Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng hóa chất bảo quản rau trái...

Tài liệu Skkn sử dụng hóa chất bảo quản rau trái

.DOC
31
341
129

Mô tả:

SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng môi trường ô nhiễm trầm trọng. Từ không khí, đất đai và trầm tích, nguồn nước mặt và nước ngầm, cho đến nguồn thức ăn, nhu cầu cần thiết hàng ngày của người dân cũng đang là một thãm nạn cho mọi người. Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm và trái cây là một vấn nạn lớn đang xảy ra ở khắp nơi trên toàn cõi đất nước là một hiện thực. Sự hiện diện của hóa chất trong thực phẩm tiêu dùng của người dân ở VN quả thật đã đến độ nghiêm trọng và đã diễn ra từ bao năm nay rồi. Có 2 nguyên nhân chính cho tình trạng nầy: nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi trường chung bị ô nhiễm, do đó ảnh hưởng đến cây trồng và súc vật. Và nguyên nhân chủ quan là do con người, trong quá trình sản xuất sản phẩm đã thêm hóa chất vào trong thực phẩm với trọng tâm mang đến lợi nhuận cao nhất mà không lưu tâm đến những di hại cho sức khỏe của người tiêu dùng. Trong chuyên đề này tôi xin nêu ra một khía cạnh nhỏ của giáo dục môi trường là Sử dụng hóa chất bảo quản rau trái II – THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI : 1Thuận lợi : - Môn Hóa học có nhiều cơ hội giáo dục môi trường vì môn Hóa học là môn khoa học thực nghiệm có liên quan mật thiết đến đời sống và môi trường tự nhiên cũng như nhân tạo của con người. Trong trường phổ thông, việc giáo dục môi trường có thể tích hợp, lồng ghép qua nhiều môn học. Đặc biệt qua môn Hóa học, các em được những quá trình hóa học rõ ràng, từ đó thấy được hóa học ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người cũng như môi trường xung quanh. Vì thế trong quá trình dạy học Hóa học có rất nhiều cơ hội lồng ghép nội dung giáo dục môi trường có hiệu quả. - Bộ môn Hoá là một trong những bộ môn có liên quan mật thiết đối với môi trường. Do đó, “Giáo dục môi trường” là việc làm thiết thực nhất của mỗi giáo viên hoá học vì sự phát triển bền vững của toàn cầu và mỗi quốc gia. Trên tinh thần đó, tài liệu này được biên soạn với mục đích trang bị những kiến thức cơ bản về môi trường, bảo vệ môi trường và việc giáo dục môi trường cho giáo viên hoá học các trường THPT. Trong quá trình biên soạn, tôi có sử dụng tư liệu trong danh mục các tài liệu tham khảo ở cuối sách - Nhà nước Việt Nam coi giáo dục môi trường là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệp giáo dục và là một sự nghiệp của toàn dân. Để thực hiện giáo dục môi trường, Nhà nước có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương và đến các cơ sở Giáo dục, thông qua quản lý Nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2Khó khăn : - Hoạt động GDMT nói chung tương đối mới mẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm. - Thời gian dành cho môn hoá học không nhiều, thời lượng của 1 tiết học rất ngắn có 45 phút. -Một số trường xin giờ ngoại khóa khó vì còn có nhiều hoạt động khác nhau ... - Tài liệu tham khảo một số nơi tìm kiếm khó khăn. - Sách giáo khoa chưa đề cập nhiều nội dung GDMT ? GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 1 - Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu đa năng, máy chiếu phim, vi tính nối mạng... - Tài chính eo hẹp, không có khoản chi riêng cho GDMT ở THPT. - Luật BVMT chưa thực hiện triệt để và đồng bộ. - Hiện trạng, thực tế một số nơi về môi trường chưa tốt, gây phản cảm - Tập quán và phong tục một số nơi còn nặng nề, khó thay đổi. - Đời sống nhân dân còn khó khăn. - Trình độ khả năng của một số giáo viên còn hạn chế. 3Số liệu thống kê : -Theo báo cáo tổng kết của Cơ sở Dữ kiện Ngộ độc Thực phẩm, tính đến ngày 15/8/2007 Tp Sài Gòn có 137 vụ ngộ độc, 4.101 nạn nhân hầu hết xảy ra trong các quán ăn tập thể, trong đó có 28 người chết. Riêng ngộ độc do vi sinh, hóa chất bảo vệ thực vật thì đã xảy ra 57 vụ. Qua thống kê của Bộ Y tế Việt Nam trong “Dự thảo số 5: Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm đến năn 2010”, trong 8 năm từ 1997 đến 2004, toàn quốc có 6.467.448 trường hợp mắc các bịnh nhiễm trùng qua thực phẩm, trong đó có 194 trường hợp tử vong. -Mặc dù có nhiều chính sách an toàn thực phẩm của Việt Nam đề xướng như “Dự thảo số 5: Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm Vệ sinh An toàn Thực phẩm đến năn 2010”, trong 8 năm từ 1997 đến 2004, toàn quốc có 6.467.448 trướng hợp mắc các bịnh nhiễm trùng qua thực phẩm, trong đó có 194 trường hợp tử vong. Đặc biệt trong vài ba năm trở lại, tại VN, các bịnh ung thư về đường tiêu hóa như ung thư ruột già (trực tràng) gia tăng một cách rõ rệt, nằm trong nhóm 5 bịnh ung thư cao nhứt nước. Tại bịnh viện ung thư Bướu Sài Gòn, năm 2006 có 2.637 bịnh nhân, nhưng đến năm 2008, tăng lên 3.066. Cho đến hôm nay, cũng ở bịnh viện nầy hàng ngày có hàng trăm bịnh nhân điều trị nội trú hay ngoại trú. -GS. TSKH. Lê Doãn Diên, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ lương thực, thực phẩm Việt Nam cho biết: “Sự tồn dư các hóa chất, các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc diệt cỏ, các loại màu hóa chất, các chất bảo quản không rõ nguồn gốc hoặc đã bị cấm trong các loại nông sản, lương thực thực phẩm ở ta hiện còn khá cao, vượt quá mức quy định”. Theo GS. Diên, một nguyên nhân chính là lạm dụng và sử dụng tùy tiện bừa bãi các loại phân bón hóa học, các chất bảo vệ thực vật, các phụ gia để kích thích sinh trưởng, tạo mã đẹp hoặc để bảo quản thực phẩm. Hai căn bệnh hiểm nghèo thường gặp khi nhiễm độc nitrat là hội chứng trẻ xanh, thường gặp với trẻ dưới 1 tuổi, gây tắc nghẽn và kìm hãm sự tuần hoàn ôxy trong máu làm trẻ xanh xao, chậm lớn, gầy yếu. Bên cạnh đó, nhiễm độc nitrat còn có nguy cơ gây ung thư dạ dày. Nitrat tồn lưu khi bón phân đạm nhiều quá mức. TS. Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm định thực phẩm Quốc gia, Bộ Y tế cho biết: Về nguyên tắc, những thức ăn có chứa phẩm màu và chất bảo quản trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây độc hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế, do lạm dụng phẩm màu, chất bảo quản và chạy theo lợi nhuận nên nhiều loại phẩm màu, chất bảo quản ngoài danh mục cho phép, không nguồn gốc xuất xứ đã được không ít"gian thương"sử dụng để chế biến sản phẩm và kéo dài thời gian chờ phân phối trên thị trường, gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 2 III- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 1- Cơ sở lý luận : - Trang bị một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái đất. - Có ý thức thường xuyên và luôn nhạy cảm với một khía cạnh của môi trường và những vấn đề có liên quan. - Thu thập được những kiến thức cơ bản về môi trường, quan hệ giữa con người và môi trường, sự phụ thuộc lẫn nhau trong mối quan hệ đó. - Có ý thức về tầm quan trọng của môi trường với sức khỏe con người, chất lượng cuộc sống, phát triển thái độ tích cực với môi trường. 2Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài: - Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các cấp học. - Đưa giáo dục môi trường vào tất cả các môn học ở tất cả các cấp học. - Thực hiện giáo dục môi trường bằng phương pháp hiện đại: đặt trọng tâm ở người học và học bằng việc làm. - Rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường. - Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường. - Luôn chú ý hành động, thái độ đúng đắn và tinh thần trách nhiệm cao với việc bảo vệ môi trường. - Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết trong nhân dân để ý thức được tính độc hại của các loại độc chất mà không dùng trong sinh hoạt, trong đời sống hàng ngày. - Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, có biện pháp mạnh mẽ đối với các cơ sở có sử dụng độc gia nghiêm cấm trong thực phẩm. Việc kiểm tra này cần phải tiến hành thường xuyên và bất cứ lúc nào. - Quản lý các loại hóa chất độc hại, nghiêm cấm sự buôn bán tràn lan. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 3 NỘI DUNG Danh mục bảng............................................................................................... 4 Danh mục hình.......................................................... Error! Bookmark not defined. PHẦN 1: TỔNG QUAN HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI................................... 6 1.1 ĐỊNH NGHĨA....................................................................................................................6 1.2 PHÂN LOẠI.....................................................................................................................6 1.2.1 Hóa chất bảo vệ thực vật............................................................................................6 1.2.2 Hóa chất diệt nấm mốc, nấm men, vi khuẩn..............................................................8 1.2.3 Hóa chất chống oxi hóa............................................................................................11 PHẦN 2: SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI Ở VIỆT NAM.........................12 2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI Ở VIỆT NAM.....12 2.1.1 Danh mục các hóa chất bảo quản rau trái ở Việt Nam năm 2011............................12 2.1.2 Thực trạng về cơ sở sản xuất và kinh doanh các hóa chất bảo quản rau trái ở VN.13 2.1.3 Thực trạng nhập khẩu các hóa chất bảo quản rau trái..............................................13 2.1.4 Thực trạng sử dụng hóa chất bảo quản rau trái........................................................13 2.1.5 Thực trạng về dư lượng các hóa chất bảo quản rau trái...........................................14 2.1.6 Thực trạng các bệnh do nhiễm các hóa chất bảo quản.............................................15 2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC HÓA CHẤT ĐỘC HẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU TRÁI TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM....................................................................16 2.2.1 Phát hiện các hóa chất bảo quản cấm sử dụng trong rau quả Việt Nam hiện nay....16 2.2.2 Phát hiện các hóa chất bảo quản tẩy trắng trái cây...................................................20 2.2.3 Phát hiện các hóa chất bảo quản thúc chín trái cây..................................................22 2.2.4 Phát hiện các hóa chất kích thích sinh trưởng...............................................................24 PHẦN 3: GIẢI THÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÀY CÀNG NHIỀU NHỮNG PHỤ GIA ĐỘC TRONG THỰC PHẨM............................................................................ 28 PHẦN 4: CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA SỰ SỬ DỤNG NGÀY CÀNG NHIỀU NHỮNG CHẤT ĐỘC TRONG THỰC PHẨM...................................................................30 GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Dư lượng SO2 cho phép của các sản phẩm.......................................................................10 Bảng 2: Phân loại các hợp chất Pyrethroids...................................................................................18 Bảng 3: Phân tích hàm lượng Monitor trong một số loại rau........................................................19 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Muối Canxihypoclorit và Natrihypoclorit..........................................................................8 Hình 2: Bột lưu huỳnh ướt...............................................................................................................9 Hình 3:Biểu đồ so sánh về tình hình vi pham trong sản xuất và kinh doah HCBQ trong cả nước.13 Hình 4: Biểu đồ so sánh về tình hình sử dụng HCBQ qua các năm trong cả nước.......................14 Hình 5: Biểu đồ so sánh dư lượng HCBQ và dư lượng vượt mức ở một số tỉnh thành trong cả nước ........................................................................................................................................................15 Hình 6: Cấu trúc hóa học của Carbendazim..................................................................................16 Hình 7: Quầy bán măng tại chợ Hà Đông......................................................................................20 Hình 8: Sử dụng Magnesium Sunlfate giúp tẩy trắng sản phẩm!..................................................22 Hình 9: Kỹ thuật thúc chín mít......................................................................................................23 Hình 10: Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái.........................................................................23 Hình 11: Sầu riêng được tẩm hóa chất...........................................................................................26 Hình 12: Các loại hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc tràn ngập chợ Kim Biên......................28 Hình 13: Hóa chất phụ gia thực phẩm bày bán lẫn lộn với các hóa chất khác..............................29 GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 5 PHẦN 1: TỔNG QUAN HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI 1.1 ĐỊNH NGHĨA Hóa chất bảo quản ở rau trái là các loại hóa chất có tác dụng giữ cho các rau trái tránh các tác động xấu của môi trường xung quanh gây hư hỏng nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Một số hóa chất bảo quản an toàn cho phép sử dụng ở một nồng độ quy định, nếu tăng nồng độ thì cũng sẽ gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. 1.2 PHÂN LOẠI Các hóa chất bảo quản được phân ra làm các nhóm chính :  Hóa chất bảo vệ thực vật.  Hóa chất diệt nấm mốc, nấm men, vi khuẩn.  Hóa chất chống oxi hóa. 1.2.1 Hóa chất bảo vệ thực vật 1.2.1.1 Định nghĩa Hóa chất BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …). Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 6 chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại. 1.2.1.2 Phân loại Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng: a. Hóa chất trừ sâu bệnh Được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng: - Thuốc trừ sâu - Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màng - Thuốc trừ bệnh - Thuốc trừ cá hại mùa màng - Thuốc trừ cỏ dại - Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh nông sản trong kho - Thuốc trừ nhện hại cây - Thuốc trừ thân cây mộc - Thuốc trừ tuyến trùng - Thuốc làm rụng lá cây - Thuốc trừ ốc sên - Thuốc làm khô cây - Thuốc trừ chuột - Thuốc điều hoà sinh trưởng cây - Thuốc trừ chim hại mùa màng b. Hóa chất điều hoà sinh trưởng Hóa chất điều hòa sinh trưởng nội bào thực vật còn gọi là phytohormon. Đây là những sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật được tham gia vào điều khiển quá trình trao đổi chất và các quá trình hình thành mới các cơ quan ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Những phytohormon hiện nay được biết nhiều nhất là auxin, gibbrellin, sitocinin, axit absizic và etylen. Điều lưu ý là trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đã có mặt cùng lúc nhiều phytohormon khác nhau, nhưng với những tỷ lệ rất khác nhau. Đặc điểm quan trọng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật này là: với một hàm lượng rất ít đã có khả năng gây nên tác động làm thay đổi những đặc trưng về hình thái sinh lý của thực vật và chúng có thể di chuyển trong cây được. Các chất điều hòa sinh trưởng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều khiển sinh trưởng phát triển của cây. Nói cách khác, hầu như tất cả các quá trình hoạt động của cây đều có sự tham gia của các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy thuộc vào từng loại chất điều hoà sinh trưởng mà chúng có thể tham gia vào các quá trình cơ bản như: - Điều khiển các quá trình ra lá, phát chồi, tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây. - Điều khiển quá trình ra hoa, đậu quả chính vụ và trái vụ. - Điều khiển quá trình ra rễ cho cây, cành giâm, cành chiết. - Điều khiển quá trình bảo quản hoa, quả trên cây và trong kho. - Điều khiển quá trình già của các bộ phận của cây. Để nghiên cứu ảnh hưởng của từng chất, người ta có thể phun trực tiếp lên từng bộ phận của cây trồng các chất riêng biệt ở các nồng độ khác nhau. Phân loại: Các ĐHST tự nhiên được chia thành 2 nhóm chính là: nhóm kích thích sinh trưởng (gồm Auxin, Gibberellin, Cytokinin), nhóm ức chế sinh trưởng (Absisic Acid và Etylen).  Nhóm kích thích sinh trưởng - Nhóm Auxin: có tác dụng kích thích phân chia và kéo dài tế bào; cần thiết cho sự hình thành rễ, kích thích ra rễ; Kích thích sự lớn lên của bầu quả. Nhôm Auxin gồm các chất chính: GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 7 -Acid lndolacetic (IAA), (-Naptilacetic -NAA), (-Naptilacetic -NAA) và Acid lndolbutilic (IBA). - Gibberellin: có tác dụng kích thích sự phát triển của tế bào theo chiều dọc; Kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây theo chiều cao, làm thân vươn dài, giúp hình thành các chồi nách nhiều hơn; Làm mất hạt của quả, phá giai đoạn ngủ nghỉ của hạt để kích thích hạt nảy mầm; Tăng số lượng lá, thay đổi hình dạng và tăng diện tích của lá; Kìm hãm sự phát triển của bộ rễ; Kích thích ra hoa, kéo dài cuống hoa, giúp hoa to hơn. Tuy nhiên Gibberellin chỉ phát huy tốt tác dụng khi cây trồng có đầy đủ dinh dưỡng N, P, K. Nhóm Gibberellin (GA) có hàng chục chất khác nhau, nhưng thông dụng nhất là từ GA1 đến GA5, trong đó GA3 có tác dụng mạnh nhất. - Cytokinin: có tác dụng kích thích sự phân chia tế bào (đặc biệt trong trường hợp kết hợp với Auxin); Kích thích chồi phát triển; Hạn chế quá trình phân huỷ diệp lục tố; tăng độ nhớt của tế bào từ đó tăng tính chống chịu của cây với nhiệt độ cao, hạn hán, phèn mặn, độc tố, nấm và vi sinh gây bệnh; Ngăn cản sự hoá già của mô (làm cho hoa, rau, trái cây tươi lâu hơn).  Nhóm ức chế sinh trưởng - Nhóm Absisic Acid: có tác dụng ức chế sự phát triển của cây (có thể dùng để phun nhằm hạn chế sự ra hoa của mía, làm mía rụng lá hàng loạt để thu hoạch thuận lợi); ức chế quá trình nảy mầm của hạt (dùng bảo quản hạt giống lâu dài), ức chế quá trình phát triển của chồi hoa (giúp ra hoa muộn, ra trái vụ); Tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của cây (kích thích đóng khí khổng làm hạn chế thoát hơi nước khi cây gặp hạn). - Nhóm Etylen: có tác dụng kìm hãm sự phát triển của lá, kìm hãm sự phân chia tế bào. Kích thích quá trình già của lá và rụng lá trên cây; Kích thích cây hoa sớm (dứa, khóm); Kích thích quá trình chín của quả và phát triển của hạt và củ; Kích thích quá trình vận chuyển nhựa của cây (cao su). Bắt chước thiên nhiên, con người đã điều chế ra các chất ĐHST nhân tạo mang nhiều lợi ích cho trồng trọt như kích thích nảy mầm của hạt giống kích thích ra rễ (giâm cành, chiết cành), kích thích sinh trưởng, kích thích ra hoa đậu quả đến tạo quả không hạt kích thích quá trình chín hay kéo dài thời gian chín của quả... dùng Etylen để kích thích ra hoa ở dứa hay kích thích các mủ cao su. Ethrel hay Ethephon dùng trong việc kích thích ra hoa sớm, ra trái vụ xoài và cây ăn trái. Các chất ĐHST mang lại nhiều bổ ích. Tuy nhiên việc sử dụng chúng như con dao 2 lưỡi nếu sử dụng đúng loại, đúng liều lượng, đúng nồng độ và đúng thời kỳ của cây mới cho được kết quả tốt, còn nếu chúng ta không áp dụng 4 đúng trên sẽ không có tác dụng hoặc tác dụng ngược. 1.2.2 Hóa chất diệt nấm mốc, nấm men, vi khuẩn 1.2.2.1 Dung dịch chứa clo Rửa sản phẩm trong nuớc có Clo sẽ ngăn ngừa đuợc thối hỏng gây ra bởi vi khuẩn, nấm men và nấm mốc trên bề mặt sản phẩm. Muối Canxi hypoclorit (dạng bột) và Natri hypoclorit (dạng lỏng) không đắt, và đuợc sử dụng rộng rãi. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 8 Muối Natrihypoclorit Muối Canxihypoclorit Hình 1: Muối Canxihypoclorit và Natrihypoclorit Rau quả có thể đuợc rửa trong dung dịch hypoclorit (dung dịch Clo 0.0025% trong 2 phút), sau đó súc rửa, sẽ kiểm soát được thối hỏng do vi khuẩn gây ra. Hoặc, sản phẩm có thể được nhúng trong dung dịch hypoclorit (dung dịch Clo 50.10 -4 -70.10-4%) sau đó rửa dưới vòi nuớc sạch để kiểm soát vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. 1.2.2.2 Hợp chất chứa lưu huỳnh a. Sulfur (Lưu huỳnh) Lưu huỳnh đuợc sử dụng trên chuối duới dạng bột nhão (0,1% trong thành phần) để kiểm soát nấm gây thối đầu. Hình 2: Bột lưu huỳnh ướt b. SO2 (sulfur dioxide) Khí SO2 là một loại chất sát trùng mạnh và có tác dụng diệt các vi sinh vật làm hư hỏng rau quả khi nồng độ là 0.05 - 0.20% tính theo khối lượng sản phẩm. SO2 được sử dụng như chất tẩy uế, khử trùng trên nho, mơ,… để kiểm soát nấm Botrytis, Rhizopus và Aspergillus. Tính toán cẩn thận hàm luợng SO2 cần thiết để xử lý nho có thể giảm công đoạn thông hơi hoặc làm sạch không khí bảo quản để loại bỏ SO 2 còn dư, sau khi xông. Thông tin kỹ hơn về kỹ thuật xông hơi khử trùng cho nho bằng SO2 đuợc Luvisi cung cấp (1992). GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 9 SO2 còn được dùng tăng phẩm chất của đồ hộp hoa xúp lơ: ngoài tác dụng làm trắng, còn giảm được lượng vi khuẩn ở các nhánh hoa, nên giảm được nhiệt độ thanh trùng từ 116 oC xuống 108oC ð Đồ hộp rau được cứng hơn, không mềm nhũn, bảo quản được lâu hơn. Sunfit hóa là phương pháp bảo quản rau quả được sử dụng trong công nghiệp cách đây hơn 80 năm, ngày nay ở Liên Xô hầu như còn dùng rộng rãi khắp nơi. Có 2 phương pháp sunfit hóa: sunfit hóa ướt và sunfit hóa khô  Phương pháp sunfit hóa ướt Sử dụng dung dịch SO2 đã chuẩn bị sẵn trong nước lạnh với nồng độ 4.5-5.5% để hoà lẫn vào sản phẩm lỏng hay quả nghiền với số lượng quy định trong quy trình công nghệ để đảm bảo cho sản phẩm đủ nồng độ SO2 có tác dụng sát trùng (ở nồng độ 0.12-0.2%)  Phương pháp sunfit hóa khô (phương pháp xông khói) - Xử lý quả đựng trong thùng hay hòm khô chứa khí SO 2 và đặt trong các phòng kín có cấu tạo đặc biệt. Khí SO2 được nạp trực tiếp từ bình thép hay điều chế tại chỗ bằng cách đốt lưu huỳnh ngay trong phòng. - Khi xông khói, khí SO2 sẽ chiếm đầy thể tích của phòng và thấm qua bề mặt quả vào trong; do đó có tác dụng sát trùng cũng như dung dịch lỏng axit sunfurơ. Cần chú ý rằng axit sunfurơ dễ dàng kết hợp với các sắc tố thực vật, nhất là các chất màu antoxian của rau quả để tạo thành các phức chất mới không màu. Vì vậy khi sunfit hóa các quả có màu đỏ, xanh và các màu khác, thường làm cho quả mất màu. Phản ứng này xảy ra theo chiều thuận nghịch, và sau khi tách SO 2, màu của sản phẩm quả lại được khôi phục.Vì axit sunfurơ là một chất khử mạnh nên ngăn cản các quá trình oxi hóa trong quả và nói riêng là quá trình oxi hóa dẫn đến sự phá hủy axit ascobic. Do đó SO2 là phương tiện rất tốt để bảo vệ vitamin C có trong sản phẩm. Bảng 1: Dư lượng SO2 cho phép của cac san phâm Loại sản phẩm Dư lượng mg/1 kg sản phẩm Bán thành phẩm hoa, quả, tương quả 1000-3000 Tương cà chua bán thành phẩm 1500 Rau quả ướp đường 100 Nước quả để uống 100 1.2.2.3 Muối bicacbonat Các muối bicacbonat bao gồm: Natri hidrocacbonat hay còn gọi là bột Soda hay bột nở (NaHCO3), Kali bicacbonat (KHCO3). Sử dụng muối bicacbonat để phòng ngừa thối hỏng sau thu hoạch; đã được áp dụng trên ớt tươi, dưa, cà chua, cà rốt và các quả có múi. Các muối này không đắt, an toàn khi sử dụng, sẵn có và đuợc công nhận là “chất hữu cơ đảm bảo giá trị” và “không hóa chất”. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 10 Vi khuẩn gây thối (Erwinia) ở bắp cải có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng vôi bột hoặc dung dịch phèn 15% (15g Nhôm kalisulphat trong 100ml nuớc). Sau khi xử lý lên gốc cuống của bắp cải, nên để khô khoảng 20 – 30 phút trước khi bao gói. 1.2.2.4 Acid sorbit: Acid sorbic: (C6H8O2) Dạng hợp chất kết tinh, bột trắng, dễ tan trong nước, ít tan trong rượu etylic lạnh, tan tốt khi đun nóng. Tác dụng ức chế nấm men, nấm mốc, có ý nghĩa trong môi trường pH từ 3,2 - 6 và nồng độ 1g/1 kg thực phẩm. Được dùng bảo quản nước rau quả, Giữ tốt thời gian dài với liều lượng 0,05-0,06%. Các công trình nghiên cứu đối với nước táo và 1 số nước quả nghiền khác đã cho thấy Acid sorbic thêm vào với lượng 0.05-0.06% có thể bảo quản trong thời gian dài. Có thể sử dụng các muối sorbat khi chế biến các sản phẩm cà chua, rau muối mặn, muối chua, dầm dấm và rau bán thành phẩm; làm cho chúng không bị mốc ở nhiệt độ bình thừơng hơn hai tháng; trong khi mẫu đối chứng 2 tuần đã bị mốc. 1.2.2..5 Acid bezoic và các benzoat  Acid benzoic (C7H6O2) Acid benzoic tinh thể dạng hình kim hoặc tấm lá nhỏ, màu trắng lụa óng ánh trắng.  Natri benzoat (C6H5COONa) Natri benzoat là dạng bột trắng, hòa tan được trong nước, rất dễ tan trong nước nóng. Natri benzoate là một hóa chất dùng để bảo quản thực phẩm để khỏi bị hư và có tính chống mốc; giúp thực phẩm không bị đổi màu, giữ mùi nguyên thủy, và sau cùng bảo quản các thành phần cấu tạo sản phẩm cũng như không làm biến dạng. Sử dụng trong thực phẩm làm chất sát khuẩn có hiệu lực với nấm men và vi khuẩn hơn đối với nấm mốc. Nên sử dụng liều lượng nhỏ hơn 1g/kg thực phẩm. Nồng độ có thể gây tử vong khi xâm nhập vào cơ thể là 2g/Kg trọng lượng cơ thể. Theo quy trình sản xuất natri benzoate, một phế phẩm độc hại là phenol luôn hiện diện trong thành phẩm. Hiện tại hóa chất trên được nhập cảng từ Trung Quốc và dĩ nhiên có chứa rất nhiều tạp chất như phenol. Vì vậy, cần phải xem xét xuất xứ của hóa chất trước khi đem áp dụng vào thực phẩm. 1.2.3 Hóa chất chống oxi hóa Muối sunfit, natri sunfit (Na2SO3), natri meta bisunfit (Na2S2O5). Được ứng dụng chống hóa nâu trong rau, quả, làm trắng đường, điều chỉnh lên men rượu vang (không dùng quá 350mg/lít), rượu táo (< 500 mg/lít)… Không dùng để bảo quản thịt, vì chủ yếu là để che dấu độ hư hỏng chứ không phải hạn chế sự hư hỏng. Tác dụng độc hại cấp tính: chảy máu dạ dày, chủ yếu đối với người uống nhiều rượu có sử dụng SO2. SO2 phá hủy Vitamin B1 trong thực phẩm, nhất là ngũ cốc. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 11 PHẦN 2: SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI Ở VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HÓA CHẤT BẢO QUẢN RAU TRÁI Ở VIỆT NAM 2.1.1 Danh mục các hóa chất bảo quản rau trái ở Việt Nam năm 2011 Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành vào 5/2011 2.1.1.1 Danh mục hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng, Phụ lục 1 kèm theo gồm: a. Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp - Thuốc trừ sâu: 542 hoạt chất với 1361 tên thương phẩm - Thuốc trừ bệnh: 374 hoạt chất với 937 tên thương phẩm. - Thuốc trừ cỏ: 169 hoạt chất với 517 tên thương phẩm. - Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 17 tên thương phẩm. - Thuốc điều hoà sinh trưởng: 48 hoạt chất với 126 tên thương phẩm. - Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm. - Thuốc trừ ốc: 20 hoạt chất với 105 tên thương phẩm. - Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm b. c. d. e. 2.1.1.2 a. b. c. d. Thuốc trừ mối: 10 hoạt chất với 12 tên thương phẩm Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm Thuốc sử dụng cho sân golf Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm. Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm. Danh mục thuốc thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng, Phụ lục 2 kèm theo gồm: Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp Thuốc trừ sâu: 5 hoạt chất với 10 tên thương phẩm Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 3 tên thương phẩm Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm 2.1.1.3 Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo gồm: a. b. c. d. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 12 2.1.2 Thực trạng về cơ sở sản xuất và kinh doanh các hóa chất bảo quản rau trái ở Việt Nam (Theo thống kê của Bộ NN&PTNT) 2.1.2.1 Cả nước - 93 nhà máy, cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các hóa chất bảo quản rau trái. - 28.750 đại lý, cửa hàng kinh doanh buôn bán hóa chất bảo quản rau trái. 2.1.2.2 Tình hình vi phạm (Theo kết quả thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo quản (2007 – 2010)) Chủ yếu sai phạm ở các điều khoản sau - Buôn bán thuốc cấm - Thuốc ngoài danh mục - Thuốc giả. - Sai phạm ghi nhãn. - Sai phạm về điều kiện sản xuất. Hình 3: Biểu đồ so sánh về tình hình vi pham trong sản xuất và kinh doah HCBQ trong cả nước 2.1.3 Thực trạng nhập khẩu các hóa chất bảo quản rau trái (Theo thống kê của Bộ NN&PTNT) - Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trên 70.000 tấn thành phẩm với trị giá 210 – 500 triệu USD. Trên 90% thuốc hóa chất bảo quản được nhập khẩu từ Trung Quốc. - 80% các loại thuốc nhập lậu qua đường biên giới. - Trong đó có từ 0,2 – 0,5 % lô hóa chất nhập khẩu không đạt chất lượng theo quy định. - Kết quả điều tra năm 2009 của Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, lượng hóa chất cần tiêu hủy: 69.237,236 kg và 43.574,179 lít các hóa chất bảo quản. Lượng bao bì cần tiêu hủy: 69.640,282 kg. 2.1.4 Thực trạng sử dụng hóa chất bảo quản rau trái (Theo thống kê của Viện BVTV Việt Nam) Lượng hóa chất bảo quản sử dụng gia tăng đáng kể qua từng thời kì. Cụ thể : GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 13 - 1990: khoảng 10300 tấn hóa chất. - 1995: khoảng 33000 tấn hóa chất. - 2000: trên 40000 tấn hóa chất. - 2005: khoảng 50000 tấn hóa chất. - 2007: vượt 70000 tấn hóa chất. Đây là những con số đáng báo động. Và chính điều này đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước sử dụng các hóa chất bảo quản trên rau trái vào loại nhiều nhất thế giới. Hình 4: Biểu đồ so sánh về tình hình sử dụng HCBQ qua các năm trong cả nước Do các hóa chất được buôn bán và sử dụng một cách rộng rãi nên tình hình vi phạm trong việc sử dụng hóa chất trên rau trái ngày càng gia tăng đáng kể. Theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 – 2009, tỷ lệ số hộ sử dụng các hóa chất bảo quản vi phạm: 17,8 - 35 % trên tổng số hộ có sử dụng các hóa chất bảo quản , trong đó các vi phạm : - Không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0 – 8,43%. - Không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24 – 14,34 %. - Sử dụng hóa chất cấm: 0,19 – 0,2 %. - Thuốc ngoài danh mục: 2,17 -0,52 %. 2.1.5 Thực trạng về dư lượng các hóa chất bảo quản rau trái Hiện nay hóa chất bảo vệ thực vật đang là mối hiểm họa cho môi trường và sức khỏe con người, mọi người dân mong muốn có được nguồn rau an toàn sử dụng để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng. Trong năm vừa qua thì Viện Bảo Vệ Thực Vât Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trên các mẫu rau ở các chợ đầu mối lớn ở một số tỉnh thành trên cả nước. Và thu được kết quả như sau:  Hầu hết các mẫu rau đem kiểm tra đều phát hiện có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật.Trong đó, trung bình % các mẫu rau phát hiện có dự lượng hóa chất bảo vệ thực vật + Hà Nội : 20% + Thành phố Hồ Chí Minh : 40% + Đaklak : 50% + Nghệ An: 33% GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 14 + Đồng bằng sông Cửu Long : + Trung bình cả nước : 65% 40%  Dư lượng hóa chất vượt mức cho phép + Hà Nội : 12% + Thành phố Hồ Chí Minh : 10% + Đaklak : 15% + Nghệ An: 8% + Đồng bằng sông Cửu Long : 20% + Trung bình cả nước : 16% Hình 5: Biểu đồ so sánh dư lượng HCBQ và dư lượng vượt mức ở một số tỉnh thành cả nước Kết luận: Chất lượng nguồn rau xanh trong phạm vi cả nước đều có có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, chưa an toàn cho sức khoẻ cộng đồng.Cao nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long_ là vựa lúa, vựa hoa màu lớn nhất trong cả nước 2.1.6 Thực trạng các bệnh do nhiễm các hóa chất bảo quản. Theo thống kê của Bộ Y Tế. trong năm 2010 có: - 4.515 người nhiễm độc. - 280 trường hợp tử vong. - Số công nhân bị mắc nghề nghiệp lên tới 11600 trường hợp. + Bệnh về hô hấp, chiếm 27,7%. + Tiêu hóa 14,2%. + Bệnh về mắt 7,9%. + Bệnh về cơ xương khớp 6,35%. + Bệnh tim mạch chiếm 3,6%. + Bệnh lao phổi 0,1%. + Ung thư chiếm 0,04%. 2.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC HÓA CHẤT ĐỘC HẠI ĐỐI VỚI SẢN PHẨM RAU TRÁI TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Bộ Y tế còn cho biết với những loại hóa chất bảo vệ thực vật được phép sử dụng cũng phát hiện dư lượng quá mức cho phép khá cao. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 15 Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), số mẫu rau, quả tươi có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chiếm từ 30-60%, trong đó số mẫu rau, quả có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phép chiếm từ 4-16%. Số mẫu rau kiểm tra ở Hà Nội và Hà Tây có hàm lượng Asen cao hơn giới hạn cho phép chiếm từ 22-33%, số mẫu rau có hàm lượng Nitorat (NO 3) cao ở mức báo động (100% mẫu đậu đỗ ở Hà Nội và Hà Tây, 66,6% mẫu rau cải tại Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Nai có dư lượng vượt giới hạn tối đa cho phép). Việc sử dụng hoá chất bảo quản hoa quả tươi cũng ở trong tình trạng đáng báo động. Theo báo cáo của Cục Quản lý chất lượng VSATTP (Bộ Y tế), việc sử dụng hoá chất bảo quản độc hại như phẩm mầu, peroxit… còn ở mức cao, có tới 25,4% lượng hoa quả lưu thông trên thị trường bị nhiễm các hoá chất bảo quản độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là một số hoa quả nhập từ Trung Quốc. Nhóm thực phẩm chế biến từ rau, củ, quả như tương ớt, sốt cà chua đóng chai, rau quả ngâm giấm... Đều dùng những phụ gia bảo quản thực phẩm vượt quá giới hạn của Bộ Y tế. 2.2.1 Phát hiện các hóa chất bảo quản cấm sử dụng trong rau quả Việt Nam hiện nay 2.2.1.1 Dư lượng hợp chất carbedazim trong rau quả Hình 6: Cấu trúc hóa học của Carbendazim  Carbendazim là thuốc nội hấp, dùng để trừ nhiều loại nấm bệnh hại ngũ cốc, bông, cây ăn trái, nho, chuối, cây cảnh. Đặc tính và hoạt tính tương tự như Benomyl, nhưng có một số trường hợp (như nhóm nấm Saccharomycetes) hiệu lực kém hơn Benomyl, có lẽ do thuốc này khó thấm vào tế bào hơn.là thuốc nội hấp, dùng để trừ nhiều loại nấm bệnh hại ngũ cốc, bông, cây ăn trái, nho, chuối, cây cảnh. Đặc tính và hoạt tính tương tự như Benomyl, nhưng có một số trường hợp (như nhóm nấm Saccharomycetes) hiệu lực kém hơn Benomyl, có lẽ do thuốc này khó thấm vào tế bào hơn. (Trần Văn Hai, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ).  Kiểm tra hàm lượng trong rau quả Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Nam (Cục BVTV) đã tiến hành lấy mẫu gồm 15 trái sầu riêng ở các chợ trên địa bàn TP.HCM gồm: Nguyễn Tri Phương (Q.10), Bến Thành (Q.1), Tân Định (Q.1) và Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) để phân tích dư lượng thuốc trừ sâu. Kết quả có 9/15 trái có dư lượng carbendazim ở vỏ trái và 3/15 trái có dư lượng carbendazim ở cơm trái (thịt). GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 16 Trong số chín mẫu có dư lượng ở vỏ trái, chỉ có một mẫu chứa 6,18mg carbendazim/kg, còn lại đều dưới 1,1mg/kg. Ba mẫu có dư lượng carbendazim ở phần cơm trái được xác định như sau: loại sầu riêng khổ qua xanh ở chợ Bến Thành là 0,09mg/kg; sầu riêng khổ qua xanh ở chợ Tân Định là 0,21mg/kg; còn sầu riêng Ri6 ở chợ Nguyễn Tri Phương là 0,2mg/kg. Do hiện nay không có tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn VN về dư lượng carbendazim trên trái sầu riêng, nên Cục BVTV đã căn cứ vào tiêu chuẩn của Đài Loan (dư lượng carbendazim cho phép là 1mg/kg). Căn cứ vào tiêu chuẩn này, ba mẫu sầu riêng (phần cơm) nói trên có dư lượng dưới mức cho phép, tức an toàn Không được bôi carbendazim vào sầu riêng Ông Phạm Minh Sang, Trung tâm Kiểm định thuốc BVTV phía Nam, cho biết carbendazim là thuốc trừ nấm phổ rộng, thuộc nhóm carbamate. Thuốc thuộc nhóm độc III và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thông thường người ta pha loãng thuốc này để nhúng trái cây sau khi thu hoạch để bảo quản. Mặc dù ở VN chưa đăng ký sử dụng cho cây sầu riêng, nhưng nhiều nông dân đã có “sáng kiến” dùng thuốc carbendazim để quét trên trái phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng (phytophthora palmivora). Hiện nay Liên minh châu Âu (EU) và Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (IARC) không đưa carbendazim vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư. Riêng Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) thì xếp chất này vào nhóm C (có thể gây ung thư). Dù chưa phát hiện dư lượng carbendazim trong cơm trái sầu riêng vượt mức cho phép, song Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã đề nghị nông dân phải bỏ ngay “sáng kiến” quét dung dịch carbendazim vào trái sầu riêng; Đồng thời hướng dẫn họ cách phòng trừ bệnh thối trái và bảo quản trái sầu riêng sau thu hoạch theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu thường xuyên ăn sầu riêng có dư lượng carbendazim, chất này sẽ tích tụ và gây ra những đột biến gene, tạo tế bào ung thư trong cơ thể con người về lâu dài. 2.2.1.2 Dư lương các hợp chất Pyrethrin trong rau quả - Các hoá chất Pyrethrin là những hợp chất hữu cơ thiên nhiên mà có chứa hoạt tính diệt côn trùng mạnh. Chúng là những chất lỏng trong suốt, bị oxy hóa dần và trở nên mất hoạt tính. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 17 - Pyrethroids bao gồm những hợp chất tổng hợp (xem bảng). Ngộ độc do tiếp xúc thì hiếm, tuy nhiên có thể gây kích thích da, đường hô hấp trên, và phản ứng quá mẫn. Piperonyl butoxide được thêm vào những hợp chất này để kéo dài hoạt tính do ức chế những men Oxydase ở gan là những men chuyển hóa Pyrethrins. Những thuốc diệt chấy rận có chứa Pyrethrin là A-200, Triple-X, and RID, thuốc xịt diệt gián, kiến : RAID (Cypermethrin), Mosfly (Phenothrin) Bảng 2: Phân loại các hợp chất Pyrethroids Pyrethroids Allethrin Cypermethrin Decamethrin Deltamethrin Dimethrin Fenothrin Fenvalerate Barthrin Bioallethrin Bioresmethrin Cismethrin Cyhalothrin Cymethrin Furamethrin Permethrin Phenothrin (Mosfly*) Phthalthrin Resmethrin Supermethrin Tetramethrin - Cơ chế gây độc + Ở côn trùng : Pyrethrins và Pyrethroids gây chết nhanh do gây liệt hệ thống thần kinh qua phá vỡ hệ thống chuyển vận ion qua màng trong sợi trục thần kinh, và pyrethroids làm kéo dài dòng Na + vào và cũng gây blốc con đường này. + Ở động vật có vú : thường chuyển hoá tốt những hợp chất này, vì thế thường ít bị ngộ độc. - Độc tính + Liều độc qua đường uống ở động vật có vú là: > 100–1000mg/kg, và liều tử vong là 10100g. Pyrethrins hấp thu kém qua da và đường tiêu hoá. Pyrethrins cũng đã được sử dụng để điều trị giun sán với ít phản ứng phụ. + Độc tính cho người thường là phản ứng quá mẫn và kích thích trực tiếp (da, mắt). Co thắt phế quản, phù hầu họng, và sốc xảy ra ở người dễ mẫn cảm.Có thể gây viêm phổi hít.Dị cảm là do tác dụng trực tiếp trên đầu tận cùng thần kinh cảm giác ở da. Tổn thương giác mạc (viêm và bong giác mạc) do tai nạn khi sử dụng thuốc gội đầu để trị chấy đẻ thuốc vào mắt. Khi uống với liều lớn ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: co giật, hôn mê, hoặc ngưng thở. - Hiện nay hóa chất bảo vệ thực vật đang là mối hiểm họa cho môi trường và sức khỏe con người, mọi người dân mong muốn có được nguồn rau an toàn sử dụng để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau xanh.  Theo kết quả đo lường của Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (TTTCĐLCL 3) và Trung tâm Thí nghiệm Hoá lý thành phố Hồ Chí Minh làm thí nghiệm đánh giá mức độ ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật trong rau xanh . Sử dụng bộ chuẩn Supelco do Mỹ sản xuất gồm gốc clo hữu cơ có 17 cấu tử và gốc lân hữu cơ có 6 cấu tử, tổng cộng 23 cấu tử. GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 18 + Kết quả: Dư lượng HCBVTV gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ tìm thấy trong rau ăn lá, rau ăn trái, rau ăn củ ở 4 điểm nghiên cứu đều có tỷ lệ nhiễm là 61,2% và mẫu có dư lượng HCBVTV vượt tiêu chuẩn cho phép là 6,8%. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ thấp nhất là: 0,011ppb, gốc Lân hữu cơ mẫu có dư lượng thấp nhất là: 0,128 ppb. Dư lượng HCBVTV gốc Clo hữu cơ cao nhất là: 65,210 ppb, dư lượng HCBVTV gốc Lân hữu cơ cao nhất là: 754,663 ppb cao hơn tiêu chuẩn cho phép 15,1 lần. + Kết luận: Chất lượng nguồn rau xanh ở thành phố PleiKu - Gia Lai, Buôn Ma Thuột- Đăk Lăk và thị xã Kon Tum - Kon Tum, Gia Nghĩa- Đăk Nông có dư lượng HCBVTV gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ vượt tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế, chưa an toàn cho sức khoẻ cộng đồng. + Vùng chuyên canh trồng rau ăn lá có diện tích 1835/4290 ha chiếm 42,8% diện tích chung, vùng chuyên canh trồng rau ăn trái chiếm: 16,1% và rau ăn củ chiếm: 41,0% tổng diện tích chung ở các điểm khảo sát. 2.2.1.3 Dư lượng hợp chất Methamidophos trong rau quả Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP.HCM kiểm nghiệm tìm các loại hóa chất cấm sử dụng trong trồng trọt có kết quả phân tích với những thông tin hết sức đáng lo ngại. Một số thuốc Bác sĩ Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN - cho biết: “Monitor là tên thương mại của loại thuốc trừ sâu có tên gọi Metamidophos. Đây là loại thuốc trừ sâu có gốc phosphor rất độc với thần kinh và các cơ quan nội tạng. Monitor có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng… Đây là loại thuốc trừ sâu có gốc phosphor rất độc với thần kinh và các cơ quan nội tạng. Monitor có thể gây ngộ độc cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng. Loại thuốc trừ sâu này đã bị cấm sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam từ năm 2000. Trong chín mẫu rau củ, quả mua ở các chợ, cơ quan kiểm nghiệm phát hiện bảy mẫu có hóa chất Metamidophos. Đây là hóa chất có tên biệt dược thường dùng là Monitor. Bảng 3: Phân tích hàm lượng Monitor trong một số loại rau Các loại rau quả phân tích Rau muống Khoai tây trung quốc Đậu cô ve Cải ngọt Dưa leo Rau ngót Cà rốt Trung Quốc Đậu đũa Khoai tây Đà Lạt Hàm lượng (mcrg/kg) 3.75 14.58 7.59 6.99 6.39 4.3 1.57 - Monitor GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 19 2.2.2 Phát hiện các hóa chất bảo quản tẩy trắng trái cây Sau khi măng được các chủ đầu mối giao cho tư thương, một lần nữa măng lại được lên đời bằng thuốc bảo quản. Chủ một cửa hàng măng tại chợ Thành Công, Hà Nội cho biết, không có hóa chất bảo quản măng sẽ chua, thâm đen và nấm mốc xâm nhập ngay. Măng tươi bán cả năm, trong khi thu hoạch thì có mùa. Không có hóa chất thì đổ đi hết, người tiêu dùng lấy gì mà ăn. Đây là các hóa chất được phép sử dụng, an toàn, không sao. Tại chợ Hà Đông, những củ măng dập nát, thâm đen, xấu xí, được cắt bỏ qua, cho vào ngâm trong chậu nước, một lúc sau măng trở lên trắng và hấp dẫn. Hình 7: Quầy bán măng tại chợ Hà Đông Tìm hiểu về việc măng ngâm hóa chất đối với các cơ quan quản lý về thực phẩm thì đều nhận được câu trả lời, thực phẩm tươi sống được kiểm tra thường xuyên, riêng mặt hàng măng, gần như không được kiểm tra, xét nghiệm. Bà Lê Thị Thanh Bình, trưởng phòng Y tế quận Hà Đông cho biết, chưa bao giờ măng được lấy mẫu xét nghiệm. Các hóa độc hại này cực kì dễ mua. Theo chủ cửa hàng măng cho biết “Làm trắng thì mua bột trắng, thích vàng thì mua bột vàng, ngọt thì thêm đường hóa học, giòn thì có hàn the... Mỗi loại lại có đến vài ba loại từ có nhãn mác được sản xuất từ Mỹ đến các loại không nhãn mác đóng trong bao bì, chủ hàng tự ghi chất chống thối, chất tẩy trắng măng, thực phẩm...”. Chị bảo, muốn chọn loại nào thì chọn, mua bao nhiêu cũng có, các cơ sở sản xuất lớn thì thường mua loại đóng trong bao tải to cho rẻ. Thậm chí, có cả các loại phụ gia thực phẩm bị cấm như hàn the cũng được bán công khai. Khảo sát cho thấy, các cửa hàng ở đây đều bán các loại hóa chất chống thối với các tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, Natri benzoat, Kali benzoat của Mỹ được bán với giá 65.000 - 70.000đ/kg; Bột muối, GV Đoàn Thị Thúy Liễu - Trường THPT Trấn Biên 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan