Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng kết hợp phương pháp con kiến, con ong, con nhện trong việc xây dựng...

Tài liệu Skkn sử dụng kết hợp phương pháp con kiến, con ong, con nhện trong việc xây dựng tư liệu phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá địa lí thpt

.DOC
8
117
78

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực HĐ ghi): …………………………… 1. Tên sáng kiến: Sử dụng kết hợp phương pháp con kiến, con ong, con nhện trong việc xây dựng tư liệu phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí THPT (Phạm Văn Đông, @THPT Nguyễn Đình Chiểu) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Địa lí 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Việc xây dựng tư liệu Địa lí THPT phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn giáo viên thường bám sách giáo khoa và sách giáo viên để giảng dạy, dựa vào một vài cuốn tài liệu của một số tác giả nào đó để thực hiện việc kiểm tra đánh giá học sinh, mà chưa xây dựng thành tư liệu riêng cho mình nên hiệu quả công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá chưa thật cao. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Nhằm giúp các bạn đồng nghiệp và học sinh biết thêm phương pháp xây dựng tư liệu giảng dạy, học tập và phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá Địa lí THPT. - Nội dung giải pháp 3.2.1. Sử dụng kết hợp phương pháp con kiến, con ong, con nhện xây dựng tư liệu dạy học Địa lí THPT * Phương pháp con kiến: - Con kiến có đặc điểm nổi bật là thường đi kiếm mồi tha mồi về tổ, kiến tha mồi lâu thì cũng đầy tổ. - Ta có thể áp dụng đặc điểm này của con kiến để xây dựng tư liệu dạy học Địa lí THPT. Trước tiên, ta nghiên cứu bài giảng xem có nội dung nào cần phân tích, giải thích, chứng minh không, nếu có ta đi tìm, thu thập các nguồn thông tin từ sách, báo chí, truyền hình, mạng Internet,… Ta cũng có thể sử dụng phương pháp này để xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ kiểm tra đánh giá từ các sách tài liệu tham khảo, từ các đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, trên mạng trường học kết nối,… Ví dụ: Để tìm các số liệu mới chứng minh cho bài 22 - Dân số và sự gia tăng dân số ở chương trình Địa lí lớp 10, trên mạng Internet gõ vào ô tìm kiếm ở google Tổng cục Thống Kê, ta vào mục ấn phẩm thống kê để tìm Niên giám thống kê mới nhất và khai thác số liệu từ đây. Giữa năm 2016, dân số thế giới là 7418 triệu người; năm 2016, tỉ suất sinh thô là 20‰, tỉ suất tử thô là 8‰, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên 0,12. * Phương pháp con ong: - Con ong có đặc điểm là đi hút mật từ các loài hoa khác nhau và chế biến chúng thành mật ong. - Ta có thể áp dụng đặc điểm này của con ong để xây dựng tư liệu dạy học riêng cho mình. Ta tìm đọc các sách hay, các nguồn tư liệu tham khảo có độ tin cậy cao,…; khi có đủ tư liệu tham khảo, ta chế biến chúng và tạo ra tư liệu riêng cho bản thân. 1 Ví dụ: Để tạo câu hỏi phục vụ kiểm tra Địa lí 11, ta có thể tham khảo nhiều tài liệu, sau đó tạo ra hệ thống câu hỏi riêng cho bản thân. Dưới đây là một số câu hỏi do bản thân xây dựng ở bài 1 – Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ở chương trình lớp 11. Câu 1. Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới được xếp vào hai nhóm nước là A. phát triển và công nghiệp mới. B. chậm phát triển và phát triển. C. phát triển và đang phát triển. D. công nghiệp mới và đang phát triển. Câu 2. Các nước đang phát triển thường có A. nợ nước ngoài nhiều. B. GDP/người cao. C. đầu tư nước ngoài (FDI) nhiều. D. chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao. Câu 3. HDI (Human Development Index) là từ viết tắt của thuật ngữ A. Thu nhập bình quân đầu người. B. Chỉ số phát triển con người. C. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài. D. Hỗ trợ phát triển chính thức. Câu 4. Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới (NICs) có đặc điểm là A. trình độ sản xuất và công nghệ rất cao, có tiềm lực lớn về kinh tế, đầu tư nước ngoài nhiều. B. đều có tiềm lực lớn về kinh tế, khoa học – kĩ thuật, nguồn vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng. C. GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số phát triển con người ở mức cao. D. đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp. Câu 5. Xếp theo thứ tự giảm dần tỉ trọng trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nhóm nước phát triển (năm 2004) lần lượt là A. khu vực II, khu vực III, khu vực I. B. khu vực I, khu vực II, khu vực III. C. khu vực III, khu vực II, khu vực I. D. khu vực II, khu vực I, khu vực III. Câu 6. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra vào A. cuối thế kỉ XVIII. B. cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. C. nửa sau thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. D. cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI. Câu 7. Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là A. quá trình đổi mới công nghệ. B. đã cho ra đời hệ thống công nghệ điện – cơ khí. C. sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao. D. chuyển từ nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất đại cơ khí và tự động hoá cục bộ. Câu 8. Bốn công nghệ trụ cột, có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế – xã hội là: A. công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân. B. công nghệ năng lượng, công nghệ lai tạo giống, công nghệ vũ trụ, công nghệ vật liệu. C. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. D. công nghệ thông tin, công nghệ tự độ hóa, công nghệ tin học, công nghệ sinh học. Câu 9. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực A. năng lượng, công nghệ thông tin. B. công nghiệp và dịch vụ. C. sản xuất vật chất. D. điện tử, tin học, hàng không – vũ trụ. Câu 10. Nền kinh tế tri thức là một loại hình kinh tế mới dựa trên 2 A. nguồn vốn, lao động, khoa học và kĩ thuật. B. tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. C. lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật, nguyên liệu. D. nguồn lao động có chất lượng, công nghệ tự động hóa. ĐÁP ÁN 1C 2A 3B 4D 5C 6D 7C 8C 9B 10B Hoặc ta có thể tạo ra các bài tập tự luận để phục vụ kiểm tra. Dưới đây là một bài tập vẽ biểu đồ ở chương trình lớp 11 Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GDP) THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA THẾ GIỚI VÀ CHÂU PHI NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Thế giới Châu Phi 2000 31970 589 2010 62825 1658 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của châu Phi so với thế giới năm 2000 và năm 2010. 2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét cần thiết. Hướng dẫn làm bài 1. Vẽ biểu đồ a) Xử lí số liệu - Tính tỉ trọng: TỈ TRỌNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CHÂU PHI SO VỚI THẾ GIỚI NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: %) Năm 2000 Thế giới 100,0 Châu Phi 1,8 - Tính bán kính đường tròn (r2000, r2010): + r2000 = 1,0 đvbk b) Vẽ biểu đồ Yêu cầu: - Vẽ chính xác về số liệu. - Có chú giải và tên biểu đồ. 2010 100,0 2,6 + r2010 = 62825 = 1,4 đvbk 31970 2,6% 1,8% 97,4% 98,2% 2000 2010 Châu Phi Các châu lục khác 3 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC CỦA CHÂU PHI SO VỚI THẾ GIỚI NĂM 2000 VÀ NĂM 2010 2. Nhận xét Giai đoạn 2000 – 2010: - Tổng sản phẩm trong nước của châu Phi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng sản phẩm trong nước của thế giới (dẫn chứng). - Tỉ trọng tổng sản phẩm trong nước của châu Phi so với thế tăng từ 1,8% (năm 2000) lên 2,6% (năm 2010), tăng 0,8%. * Phương pháp con nhện: - Con nhện có đặc điểm là giăng tơ. Từ trung tâm con nhện phóng ra các đường ngang và giăng các đường vòng từ trung tâm ra, gần giống như ta đan rá,… - Ta có thể áp dụng đặc điểm này của con nhện để xây dựng tư liệu dạy học riêng cho mình. Từ nội dung của bài ta chia ra các mục lớn và các mục nhỏ; từ các mục nhỏ ta sắp xếp theo các nội dung một cách khoa học. Ví dụ: Từ các câu hỏi từ đề thi THPT Quốc gia năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ta tổng hợp và sắp xếp theo hệ thống các bài trong SGK Địa lí 12, dưới đây là 1 số bài ví dụ Bài 2. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ Câu 1. Bộ phận nào sau đây của vùng biển nước ta được xem như phần lãnh thổ trên đất liền? A. Nội thủy. B. Vùng tiếp giáp lãnh hải. C. Lãnh hải. D. Thềm lục địa. Câu 2. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất A. nhiệt đới ẩm gió mùa. B. cận xích đạo gió mùa. C. cận nhiệt đới gió mùa. D. ôn đới gió mùa. Câu 3. Nước ta nằm ở A. trung tâm của bán đảo Đông Dương. B. vùng không có các thiên tai: bão, lũ lụt. C. trong vùng cận nhiệt đới bán cầu Bắc. D. khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa. Câu 4. Do nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên lãnh thổ nước ta có A. nền nhiệt độ cao. B. hoạt động của gió mùa. C. ảnh hưởng của biển. D. tổng lượng mưa lớn. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp với Lào? A. Nghệ An. B. Điện Biên. C. Kon Tum. D. Gia Lai. Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Campuchia cả trên đất liền và trên biển? A. An Giang. B. Kiên Giang. C. Đồng Tháp. D. Cà Mau. Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển? A. Quảng Ninh. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lạng Sơn. Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Campuchia? A. Gia Lai. B. Đắk Lắk. C. Quảng Nam. D. Kon Tum. ĐÁP ÁN 1A 2A 3D 4A 5D 6B BÀI 6. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI 4 7A 8D Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình Việt Nam? A. Hầu hết là địa hình núi cao. B. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích. C. Có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao. D. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 2. Mặc dù nước ta có 3/4 (ba phần tư) diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng tính chất nhiệt đới vẫn được bảo đảm hoàn toàn, nguyên nhân là do A. chịu tác động của gió mùa Tây Nam. B. tác động của Tín phong bán cầu Bắc. C. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. D. địa hình phân hóa đa dạng. Câu 3. Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là A. bắc – nam. B. tây nam – đông bắc. C. tây bắc – đông nam. D. tây – đông. ĐÁP ÁN 1A 2C 3C - Để có được tư liệu dạy học riêng của mình, ta nên sử dụng kết hợp các phương pháp trên. Chẳng hạn, nếu không có điều kiện và thời gian, ta có thể sử dụng kết hợp phương pháp con kiến và con nhện; nếu có khả năng và điều kiện, ta sử dụng kết hợp phương pháp con ong và con nhện hoặc kết hợp cả ba phương pháp con kiến, con ong và con nhện để tư liệu chúng ta thêm phong phú. - Những tư liệu phục vụ giảng dạy phải luôn được cập nhật, bổ sung hàng năm. 3.2.2. Sử dụng tư liệu phục vụ giảng dạy, kiểm tra đánh giá Địa lí THPT 3.2.2.1. Phục vụ giảng dạy: Khi đã xây dựng được tư liệu dạy học riêng cho mình, ta chỉ việc khai thác tư liệu đó cho các tiết dạy hoặc kiểm tra, đánh giá. Ví dụ: dạy bài 16. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta – chương trình Địa lí 12. Có nhiều tư liệu có thể đưa vào nội dung bài để phân tích, chứng minh, nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra một vài số liệu mới để chứng minh,… + Ta có thể cung cấp cho HS số liệu dân số nước ta năm 2016 (theo Niên giám thống kê) là 92695,1 nghìn người hoặc ta có thể lập thành bảng số liệu qua các năm cho HS nhận xét. + Ta có thể cho HS xem ảnh các dân tộc ít người ở Việt Nam, nếu được có thể nói thêm về đặc điểm phân bố,… + Ta có thể cập nhật số liệu dân số mới, tính tốc độ dân số trung bình qua các giai đoạn, vẽ biểu đồ cho HS nhận xét. % 4,5 3,93 4,0 3,5 3,0 2,5 3,0 1,7 5 0,43 2009 - 2013 1989 - 1999 1979 - 1989 1976 - 1979 1970 - 1976 1965 - 1970 1960 - 1965 1954 - 1960 1951 - 1954 0,5 1943 - 1951 1939 - 1943 1936 - 1939 1931 - 1936 0,69 1,2 1,1 1,09 1999 - 2009 1,39 1926 - 1931 1921 - 1926 0 2,93 2,16 2,1 2,0 1,86 1,5 1,0 0,5 3,24 3,06 Giai đoạn BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TRUNG BÌNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN Ở NƯỚC TA + Ta có thể cập nhật số liệu mới, cung cấp cho HS mật độ dân số nước ta năm 2016 là 280 người/km2. + Ta có thể lập bảng mật độ dân số nước ta năm 2016 cho HS nhận xét, so sánh với năm 2006 (bảng số liệu trong SGK). + Ta có thể cập nhật số liệu mới năm 2010, 2015 vào bảng số liệu 16.3 SGK: năm 2010 (thành thị: 30,5%, nông thôn: 69,5%); năm 2015 (thành thị: 33,9%, nông thôn: 66,1%) để thấy tỉ lệ dân số thành thị liên tục tăng, tỉ lệ dân số nông thôn liên tục giảm… 3.2.2.2. Phục vụ kiểm tra đánh giá Địa lí THPT Khi tiến hành kiểm tra đánh giá HS, ta chỉ việc sử dụng các câu hỏi đã chuẩn bị để ra đề kiểm tra hệ số 1, 1 tiết, thi học kì. Ví dụ: ngoài các câu hỏi trắc nghiệm ở đề kiểm tra 1 tiết, học kì lớp 10, 11 (do nhiều quá, nên tôi không đưa vào), còn có phần tự luận (3 điểm), chẳng hạn như cho câu hỏi sau (ở chương trình lớp 10) Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC PHÂN THEO CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 1990 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: nghìn thùng/ngày) Châu lục Năm 1990 Năm 2010 Châu Phi 6437 9874 Châu Mĩ 15780 17232 Châu Á 22471 32845 Châu Âu 4081 12247 Châu Đại Dương 615 568 Thế giới 49384 72766 (Nguồn: Số liệu kinh tế – xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới giai đoạn 1990 – 2011, NXB Thống kê, Hà Nội, 2013) 1. Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác phân theo các châu lục trên thế giới năm 1990 và năm 2010. 2. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác phân theo các châu lục trên thế giới trong giai đoạn 1990 – 2010. Hướng dẫn làm bài 1. Vẽ biểu đồ a) Xử lí số liệu - Tính cơ cấu: CƠ CẤU SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC PHÂN THEO CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 1990 VÀ NĂM 2010 (Đơn vị: %) Châu lục Năm 1990 Châu Phi 13,0 Châu Mĩ 32,0 Châu Á 45,5 Châu Âu 8,3 Châu Đại Dương 1,2 Thế giới 100,0 - Tính bán kính đường tròn (r1990, r2010): 6 Năm 2010 13,6 23,7 45,1 16,8 0,8 100,0 + r1990 = 1,0 đvbk + r2010 = 72766 = 1,2 đvbk 49384 b) Vẽ biểu đồ Yêu cầu: - Vẽ chính xác về số liệu. - Có chú giải và tên biểu đồ. 0,8% 1,2% 8,3% 13,0% 45,5% 13,6% 16,8% 23,7% 32,0% 45,1% 1990 2010 Châu Phi Châu Mĩ Châu Á Châu Âu Châu Đại Dương BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC PHÂN THEO CÁC CHÂU LỤC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 1990 VÀ NĂM 2010 2. Nhận xét - Cơ cấu: + Trong cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác phân theo các châu lục trên thế giới năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á (45,5%), tiếp đến là châu Mĩ (32,0%), châu Phi (13,0%), châu Âu (8,3%) và có tỉ trọng thấp nhất là châu Đại Dương (1,2%). + Trong cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác phân theo các châu lục trên thế giới năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là châu Á (45,1%), tiếp đến là châu Mĩ (23,7%), châu Âu (16,8%), châu Phi (13,6%), châu Đại Dương có tỉ trọng thấp nhất (0,8%). - Sự chuyển dịch cơ cấu: Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng dầu thô khai thác phân theo các châu lục trên thế giới có sự thay đổi theo hướng: + Tỉ trọng sản lượng dầu thô khai thác của châu Phi tăng từ 13,0% (năm 1990) lên 13,6% (năm 2010), tăng 0,6%. + Tỉ trọng sản lượng dầu thô khai thác của châu Mĩ giảm từ 32,0% (năm 1990) xuống còn 23,7% (năm 2010), giảm 8,3%. + Tỉ trọng sản lượng dầu thô khai thác của châu Á giảm nhẹ từ 45,5% (năm 1990) xuống còn 45,1% (năm 2010), giảm 0,4%. + Tỉ trọng sản lượng dầu thô khai thác của châu Âu tăng từ 8,3% (năm 1990) lên 16,8% (năm 2010), tăng 8,5%. + Tỉ trọng sản lượng dầu thô khai thác của châu Đại Dương giảm từ 1,2% (năm 1990) xuống còn 0,8% (năm 2010), giảm 0,4%. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Việc sử dụng kết hợp phương pháp con kiến, con ong, con nhện để xây dựng tư liệu dạy học là rất cần thiết, góp phần cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, kiểm 7 tra đánh giá Địa lí THPT. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Nhờ việc xây dựng được một số tư liệu dạy học từ việc kết hợp ba phương pháp con kiến, con ong, con nhện đã giúp tôi thực hiện tốt hơn công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh trong những năm qua, với kết quả thật khả quan. Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan