Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn 9...

Tài liệu Skkn sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn 9

.PDF
39
296
66

Mô tả:

  SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” MỤC LỤC Trang I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2 1. Đặt vấn đề 2. Mục đích đề tài 3. Lịch sử đề tài 4. Phạm vi đề tài II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 5 1. Thực trạng đề tài 2. Nội dung cần giải quyết 3. Biện pháp giải quyết  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 1   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” 4. Kết quả chuyển biến III/. KẾT LUẬN 15 1. Tóm lược giải pháp 2. Phạm vi áp dụng 3. Kiến nghị  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 2   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9”  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 3   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Đặt vấn đề Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được đề cập, bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng thì đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của Ngữ văn tập trung trong hai chữ “tích”: tích hợp và tích cực. Có tích cực mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua việc dạy học tích hợp thì học sinh càng tích cực hơn. Hơn nữa, sách giáo khoa Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn (Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 4   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn. Vì vậy, sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy. Ở chương trình Ngữ văn THCS các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và điều hành (hành chính – công vụ). Trong cả 3 phân môn của môn Ngữ văn: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn, tích hợp không phải là vấn đề khó, nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu giáo viên (GV) không thực sự chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp mà hệ thống câu hỏi lại đặc biệt cần thiết với phần giảng văn thì không thể phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Vả lại, cái cốt lõi để giáo viên có thể hướng dẫn học sinh, cùng học sinh tìm hiểu văn bản, cảm nhận được văn bản một phần chủ yếu là thông qua hệ thống câu hỏi. Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mọi mặt của vấn đề hơn, các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình. Khi học giảng văn còn phải liên hệ với Tiếng Việt, với Tập làm văn, không chỉ có thế mà còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa giảng văn với kiến thức của các môn học khác như Sinh, Sử, Địa, GDCD, Ngoại ngữ,… và tất nhiên để có thể trả lời tốt những câu hỏi tích hợp của thầy, học sinh không thể không động não, không thể không  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 5   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” nghiên cứu kĩ càng khi soạn bài, luôn chú ý tới mối quan hệ giữa bài học này với bài học kia, môn học này với môn học khác. Nhờ vậy cũng hình thành cho các em khả năng tư duy tích hợp trong các tình huống, trong cuộc sống hằng ngày. Dạy học theo quan điểm tích hợp còn có ưu điểm nữa là có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời còn phát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành môn học. Cuối cùng, phải nhấn mạnh rằng, tích hợp sẽ giúp học sinh kết hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Vì thế, trong phương pháp dạy học tích hợp, dạy tốt phần giảng văn (văn bản) sẽ giúp học sinh về cách dùng từ ngữ trong phân môn Tiếng Việt, cách làm văn trong phân môn Tập làm văn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn 9”. 2. Mục đích của đề tài  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 6   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” Trong quá trình phân tích một tác phẩm văn chương, muốn phát huy được tối đa năng lực chủ quan, kinh nghiệm của học sinh để các em tự thâm nhập tác phẩm theo hướng tích cực, sáng tạo dưới sự tổ chức của giáo viên thì người dạy khi thiết kế giáo án cần phải có phương án khai thác văn bản, cách sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp, cách phân tích như thế nào, để có thể chuyển hóa một cách tối đa, có hiệu quả mục tiêu trong giáo án, tác phẩm văn chương đến từng học sinh trong lớp học. Người dạy phải khơi gợi được ở người học động cơ, tự ý thức ham muốn tìm hiểu văn bản, phải tổ chức cho học sinh tiếp cận văn bản trong mối quan hệ đa phương, để từ đó học sinh từng bước tự khám phá và chiếm lĩnh văn bản, tự phát triển năng lực, nhận thức, nhân cách của mình. Là một giáo viên được trực tiếp dạy Ngữ văn trong nhà trường THCS, được tiếp cận đào tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học mới, bản thân tôi nhận thấy rõ tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi tích hợp trong giảng dạy Ngữ văn: Sau khi áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong giờ học giảng văn, học sinh sẽ rèn luyện cho mình tư duy tích hợp, khả năng liên hệ giữa ba phân môn Văn – TiếngViệt – Tập làm văn (tích hợp ngang – dọc), liên hệ giữa môn Văn với các môn học khác (tích hợp mở rộng liên môn), nắm chắc rõ toàn bộ phần Văn – TiếngViệt – Tập làm văn đã học từ lớp 6 đến lớp 9.  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 7   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” Ngay từ đầu năm học 2011-2012, được phân công giảng dạy Ngữ văn 9, bản thân tôi đã chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở cả 3 phần: Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn, đặc biệt chú ý đến hệ thống câu hỏi tích hợp ở phần giảng văn. Với lòng yêu nghề, ý thức về công việc đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn 9” để nghiên cứu và thực hiện nhằm gieo vào tâm hồn các em tình yêu văn học, góp phần hoàn thành nhiệm vụ dạy học một cách có hiệu quả nhất. 3. Lịch sử đề tài Đã có rất nhiều chuyên đề về phương pháp giảng dạy giảng văn trong đó có phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp. Làm thế nào để có thể giúp học sinh tiếp cận những tác phẩm, những bài giảng văn một cách hiệu quả nhất – đó là mong muốn của mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy như tôi. Bởi vậy, tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài “Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn 9”, với mong muốn được góp một phần kinh nghiệm cùng đồng nghiệp giải quyết những khó khăn, vướng mắc... trong quá trình giảng văn. Đề tài này được nghiên cứu và thực hiện từ đầu năm học cho đến hết năm học (2011 – 2012). 4. Phạm vi đề tài  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 8   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” Đề tài này dùng để nghiên cứu và áp dụng một vài biện pháp trong việc sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp trong giờ giảng văn để giúp học sinh (HS) học tốt các văn bản trong môn Ngữ văn 9 (phần Văn) và tập trung áp dụng thực hiện ở đối tượng học sinh lớp 9 trường THCS Bình Tân. Đối tượng ở đây là học sinh đại trà lớp 9. Trong đó tôi chọn lớp 9A1 làm đối tượng chính trong phạm ví nghiên cứu.  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 9   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1. Thực trạng đề tài Học sinh (HS) khối 9 trường THCS Bình Tân cũng như học sinh khối 9 cả nước được tiếp tục áp dụng học tập theo chương trình sách giáo khoa mới. Chính vì lẽ đó nên các em cần được chú ý rèn luyện một cách bài bản về phương pháp học tập mới. Thực tế qua những năm học trước, các em đã làm quen với cách học tích hợp nhưng nếu đến lớp 9 người giáo viên (GV) không chú ý thì cũng không thể tiếp tục rèn luyện ở các em những gì đã tích luỹ được ở ba lớp dưới. Qua thực tế một vài năm đảm nhiệm giảng dạy môn Ngữ văn ở khối 9 và khi giảng dạy phần giảng văn, cũng như qua các tiết dự giờ đồng nghiệp (đặc biệt là các tiết giảng văn), tôi đã đúc rút một số tồn tại như sau: * Về phía giáo viên: Khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp, đã có một số nhầm lẫn đáng tiếc: biến tiết dạy Văn thành tiết dạy Tiếng Việt hoặc tiết Tập làm văn và ngược lại, theo ý muốn chủ quan của người dạy và theo lí do biện minh rằng phải có phân môn khác trong tiết dạy một phân môn. Ví dụ trong giờ Văn, thay vì mục đích của việc đọc – hiểu chú thích (tìm hiểu từ khó) là để khai thác kiến thức trong văn bản thì một số GV cho rằng cần cho HS giải nghĩa các từ khó (bằng cách đọc các chú  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 10   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” thích trong sách giáo khoa) như thế là tích hợp với phần Tiếng Việt trong Văn. Không những giải nghĩa, khi cao hứng lên, GV còn yêu cầu HS đặt câu với từ ngữ mà các em vừa giải thích. Hoặc khi khai thác một văn bản nghị luận, GV đã tích hợp quá chặt chẽ với phần Tập làm văn khi đã đi quá sâu vào việc phân tích luận điểm, lập luận, luận cứ… làm cho giờ giảng văn đã biến thành giờ học làm văn... * Về phía học sinh: + Nắm, hiểu văn bản chưa sâu, khả năng diễn đạt còn yếu, chưa thực sự yêu thích môn Văn. + Một số em cho rằng môn Văn là do năng khiếu, có cố gắng cũng không giỏi được. + Học sinh còn mải chơi hơn học, trong lớp còn không ghi bài, nói chuyện riêng làm ảnh hưởng tới giờ học, về nhà không học và không soạn bài trước khi đến lớp. * Tiến hành khảo sát thực tế: Ngay từ đầu năm học, để áp dụng tốt hệ thống câu hỏi tích hợp tôi đã phân ra các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu - kém ở lớp 9A1., và trong tiết giảng văn đầu năm, tôi đã áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp để kiểm tra mức độ tiếp thu và vận dụng các kiến thức Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn của học sinh trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh” như sau:  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 11   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9”  Câu hỏi kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới: - Văn bản nào nói về sự giản dị của Bác Hồ trong Ngữ văn 7 mà các em đã học? - Cảm nhận của em về phong cách chung của Bác Hồ.  Câu hỏi trong phần đọc và tìm hiểu văn bản - Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Xác định bố cục của văn bản này. - Trong đoạn 1, tác giả đã trình bày đoạn văn theo cách nào (diễn dịch hay quy nạp)? - Để làm nổi bật về vẻ đẹp trong đời sống sinh hoạt của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào và cách diễn đạt (dùng từ) có gì đặc biệt?  Câu hỏi trong phần luyện tập - So sánh với văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn lớp 7) có gì mới, khác về: + Phong cách sống của Bác Hồ? + Nghệ thuật lập luận? Kết quả khi áp dụng hệ thống câu hỏi trên như sau: Sĩ số lớp 9A1: 24 em - Học sinh trả lời được câu hỏi: 3 em, đạt 12,5 %  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 12   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” - Học sinh trả lời đúng một phần câu hỏi: 10 em, đạt 41,7 % - Học sinh trả lời chưa chính xác câu hỏi: 12 em, đạt 45,8 % Từ kết quả trên cho thấy học sinh vận dụng kiến thức tích hợp còn hạn chế nhiều trong giờ học giảng văn. Kết quả phân loại các đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu – kém) ở lớp 9A1 ở bài kiểm tra khảo sát đầu năm: Năm Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 2 5 10 7 (8,3 %) (20,8 %) (41,7 %) (29,2 %) học 2011 – 9A1 24 2012 Như vậy số học sinh (HS) giỏi còn quá ít (2/24, chiếm 8,3 %), số HS yếu quá nhiều (7/24, chiếm 29,2 %). 2. Nội dung cần giải quyết Từ lí do chọn đề tài và những thực trạng đã nêu ở trên, nhằm xác định được mục tiêu của mỗi giờ học giảng văn với hệ thống câu hỏi tích hợp sao cho tất cả mọi đối tượng học sinh đều có thể tiếp thu được để giúp HS học tốt phần văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9, cũng như yêu thích học môn Ngữ văn hơn, thì  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 13   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” GV cần có những biện pháp khoa học phù hợp trong quá trình dạy – học. Trong điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ dám đề ra một vài biện pháp mà theo tôi sẽ giúp HS học tốt hơn phần giảng văn. Cụ thể như sau: - Xác định nội dung kiến thức tích hợp cụ thể trong từng bài học với phần giảng văn. - Sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp với từng phần trong mỗi bài cụ thể. 3. Biện pháp giải quyết a. Xác dịnh nội dung kiến thức tích hợp cụ thể trong từng bài học với phần giảng văn Nội dung kiến thức bài học phần giảng văn thường đi theo trình tự sau:  Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.  Đọc và tìm hiểu chú thích (tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chú thích từ khó).  Đọc – Hiểu văn bản.  Tổng kết – Ghi nhớ.  Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Tất cả các hoạt động trên đều có thể áp dụng hệ thống câu hỏi tích hợp để giờ dạy giảng văn được sinh động và hiệu quả hơn.  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 14   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” b. Áp dụng hệ thống câu hỏi với từng phần trong mỗi bài cụ thể  Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới * Tích hợp ngang: Kiểm tra kiến thức ở phần bài cũ của phần văn bản có kết hợp với Tiếng Việt, Tập làm văn trong toàn bộ chương trình. Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ của bài Viếng lăng Bác, tôi dã yêu cầu học sinh trả lời câu sau: Hãy tìm những hình ảnh ẩn dụ có trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và phân tích tác dụng những hình ảnh đó. Ở câu hỏi này HS vận dụng kiến thức về phép tu từ ẩn dụ trong Tiếng Việt để trả lời. * Tích hợp dọc: Ví dụ 1: Để kiểm tra kiến thức đã học trong phần Văn và giới thiệu vào bài mới cho bài “Đồng chí” của Chính Hữu, tôi đã yêu cầu học sinh trả lời nhanh các câu hỏi theo hình thức trò chơi ô chữ (thiết kế bằng giáo án điện tử và trình chiếu). Học sinh trả lời câu hỏi vào ô chữ theo những ô quy định để tìm ra từ khoá. 1/ Một bài thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan mà em đã học ở lớp 8 là bài thơ nào? 2/ Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau:  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 15   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” “ Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ………….. (Ngữ văn 8) 3/ Một tên gọi khác của Truyện Kiều. 4/ Thuý Kiều có sắc đẹp như thế nào? 5/ Nguyễn Đình Chiểu còn có tên gọi khác là gì? 6/ Người lợi dụng đêm tối đẩy Lục Vân Tiên xuống sông là ai? 7/ Một vở chèo nói về nỗi oan khuất của nhân vật nữ chính đã học ở lớp 7 tên là gì? Q U A § E O N G A N G ¤ N G § ¤ G I A § O A N T R ¦ ¥ N G T ¢ N T H A N H NG H I £ N G N ¦ ¥ C N G H I £ N G T H A N H § ¤ C H I £ U T R I N H H ¢ M  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 16   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” Q U A N ¢ MT H I K I N H Mỗi đáp án của câu hỏi tương ứng với hàng ngang, tìm ra đáp án của 7 câu hỏi trên ta tìm ra hàng dọc có tên ĐỒNG CHÍ, trên cơ sở đó giáo viên dẫn vào bài mới luôn: Từ sau cách mạng Tháng tám năm 1945, trong văn học hiện đại Việt Nam xuất hiện một đề tài mới đó là “Tình đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ cách mạng, anh bộ đội Cụ Hồ”. Là nhà thơ đầu tiên đóng góp thành công vào đề tài này bằng một bài thơ đặc sắc mang tên “Đồng chí” – đó là nhà thơ Chính Hữu. Và đây cũng chính là mục tiêu mà tiết học này muốn giói thiệu đến các em. Ví dụ 2: Kết hợp kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới ở bài “Mây và sóng” của nhà thơ Ta-go. Câu hỏi: - Kể tên những văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9 viết về tình mẹ con. (Ví dụ: Cồng trường mở ra – Lí Lan, lớp 7; Mẹ tôi – A-mi-xi, lớp 7; Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, lớp 8; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ –Nguyễn Khoa Điềm, lớp 9; Con cò – Chế Lan Viên, lớp 9)  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 17   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” - Điểm chung của các văn bản trên là đều viết về người mẹ, tình cảm mẹ con. Tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Đó là suối nguồn của thơ ca. Nhiều bài thơ hay viết về tình cảm đó đã nuôi dưỡng tâm hồn con người. Nhà thơ Ta-go (Ấn Độ) đã viết về tình mẫu tử với một tình cảm tôn thờ, chứa chan yêu thương và tin tưởng, đồng thời cũng gửi gắm vào đó những ý nghĩa triết lí sâu sắc. Đó là bài thơ “Mây và sóng” mà các em sẽ được học trong tiết học hôm nay.  Lưu ý: Khâu kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới trên, GV phải xử lí khéo léo nếu không dễ mất thời gian thì hiệu quả trong tiết dạy sẽ không đạt được (nên dành khoảng 5 – 7 phút cho khâu này).  Đọc và tìm hiểu chú thích (tìm hiểu tác giả, tác phẩm, chú thích từ khó) Đây là phần dễ dàng nhất cho việc tích hợp, liên hệ kiến thức Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn thông qua các dạng câu hỏi.  Tìm hiểu những thông tin chính về tác giả, tác phẩm. Câu hỏi về tác giả và những tác phẩm có liên quan (tích hợp dọc hoặc tích hợp mở rộng các kiến thức về tác giả, tác phẩm, thể loại). Ví dụ: Khi dạy bài “Chiếc lược ngà”, HS dựa vào chú thích dấu sao trong sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau: - Hãy nêu những thông tin chính về tác giả Nguyễn Quang Sáng.  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 18   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” - Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng gồm những thể loại nào? - Em có biết những tác phẩm nào của ông đã được chuyển thể thành phim không? (ví dụ: Cánh đồng hoang, Mùa gió chướng,...) - Tìm hiểu từ khó (tích hợp Tiếng Việt). Ví dụ: Em hãy tìm những từ ngữ địa phương Nam Bộ có trong văn bản “Chiếc lược ngà” (học sinh dựa vào chú thích từ khó trong sách giáo khoa để tìm hiểu nghĩa các từ địa phương Nam Bộ: vàm kinh, áo bông, vết thẹo, nói trổng, lui cui, cái vá, lòi tói,...)  Đọc – Hiểu văn bản Trong phần này có thể áp dụng, sử dụng hệ thống câu hỏi tích hợp tương đối hiệu quả khi khai thác văn bản, tích hợp ngang với 3 phân môn của môn Ngữ văn, các tác phẩm trong chương trình hoặc tích hợp mở rộng với các văn bản khác. - Bước 1: : Xác định cách đọc. - Bước 2: : Xác định bố cục của văn bản. - Bước 3: : Xác định ngôi kể, thứ tự kể, thể loại của văn bản (tích hợp Tập làm văn). - Bước 4: Tóm tắt văn bản (tích hợp Tập làm văn). - Bước 5: Khai thác nội dung, nghệ thuật của văn bản.  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng  Trang 19   SKKN: “ Sử dụng hệ thống câu hỏi “tích hợp” trong giảng văn lớp 9” Một số ví dụ cụ thể mà bản thân tôi đã thực hiện: * Ví dụ 1: Bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu 1/ Cơ sở của tình đồng chí, đồng đội (6 câu thơ đầu): Câu hỏi STT Hướng trả lời Hướng tích hợp 1 - Tác giả đã giới thiệu - Giới thiệu quê hương gắn với quê hương của các anh những hình ảnh một làng quê - Tích hợp như thế nào? nghèo (Nước mặn đồng chua, đất Tiếng Việt. cằn, sỏi đá) 2 - Em có nhận xét gì về - Cách giới thiệu như một lời trò - Tích hợp cách giới thiệu này? chuyện tâm tình giữa hai người Tập làm văn lính. 3 - Chỉ ra nghệ thuật trong - Sử dụng thành ngữ - Tích hợp hai câu thơ đầu. Tiếng Việt. - Nhận xét về cấu trúc - Song hành đối xứng. 4 nghệ thuật của hai câu thơ. - Bằng nghệ thuật và  Thực hiện: Nguyễn Đại Hoàng - Hình ảnh hai người lính xa lạ  Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan