Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng micro bluetooth để cải thiện kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh khố...

Tài liệu Skkn sử dụng micro bluetooth để cải thiện kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh khối 10 và khối 11 trung học phổ thông

.DOC
13
184
52

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến cơ sở Chúng tôi ghi tên dưới đây: Số TT Họ và tên Ngày sinh Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) Chức danh Trình độ chuyên môn Cử nhân Anh Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến 50% 01 Nguyễn Văn Hậu 02/04/1978 Trường THPT Trần Trường Sinh Giáo viên 02 Hồ Thị Ngọc Mai 21/11/1989 Trường THPT Trần Trường Sinh Giáo viên Cử nhân Anh 25% 03 Nguyễn Thị Ngọt 15/8/1983 Trường THPT Trần Trường Sinh Giáo viên Cử nhân Anh 25% Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Sử dụng Micro Bluetooth để cải thiện kĩ năng nói tiếng anh cho học sinh khối 10 và khối 11 trung học phổ thông”. Lĩnh vực áp dụng: Tiếng anh. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Năm học 2017 – 2018. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bến Tre, ngày 15 tháng 03 năm 2018 Người nộp đơn Nguyễn Văn Hậu 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: (do Thường trực Hội đồng ghi) …………………………………. 1. Tên sáng kiến: Sử dụng Micro Bluetooth để cải thiện kĩ năng nói Tiếng anh cho học sinh khối 10 và khối 11 trung học phổ thông. (Nguyễn Văn Hậu, Hồ Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Ngọt, @THPT Trần Trường Sinh) Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng anh 2. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Như chúng ta đã biết, kĩ năng nói là trong những kĩ năng rất quan trọng trong việc học một ngoại ngữ, trong đó có Tiếng anh. Vì thế, ở các trường phổ thông, các thầy cô giảng dạy bộ môn Tiếng anh thường áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để phát triển kĩ năng nói cho các em học sinh. Đa phần các thầy cô dùng phương pháp role-play (đóng kịch), survey (bài khảo sát), hoặc substitution drill (thực hành nói thay thế ngữ liệu, thông tin), ask and answer (hỏi và trả lời)… * Ưu điểm: học sinh được thực hành nói tiếng anh với bạn cùng lớp và có điều kiện để sử dụng từ vựng và ngữ pháp Tiếng anh khi nói. * Khuyết điểm: trong quá trình nói, học sinh không thể kiểm soát được mình nói như thế nào, mà thầy cô thì cũng khó sửa hết những lỗi quan trọng để giúp các em cải thiện kĩ năng nói của chính các em. Trong khi đó, việc học nói Tiếng anh thực hành và tiếng anh giao tiếp đòi hỏi các em phải vừa được thực hành nói vừa tự nhận ra lỗi và sửa khi mình phát âm sai hoặc sử dụng Tiếng anh chưa hợp lý trong những ngữ cảnh cụ thể. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp 2 Kĩ năng nói trong môn Tiếng anh là một kĩ năng rất khó học, đặc biệt là đối với các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Vì thế mục đích của giải pháp này là nhằm giúp các em cải thiện khả năng nói Tiếng anh, qua đó giúp các em tự tin hơn trong việc giao tiếp bằng Tiếng anh trong những tình huống thực tế và cũng góp phần giúp các em tự tin hơn trong việc tiếp thu bộ môn này. 3.2.2. Nội dung của giải pháp Những điểm khác biệt và tính mới của đề tài - Cho các em thực hành nói Tiếng anh trên Micro Bluetooth. - Sử dụng chức năng Record songs (ghi âm bài hát) trên Micro Bluetooth để thu giọng nói của các em, sau đó phát các âm thanh đó cho các em nghe và yêu cầu các em nghe và tự sửa lỗi của chính các em. Nếu cần có thể cho các em tự sửa lỗi lẫn nhau. Một số giải pháp: Tôi đã làm được những việc sau đây: Giải pháp 1: Sự chuẩn bị cho tiết dạy Speaking (nói) của người giáo viên Tiếng anh. Để giúp các em cải thiện được kĩ năng nói thì người giáo viên phải thật chu đáo trong công tác chuẩn bị cho tiết speaking. Thật vậy, trước khi lên lớp dạy tiết speaking, chúng tôi đã chuẩn bị thật kĩ giáo án cũng như tìm kiếm, sưu tầm những tranh ảnh và các dụng cụ giảng dạy có liên quan đến bài dạy. Bên cạnh đó, tôi cũng đã chuẩn trước những hand-out, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp sử dụng cho tiết nói để phát cho các em. Những tài liệu này thường rất đa dạng, từ dễ đến khó sao cho cả lớp đều có thể tham gia vào hoạt động nói được. Ví dụ: Dạy tiết speaking, Unit 6: Competitions, Tiếng anh 11 (Ban cơ bản), Sách giáo khoa trang 69-70. Tiết speaking này bao gồm 3 tasks 3 - Task 1: Để vào bài, tôi đã yêu cầu các em: “List some types of competitions you know” general knowledge quiz Poetry reading types of competition s English competition Art competition Singing contest Sau đó tôi đã hỏi các em: “Which type of competition do you like?”, and “Which one do you dislike?”. Ở phần này tôi gọi vài em có khả năng nói ở mức trung bình vì dễ trả lời. - Task 2: Ask your partner how he/she feels about each type of competitions/ contests in task 1. Ở phần này, tôi đã ghi mẫu hội thoại lên bảng và gạch dưới các từ mà các em có thể thay thế: Ex: A: What do you think of the general knowledge quiz? B: Oh, it’s great. It’s an opportunity to test my general knowledge Sau đó, tôi yêu cầu các em liệt kê các tính từ mà các em có thể dùng để nói về cuộc thi nào đó và cho các em xem bảng trong sách giáo khoa trang 69. Tất nhiên, tôi đã hướng dẫn các em đọc các từ này vài lần, đặc biệt chú ý đến các từ khó để đảm bảo các em phát âm đúng. Tiếp theo, tôi gọi 2 học sinh khá giỏi môn Tiếng anh nói theo mẫu (có sửa lỗi phát âm nếu có sai), sau đó tôi cho cả lớp thực hành đoạn hội thoại theo mẫu có thay thông tin ở những chổ gạch dưới bằng những từ và cụm từ trong bảng. Ở 4 hoạt động này tôi thường đi xung quanh lớp để giúp các em. Cuối hoạt động tôi đã yêu cầu các em thực hành nói theo cặp mà không nhìn vào sách. - Task 3: Talk about a competition or contest you have recently joined or seen Ở phần này tôi đã yêu cầu các em các em đọc từng gợi ý trong sách giáo khoa (trang 70) để kiểm tra xem các em đã hiểu rõ yêu cầu của phần này chưa. Kế tiếp tôi phân tích kĩ từng gợi ý cũng như hỏi vài em khá giỏi để trả lời từng câu hỏi đó. Tiếp đến tôi hướng dẫn các em thực hiện hoạt động nói theo nhóm 4 hoặc 5 em (mỗi nhóm phải đảm bảo có học sinh yếu và khá giỏi). Tôi cũng đi xung quanh lớp giúp các em để đảm bảo hoạt động này diễn ra đúng yêu cầu. Sau cùng, tôi gọi một hoặc hai nhóm để nói trước lớp nhưng không cho các em nhìn vào sách và sửa lỗi cho các em nếu có (tôi thường cho điểm nếu các em nói khá tốt). Giải pháp 2: Cho học sinh làm quen với Micro Bluetooth Micro Bluetooth là một thiết bị được thiết kế dùng cho hoạt động hát karaoke. Sở dĩ nó có tên gọi như vậy là vì nếu muốn dùng chiếc micro này để hát nhạc trực tuyến thì ta phải kết nối Bluetooth với một thiết bị khác như điện thoại, máy tính bảng…Một đặc điểm khá nổi bật của học sinh nơi tôi đang công tác là các em rất thích hát, trong đó có một vài em hát được nhạc bằng Tiếng anh. Thế nhưng, đa phần các em ngại nói Tiếng anh (vì khả năng nói của các em còn hạn chế). Hiểu được điều này, trước khi mang micro vào lớp, tôi đã đặt điều kiện với các em là em nào hát được nhạc Tiếng anh thì tôi mới cho sử dụng thiết bị này, đồng thời các em sẽ nhận được điểm cộng nếu các em hát tốt. Lúc đầu mỗi lớp chỉ có vài em hát vì các em cũng còn ngại hát Tiếng anh (sau này tôi mới biết các em ngại hát do phát âm Tiếng anh còn sai nhiều). Nhưng trong những tiết Speaking sau đó, nhiều em đã tự tin xung phong hát Tiếng anh và cũng có nhiều 5 em được điểm cộng (chủ yếu là khuyến khích các em chứ các em cũng còn phát âm sai khá nhiều). Giải pháp 3: Cho học sinh sử dụng Micro Bluetooth để nói Tiếng anh Sau nhiều lần tôi mang chiếc Micro Bluetooth vào lớp dạy tiết speaking, tôi thấy rằng các em đã tiến bộ hơn ở nhiều mặt. Chẳng hạn như các em không còn ngại nói Tiếng anh nữa, thậm chí có nhiều em xung phong sử dụng Micro Bluetooth để hát nhạc bằng Tiếng anh và hát một cách tự tin. Ngoài ra phát âm của các em cũng có cải thiện, trọng âm cũng tốt hơn trước nhiều. Do đó, chúng tôi đã mạnh dạn sử dụng chức năng record songs (ghi âm bài hát) để ghi âm các bài nói theo cặp và phát lại cho các em nghe. Tôi sử dụng chức năng này bằng việc kết nối cáp thông qua cổng AUX (trên micro USB) với điện thoại và sử dụng phần mềm ghi âm trên điện thoại của mình. Tôi đã thu âm các bài nói của các em và kết quả như sau: * Dạy tiết speaking, phần While you speak, Unit 4. Volunteer Work. Tiếng anh 11 (Ban cơ bản), hoạt động theo cặp đôi. A: What kind of volunteer work are you participating in? B: We are helping people in mountainous areas A: What exactly are you doing? B: We are teaching children to read and write A: Do you like the work? B: Yes. I like helping people Những từ mountainous và areas các em phát âm thiếu âm cuối –s Câu hỏi : Do you like the work? Thì các em lại xuống giọng cuối câu, trong khi cuối những câu hỏi Yes/ No người ta phải lên giọng. Sau đó tôi phát các âm thanh của bài nói này cho cả lớp nghe và yêu cầu các em nhận xét, cũng như tự sửa lỗi thì đa số các em đều nhận ra lỗi và sửa lại rất tốt. * Dạy tiết speaking, phần After you speak, Unit 6. Competitions, Tiếng anh 11 (ban cơ bản) A: What kind of contest would you like to compete? 6 B: Well, I like compete in the singing contest A: Why do you like it? B: Because I really love sing ( trong đó tôi trong vai A, một em học sinh trong vai B) Tôi thấy rằng từ compete em này chỉ dùng hình thức nguyên mẫu mà không thêm ing vào cuối từ compete (hoặc dùng to compete) và với từ because em lại phát âm thiếu –s. Tôi cũng đã phát lại cho cả lớp nghe và yêu cầu các em cho nhận xét. Nhưng điều đáng khen ở đây là sau khi tôi sửa lỗi cho các em thì những tiết nói sau đó đa số các em đều khắc phục được và không mắc lỗi tương tự như thế. * Dạy tiết Speaking, phần Task 2, Unit 3: People’s background, Tiếng anh 10 (ban cơ bản) A: Where are you from? B: I’m from in Giao Thanh. A: What are your parents’ jobs? B: They are farmers A: What primary school did you go to? B: I go to Giao Thanh primary school (trong đó A và B là hai em học sinh trong lớp) Tôi thấy rằng câu trả lời “I’m from in Giao Thanh” là sai, cụ thể là dư giới từ “in”. Từ “jobs”, “farmers” phát âm thiếu –s. Dùng thì chưa đúng ở từ “go” mà lẽ ra phải là từ “went”. Tôi đã phát lại cho các em nghe và cũng yêu cầu các em sửa lỗi, và sau đó các em đã nhận ra lỗi và sửa lại tốt các lỗi này. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Theo chúng tôi, giải pháp này có thể được áp dụng không những cho học sinh lớp 10, 11 mà chúng tôi đang phụ trách, mà còn có thể triển khai cho tất cả học sinh toàn trường nơi chúng tôi đang công tác cũng như các trường trung học phổ thông 7 khác trong Tỉnh nhà vì tính khả thi của nó. Tuy nhiên, để thực hiện thành công giải pháp này, chúng tôi nghĩ rằng tất cả quý Thầy Cô giảng dạy môn Tiếng anh cần phải kiên trì, đặc biệt là giảng dạy các em học sinh có khả năng nói Tiếng anh còn hạn chế. 3.4. Hiệu quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến, chúng tôi thấy rằng kĩ năng nói của các em học sinh hai lớp (10A3 và 11A5) đã cải thiện một cách rõ rệt, thể hiện ở chỗ các em không còn ngại nói Tiếng anh như trước nữa và số học sinh đạt khá giỏi đã tăng lên, đồng thời số học sinh yếu giảm xuống. Qua đó chúng tôi làm bảng kết quả sau: Trước khi áp dụng sáng kiến: Lớp 10A3 11A5 Sỉ số 46 42 Giỏi 0 1(2,38%) Khá 4 (8,70%) 8 (19,05%) Trung bình Yếu 15 (32,61%) 27 (58,70%) 12 (28,57%) 21 (50%) Sau khi áp dụng sáng kiến Lớp 10A3 11A5 Sỉ số 46 42 Giỏi 3 (6,52%) 5 (11,90%) Khá Trung bình 16 (34,78%) 20 (43,48%) 14 (33,33%) 17 (40,48%) Yếu 7 (15,22%) 6 (14,29%) Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018 8 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHI SỬ DỤNG MICCRO BLUETOOTH Hoạt động học sinh nói và ghi âm lại 9 Hoạt động nói theo cặp 10 Hoạt động nói theo nhóm 11 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan