Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng máy vi tính giảng dạy các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trê...

Tài liệu Skkn sử dụng máy vi tính giảng dạy các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô ở trường thpt vĩnh lộc

.DOC
17
177
78

Mô tả:

MỤC LỤC Nội dung Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời nói đầu II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Phương pháp dạy phần ứng dụng của ĐCĐT hiện nay II. Phương pháp sử dụng máy vi tính để dạy phần: “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô” III. Vận dụng cụ thể Tiết 2: Li hợp - Hộp số Tiết 3: Truyền lực các đăng-Truyền lực chính và Bộ Visai IV. Kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất C. KẾT LUẬN CHUNG NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn 2 2 3 3 3 4 5 5 9 12 15 17  Trang 1 SỬ DỤNG MÁY VI TÍNH GIẢNG DẠY “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô” ở Trường THPT VĨNH LỘC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời nói đầu: Đất nước chúng ta đã và đang trên con đường phát triển, từng bước đổi mới, áp dụng khoa học-kỹ thuật-công nghệ hiện đại vào trong mọi lĩnh vực Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 2 của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Vì vậy, công việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và phẩm chất đạo đức, đang là mục tiêu hàng đầu của ngành giáo dục nước ta hiện nay. Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Luật giáo dục đã quy định : “Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Môn Công nghệ 11 được Bộ giáo dục và Đào tạo biên soạn trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cùng với các môn học khác trong nhà trường phổ thông, môn Công nghệ góp phần quan trọng vào việc tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện. Trong thực tế, động cơ đốt trong(ĐCĐT) có vai trò rất quan trọng trong đời sống sản xuất của con người, ĐCĐT được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, Công nghiệp, Ngư nghiệp, Giao thông vận tải, Quân sự... Đối với học sinh phổ thông, dù sau này các em có lựa chọn nghề nghiệp nào đi chăng nữa thì những hiểu biết về ĐCĐT nói chung cũng như những ứng dụng của ĐCĐT vào thực tế nói riêng vẫn luôn gắn liền với đời sống thực tiễn của họ. Chính vì vậy việc nắm vững kiến thức về ĐCĐT là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng, giúp các em tự tin hơn khi bước vào một xã hội công nghiệp hóa. Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở lí luận, vừa là cơ sở thực tiễn để mỗi giáo viên giảng dạy môn Công nghệ trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm ra phương pháp để hướng dẫn học sinh lĩnh hội và khắc sâu kiến thức về ĐCĐT, những ứng dụng của ĐCĐT vào thực tiễn, trong đó ĐCĐT dùng cho ô tô là một ứng dụng quan trọng. Thiết nghĩ, để học sinh yêu thích môn học, nhất là môn học có tính ứng dụng cao như môn Công nghệ và các em học tập một cách chủ động, tích cực, không ép buộc thì việc tạo ra không khí học tập, các bài học cần phải mang tính trực quan, cụ thể, học sinh có thể nhìn thấy trực tiếp thông qua mô hình, tranh vẽ, mô phỏng hoặc video sẽ mang lại hiệu quả cao. II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 1. Đại đa số học sinh của Trường THPT Vĩnh Lộc là học sinh ở vùng trung du và miền núi, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. Địa bàn khu vực còn non kém về phát triển công nghiệp. Tình trạng ngại học, coi nhẹ Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 3 môn học do môn học không phải là môn thi tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...nên đã dẫn đến một thực tế đáng buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. 2. Kiến thức về ĐCĐT cũng như “các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô”, học sinh không có điều kiện để trực tiếp quan sát được. Để tiếp thu được nội dung này học sinh phải hình dung, tưởng tượng, phải thực hiện các thao tác tư duy dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó đã gây ra nhiều khó khăn cho học sinh trong việc tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức của bài học, dẫn đến sự say mê, yêu thích môn học của học sinh không nhiều, chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Nguyên nhân do nhiều phía: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, sức thuyết phục của chương trình còn ở mức độ, tâm lí coi nhẹ môn học của học sinh..... và còn nhiều lí do khác nữa dược đưa ra để biện minh cho một thực tế là chất lượng và hiệu quả của giờ học chưa cao. Song tôi thiết nghĩ, mấu chốt của vấn đề là ở chỗ bản thân người giáo viên Công nghệ cũng đang dạt theo sự ngại học của học sinh, chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách dễ dàng và hứng thú. Hoà nhập với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi xin mạnh dạn giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : “Sử dụng máy vi tính giảng dạy: Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô ở trường THPT Vĩnh Lộc”. Để thực hiện tốt giờ dạy theo tinh thần đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hứng thú của học sinh. Bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án ( Thiết kế bài học ) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học, kiểm tra nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhà trường và đối tượng học sinh. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Phương pháp dạy phần “Ứng dụng của động cơ đốt trong” nói chung hiện nay Phương pháp dạy phần “ứng dụng của động cơ đốt trong” nói chung hiện nay đang được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập bằng cách thông qua một số câu hỏi gợi mở, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát hình vẽ rồi tư duy, hình dung, tưởng tượng và rút ra đặc điểm, cấu tạo chung, nguyên lý làm việc. Sau đó, giáo viên tóm tắt và kết luận lại cho học sinh về đặc điểm, các bộ phận chính... dưới dạng lí thuyết. Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 4 Với cách thực hiện như trên không phải hoàn toàn là nhược điểm, mà cách làm đó cũng có những ưu điểm của nó: như học sinh có thể tư duy, giáo viên thể hiện được phong cách, phương pháp và khả năng truyền đạt kiến thức. Tuy nhiên với cách thực hiện như vậy cũng gây không ít khó khăn cho cả giáo viên lẫn học sinh. Sau khi nghiên cứu xong kiến thức về “Động cơ đốt trong dùng cho Ô tô”, nếu chỉ đọc những lí thuyết ở trong sách giáo khoa thì người đọc phải tưởng tượng, đôi lúc khó hiểu dẫn đến nhàm chán. Do đó học sinh rất khó khăn trong quá trình tiếp nhận cũng như khắc sâu kiến thức vừa nghiên cứu. II. Phương pháp sử dụng máy vi tính để dạy phần: “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô” Bản chất của quá trình dạy học là quá trình tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt mục đích dạy học. Quá trình nhận thức diễn biến theo con đường mà Lê Nin đã chỉ rõ: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại khách quan”. “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô” là những kiến thức lí thuyết, chúng thường mờ nhạt, trừu tượng, chưa tác động mạnh vào các giác quan, một số hình ảnh minh họa trong Sách giáo khoa cũng chưa thể hiện được hết hình dạng, đặc điểm của các bộ phận này. Do đó kí ức khó ghi nhận và tái hiện lại khi cần thiết. Vì vậy cần phải cụ thể hoá, vật chất hoá, làm cho lí thuyết được cụ thể hơn, sâu sắc hơn và có tính thuyết phục hơn. Từ đó học sinh có thể dễ dàng tiếp nhận kiến thức và khắc sâu vấn đề lí thuyết vừa nghiên cứu. Ở đây, tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy truyền thống mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy kết hợp giữa phương pháp truyền thống với các phương tiện dạy học mới để đáp ứng được những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đó là: Sử dụng Máy vi tính để giảng dạy phần “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô”. Cách thức tiến hành: Khi nghiên cứu, tìm hiểu về Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô, giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa với việc quan sát bài giảng đã được thiết kế bằng phần mềm Microsoft PowerPoint trên Máy tính thông qua Máy chiếu. Các em quan sát cấu tạo của của các bộ phận chính trong hệ thống truyền lực qua hình ảnh, những đoạn video thật, hoặc được mô phỏng bằng hình ảnh động dưới dạng tệp flash (*.swf) hoặc tệp (*.gif), giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở, học sinh sẽ nêu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý làm việc của từng cụm chi tiết. Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 5 Bằng phương pháp này giáo viên có thể rút ngắn thời gian miêu tả, học sinh không phải tưởng tượng và nhất là tạo sự sinh động hơn trong tiết học, thu hút được học sinh, làm cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học. III. Vận dụng cụ thể Soạn bài và Thiết kế bài giảng “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô” Sử dụng phần mềm Microsoft PowerPoint Tiết 2: Li hợp - Hộp số 1. Mục tiêu cần đạt: Qua bµi häc sinh biÕt ®îc: a.Kiến thức: + Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc Li hợp-Hộp số trên ôtô b.Kỹ năng: + Vẽ được cấu tạo của Li hợp và Hộp số c.Thái độ: + Có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn + Biết vai trò của động cơ đốt trong, trong thực tế 2. Phương tiện dạy học: -Sách giáo khoa Công nghệ 11, sách giáo viên Công nghệ 11. -Thiết kế bài dạy trên Microsoft PowerPoint. -Máy chiếu đa năng, máy vi tính đã cài đặt các phần mềm phục vụ cho việc trình chiếu Microsoft PowerPoint và các dạng tệp video. 3. Phương pháp dạy học: * Giáo viên: Chuẩn bị : Cho học sinh soạn kĩ câu hỏi trong SGK và câu hỏi thêm của GV Lên lớp: Kết hợp các phương pháp thuyết giảng, vấn đáp, gợi mở, tổng hợp, thảo luận theo nhóm và trình chiếu tranh ảnh, phim trực quan theo từng nội dung bài học. * Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi thêm của giáo viên. 4. Nội dung và tiến trình lên lớp ỔN ĐỊNH LỚP-KIỂM TRA BÀI CŨ: - Ổn định nề nếp. - Kiểm tra: + Kiểm tra bài cũ: PhầnĐặc điểm của Hệ thống truyền lực trên ô tô. + Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. - Giới thiệu tiết tiếp theo của bài học: Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 6 Trình chiếu Slide 1 Trình chiếu Slide 2 Mặt cắt hệ thống truyền lực trên ô tô 4 chỗ ngồi Trình chiếu 3 Trên ôSlide tô Trình chiếu Slide 4 a-Li hợp: - Nhiệm vụ: ngắt hoặc nối để truyền mômen từ Động cơ cho hộp số. - Cấu tạo: Nhìn Hình vẽ dưới đây, em hãy nêu cấu tạo của li hợp? (Xem hình) -Nguyên lý làm việc: Nhìn Hình vẽ, em hãy nêu Nguyên lý làm việc của li hợp? Trình chiếu Slide 5 Trình chiếu Slide 7 b-Hộp số: Tại sao phải có hộp số trên Ô tô? Nhiệm vụ: + Thay đổi lực kéo và tốc độ + Thay đổi chiều quay bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe + Ngắt đường truyền mômen từ động cơ tới bánh xe trong những lúc cần thiết ( khi khởi động, sang số) Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn - Cấu tạo: Quan sát hình, em hãy nêu cấu tạo của hộp số? Trình chiếu Slide 6 Trình chiếu Slide 8 Tại sao lại phải sử dụng li hợp trên ô tô? (Tệp video) Xem video – Hoạt động của Ly hợp Trên Ô tô không sử dụng li hợp có được không? Em hãygiải thích? Trang 7 Một số hình ảnh về Hộp số Trình chiếu Slide 9 Trình chiếu Slide 11 Trình chiếu Slide 13 Trình chiếu Slide 10 Cấu tạo của Hộp số Trình chiếu Slide 12 Trình chiếu Slide 14 Xem: Hoạt động của Hộp số (tệp video *.swf) Hoạt động: + Hộp số có thể có nhiều cấp tốc độ + Nếu Mômen truyền từ bánh răng nhỏ sang bánh răng lớn thì tốc độ quay sẽ nhỏmômen lớn và ngược lại. Trình chiếu Slide 15 Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn + Sơ đồ cấu tạo hộp số 3 cấp tốc độ: (Xem sơ đồ trong SGK) The em Ngoài hộp số 3 cấp tốc độ thì hộp số còn có mấy cấp tốc độ nữa? Trình chiếu Slide 16  Trang 8 Vị trí của ly hơp và Hộp số trên Ô tô Hãy nhận xét cách bố trí, sự ăn khớp của các bánh răng? Tại sao trong hộp số lại phải có bánh răng trung gian? + Để đổi chiều quay của bánh xe => Cần thêm(bánh răng trung gian)trục số lùi. -Nguyên lý làm việc: Nêu nguyên lý làm việc của hộp số? +Củng cố: Qua bài học các em cần nhớ được các kiến thức về Li hợp và Hộp số trên Ô tô, đó là: -Nhiệm vụ -Cấu tạo -Nguyên lý làm việc +Bài tập về nhà: Theo em có phương án nào để thay thế Li hợp và hộp số trên Ô tô không? Vì sao? Em hãy tìm hiểu xem Li hợp và hộp số trên ô tô có những loại nào? Tiết 3: Truyền lực các đăng-Truyền lực chính và Bộ Visai 1. Mục tiêu cần đạt: Qua bµi häc sinh biÕt ®îc: a.Kiến thức: + Nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý làm việc Trục các đăng-Truyền lực chính và Bộ visai trên ôtô. b.Kỹ năng: + Vẽ được cấu tạo của Trục các đăng-Truyền lực chính và Bộ visai c.Thái độ: + Có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn + Biết vai trò của động cơ đốt trong, trong thực tế 2. Phương tiện dạy học: -Sách giáo khoa Công nghệ 11, sách giáo viên Công nghệ 11. -Thiết kế bài dạy trên Microsoft PowerPoint. -Máy chiếu đa năng, máy vi tính đã cài đặt các phần mềm phục vụ cho việc trình chiếu Microsoft PowerPoint và các dạng tệp video. 3. Phương pháp dạy học: Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 9 * Giáo viên: Chuẩn bị : Cho học sinh soạn kĩ câu hỏi trong SGK và câu hỏi thêm của GV Lên lớp: Kết hợp các phương pháp thuyết giảng, vấn đáp, gợi mở, tổng hợp, thảo luận theo nhóm và trình chiếu tranh ảnh, phim trực quan theo từng nội dung bài học. * Học sinh: Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa và các câu hỏi thêm của giáo viên. 4. Nội dung và tiến trình lên lớp ỔN ĐỊNH LỚP-KIỂM TRA BÀI CŨ: - Ổn định nề nếp. - Kiểm tra: + Kiểm tra bài cũ: Nhiệm vụ, Cấu tạo của Li hợp và Hộp số trên ô tô. + Xem hình vẽ, nêu nguyên lý làm việc của Li hợp +Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. - Giới thiệu tiết tiếp theo của bài học. Trình chiếu Slide 1 c) Truyền lực các đăng Trình chiếu Slide 2 Nhiệm vụ: Truyền mômen quay từ hộp số đến cầu chủ động của xe 1: Trục thứ cấp hộp số - Cấu tạo: 2 1 3 6 2: Khớp chữ thập 3, 4 : Má 5: Trục nối truyền lực chính 6, 7 Trục 7 2 5 4 1.vú mỡ; 2-vòng định vị; 3-trục Khớp các đăng Em hãy nêu cấc tạo của trục các đăng? Trình chiếu Slide 3 Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn Trục cácđăng gồm có 2 đầu lắp với mặt bích qua khớp khác tốc.Đầu trước gắn với trục ra của hộp số.Đầu sau gắn với truyền lực chính. Trình chiếu Slide 4  Trang 10 Khớp chữ thập Trình chiếu Slide 5 Trình chiếu Slide 6 Xem video về trục Các đăng (Tệp video) Vị trí trục các đăng trên xe ô tô Trình chiếu Slide 7 Vì sao không nối “ cứng” giữa hộp số và cầu xe chủ động mà lại phải sử dụng trục các đăng? Do hộp số cố định trên xátsi, cầu xe luôn dao động lên, xuống => Khoảng cách từ cầu chủ động đến hộp số luôn thay đổi trong quá trình xe chạy => Không thể “nối cứng” từ hộp số tới cầu chủ động Giải pháp kĩ thuật => Dùng truyền lực Các đăng Trình chiếu Slide 8 d) Truyền lực chính Nhiệm vụ: -Thay đổi hướng truyền mômen từ phương dọc xe sang phương ngang xe -Giảm tốc độ, tăng mômen quay Cấu tạo: Quan sát Truyền lực chính, em hãy nêu cấu tạo? Gồm 2 bánh răng côn: BR chủ động và BR bị động (Bánh răng côn ăn khớp với bánh răng của bộ visai) Trình chiếu Slide 9 Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn e) Bộ vi sai (Tệp hình ảnh động dạng *.gif) Nhiệm vụ: + Phân phối mômen cho Slide 2 bán trục Trình chiếu 10 của 2 bánh xe chủ động. Cho phép 2 bánh xe quay với vận tốc khác nhau khi ô tô chuyển động trên đường không bằng phẳng, không thẳng, khi quay vòng - Cấu tạo:  Trang 11 (Xem hình) Nêu cấu tạo của Bộ visai? Tại sao lại phải sử dụng cặp bánh răng côn? Trình chiếu Slide 11 (Tệp hình ảnh động dạng *.gif) Trình chiếu Slide 13 Xem video truyền lực chính và Bộ visai (Tệp video) Trình chiếu Slide 15 Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn Các cụm chi tiết của Hệ thống truyền lực trên Ô tô. Trình chiếu Slide 12 Trình chiếu Slide 14 Nêu nguyên lý làm việc của Bộ visai? TH1: -khi ô tô chạy trên đường thẳng và bằng phẳng. TH2: -Khi ô tô quay vòng. Khi xe chạy trên đường thẳng, bằng => Sức cản ở 2 bên bánh xe chủ động như nhau => Khối visai là một khối + Khi xe quay vòng: Bánh xe vòng trong có lực cản lớn hơn. + Bánh răng hành tinh tham gia đồng thời 2 chuyển động quay: - Cùng vỏ Củng cố: - Cùng trục của nó Tại-Nêu sao phải bộ Visai trên thống Ô tô? truyền cấucótạo của Hệ Nếu nối cứng các bánh xe của từng hàng trên lực trên Ô tô? một trục thì điều gì xảy ra? -Người ta bố trí Hệ thống truyền lực trên Ô tô như thế nào? -Tại sao lại phải sử dụng truyền lực Các đăng? -Tại sao phải sử dụng truyền lực chính? -Tại sao lại phải sử dụng Bộ visai? -Từ nhiệm vụ của các cụm chi  Trang 12tiết, em hãy nêu nguyên lý làm việc của Hệ thống truyền lực trên Ô tô? IV. Kết quả khảo nghiệm và những kiến nghị đề xuất 1/ Kết quả khảo nghiệm So sánh với kết quả những năm trước khi chưa vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vào bài giảng “Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô” tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt trong tiếp thu kiến thức. Các em đã hiểu sâu sắc vấn đề, biết vận dụng kiến thức trong thực tế, không cảm thấy trừu tượng khi tìm hiểu cấu tạo và đặc biệt là nguyên lý hoạt động của các cụm chi tiết. Trong giờ học các em rất sôi nổi tham gia phát biểu ý kiến, trao đổi kiến thức, không nặng nề, phụ thuộc vào những kiến thức giáo viên thuyết trình, học sinh hiểu ngay bài trên lớp. Cụ thể tôi tiến hành khảo nghiệm trong năm học này với 2 lớp có khả năng nhận thức tốt nhất của khối 11 đó là 11A9 và 11A10 như sau: * Khảo nghiệm lần 1: Tiết 2: Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô (Phần Li hợp, Hộp số) +Lớp 11A10 dạy trên lớp không sử dụng bài giảng soạn trên phần mềm Microsoft PowerPoint mà chỉ sử dụng tranh vẽ, quá trình giảng dạy giáo viên phải dẫn dắt học sinh tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đồng thời phải giải thích nhiều học sinh mới hiểu được phần nguyên lý hoạt động của từng cụm. Hơn nữa, tiết học trầm hẳn, học sinh rất thụ động. +Lớp 11A9 tôi sử dụng bài giảng soạn trên phần mềm Microsoft PowerPoint, Qua các hình ảnh, ảnh động, các phim mô phỏng...các em đã nắm bắt rất nhanh kiến thức, sôi nổi phát biểu ý kiến, có thể trả lời nhiều câu hỏi, giáo viên chỉ cần gợi ý học sinh đã có thể chỉ ra cách thức hoạt động của từng cụm chi tiết trong hệ thống, mặc dù học sinh của lớp 11A9 có khả năng nhận thức thấp hơn lớp 11A10. Hơn nữa khi kiểm tra bài cũ, các em đều trả lời rất tốt. Sau khi dạy bài xong tiến hành kiểm tra 15 phút đối với cả 2 lớp, nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Bộ ly hợp thu được kết quả sau: Lớp Sĩ số 11A10 46 11A9 48 Điểm 9-10 % 2 (4.35%) 16 (33.33%) Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn Điểm 7-8 Điểm 5-6 % % 20 (43.48%) 25 ( 52.09%) 24 (52.17%) 7 ( 14.58%) Điểm 3-4 % Điểm < 3 % 0 0 0 0  Trang 13 Nhìn vào bảng kết quả ta thấy việc sử dụng Máy tính soạn bài và giảng trên phần mềm Microsoft PowerPoint đã đem lại kết quả cao hơn. Số lượng giỏi ở lớp 11A9 nhiều hơn và số lượng Trung bình ít hơn so với 11A10 mặc dù 11A10 khả năng nhận thức cao hơn 11A9. * Khảo nghiệm lần 2: Tiết 3: Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô (tiếp) (Phần Truyền lực các đăng, Truyền lực chính, Bộ visai) Cách làm tương tự, nhưng đổi lớp sử dụng Máy tính soạn bài và giảng trên phần mềm Microsoft PowerPoint với lớp 11A10 và với lớp 11A9 giảng bài bằng tranh vẽ thu được kết quả như sau: Lớp Sĩ số 11A10 46 11A9 48 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 % % % 20 (43,47%) 5 (10,4%) 24 (52,17%) 27 ( 56,25%) 2 (4,36%) 14 ( 29,16%) Điểm 3-4 % Điểm < 3 % 0 0 2 (4,2%) 0 Nhìn vào bảng kết quả so sánh ta thấy tác dụng của việc sử dụng Máy vi tính soạn bài và giảng bằng phần mềm Microsoft PowerPoint và một số phần mềm hỗ trợ khác, đã mang lại hiệu quả cao cho bài dạy, với các lớp có nhận thức thấp hơn thì việc giảng dạy phần nguyên lý hoạt động là rất trừu tượng và khó hiểu, nếu ta sử dụng Máy vi tính để soạn và giảng bài thì sẽ giúp cho các em dễ dàng hiểu bài hơn rất nhiều. Tất cả các bài học của phần Cấu tạo Động cơ đốt trong tôi đều sử dụng máy vi tính để giảng dạy cho các lớp và thấy rằng các em học tập rất sôi nổi và hào hứng, đa số các em hiểu và tiếp thu được bài ngay trên lớp, khi kiểm tra bài cũ các em trả lời trôi chảy. 2/ Những kiến nghị đề xuất: a/ Đối với người dạy và người học: - Để đạt được yêu cầu trên, sự cố gắng phải từ hai phía cả thầy và trò. Đối với học sinh : - Phải chuẩn bị bài thật kỹ theo yêu cầu của giáo viên (Đọc trước nội dung theo Hệ thống các câu hỏi trọng tâm của bài mà Giáo viên đưa ra). - Phải đầu tư thời gian nhất định để trau rồi kiến thức qua các tư liệu tham khảo (Giáo viên giới thiệu). - Chủ động trong giờ học, phát huy tính tích cực , sáng tạo trong tư duy của mình dưới sự hướng dẫn của thầy. Đối với giáo viên: - Phải đầu tư soạn Giáo án cẩn thận, chu đáo từ nguồn tư liệu và kiến thức cũng như kỹ năng của mình. Tham khảo thêm tài liệu như Sách, tạp chí, Các website về Ô tô, ... Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 14 - Phải có hướng khai thác hợp lý, khoa học thấu đáo, phát huy trí lực của học sinh. - Phải tích cực trau dồi kiến thức tin học, thành thạo trong soạn bài giảng với phần mềm Microsoft PowerPoint, biết tạo được các Slide theo yêu cầu của bài và ứng dụng các phần mềm có hiệu quả trong soạn giáo án, thu thập các hình ảnh, phim...có liên quan đến tiết học để bài học sinh động. b/ Ý kiến với các cấp lãnh đạo chỉ đạo bộ môn: - Dạy học Công nghệ là một việc rất khó khăn để giúp học sinh thấy được bản chất của vấn đề. Để thực hiện được điều này phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Trong đó có yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc ngành giáo dục. Chúng tôi những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ trách chuyên môn một số vấn đề như sau: a. Ngành giúp đỡ các nhà trường tăng cường thực hành thí nghiệm, mô hình. b. Ngành giúp đỡ các nhà trường bổ sung các loại sách tài liệu tham khảo, để giúp giáo viên thuận tiện trong việc phục vụ giảng dạy. c. Ngoài đợt bồi dưỡng chuyên môn trong hè, nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên. d. Cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở các trường điểm trong tỉnh và các trường bạn ngoài tỉnh. e. Đầu tư các phương tiện, thiết bị dạy học mới như máy chiếu đa năng, máy vi tính để giảng dạy Giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài giảng. C. KẾT LUẬN CHUNG Qua nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ tại trường THPT Vĩnh Lộc với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc được giao, nỗi trăn trở về nhận thức non yếu của đại đa số học sinh và phương pháp dạy học cũ, tôi nhận thấy cần phải cải tiến phương pháp giảng dạy, tìm ra hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh và hình thức dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức phần cấu tạo và nguyên lý hoạt động của phân môn Chế tạo cơ khí - Động cơ đốt trong. Đặc biệt là giảng dạy phần : Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên ô tô. Sau một thời gian tìm tòi học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tham khảo các tư liệu trên mạng Internet, tham khảo ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, tôi đã tích luỹ xây dựng và thiết kế được một số tư Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 15 liệu kỹ thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn Công nghệ với hình thức Sử dụng Máy vi tính để thiết kế bài giảng và giảng dạy. Trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân tôi qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trên thực tế còn ít ỏi. Mong muốn có thể giúp học sinh tiếp cận được với môn học một cách chủ động với phương pháp nghiên cứu mới. Đặc biệt trong đề tài này giúp các em say mê, hứng thú học môn khoa học tự nhiên mang tính ứng dụng này. Rất mong sự đóng góp trao đổi ý kiến của đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vĩnh Lộc, ngày 29 tháng 4 năm 2011. Người viết Trần Tuấn Hoàn Ý kiến đánh giá của Hội đồng khoa học cơ sở Chủ tịch Hội đồng khoa học cơ sở Nguyễn Văn Tân Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 16 NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ ĐỀ TÀI - Phương pháp dạy học KTCN tập I, tập II – tác giả Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi – NXB giáo dục - Phương tiện dạy học KTCN – tác giả Lê Huy Hoàng – NXB ĐHSP Hà Nội 2005 - SGK, SGV Công nghệ 11 PGS. TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên. Nhà xuất bản Giáo dục. - Các tư liệu, Hình động và Video Clip của ĐH KTCN Thái Nguyên, ĐHSP Hà Nội. - Giáo trình : Động cơ đốt trong - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Tư liệu trên mạng Internet từ Trung tâm nghiên cứu và sản xuất Học liệu ĐHSP Hà nội do PGS.TS Nguyễn Văn Khôi chủ biên. - Tư liệu từ Website: http://violet.vn http://www.oto-hui.com và một số website khác Người thực hiện: Trần Tuấn Hoàn  Trang 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng