Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn vật lí...

Tài liệu Skkn sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn vật lí lớp 10, 11ở trường trung học phổ thông

.DOC
46
326
98

Mô tả:

SÁNG KIẾN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC I. Cơ sở công nhận sáng kiến: Trường THPT Kim Sơn C - Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình II. Nhóm tác giả: 1. Họ tên: Nguyễn Thị Nguyệt Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn C. Địa chỉ: Xóm 8, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Số điện thoại: 0975725600 Email: [email protected] 2. Họ tên: Nguyễn Đức Chiến Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn C. Địa chỉ: Xóm 8, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Số điện thoại: 0981653899 Email: [email protected] 3. Họ tên: Mè Tiến Mạnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Kim Sơn C. Địa chỉ: Xóm 8, xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Số điện thoại: 01662926743 Email: [email protected] III. Tên sáng kiến: “Sử dụng kỹ thuật dạy học mảnh ghép trong giảng dạy một số chủ đề môn Vật lí lớp 10, 11ở trường trung học phổ thông”. Lĩnh vực áp dụng: Phương pháp dạy học môn Vật lí. IV. Nội dung sáng kiến 1. Giải pháp cũ thường làm Trước đây phương pháp dạy học(PPDH) truyền thống quan niệm rằng học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng, tư tưởng, tình cảm. PPDH truyền thống có đặc điểm sau: * Về nội dung: 1 - Nội dung được quy định bởi một chương trình giảng dạy và tất cả học sinh học cùng nội dung ở cùng một thời điểm. - Học sinh sẽ được quyền sử dụng thông tin trong giới hạn, do giáo viên lựa chọn hoặc thư viện trường. - Các chủ đề được học thường không liên quan đến nhau, đến các lĩnh vực chủ đề và đến thế giới thực. - Học sinh học thuộc lòng các sự kiện và đôi khi phân tích thông tin một cách độc lập. - Học sinh làm việc để tìm ra một câu trả lời đúng. - Giáo viên chọn các hoạt động và cung cấp tài liệu ở cấp độ thích hợp. * Về cách dạy học: - Giáo viên là người cung cấp thông tin giúp học sinh đạt được kĩ năng và kiến thức. - Học sinh hoàn thành những hoạt động và bài học ngắn, tách rời nhau dựa trên những mảng nội dung và kỹ năng cụ thể. - Giáo viên là chuyên gia, chỉ ra những điểm yếu của học sinh. - Dạy học là một quá trình truyền đạt thông tin. * Về môi trường học tập: - Học sinh học một cách thụ động trong một lớp học thường là yên lặng. - Học sinh thường làm việc riêng lẻ, một cách độc lập, không có sự trao đổi hay hoạt động theo nhóm nhiều để phát huy hết vai trò trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau... * Cách đánh giá: - Học sinh thi bài thi dùng bút và giấy, một cách yên lặng và riêng lẻ. Câu hỏi được giữ bí mật cho đến giờ thi, để học sinh sẽ phải học tất cả tài liệu mặc dù chỉ kiểm tra một phần trong đó. - Giáo viên chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc học của học sinh. *Công nghệ: - Giáo viên sử dụng nhiều loại công nghệ khác nhau để giải thích, chứng minh và minh hoạ các chủ đề khác nhau. Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với : - Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác - Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng - Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin - Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe. 2 PPDH truyền thông đã được áp dụng rộng rãi trong một thời gian khá dài và cho đến tận ngày nay bởi nó có những ưu, nhược điểm sau: . Ưu điểm: Với cách dạy học lấy giáo viên làm trung tâm có thể rất hiệu quả, đặc biệt với : - Việc chia sẻ thông tin không dễ dàng tìm thấy ở nơi khác - Việc trình bày thông tin một cách nhanh chóng - Việc tạo ra sự quan tâm vào thông tin - Việc dạy những học sinh học tốt nhất bằng cách nghe. Nhược điểm: - Không phải học sinh nào cũng học tốt bằng cách nghe - Thường khó duy trì lâu sự chú ý của học sinh - Phương pháp này có khuynh hướng ít hoặc không đòi hỏi tư duy phê phán - Phương pháp này dựa trên giả định là tất cả học sinh đều có một phong cách học giống nhau - Hạn hẹp trong sự tiếp thu thông tin, chưa phát huy hết năng lực vốn có của học sinh. Nội dung bài học thường được cung cấp từ sách giáo khoa và giáo viên. Kết quả thu được là học sinh hình thành thói quen học tập thụ động, không có thói quen tự học tự nghiên cứu. Học sinh học xong mà không biết mình vừa học cái gì, vận dụng được gì, một số học sinh có cảm giác mình bị “bỏ rơi” ngay trong chính lớp học của mình. 2. Giải pháp cải tiến Từ những ưu nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống ta thấy để nâng cao chất lượng dạy và học, giáo viên nên kết hợp sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống với các phương pháp giảng dạy khác (như các phương pháp Làm việc nhóm; Bể cá vàng; Sàng lọc; Đóng vai; Vấn đáp; Chuyên gia…) tiến bộ hơn, hiện đại hơn một cách hiệu quả và hợp lý nhất, tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung, đối tượng giảng dạy và các điều kiện học tập. Cùng với việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và phát triển năng lực của HS cần áp dụng thường xuyên các kĩ thuật dạy học tích cực vào bài dạy như kĩ thuật động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép và kĩ thuật bể cá….Trên thực tế, trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động học. Thông qua hoạt động học, dưới sự chỉ đạo của thầy, người học phải tích cực chủ động, tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách. Vì vậy, nếu người học 3 không tự giác chủ động, không chịu học, không có phương pháp học tốt thì hiệu quả của việc dạy sẽ rất hạn chế. Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Sau đây chúng tôi xin trình bày một kĩ thuật dạy học tích cực đang được sử dụng rất hiệu quả ở nhiều bài dạy của các môn học. Đó là kỹ thuật dạy học “Các mảnh ghép”. 1. Kỹ thuật “CÁC MẢNH GHÉP” 1.1. Khái niệm: Kỹ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu: + Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp. + Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. + Nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2). + Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân. 1.2. Cách tiến hành Kỹ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn: Vòng 1: Nhóm chuyên gia Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ: + Nhóm 1: Nhiệm vụ A + Nhóm 2: Nhiệm vụ B + Nhóm 3: Nhiệm vụ C 4 Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình. Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người ( bao gồm 1- 2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép. - Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. - Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1). Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả. 1.3. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép: - Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2. - Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2. - Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau. - Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này. Nhằm nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, tạo ra thế hệ trẻ tương lai độc lập, sáng tạo. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải năng động hơn và biết kết hợp nhiều phương pháp: + Trước khi lên lớp giáo viên phải giới thiệu trước cho học sinh một số tài liệu có liên quan đến học phần mình giảng dạy để học sinh có thời gian tìm kiếm và tự nghiên cứu. + Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Mỗi nhóm các học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội dung theo yêu 5 cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện tính tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông. + Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài học hay một vấn đề mà giáo viên nêu ra. Về phía giáo viên thì trong quá trình sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc. 2. Thiết kế các hoạt động có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong một số bài 2.1. Nguyên tắc thiết kế Để định hướng cho việc thiết kế và vận dụng các hoạt động có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép, chúng tôi đã xây dựng một số hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau:  Về nội dung: các nhiệm vụ giao cho học sinh tìm hiểu phải đảm bảo tính vừa sức và cụ thể.  Thành lập nhóm “mảnh ghép” phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”.  Các học sinh “chuyên gia” có thể có trình độ khác nhau, nhưng cần đảm bảo sự cân bằng ở mức độ nào đó để có thể dạy lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ ở nhóm “mảnh ghép”.  Các hoạt động cần hướng đến việc phát huy năng lực giải quyết vấn đề, kích thích được hứng thú học tập của học sinh.  Số lượng mảnh ghép không quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể dạy lại kiến thức cho nhau. 2.2. Quy trình thiết kế Quy trình thiết kế gồm 6 bước sau đây: * Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép. Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: các nội dung chủ đạo, bổ trợ, các nội dung nội môn và liên môn, … Bước 3: Xác định và chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia” Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” Bước 6: Tổ chức thực hiện 6 3. Vận dụng kỹ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy một số chủ đề Vật lí lớp 10, 11 trung học phổ thông (giáo án powerpoint kèm theo ở phần phụ lục) 3.1. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học chủ đề “Sự rơi tự do – Vật lí 10”. * Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do.  Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên gia” tương ứng với 4 nội dung sau:  Nhóm 1: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy). Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật.  Nhóm 2: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy vo tròn nén chặt và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy). Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật.  Nhóm 3: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả hai tờ giấy cùng kích thước, một tờ giấy để phẳng còn tờ kia vo tròn nén chặt. Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật.  Nhóm 4: Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một vật nhỏ(hòn bi trong líp xe đạp hoặc viên phấn) và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang. Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật.  Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan:  Chuẩn bị: Giấy( để phẳng và vo tròn nén chặt), bìa phẳng, sỏi, bi trong líp xe. Giấy A0, bút dạ, máy chiếu.  Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B , nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D.  Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm PHT 2.  Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”: Phiếu học tập số 1A Thả một tờ giấy và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy). Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 1B Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy vo tròn nén chặt và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy). Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật 7 Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 1C Tiến hành thí nghiệm sau: Thả hai tờ giấy cùng kích thước, một tờ giấy để phẳng còn tờ kia vo tròn nén chặt. Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 1D Thả một vật nhỏ(hòn bi trong líp xe đạp) và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang. Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. * Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu được yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi trong không khí – hoàn thành PHT số 2. Phiếu học tập số 2 1. Hoàn thành câu C1(SGK – T24) 2. Trong không khí có phải vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật trong không khí? 3. Nhận xét sự rơi của các vật trong chân không. Thế nào là sự rơi tự do?  Bước 6: Tổ chức thực hiện GV chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận. Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút dạ và PHT, cho HS tương ứng với mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý trong PHT và trình bày lên giấy A0. 8 GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình bày của mỗi nhóm. 3.2. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bài “Lực hướng tâm – Vật lí 10”: * Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: Phần ví dụ lực hướng tâm. * Bước 2: Xác định các nội dung của 4 nhóm “chuyên gia”: Có 4 nhóm “chuyên gia” tương ứng với 4 nội dung sau:  Nhóm 1: Xác định các lực tác dụng lên con tàu vũ trụ, chỉ rõ lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm. Vận dụng để hoàn thành bài tập.  Nhóm 2: Xác định các lực tác dụng lên vật đặt trên bàn xoay, và chỉ rõ lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm. Vận dụng để hoàn thành bài tập.  Nhóm 3: Xác định các lực tác dụng lên vật nặng của con lắc lò xo, và chỉ rõ lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm. Vận dụng để hoàn thành bài tập.  Nhóm 4: Xác định các lực tác dụng lên vật nặng của con lắc đơn, và chỉ rõ lực nào đóng vai trò là lực hướng tâm. Vận dụng để hoàn thành bài tập. * Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan: - Hình ảnh, bàn xoay, vật nặng, con lắc lò xo, con lắc đơn. - Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A , nhóm 2– PHT số 1B , nhóm 3 – PHT số 1C, nhóm 4 – PHT số 1D. - Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: PHT 2. * Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia”: Phiếu học tập số 1A 1. Chỉ ra các lực tác dụng vào vâ ̣t đang chuyển đô ̣ng tròn đều trên hình minh họa 2. Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm. 3. Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vâ ̣t đó theo số liê ̣u sau: Số liệu - Khối lượng con tàu: Lực hướng tâm Gia tốc hướng tâm m = 500kg - Bán kính trái đất là R = 6400km, - Đô ̣ cao của con tàu là h =100km. 9 - Chu ky quay T =10 giờ Phiếu học tập số 1B 1. Chỉ ra các lực tác dụng vào vâ ̣t đang chuyển đô ̣ng tròn đều trên hình minh họa 2. Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm. 3. Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vâ ̣t đó theo số liê ̣u sau: Số liệu - Khối lượng vâ ̣t quay Lực hướng tâm Gia tốc hướng tâm m = 500g - Khoảng cách từ vâ ̣t đến trục quay là r = 20cm. - Tần số quay là f = 1vònggs Phiếu học tập số 1C 1. Chỉ ra các lực tác dụng vào vâ ̣t đang chuyển đô ̣ng tròn đều trên hình minh họa 2. Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm. 3. Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vâ ̣t đó theo số liê ̣u sau: Số liệu Lực hướng tâm Gia tốc hướng tâm - Khối lượng quả cầu m = 200g - Lò xo dài tự nhiên lo= 20cm, đô ̣ cứng k = 100Ngm. - Khi vâ ̣t quay ổn định thì chiều dài lò xo là l = 25cm Phiếu học tập số 1D 1. Chỉ ra các lực tác dụng vào vâ ̣t đang chuyển đô ̣ng tròn đều trên hình minh họa 2. Chỉ ra trong số các lực đó thì lực nào có vai trò là lực hướng tâm. 3. Tính lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm trên vâ ̣t đó theo số liê ̣u sau: Số liệu - Khối lượng vâ ̣t nă ̣ng Lực hướng tâm Gia tốc hướng tâm m =100g. 10 - Góc lê ̣ch của sợi dây so với phương thẳng đứng là α = 45o - Lấy g=10mgs2 * Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” Phiếu học tập số 2 1. Lực hướng tâm trong 4 trường hợp trên có thể là những lực nào? Lực hướng tâm có phải là loại lực mới không? 2. Em hãy nêu một số ví dụ và chỉ rõ lực hướng tâm? * Bước 6: Tổ chức thực hiện GV chia lớp thành 4 nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút dạ và PHT, cho HS tương ứng với mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý trong PHT và trình bày lên giấy A0. GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình bày của mỗi nhóm. 3.3. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng kỹ thuật mảnh ghép trong dạy học bài “Từ thông – Cảm ứng điện từ - Vật lí 11”: * Bước 1: Xác định nội dung có thể sử dụng kỹ thuật mảnh ghép: Hiện tượng cảm ứng điện từ.  Bước 2: Xác định các nội dung của nhóm “chuyên gia”: Có 3 nhóm “chuyên gia” tương ứng với 3 nội dung sau:  Nhóm 1: TN1, TN2: Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần và ra xa mạch kín (C). Nhận xét hiện tượng.  Nhóm 2: TN3: Cho mạch kín (C) dịch chuyển lại gần và ra xa nam châm SN. Nhận xét hiện tượng.  Nhóm 3: TN4: Thay nam châm SN bằng 1 nam châm điện và thay đổi cường độ dòng điện. Nhận xét hiện tượng.  Bước 3: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện trực quan: 11 Bộ thí nghiệm hiện tượng cảm ứng điện từ(3 bộ), bộ thí nghiệm Fa – ra – đây(1 bộ).  Giấy A0, bút dạ, máy chiếu  Các PHT cho nhóm “chuyên gia”: nhóm 1 – PHT số 1A, nhóm 2– PHT số 1B, nhóm 3 – PHT số 1C.  Các PHT cho nhóm “mảnh ghép”: các nhóm 2 PHT 2.  Bước 4: Thiết kế các nhiệm vụ cho các nhóm “chuyên gia” Phiếu học tập số 1A TN1,TN2: Cho nam châm SN dịch chuyển lại gần mạch kín (C) Nội dung Khi nam châm di chuyển lại gần Khi nam châm di chuyển ra xa Khi nam châm dừng lại Hiện tượng Phiếu học tập số 1B TN3: Cho mạch kín (C) dịch chuyển lại gần và ra xa nam châm SN Nội dung Mạch kín (C) di chuyển lại gần Mạch kín (C) di chuyển ra xa Mạch kín (C) dừng lại Hiện tượng Phiếu học tập số 1C TN4: Thay nam châm SN bằng 1 nam châm điện và thay đổi cường độ dòng điện Nội dung Khi cường độ dòng điện NC thay đổi Khi cường độ dòng điện NC không thay đổi Hiện tượng * Bước 5: Thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm “mảnh ghép” Tổng hợp các thông tin đã được nghiên cứu từ vòng “chuyên gia” để nêu được nguyên nhân dòng điện sinh ra trong mạch kín – hoàn thành PHT số 2. Phiếu học tập số 2 1. Hoàn thành câu C1, C2(SGK – T143) 2. Nguyên nhân nào gây ra dòng điện trong mạch kín (C)  Bước 6: Tổ chức thực hiện 12 GV chia lớp thành 3 nhóm “chuyên gia” và phát PHT cho HS tương ứng với mỗi nhóm. Mỗi nhóm có thời gian 5 phút để thảo luận Sau đó, GV tiếp tục chia lớp thành 3 nhóm “mảnh ghép”, phải có đủ thành viên của các nhóm “chuyên gia”, phát giấy A0, bút dạ và PHT, cho HS tương ứng với mỗi nhóm. Thời gian để mỗi nhóm thảo luận là 10 phút. HS sẽ thảo luận theo gợi ý trong PHT và trình bày lên giấy A0. GV mời đại diện mỗi nhóm lên trình bày trong thời gian 5 – 6 phút. HS dán giấy A0 của nhóm mình lên bảng. GV nhận xét, củng cố và tổng hợp lại phần trình bày của mỗi nhóm. 4. Một số giáo án minh họa sử dụng kĩ thuật mảnh ghép CHỦ ĐỀ: SỰ RƠI TỰ DO – VẬT LÍ 10 (02 tiết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày, nêu ví dụ và phân tích được khái niệm về sự rơi tự do. - Nêu được những đặc điểm của sự rơi tự do và gia tốc rơi tự do. 2. Kỹ năng: - Giải được một số dạng bài tập đơn giản về sự rơi tự do. - Đưa ra những ý kiến nhận xét về hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sơ bộ về sự rơi tự do. 3. Thái độ: - Tập trung quan sát thí nghiệm, tham gia hoạt động nhóm, nêu ý kiến nhận xét. 4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh: - Khả năng giải quyết vấn đề thông qua một hệ thống câu hỏi, tóm tắt những thông tin liên quan. - Rèn năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề. - Năng lực hoạt động nhóm. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Giấy( để phẳng và vo tròn nén chặt), bìa phẳng, sỏi, bi trong líp xe. - Giấy A0, bút dạ, máy chiếu. - Phiếu học tập Phiếu học tập số 1A Thả một tờ giấy và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy). 13 Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 1B Tiến hành thí nghiệm sau: Thả một tờ giấy vo tròn nén chặt và một hòn sỏi(nặng hơn tờ giấy). Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 1C Tiến hành thí nghiệm sau: Thả hai tờ giấy cùng kích thước, một tờ giấy để phẳng còn tờ kia vo tròn nén chặt. Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 1D Thả một vật nhỏ(hòn bi trong líp xe đạp) và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang. Vật 1:…………… Vật 2:…………… So sánh khối lượng hai vật Nhận xét sự rơi nhanh, chậm của hai vật. Phiếu học tập số 2 1. Hoàn thành câu C1(SGK – T24) 2. Trong không khí có phải vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật trong không khí. 3. Nhận xét sự rơi của các vật trong chân không? Thế nào là sự rơi tự do? 2. Học sinh: 14 - SGK, giấy nháp, vở ghi. - Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh 1. Hướng dẫn chung Chủ đề gồm có chuỗi hoạt động học thiết kế theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: Từ câu chuyện vui, giáo viên tổ chức cho học sinh phát biểu vấn đề nghiên cứu về chuyển động rơi. Tiếp đến, thông qua các nhiệm vụ học tập để định hướng các hoạt động nghiên cứu của học sinh (các hoạt động theo phương pháp thực nghiệm: đề xuất dự đoán, thiết kế phương án thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm và ghi nhận các kết quả để rút ra nhận xét). Sau đó tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thể chế hóa kiến thức. Bước 1(Khởi động): Từ câu chuyện tình huống làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết. Bước 2(Giải quyết vấn đề - hình thành kiến thức). Bước 3(Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. Bước 4(Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Vai trò của chuyển động thẳng đối với đời sống. Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới: Các bước Hoạt động Khởi động Hoạt động 1 Hoạt động 2 Tên hoạt động Tạo tình huống có vấn đề về sự rơi của các vật. Thời lượng dự kiến 10 phút Tìm hiểu sự rơi trong không khí và sự rơi trong chân không. 50 phút Hình thành kiến thức Hoạt động 3 Hoạt động 4 Luyện tập Hoạt động 5 Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do. Tìm hiểu gia tốc rơi tự do Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng 10 phút 20 phút 15 Tìm tòi, mở rộng Hoạt động 6 Tìm hiểu vai trò của CĐ trong đời Ở nhà sống, kĩ thuật 2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động Hoạt động 1: Khởi động a, Mục tiêu hoạt động Từ câu chuyện tình huống làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết. b, Gợi ý tổ chức hoạt động Giáo viên kể cho học sinh một câu chuyện như sau: Vào một ngày đẹp trời, khi đang đi trên đường. Bỗng dưng em gặp hai người đang tranh luận với nhau. Một người nói: Vật nặng lúc nào cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Người còn lại thì nói: Theo tôi, thì vật nào có kích thước nhỏ hơn thì rơi nhanh hơn không cần biết khối lượng của chúng. Vậy theo các em: Ai đúng, ai sai, vì sao? c, Sản phẩm của hoạt động Các phương án trả lời của học sinh. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự rơi trong không khí và sự rơi tự do. a, Mục tiêu hoạt động Học sinh biết được yếu tố ảnh hưởng đến sự rơi nhanh, chậm của các vật trong không khí. Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để hiểu được cấu tạo của ống chân không, sự rơi của các vật trong chân không. Học sinh nêu được định nghĩa chuyển động rơi tự do, đặc điểm rơi tự do Nội dung hoạt động: - Học sinh làm việc nhóm tìm hiểu sự rơi nhanh, chậm của các vật trong không khí. - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để biết được thế nào là cấu tạo của ống chân không, sự rơi của vật trong chân không. - Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập. b, Gợi ý tổ chức hoạt động Vòng 1: - GV: Chia lớp ra thành 4 nhóm sau đó giao nhiệm vụ cho các nhóm. Thời gian cho các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận nhóm 5 phút. 16 Nhóm 1: Thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1A, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 2: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1B, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 3: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1C, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Nhóm 4: thực hiện các nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1D, trên mỗi phiếu đều có sẵn STT1,2,3,4 Vòng 2: GV: Chia lại 4 nhóm thành 4 nhóm ghép như sau: - Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:1 sẽ di chuyển về nhóm 1. - Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:2 sẽ di chuyển về nhóm 2. - Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:3 sẽ di chuyển về nhóm 3. - Những HS ở phiếu học tập của mình có STT:4 sẽ di chuyển về nhóm 4. GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm ghép, thời gian các nhóm ghép thảo luận và viết kết quả thảo luận trên bảng phụ là 6 phút, sau đó treo bảng phụ lên tường Các nhóm cùng thực hiện nhiệm vụ ở phiếu học tập số 2 GV: Cho nhóm trưởng các nhóm lên trình bày còn các nhóm khác nhận xét bổ xung, sau đó gv nhận xét và kết luận c, Sản phẩm của hoạt động Dự đoán các phương án trả lời của học sinh: - Trong TN 1, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. - Trong TN 4, vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng. - Trong TN 3, hai vật nặng như nhau lại rơi nhanh chậm khác nhau. - Trong TN 2, hai vật nặng, nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau. Thảo luận đưa ra các ý kiến: Lực cản của không khí ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí. Thảo luận và đưa ra kết luận: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật rơi nhanh như nhau. Sự rơi của các vật trong trường hợp đó gọi là sự rơi tự do. Hoạt động 3: Tìm hiểu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do. a, Mục tiêu hoạt động Học sinh viết được công thức quãng đường, vận tốc rơi tự do. Nội dung hoạt động: 17 - Học sinh làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập để đưa ra phương án xác định phương chiều của rơi tự do. - Chứng minh rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều từ đó đưa ra công thức tính vận tốc quãng đường. - Nhóm thảo luận để thực hiện kiểm tra dự đoán và hoàn thành nhiệm vụ học tập. b, Gợi ý tổ chức hoạt động Giáo viên yêu cầu học sinh bằng các dụng cụ có sẵn tìm hiểu phương chiều của sự rơi tự do. Cho học sinh quan sát hình ảnh vị trí của của vật theo thời gian để chứng minh rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều. Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận. Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. Giáo viên tổng kết, chuẩn hóa kiến thức. c, Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh. + Phương rơi tự do : thẳng đứng. + Chiều chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới. + Tính chất CĐ : thẳng nhanh dần đều. + Công thức tính vận tốc : v = gt. + Công thức tính đường đi: s = 1 2 gt 2 Hoạt động 4: Tìm hiểu gia tốc rơi tự do. a, Mục tiêu hoạt động - Xây dựng phương án xác định gia tốc rơi tự do. b, Gợi ý tổ chức hoạt động - Cho học sinh xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệm để xác định gia tốc rơi tự do tại một vị trí. c, Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của nhóm học sinh. Căn cứ vào quá trình thực hiện, các báo cáo kết quả trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh. + Gia tốc rơi tự do: Tại một nơi xác định trên trái đất và ở gần mắt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g. Hoạt động 5: Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập vận dụng. a, Mục tiêu hoạt động 18 Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải các bài tập cơ bản về sự rơi tự do. Nội dung hoạt động: - Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về sự rơi tự do của vật(định nghĩa, các đặc điểm) - Giao cho học sinh luyện tập theo một số câu hỏigbài tập đã biên soạn trong bài. b, Gợi ý tổ chức hoạt động - GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm, ghi lại các kết quả báo cáo thí nghiệm và ý kiến của mình, tóm tắt kiến thức về sự rơi tự do của vật để trình bày. - Nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến thức. - Yêu cầu cả lớp giải nhanh một số bài tập. c, Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi của học sinh. Hoạt động 6: (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu vai trò của chuyển động rơi tự do trong đời sống, kĩ thuật (học sinh làm việc ở nhà và báo cáo thảo luận ở lớp). a, Mục tiêu Học sinh tìm hiểu và giải thích được những ứng dụng kiến thức về chuyển động rơi trong thực tế(sinh hoạt, kĩ thuật, …) Nội dung hoạt động: - Tìm các ví dụ về sự rơi trong thực tế. - Giải thích các ứng dụng. - Báo cáo kết quả trước lớp. b, Tổ chức hoạt động: - Yêu cầu học sinh về nhà tìm các ví dụ về sự rơi trong thực tế. - Giải thích các ứng dụng: + Nhảy dù: chuyển động của người và dù khi chưa mở dù và sau khi mở dù. + Tại sao các quả bom lại làm có mũi nhọn……… c, Sản phẩm hoạt động: Sản phẩm của học sinh. IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá chủ đề Câu 1(thông hiểu). Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là A. v02 = gh B. v02 = 2gh C. v02 = 1 gh 2 D. v0 = 2gh Câu 2(nhận biết). Chọn câu sai 19 A. Khi rơi tự do mọi vật chuyển động hoàn toàn như nhau B. Vật rơi tự do không chịu sức cản của không khí C. Chuyển động của người nhảy dù là rơi tự do D. Mọi vật chuyển động gần mặt đất đều chịu gia tốc rơi tự do Câu 3(thông hiểu). Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống. Vận tốc của nó khi chạm đất là A. v = 8,899mgs B. v = 10mgs C. v = 5mgs D. v = 2mgs Câu 4(thông hiểu). Một vật được thả từ trên máy bay ở độ cao 80m. Cho rằng vật rơi tự do với g = 10mgs2, thời gian rơi là A. t = 4,04s. B. t = 8,00s. C. t = 4,00s. D. t = 2,86s. Câu 5(vận dụng). Hai viên bi sắt được thả rơi cùng độ cao cách nhau một khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 10mgs2. Khoảng cách giữa hai viên bi sau khi viên thứ nhất rơi được 1,5s là A. 6,25m B. 12,5m C. 5,0m D. 2,5m Câu 6(vận dụng). Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10mgs2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được bằng không thì vận tốc ném là A. v = 6,32mgs2. B. v = 6,32mgs. C. v = 8,94mgs2. D. v = 8,94mgs. Câu 7(vận dụng). Người ta ném một vật từ mặt đất lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc 4,0mgs. Lấy g = 10mgs2. Thời gian vật chuyển động và độ cao cực đại vật đạt được là A. t = 0,4s; H = 0,8m. B. t = 0,4s; H = 1,6m. C. t = 0,8s; H = 3,2m. D. t = 0,8s; H = 0,8m. Câu 8(vận dụng). Một vật rơi tự do từ độ cao 180 m. Tính thời gian rơi, vận tốc của vật trước khi chạm đất 2 s và quãng đường rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất. Lấy g = 10 mgs2. Câu 9(vận dụng). Một vật được thả rơi tự do từ độ cao s. Trong giây cuối cùng vật đi được đoạn đường dài 63,7 m. Lấy g = 9,8 mgs 2. Tính thời gian rơi, độ cao s và vận tốc của vật lúc chạm đất. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng