Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng exel trong công tác quản lý y tế trường học...

Tài liệu Skkn sử dụng exel trong công tác quản lý y tế trường học

.DOC
17
176
133

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi)……………………… 1. Tên sáng kiến: Sử dụng Exel trong công tác quản lý y tế trường học. (Phạm Thị Hồng Đào, Nguyễn Đức Truyền, @THPT Chê Guê-va-ra) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Y tế trường học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Công tác quản lý đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các lĩnh vực. Khi quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công việc trong lĩnh vực quản lý. Công tác y tế học đường cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên do công tác y tế trường học còn mới mẽ nên ít được chú trọng đến việc quản lý như thế nào. Nhất là quản lý hồ sơ sổ sách một cách khoa học, đầy đủ và chất lượng của công tác y tế trường học. Công tác quản lý, lập sổ trong lĩnh vực y tế trường học chủ yếu là viết tay, báo cáo, thống kê được làm thủ công nên đã làm hạn chế việc theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến bệnh của học sinh, quản lý bệnh của học sinh. Từ năm học 2016-2017, khi nhà trường thực hiện theo Thông tư 13/2016/TTLT-BYT-BGD&ĐT ngày 12 tháng 05 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định về công tác y tế trường học thì việc lập sổ -1- sách đúng thông tư theo cách thủ công đã gặp khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Và càng khó khăn hơn khi ở trường có nhiều học sinh. Vì theo quy định mỗi năm có 2 lần kiểm tra sức khoẻ học sinh, những nội dung cần kiểm tra sức khoẻ thì 1 buổi chỉ có thể kiểm tra được 1 lớp. Đối với trường có nhiều học sinh thì thời gian kiểm tra của 1 lần có thể kéo dài gần 1 tháng. Thời gian kiểm tra thì không thể rút ngắn và sau mỗi đợt kiểm tra thì phải lập sổ theo dõi tổng hợp tình hình từng bệnh của học sinh. Một học sinh có thể mắc 2 đến 3 và cũng có thể là 4 loại bệnh như vừa béo phì, cao huyết áp, nhịp tim nhanh, cận thị hoặc vừa suy dinh dưỡng, huyết áp thấp, cận thị ... nên công tác lập sổ thủ công mất rất nhiều thời gian làm cho việc tổng hợp báo cáo thống kê chậm như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc tư vấn cho học sinh. Bên cạnh việc lập sổ sau kiểm tra sức khỏe học sinh, công việc y tế trường học cũng còn những công việc khác. Ở trường có nhiều học sinh thì hằng ngày lượng học sinh mắc những bệnh như hạ can xi, ngất xỉu, nhức đầu, đau bụng, sổ mũi, ho, sơ cứu tai nạn thương tích các em học sinh trong các hoạt động thể dục thể thao ... thì cũng không ít. Đồng thời tư vấn sức khỏe cho học sinh sau đợt kiểm tra, truyền thông giáo dục sức khỏe theo kế hoạch, truyền thông giáo dục sức khỏe theo đợt, theo mùa và những hoạt động y tế khác phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và y tế địa phương. Nên rất cần nhiều thời gian để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Vì vậy vẫn sử dụng quản lý theo cách cũ, làm thủ công thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, ảnh hưởng đến nhiệm vụ quan trọng nhất là chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho học sinh. Để khắc phục những khó khăn đó nên tôi đã chọn “SỬ DỤNG EXEL TRONG QUẢN LÝ Y TẾ TRƯỜNG HỌC” vì sử dụng exel rất thuận tiện và có nhiều tiện ích, không mất nhiều thời gian trong công tác lập sổ, báo cáo, thống kê vì thế sẽ góp phần hoàn thành tốt các công việc được giao. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: -2- 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Sử dụng exel trong quản lý y tế trường học giúp rút ngắn thời gian và giảm bớt khó khăn trong việc lập sổ, lưu trữ và thống kê kịp thời tình hình bệnh, diễn biến bệnh để chăm sóc và tư vấn kịp thời cho học sinh nhằm đạt mục tiêu chung là giúp học sinh có một sức khỏe tốt để các em học tập tốt hơn. 3.2.2. Nội dung giải pháp: - Tính mới của giải pháp: Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel có nhiều tính năng ưu việt. Trong Exel ta có thể sử dụng được rất nhiều hàm để tính toán nhanh, chính xác như tính tổng, đếm, lọc dữ liệu, ..... Khi sử dụng exel trong quản lý công tác y tế trường học, ta có thể quản lý sổ sách, lưu trữ một cách khoa học, rút ngắn thời gian lập sổ, thuận tiện nhanh chóng trong báo cáo, thống kê, dễ dàng theo dõi tình hình diễn biến biến bệnh của từng học sinh, thống kê bệnh theo từng thời điểm. Như vậy sẽ kịp thời tư vấn chăm sóc bệnh cho học sinh, kịp thời truyền thông khắc phục bệnh.... Trong khi đó thực hiện thủ công sẽ hạn chế việc thống kê như thống kê chậm, ít thống kê như vậy sẽ không kịp thời gian, ít thời gian để chăm sóc sức khỏe cho học sinh, tư vấn khắc phục bệnh. Mà đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác y tế trường học. - Cách thực hiện: Công tác quản lý y tế trên exel có hai phần chủ yếu: + Lập sổ và thống kê kết quả sau đợt kiểm tra sức khỏe học sinh -3- + Lập sổ theo dõi tình hình bệnh hằng ngày, thống kê bệnh, thống kê thuốc ... Đợt kiểm tra sức khỏe học sinh: - Đầu năm xin file danh sách học sinh các khối lớp từ bộ phận quản lý học sinh của trường. Với đầy đủ những thông tin của học sinh như họ tên, lớp, ngày sinh, giới tính... - Trên cơ sở đó tạo các biểu mẫu để thực hiện và các loại sổ theo quy định. + Mẫu để nhập kết quả kiểm tra học sinh. + Khi kiểm tra sức khỏe học sinh, do lượng học sinh đông nếu trong quá trình kiểm tra mà tính chỉ số BMI thì mất thời gian nên chỉ số BMI sẽ tự tính khi nhập liệu. -4- + Khi đã nhập xong, lập công thức để có kết quả từng bệnh của từng học sinh. KẾT QUẢ HUYẾT ÁP KẾT QUẢ NHỊP TIM -5- KẾT QUẢ BMI KẾT QUẢ THỊ LỰC + Khi có kết quả từng bệnh của từng học sinh, ta tạo mẫu sổ theo dõi bệnh và tiến hành lập công thức để có kết quả chẩn đoántừng loại bệnh. -6- KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM MẠCH KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH SUY DINH DƯỠNG KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH THỪA CÂN -7- KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN BỆNH MẮT Ta cũng có thể lập công thức gọp chung để biết một học sinh có bao nhiêu bệnh và đây là nền để thống kê số học sinh mắc bệnh của trường. Trong khi nếu lập danh sách thủ công thì thật là khó để xác định số học sinh mắc bệnh. KẾT QUẢ TỔNG HỢP BỆNH CỦA TỪNG HỌC SINH -8- + Sau khi có kết quả chẩn đoán từng loại bệnh, ta tiến hành loại bỏ những học sinh không mắc bệnh bằng chức năng sắp xếp (DATA/FILTER) và ẩn đi những cột không cần thiết thì sẽ được danh sách học sinh mắc bệnh theo từng loại bệnh. -9- DANH SÁCH HỌC SINH MẮC BỆNH + Khi có danh sách học sinh mắc bệnh thì ta tìm ra được danh sách học sinh có nhiều bệnh để tư vấn kịp thời cho học sinh. + In kết quả kiểm tra và gửi về cho từng lớp. - 10 - + Thống kê kết quả kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra được nhanh, chính xác. - 11 - Nhìn vào kết quả thống kê ta thấy chỉ với hơn 1.578 học sinh thì phải lập danh sách học sinh cần theo dõi đến 1.364 lần. Nếu khi lập sổ qua viết tay không biết phải mất bao nhiêu thời gian và rõ ràng với 1.364 không phải là số học sinh mắc bệnh nên khi lập danh sách một cách thủ công thì làm sao có thể tìm ra số học sinh mắc bệnh. Số học sinh mắc bệnh sẽ ít hơn số lượng từng bệnh cộng lại vì một em có thể mắc 2 hoặc 3 loại bệnh. Và cũng qua kết quả thống kê ta thấy số lượng học sinh rất đông nhưng ta cũng dễ dàng nhận thấy số lượng học sinh mắc bệnh về mắt và thừa cân không nhiều. Học sinh suy dinh dưỡng rất cao chiếm 46,11% số học sinh mắc bệnh nhưng do thị hiếu của người Việt thích thon gọn nên các em giữ dáng dẫn đến thiếu cân, hơn nữa thiếu cân đa phần là ở học sinh khối 10 các em chưa đủ độ tuổi phát triển cân đối về chiều cao và cân nặng nên chỉ số BMI thấp dẫn đến kết quả suy dinh dưỡng nhiều. Nên mặc dù số lượng suy dinh dưỡng nhiều cũng không đáng lo ngại mà quan tâm nhất là số lượng học sinh mắc bệnh tim mạch. Số lượng học sinh mắc bệnh tim mạch cũng khá nhiều (chiếm 39,37%), tuy nhiên khi lập danh sách học sinh mắc bệnh tim mạch thì bao gồm cả nhịp tim nhanh. Ở độ tuổi học sinh là tuổi vận động, độ tuổi chưa đủ trưởng thành để có nhịp tim chuẩn nên nhịp tim nhanh cũng không đáng lo ngại lắm (trong lúc kiểm tra nếu có nhịp tim nhanh đã tư vấn chế độ vận động và chỉ số nhịp để gọi là nhịp tim nhanh cũng chưa phải là cao). Vì vậy quan trọng nhất là học - 12 - sinh có chỉ số huyết áp cao và huyết áp thấp. Mặc dù trong quá trình kiểm tra sức khỏe những trường hợp này đã có tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tư vấn khám, điều trị chuyên khoa nhưng đây là những trường hợp cần được quan tâm đúng mức để các em được chăm sóc và điều trị thích hợp. Trên cơ sở danh sách học sinh mắc bệnh ta lọc ra danh sách chỉ những học sinh bị huyết áp cao và huyết áp thấp để tiếp tục tư vấn và báo kết quả kiểm tra đến phụ huynh học sinh để phối hợp chăm sóc và đưa các em khám, điều trị chuyên khoa để các em có một sức khỏe tốt đảm bảo được quá trình học tập. Theo dõi tình hình bệnh hằng ngày: - Tạo mẫu sổ khám bệnh theo quy định. - Cập nhật bệnh hằng ngày, cập nhật ngay khi có bệnh. Một ngày chỉ vài học sinh bệnh nên khi có diễn biến là cập nhật ngay. - 13 - - Khi nhập liệu diễn biến bệnh hằng ngày ta chỉ nhập liên tục trong một sheet, không tách mỗi tháng ra một sheet khác nhau vì khi ở mỗi sheet khác nhau sẽ rất khó lúc thống kê theo nhiều tháng hoặc theo năm. - Kết quả: + Khi cần muốn thồng kê trong khoảng thời gian tuần, tháng hoặc nhiều tháng thì ta chỉ cần thay đổi số thứ tự hàng đến hàng trong công thức. + Thống kê được học sinh thường xuyên bị bệnh bằng cách dùng DATA/SORT trong khoảng thời gian cần thống kê. - 14 - Qua kết quả thống kê tùy và từng học sinh, từng loại bệnh mà kịp thời tư vấn chăm sóc sức khỏe cho học sinh để giúp học sinh khắc phục bệnh hay phải thông báo tình hình bệnh của học sinh cho phụ huynh học sinh để có hướng chăm sóc và điều trị chuyên khoa và cũng có những trường hợp phải báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp để răng đe nề nếp học tập tránh khai báo bệnh để trốn tiết học. + Thống kê nhanh được số lượng bệnh đã xãy ra, từng loại bệnh ngay thời điểm thống kê (theo tuần hoặc tháng). Khi có kết quả thống kê bệnh theo đợt, ta xác định bệnh nào xảy ra nhiều thì tiến hành lập kế hoạch truyền thông cho học sinh toàn trường thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ để khắc phục bệnh kịp thời. - 15 - + Thống kê thuốc đã sử dụng nên dễ dàng quản lý thuốc đã sử dụng. Thống kê được thuốc đã sử dụng sẽ dễ dàng kiểm soát được thuốc hiện tại còn lại. Như vậy sẽ kịp thời bổ sung những thuốc đã hết hoặc gần hết để khắc phục tình trạng khi cần mà không có thuốc. 3.3. Khả năng áp dụng giải pháp: Sáng kiến có thể áp dụng vào công tác quản lý y tế ở trường Trung học phổ thông. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: - Giảm được khó khăn và rút ngắn thời gian lập sổ. - Lập sổ được rõ ràng, đầy đủ. - Thống kê kết quả nhanh, chính xác. - Có hướng đi đúng trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh. - Có nhiều thời gian chăm sóc tốt cho học sinh. - Kịp thời tư vấn khắc phục bệnh cho học sinh. - 16 - - Kịp thời truyền thông khắc phục bệnh cho học sinh. - Quản lý thuốc được chặt chẽ. - Trên cơ sở đó, tôi đã có và đang hoàn thiện việc lập sổ theo dõi sức khỏe từng học sinh vì tất cả kết quả kiểm tra sức khỏe học sinh, diễn biến bệnh hằng ngày của học sinh đều đã được lưu trên máy. Sổ theo theo dõi sức khỏe học sinh theo quy định phải lưu trữ trong 3 năm để mỗi năm ghi kết quả kiểm tra sức khỏe và ghi diễn biến bệnh hằng ngày của học sinh. Công việc này rất khó khăn vì sổ này không thể giao cho học sinh vì học sinh có thể làm mất còn nhân viên y tế nhà trường lưu, với số lượng học sinh hơn 1.500 như trường này thì việc lấy từng quyển sổ để ghi kết quả thật là khó khăn và mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa việc ghi diễn biến bệnh hằng ngày vào từng sổ của học sinh cũng là một vấn đề vất vã. Đồng thời sổ này cũng để theo dõi sức khỏe học sinh trong cấp học hoặc dùng khi có chuyển trường còn khi ra trường đã không còn sử dụng. Với nhiều khó khăn trong việc quản lý sổ và với những dữ liệu có sẵn tôi đã thiết lập sổ để khi cần thì có thể in sổ theo dõi sức khỏe của học sinh đó để tiết kiệm cũng được khá nhiều kinh phí cho việc in sổ đầu năm và tránh mất thời gian, rườm rà trong việc theo dõi sổ, quản lý sổ để hoàn thành tốt hơn công tác chuyên môn và các nhiệm vụ được giao. 3.5. Tài liệu kèm theo: không Bến Tre, ngày 16 tháng 03 năm 2018 - 17 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan