cho học sinh có sự hứng thú, phát huy tính tích cực trong tập luyện. - Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần thay đổi nội dung để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao, những kĩ lục thế giới hay của Olympic… - Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn, gây hứng thú phát huy tính tích cực trong tập luyện. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như : Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, dây nhảy… hay các vật dụng khác mang màu sắc áp dụng trong bài học và trò chơi, sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong học tập. - Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng kịp thời để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Bởi vì tâm lý học sinh ở tuổi này chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú ngay. - Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tật…Để có hình Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm thức phụ đạo, bồi dưỡng tập luyện khác nhau. - Đối với học sinh có sức khoẻ yếu, khuyết tật, hay có bệnh tật bẩm sinh về tim v.v... không nên để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ vừa sức với từng đối tượng hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên luôn theo dõi và động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ hoà đồng cùng các bạn. - Nói chung chương trình dạy môn thể dục bậc THCS rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê, phát huy tính tích cực trong luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập và tham gia các hoạt động khác. V. Áp dụng thực tiển: Qua khảo sát số liệu đầu năm có kết quả như sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 LỚP 8A 8B 9A 9B 9C 9D 9G Cộng TỔNG SỐ GIỎI (%) KHÁ (%) ĐẠT (%) C. ĐẠT (%) 35 34 31 34 35 32 36 237 15 – 42,9 14 – 41,2 13 – 41,9 12 – 35,3 10 – 28,6 17 – 53,1 20 – 55,6 101 – 42,6 14 – 40,0 15 – 44,1 14 – 45,2 14 – 41,2 18 – 51,4 10 – 31,3 15 – 41,7 100 – 42,2 5 – 14,3 3 – 8,8 3 – 9,7 6 – 17,6 5 – 14,3 3 – 9,4 1 – 2,7 26 – 11,0 1 – 2,8 2 – 5,9 1 – 3,2 2 – 5,9 2 – 5,7 2 – 6,2 0 – 0,0 10 – 4,2 Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tập luyện đã có kết quả như sau: TT 1 2 3 4 5 6 7 LỚP 8A 8B 9A 9B 9C 9D 9G Cộng TỔNG SỐ GIỎI (%) KHÁ (%) ĐẠT (%) C. ĐẠT (%) 35 34 31 34 35 32 36 237 22 – 62,9 22 – 64,7 15 – 48,4 13 – 38,2 11 – 31,4 19 – 59,4 23 – 63,9 125 - 52,8 11 – 31,4 9 – 26,5 12 – 38,7 14 – 41,2 19 – 54,3 13 – 40,6 9 – 25,0 87 – 36,7 2 – 5,7 3 – 8,8 4 – 12,9 7 – 20,6 5 – 14,3 0 – 0,0 4 – 11,1 25 – 10,5 0 – 0,0 0 – 0,0 0 – 0,0 0 – 0,0 0 – 0,0 0 – 0,0 0 – 0,0 0 – 0,0 - Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục ở trường đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng, từ cao đẳng trở lên, thời gian công tác khá lâu năm đã đúc Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện. - Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, hiện nay trường có sân khá rộng để tập thể dục, dụng cụ học tập và giảng dạy môn thể dục khá đầy đủ. Nhưng thực tế thì điều kiện cơ sở vật chất của trường hiện nay chỉ áp dụng được vào những tiết nội khoá (chính khoá), chưa khai thác áp dụng cho những tiết ngoại khoá. * Áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy thể dục tại trườngTHCS Lao Bảo. - Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là đa số học sinh các khối, lớp đều rất ham thích luyện tập, đi học khá đầy đủ ở tiết học thể dục, chất lượng tăng lên đáng kể qua từng giai đoạn, kể cả học sinh có sức khoẻ yếu, khuyết tật, thâm chí các em bị bệnh bẩm sinh…các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy nhiên không đòi hỏi mức độ cao ở các em này, song cũng đủ đảm bảo khá tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, thái độ tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn. VI- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của GDTC: * Giải pháp về giáo viên thể dục: Chúng ta đều biết TDTT là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về TDTT thì không có niềm tin mãnh liệt vào lợi ích, tác dụng kỳ diệu của TDTT đối với sức khoẻ con người và không thể xây dựng cho mình nếp sống văn minh khoa học, nếp sống lành mạnh, hằng ngày rèn luyện thân thể đều đặn. Cho nên việc GDTC là con dao hai lưỡi, người giáo viên hướng dẫn học sinh tập luyện mà không nắm được tình hình sức khoẻ, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh thì dễ đưa đến hậu quả khó lường, gây nguy hại đến sức khoẻ, tác động xấu đến sự phát triển tố chất của học sinh. Để thực hiện được chương trình và giảng dạy cho học sinh tập luyện có hiệu quả, điều quan trọng có tính quyết định là phải có giáo viên thể dục có trình độ vững vàng, yêu thích TDTT, có sức khoẻ tốt. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, tôi xin mạo muội đưa ra những giải pháp sau: - Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệng, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn, không nên áp đặt, máy móc. - Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy chăm lo sức khoẻ học sinh. * Giải pháp về cơ sở vật chất: - Để đảm bảo công tác GDTC cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết bị dụng cụ, phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tập luyện của học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, học sinh chủ động trong học tập: - Mỗi năm nhà trường cần tham khảo với giáo viên thể dục để mua sắn thêm một số thiết bị, dụng cụ học tập như: mua thêm nệm, xà nhảy cao, bóng chuyền, cầu đá… Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm - Mỗi năm giáo viên thể dục phối hợp cùng nhà trường và học sinh tự làm thêm một số thiết bị dụng cụ như: cờ, ván giậm nhảy, hố cát, sân bóng..., góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho công tác giảng dạy GDTC cho học sinh. - Thường xuyên cải tạo và nâng cao mặt bằng các sân tập. - Tiến tới xây dựng nhà tập đa năng để đảm bảo việc học tập, tập luyện thường xuyên cho học sinh khi thời tiết không thuận lợi. C. KẾT LUẬN: - Tóm lại việc dạy - học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để góp phần hoàn thiện về mặt thể chất, ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng, phương pháp tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để phát huy tính tích cực tập luyện cho học sinh, đưa chất lượng GDTC của trường THCS Lao Bảo ngày càng phát triển cao hơn nữa. - Đào tạo cho địa phương, xã hội thế hệ trẻ là thế hệ tương lai, là những con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước. Sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. - Qua đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề tất yếu của giáo dục giai đoạn hiện nay lấy học sinh làm trung tâm chủ động, tự học và sáng tạo, giáo viên chỉ hướng dẫn, truyền đạt lại các kiến thức, kinh nghiệm để học sinh phát huy tính tích cực trong tập luyện để đem lại hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy. - Bước đầu trong nghiên cứu cũng có sự chuyển biến về kết quả, Song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, mong sự góp ý của các đồng nghiệp để bổ sung thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn đơn vị trường THCS Lao Bảo và từng đối tượng học sinh, để góp phần xây dựng giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng cho học sinh phát triển một cách toàn diện. Chân thành cảm ơn. Người thực hiện Lê Đình Độ Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1) Thể dục thể thao - TDTT 2) Trung học cơ sở - THCS 3) Giáo dục thể chất - GDTC Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên lớp 6, 7, 8, 9. NXB GD 2. Bộ GDĐT, Một số vấn đề về đổi mới PPDH ở trường THCS Môn mỹ thuật âm nhạc thể dục (lưu hành nội bộ) – 2002. 3. Bộ GDĐT, Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Thể dục. Mã số: 8G855M7 – DAI. Nhà xuất bản giáo dục năm 2007. 4. Bộ GDĐT, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn thể dục (lưu hành nội bộ) – 2007. 5. Bộ GDĐT, Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trung học cơ sở. Mã số: 8G908A8 – ĐTH. Nhà xuất bản giáo dục năm 2008. Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC Phần thứ nhất: DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Phần thứ hai: ĐĂT VẤN ĐỀ Phần thứ ba: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Mục đích, yêu cầu II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu III. Phương pháp nghiên cứu IV. Nội dung nghiên cứu V. Áp dụng thực tiển VI. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC Phần thứ tư: KẾT LUẬN Phần thứ năm: TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo viên thực hiện: Lê Đình Độ - Trường THCS Lao Bảo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng