Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới...

Tài liệu Skkn sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 thcs

.PDF
28
160
148

Mô tả:

GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O THANH HO¸ PHßNG GI¸O DôC §µO T¹O Hµ TRUNG S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tên đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 THCS Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Ninh SKKN thuộc môn: Lịch sử SKKN thuộc năm học: 2010 - 2011 Năm học 2010-2011 1 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Tªn ®Ò tµi: Sö dông §å dïng trùc quan trong s¸ch gi¸o khoa ®Ó d¹y phÇn lÞch sö thÕ giíi líp 8 Trung häc c¬ së A. ®Æt vÊn ®Ò I. Lời mở đầu: Sử dụng đồ dùng trực quan là một ưu thế trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Từ xa xưa đến nay trong lý luận cũng như thực tiễn không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn và tính ưu việt của đồ dùng trực quan, đặc biệt đối với bộ môn lịch sử ở trường THCS. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ góp phần khắc phục được lối truyền thụ một chiều, áp đặt, thụ động, rèn luyện được khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh; đồng thời rèn luyện năng lực thực hành, phát huy tính năng động của các em trong học tập. Điều đó hoàn toàn phù hợp với phương châm đổi mới của ngành giáo dục đã đặt ra. Đồ dùng trực quan có nhiều loại, mỗi loại có ưu thế riêng và có phương pháp sử dụng riêng. Song cho dù sử dụng loại nào thì hiệu quả của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cũng do nhiều yếu tố quyết định như: Chất lượng bài học, phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực sư phạm của giáo viên. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, người giáo viên phải tìm tòi sáng tạo nắm chắc và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đặc biệt là sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan trong giờ học lịch sử. Nếu sử dụng tốt sẽ tạo điều kiện cho học sinh đễ nắm bắt kiến thức, nhớ lâu, huy động được sự tham gia hoạt động của nhiều giác quan, phát triển được năng lực chú ý quan sát hứng thú. Ngược lại nếu quá lạm dụng thì học sinh dễ bị phân tán sự chú ý, không tập trung vào những nội dung kiến thức cơ bản. Do đó, có thể hạn chế hiệu quả của đồ dùng trực quan. Trong thực tế giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông việc sử dụng đồ dùng trực quan còn bị xem nhẹ. Một mặt do việc nhận thức vai trò vị trí của bộ môn nên trong cách bố trí giáo viên dạy các khối - lớp có trình độ không đồng đều; hầu hết giáo viên dạy chính ban không đủ, còn nhiều giáo viên dạy chéo ban, không có kiến thức bộ môn, nên ngay giáo viên có người không hiểu hết nội dung kiến thức trong từng kênh hình để giảng dạy, do đó học sinh chỉ xem hình mà không khai thác nội dung ý nghĩa của nó. Năm học 2010-2011 2 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Mặt khác, do lượng kiến thức trong một tiết, bài lịch sử khá nhiều mà thời gian lại có hạn nên có những trường hợp giáo viên khai thác kênh hình một cách qua loa, thậm chí bỏ qua nên chất lượng bài dạy lịch sử hạn chế. Hiện nay cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học. Đa số giáo viên phải tự mình nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi đầu tư cho tiết dạy để từng bước nâng cao hiệu quả của bài học. Song nhìn chung việc khai thác sử dụng kênh hình, đặc biệt là sử dụng kênh hình để giảng dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 vẫn là một vấn đề nan giải đối với nhiều giáo viên. Từ lý luận và thực tiễn trên, bằng những hiểu biết của bản thân và mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 trung học cơ sở II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thực trạng: Những năm gần đây trong trào lưu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Phát huy tính tích cực của học sinh”, nhiều trường THCS đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ giảng dạy, do đó, nguồn đồ dùng trực quan có đa dạng và phong phú hơn đặc biệt là các trường ở thành phố, thị trấn và các trung tâm lớn. Mặt khác do yêu cầu ngày càng cao của giáo dục, hàng năm ngành giáo dục thường xuyên mở các lớp học chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy, hoặc tổ chức các đợt thao giảng theo cụm sinh hoạt chuyên môn cấp huyện, cũng như các môn học khác, bộ môn lịch sử ở trường THCS cũng có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Một bộ phân không ít giáo viên đã tự tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư thích đáng cho việc giảng dạy, đặc biệt chú trọng việc khai thác các loại hình đồ dùng trực quan, mà trước hết là hệ thống kênh hình trong SGK. Hiện nay, trong các trường THCS đều có giáo viên được đào tạo dạy môn lịch sử, song số giáo viên đào tạo chính ban lịch sử rất ít chủ yếu là giáo viên đào tạo đa môn như: Văn - Sử - GDCD hoặc Văn - Sử - Địa. Với trình độ đào tạo như vậy, kiến thức về lịch sử thực sự chưa chuyên sâu. Hơn nữa, giáo viên dù đào tạo đơn môn hay đa môn thì hầu hết mỗi trường chỉ có 1 giáo viên, nên giáo viên không có điều kiện để dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử. Chính vì lẽ đó nên việc sử dụng đồ dùng hầu hết chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵn trong SGK, thậm chí bê y nguyên, hoặc có khi quá sơ sài. Nên việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình nói riêng hầu như là không có, Năm học 2010-2011 3 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh hoặc có thì chỉ là qua loa chiếu lệ, nên không phát huy được thế mạnh của phương pháp trực quan. Một số trường hợp giáo viên dạy chính ban, có đầu tư cho phương pháp trực quan, song đôi khi chưa đồng đều và thường xuyên, có những trường hợp do giáo viên dạy nhiều giờ trong một buổi (3- 4 tiết) nên có thể những tiết sau do mệt mỏi dẫn đến việc sử dụng đồ dùng trực quan có phần hạn chế. Có những trường hợp giáo viên chưa thực sự tìm hiểu rõ nội dung kênh hình trong từng tiết bài nên khi sử dụng đồ dùng trực quan chủ yếu là để minh họa kiến thức chứ chưa sử đụng đồ dùng trực quan để khai thác kiến thức và thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Một đặc trưng của môn lịch sử lớp 8 phần thế giới là nhiều kiến thức phức tạp, mới lạ, sự kiện đan xen nhau làm học sinh khó nhớ, do đó nếu giáo viên không chú trọng khai thác hết nội dung các kênh hình để giảng dạy thì chất lượng của bộ môn sẽ không cao, học sinh sẽ rơi vào tình trạng nhớ mang máng, kiến thức lịch sử đã học không bền vững. Có những trường hợp giáo viên không biết kết hợp các phương pháp dạy học với những phương pháp trực quan nên sa vào trình bày kênh hình quá mức, thậm chí lạm dụng, dẫn đến không hoàn thành bài giảng theo dự định và cuối cùng dẫn tới hiện tượng “quá tải” và “cháy giáo án”. Tất cả những vấn đề trên đã và đang diễn ra ở các trường THCS. Nó đã từng ngày, từng giờ kìm hãm sự phát triển tư duy của học sinh, làm giảm sút chất lượng giảng dạy của bộ môn dẫn đến hậu quả là môn lịch sử không thể hiện được vai trò và vị trí đích thực của mình trong nhà trường THCS và trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thực tế ở trường THCS Hà Ninh trước do yếu tố khách quan cũng như đồ dùng trực quan không có hoặc có mà ngại tìm vì nhiều lí do hoặc không mượn hướng dẫn sử dụng kênh hình và chưa phân loại thống kê xây dựng kế hoạch sử dụng , nên nhiều bài giảng còn dạy chay hoặc khai thác kênh hình qua loa sơ sài vì thế không phát huy được thế mạnh của phương pháp trực quan. Học sinh còn xem môn sử là môn phụ dài dòng, nhiều sự kiện khó nhớ nên nhiều em cũng không chú ý tập trung học ghi bài và học bài đầy đủ,không làm bài tập,ngại ghi bài,ngại phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đặc biệt những sự kiện cần tìm tòi tra cứu tài liệu,tham khảo... thì các em thường bỏ qua hoặc xem nhẹ, làm qua loa. Vì vậy có ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. 2. Kết quả- hiệu qủa của thực trạng: Từ thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên và ý thức học tập của học sinh trong việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử lớp 8 Trường THCS Hà Năm học 2010-2011 4 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Ninh tôi thấy hiệu quả và chất lượng bộ môn chưa cao, học sinh khá giỏi ít, còn nhiều học sinh yếu kém, học sinh ít có hứng thú học tập bộ môn. Kết quả cụ thể điều tra chất lượng học kì I - lớp 8 trường THCS Hà Ninh năm học 2008 - 2009: Lớp Sĩ số 8A 8B Cộng 36 38 74 Giỏi Khá Yếu Trung bình sl % sl % sl % sl % 2 3 5 5,5 7,8 6,7 5 7 12 13,8 18,4 16,2 25 24 49 69,4 63,1 66,2 4 4 8 11,3 10,7 10,9 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp: 1. Giải pháp 1: Thống kê và xây dựng kế hoạch sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử thế giới lớp 8. Đồ dùng dạy học lịch sử thế giới lớp 8 có rất nhiều loại như: + Hình vẽ, tranh ảnh. + Chân dung các nhân vật lịch sử. + Lược đồ, bản đồ. + Bảng thống kê, sơ đồ... Vì vậy giáo viên phải thống kê, phân nhóm các loại đồ dùng trực quan để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng. 2. Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan trong chương trình lich sử thế giới lớp 8: Đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được. Song phương pháp sử dụng như thế nào để có tác dụng và hiệu quả cao, tránh qua loa sơ sài hoặc lạm dụng thì lại càng quan trọng vầ cần thiết hơn. Bởi sử dụng đồ dùng trực quan là phương tiện có hiệu quả để khai thác kiến thức, hình thành khái niệm, và đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ đó góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 1. Biện pháp 1: Thống kê và xây dựng kế hoạch sử dụng các loại đồ dùng trực quan a. Thống kê các loại đồ dùng: Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, mỗi loại có cách sử dụng và hiệu quả khác nhau nhưng đều có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học lich sử. Vì vậy đầu năm học tôi đã thống kê và phân loại các loại đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử thế giới lớp 8. Cụ thể: Năm học 2010-2011 5 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh + 48 hình vẽ, tranh ảnh. + 18 chân dung các nhân vật lịch sử. + 14 lược đồ, bản đồ. + 02 bảng thống kê, 01sơ đồ... b. Kế hoạch sử dụng: Từ việc thống kê các loại đồ dùng, tôi đã xây dựng kế hoạch cho việc sử dụng đồ dùng đó cụ thể: * Đối với loại hình vẽ tranh ảnh. Hình vẽ, tranh ảnh trong phần lịch sử thế giới lớp 8 ở phòng thiết bị thư viện của nhà trường không có. Vì vậy để có đồ dùng trực quan giảng dạy tôi phải sưu tầm hình vẽ, tranh ảnh trên mạng và có hai phương án sử dụng. + Nếu không dạy bằng giáo án điện tử hoặc máy chiếu hắt thì sẽ in ra đề can dán vào bảng phụ để trình bày. + Dạy bằng giáo án điện tử hoặc máy chiếu hắt thì lấy trực tiếp trên mạng về. * Đối với chân dung các nhân vật lịch sử. Chân dung các nhân vật lịch sử trong phòng thiết bị thư viện chỉ có 3 chân dung của: Các Mác, Ăngghen, Lê Nin. Vì vậy số còn lại tôi phải sưu tầm trên mạng về làm tư liệu giảng dạy. * Đối với lược đồ, bản đồ Trong phòng thiết bị chỉ có 10 lược đồ, bản đồ, số còn lại giao cho nhóm học sinh vẽ, giáo viên chọn lựa sử dụng làm đồ dùng trực quan. Sau thống kê là tìm tòi nghiên cứu tư liệu có liên quan đến đồ dùng như vào mạng, đọc sách báo, hướng dẫn sử dụng kênh hình, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để khai thác có hiệu quả cho đồ dùng trực quan ấy. 1. Biện pháp 2: Các biện pháp sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan. a. Biện pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa để dạy lịch sử lớp 8 THCS. Hình vẽ tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức cơ bản mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách phát triển tư duy và năng lực thực hành cho học sinh.Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới những tư duy trừu tượng. Tuy vậy, bản thân tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học sinh trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải giải đáp, trả lời một vấn đề cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài “ Công xã Pari 1871” giáo viên cần đưa ra tình huống có vấn đề để khơi dậy cho học sinh sự ham muốn tìm hiểu và khai thác sự kiện Năm học 2010-2011 6 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh lịch sử. GV đặt câu hỏi: Tại sao công xã Pari là nhà nước kiểu mới?. Sau đó mới cho học sinh tiếp cận với sơ đồ bộ máy nhà nước có trong SGK để các em quan sát, phân tích chức năng của các tiểu ban, so sánh với các nhà nước TBCN và phong kiến, từ đó các em có thể rút ra kết luận về bản chất của nhà nước công xã Pari là nhà nước đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động. . Như vậy, trước câu hỏi mang tính chất nhận thức kết hợp với việc qua sát phân tích sơ đồ, tư duy của học sinh sẽ dần phát triển khi gặp những tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát miêu tả tranh ảnh giáo viên sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó có khả năng sử dụng ngôn ngữ phong phú, trong sáng và xúc tích. Qua việc quan sát tranh ảnh giáo viên rèn luyện cho các em thói quen và khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử. Nhờ đó mà tư duy được rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng lên. Như vậy: Việc sử dụng tranh ảnh vừa khai thác nội dung lịch sử thể hiện qua hình ảnh bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy năng lực tư duy cho học sinh kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho các em. b. Biện pháp sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 8- Phần cận đại Năm học 2010-2011 7 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Ngoài việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử thì kênh hình còn được biểu hiện qua chân dung các nhân vật lịch sử được in ấn trong SGK làm tài liệu cho giảng dạy. Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc dạy và học tập lịch sử ở trường THCS: học sinh rất thích xem chân dung các nhân vật lịch sử, đó là các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các lãnh tụ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn học nghệ thuật. học sinh sau khi xem chân dung, không chỉ chú trọng việc mô tả bề ngoài (áo, quần, hình dáng...) mà còn chú ý phân tích nội dung, tính cách hành vi của nhân vật được thể hiện ở trong tranh ảnh. Khi sử dụng chân dung trong dạy học cần phải chú ý đến mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy. Đối với các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, giáo viên cần phải làm nổi bật tính cách của nhân vật ấy thông qua việc miêu tả hình thức bề ngoài hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật ấy (đặc biệt là thời thơ ấu) để làm cho học sinh hứng thú, kích thích tò mò, phát triển năng lực nhận thức qua đó các em có ý thức rèn luyện mình. Trong khi sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử dù chính diện hay phản diện giáo viên phải phân tích và định hướng cho học sinh tự đánh giá vai trò tính cách của các nhân vật lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 8 “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn hóa và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX” ở phần II: có 3 bức chân dung của I. Niutơn, V. Môda và đại văn hào L.Tônxtôi. Với 3 bức chân dung này, giáo viên sử dụng để khắc họa cho học sinh những phát minh vĩ đại về KHTN và KHXH thông qua cuộc đời và sự nghiệp của 3 bậc vĩ nhân Để sử dụng chân dung có hiệu quả GV cần nêu câu hỏi gợi mở: Em đã biết gì về I. Niutơn, V. Môda và đại văn hào L.Tônxtôi? Các bậc vĩ nhân này đã có những cống hiến gì cho nhân loại? Em có nhận xét gì về giá trị của những cống hiến đó? HS có thể dựa vào những hiểu biết của mình để trình bày một số nét về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử trên (có thể không đầy đủ) GV khuyến khích và bổ sung - giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của 3 bậc vĩ nhân: H. 38: Niutơn (1643 - 1727) sinh ra trong gia đình quý tộc nước Anh, mồ côi cha từ nhỏ mẹ đi bước nữa, sống với người bác họ. Từ nhỏ Niutơn đã tỏ ra chán các môn học trong sách vở chỉ mải mê sáng chế ra các đồ chơi khác lạ. Niutơn đặc biệt thích môn toán. Năm 12 tuổi mới đi học và thường bị bạn bè bắt nạt, ông nghĩ chỉ có học giỏi mới trả thù được cánh bạn bè. Năm 17 tuổi ông vào học tại trường đại học Kem-Bơ-Rít. Chỉ 2 năm sau đã nắm vững các nguyên lí cơ Năm học 2010-2011 8 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh bản mà các nguyên lí cơ bản mà các nhà toán học, cơ học, thiên văn học đương thời đạt được. Năm 27 tuối ông là giáo sư toán của trường Đại học và trở thành chủ tịch hội khoa học hoàng gia Anh. Ông đã khái quát các kết quả nghiên cứu của Cô-pecnich, Kép-lê, Ga-li-lê và của mình, ông đã tìm ra định luật “vạn vật hấp dẫn”. Một lần Niutơn trông thấy quả táo rụng trên cây xuống ông nghĩ đễn nguyên nhân của sự rơi và tìm ra sức hút của trái đất....Nhờ định luật này mà hàng loạt các vấn đề khoa học được làm sáng tỏ và sâu sắc hơn. Ông sống cuộc đời đơn độc luôn trăn trở trong những suy nghĩ sâu kín, không chú ý đế những người xung quanh và rất đãng trí. Với những cống hiến vĩ đại trong lĩnh vực vật lý ông được cả thế giới biết đến là “Người sáng lập ra vật lý học cổ điển” Năm học 2010-2011 9 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh H.39: V.A. Môda (1756-1791) là nhà soạn nhạc thiên tài người áo sinh ra trong gia đình nhạc sĩ nghèo ở thành phố Đan-xbuôc miền nam áo. Ngay từ nhỏ Môda đã nổi tiếng là thần đồng âm nhạc. Khi lên 5 tuổi Môda đã tham gia biểu diễn trong dàn nhạc giáo đường Đan-xbuôc cùng với cha. Người áo đến nay vẫn lưu truyền về câu chuyện nổi tiếng của thần đồng âm nhạc Môda khi 5 tuổi. Nhân ngày sinh của con gái một người bạn thân cha Môda sai con đem bản nhạc mới sáng tác của mình đến tặng cho cô bé, khi đi qua cầu Môda vô ý là rơi bản nhạc, không thể đi tiếp cũng không thể quay trở về Môda ngẫu hứng viết một bản nhạc khác thay cho bản nhạc của cha. Hôm sau cha cô bé đã cảm ơn cha Môda về bản nhạc tuyệt vời, ông đã mời quan khách cùng thưởng thức bản nhạc do chính con gái ông biểu diễn. Mọi người lặng đi và thán phục chính cha của Môda cũng bị cuốn hút bời những âm thanh tươi vui hạnh phúc và giai điệu tuyệt vời của bản nhạc nhưng cha Môda lại từ chối không nhân bản nhạc do mình sáng tác mà nói rằng đó là bản nhạc do con trai sáng tác, mọi người dồn mắt về Môda trầm trồ khen ngợi. Còn người cha của ông lặng người đi vì xúc động trước tài năng của con mình. Năm 12 tuổi Môda đã viết vở kịch nhạc cho nhà hát Ôpêra ở Viên. Năm 14 tuổi đã sáng tác thành công vở Vua Mi-tơ-rđat xứ Đông. Tên tuổi của Môda đã vang khắp châu Âu, Môda được mời đi biểu diễn khắp nơi Đức, Italia, Hà Lan, Năm học 2010-2011 10 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Anh...Tuy nhiên ông vẫn sống trong cảnh nghèo khổ và bệnh tật. Ông có 6 người con mà có 4 người chết vì không đủ tiền thuốc chạy chữa khi ốm đau. Môda mất sau cơn bệnh hiểm nghèo khi mới 36 tuổi - độ tuổi rực rỡ nhất của tài năng. Ông để lại một di sản âm nhạc đồ sộ vô giá với 326 tác phẩm trong đó có 24 vở Ôpera nổi tiếng, 50 bảng giao hưởng cùng nhiều ca khúc, hoà tấu và bài bát trữ tình theo phong cách cổ điển. Ông tìm tòi sự trong sáng thanh nhã trong giai điệu và đạt tới sự vĩ đại qua sự đơn giản và kiều diễm. Môda thật là một “thiên tài phát sáng” như nhận xét của Trai-côp-xki (nhạc sĩ nhà soạn nhạc nổi tiếng của nước Nga). H.40 Leptônxtôi (1828-1910) Sinh ra trong một gia đình quý tộc nhưng mồ côi từ nhỏ phải sống với người cô thời thơ ấu phải học tại nhà không được đến trường. 16 tuổi vào đại học. 19 tuổi ông bỏ về nhà quản lý trang ấp và tự học thêm, sau đó ông bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ lụât ở Xanh-pê- tec-bua. Năm 23 tuổi gia nhập quân đội trở thành sĩ quan pháo binh và bắtđầu sự nghiệp sáng tác văn học. Leptônxtôi để lại cho hậu thế những tác phẩm nổi tiếng: Thời thơ ấu, thời niên thiếu, thời thanh niên... Đặc biệt là kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và An-na-Ka-rê-ni-na. Ông từ giã cõi đời ở tuổi 82 với 60 năm cầm bút. Ông để lại di sản văn học đồ sộ gồm nhiều tiểu thuyết, truyện, kịch, văn chính luận, thư từ, nhật ký. Ông được mệnh Năm học 2010-2011 11 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh danh là “ Con sư tử của văn học Nga, nhà văn vĩ đại nhất thế giới, nhà văn bậc thầy của văn học hiện thực phê phán” Như vậy: sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử để giảng dạy không chỉ là dùng tranh ảnh minh hoạ mà quan trọng hơn cả giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật; Biết sử dụng những câu chuyện, tiểu sử và những cống hiến của các nhân vật thông qua việc diễn đạt ngôn ngữ trong sáng để khơi dậy trong học sinh không chỉ là bức tranh của lịch sử mà còn có tác dụng truyền cảm sâu sắc cho các em, vừa giúp các em có trí tưởng tượng vừa bồi dưỡng tình cảm và lòng ngưỡng mộ đối với các nhân vật, các bậc vĩ nhân trong lịch sử. c. Biện pháp sử dụng bản đồ giáo khoa trong dạy học lịch sử thế giới lớp 8Trung học cơ sở. Trong hệ thống kênh hình của SGK lịch sử lớp 8 không chỉ có các tranh ảnh minh hoạ, tranh châm biếm, chân dung các nhân vật lịch sử mà còn có cá loại bản đồ giáo khoa dùng để phục vụ giảng dạy của giáo viên ở trên lớp và việc học tập của học sinh ở nhà trong việc chuẩn bị bài mới và làm bài tập. Trong một mức độ nào đó thì các phương tiện trực quan lớn như bản đồ, sơ đồ do các nhà xuất bản sản xuất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thiết thực của việc dạy và học lịch sử ở các trường THCS. Nên có nhiều tiết, bài lịch sử GV phải linh hoạt sử dụng ngay các bản đồ giáo khoa được in trong sách để giảng dạy. Loại hình bản đồ này còn hạn chế là nhỏ về kích thước, thường không có màu sắc, do đó khó sử dụng chung cho cả lớp. Song hạn chế này giáo viên cũng dễ khắc phục bằng cách có thể phóng to và tô màu vào để sử dụng chung cho cả lớp. Đồng thời hướng dẫn cho học sinh cách đọc, sử dụng bản đồ này để nghiên cứu bài mới và làm bài tập ở nhà. Trong những trường hợp cần thiết và có thể thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách vẽ các loại bản đồ đơn giản để rèn luyện kỹ năng cho các em, điều đó cũng rất có lợi cho việc phát huy năng lực và tính tích cực trong học tập cho học sinh .Tuy vậy vấn đề cơ bản của giáo viên trên lớp khi sử dụng kênh hình là bản đồ, sơ đồ giáo khoa, giáo viên phải có kiến thức cơ bản tối thiểu để dử dụng bản đồ thậm chí phải có cả kiến thức liên môn, hiểu biết rộng về địa lý, văn học có liên quan đến bản đồ, sơ đồ mà mình đang sử dụng để tái tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử, diễn biến lịch sử của một giai đoạn, hoặc một sự kiện lịch sử với những nét đặc trưng cơ bản và điển hình nhất. Việc sử dụng bản đồ giáo khoa cũng như các loại bản đồ khác đã khắc phục được tình trạng lầm lẫn, hiện đại hoá lịch sử của HS. Trên bản đồ các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời gian, điạ điểm cùng một số yếu tố địa lý nhất định, thậm chí qua bản đồ giáo khoa còn giúp học sinh hình dung lại được một cách Năm học 2010-2011 12 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh khái quát một châu lục, một khu vực địa lý (tự nhiên-xã hội) của nhiều năm, nhiều thế kỷ trước, mà thời điểm hiện đại đã có những biến đổi khác xa rất nhiều với quá khứ. Ví dụ: Khi dạy bài “Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới” ở phần II: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới để trình bày cho học sinh sự lớn mạnh và thắng lợi của CNTB so với chế độ phong kến đã làm thay đổi căn bản cục diện các nước trên thế giới qua H.19-Lược đồ khu vực Mĩ la tinh đầu thế kỉ XIX. Để sử dụng lược đồ này GV cần có sự chuẩn bị chu đáo (phóng to bản đồ) và nhắc nhở học sinh nghiên cứu tìm hiểu qua bản đồ. Giáo viên cần nắm vững nguyên tắc sử dụng bản đồ kỹ năng sử dụng và phương tiện phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học, tránh cẩu thả qua loa. Giáo viên trình bày phải nắm vững kiến thức cơ bản, liên môn để diễn đạt lưu loát chính xác không nói chung chung. Cần tập trung vào những nội dung sau: Trước hết phải lý giải được: Tại sao gọi là Mỹ la-tinh? Khu vực Mỹ la-tinh là một bộ phận rất rộng lớn của Châu Mỹ bao gồm vùng Bắc Mỹ, toàn bộ Trung Mỹ, Nam Mỹ và tất cả những hòn đảo lớn nhỏ ở quần đảo Ăng ty. Diện tích khoảng 21 triệu km2. Dân số ở TK XIX khoảng 200 triệu người bao gồm nhiều chủng tộc, trong đó có người Anhđiêng (da đỏ) là dân bản địa lâu đời, người da trắng từ châu Âu di cư tới làm ăn, người da đen từ châu Phi bị bọn con buôn châu Âu bắt đem sang bán làm nô lệ cho thực dân da trắng.+ Do ảnh hưởng của chủ nghiã thực dân châu Âu kéo dài trên 3 thế kỷ (từ TK XVI-XIX) nên đa số các dân tộc ở đây nói tiếng Tây Ban Nha, riêng người Braxin nói tiếng Bồ Đào Nha, người Haiti nói tiếng Pháp và dân ở một số vùng khác nói tiếng Anh. Nhìn chung tiếng nói của hơn 200 triệu dân trên lục địa này thuộc ngữ hệ latinh nên người ta gọi bộ phận của châu Mỹ này là Mỹ la-tinh. GV gọi HS lên trình bày vị trí địa lý của các nước theo 3 khu vực: Mỹ la-tinh kéo dài từ Mêhicô xuống Chilê, gồm 23 nước cộng hoà lớn nhỏ và được bố trí như sau: 1 nước thuộc Bắc Mỹ là Mêhicô + 6 nước ở Trung Mỹ là: Goatêmala, Hônđurat, Xanvađô, Nicaragoa, Coxtarica và Panama. + 5 nước thuộc quần đảo Ăngti là: Cuba, Haiti, Đôminic, Jamaica, Tôbagô + 11 nước thuộc Nam Mỹ là: Côlômbia, Vênêduêla, Ecuađo, Peru, Bôlôvia, Paragoay, Urugoay, Chilê, Achentina, Braxin và Guanna. Tiếp theo trình bày sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân Mỹ la-tinh (TKXIX) GV cần nêu được thế mạnh kinh tế của các nước khu vực Mỹ la-tinh: Năm học 2010-2011 13 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh + Đây là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng, nằm giữa hai vùng biển lớn : Thái Bình Dương và Đại Tây Dương là một khu vực đẹp, có nhiều tài nguyên, khoáng sản. Vì vậy ngay từ trước thời cận đại một số nước PK Châu Âu có thương nghiệp và hàng hải phát triển đã dòm ngó tới châu Mỹ nhằm xâm chiếm thuộc địa vơ vét hàng hoá tài nguyên đem về chính quốc. + Đi đầu trong cuộc xâm chiếm thuộc địa này là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, hai nước này đã cố gắng du nhập chế độ PK và thiết lập hệ thống thuộc địa rộng lớn ở Mỹ la-tinh, bóc lột một cách tàn bạo từ nô lệ da đen mua ở châu Phi và nhân dân lao động (các màu da). Đến giữa TK XVI thế lực của TB Anh và Hà Lan mới trỗi dậy đã nhanh chóng xâm nhập Mỹ la-tinh. Để tranh dành thuộc địa, các nước Anh, Pháp, Hà Lan đã dùng vũ trang tấn công nhiều khu vực như Braxin, Guanna của (Bồ Đào Nha) ; Pháp cướp được Haiti và một số nước ở quần đảo Ăngti. Nhưng những cuộc chiến tranh giữa các nước thực dân tranh dành thuộc địa của nhau đã gieo rắc rất nhiều tai họa cho nhân dân Mỹ la-tinh. + Hơn 3 thế kỷ quằn quại dưới ách thống trị của thực dân TBN, BĐN (từ TK XVI đến XIX) nhân dân Mỹ la-tinh đã không ngừng đấu tranh chống xâm lược. Đặc biệt từ đầu TK XIX dưới tác động của cách mạng TS Pháp và cách mạng TS Mỹ, phong trào đã lớn mạnh và đúng lúc TBN, BĐN suy yếu, các nước thuộc địa của 2 nước này đã nỏi dậy dành độc lập khai sinh cho một loạt các quốc gia TS mới ở Mỹ la-tinh, xoá bỏ một hậu phương lớn bao la của thế lực PK châu Âu. Cuộc đấu tranh của nhân dân Mỹ la-tinh phản ánh điều gì ? (Học sinh thảo luận và Năm học 2010-2011 14 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh rút ra nhận xét) Việc sử dụng bản đồ trong SGK hoặc bản đồ được treo phóng to trên bảng là một yêu cầu cấp thiết trong dạy học lịch sử để phát triển tư duy cho học sinh HS. Khi sử dụng giáo viên nhất thiết phải giới thiệu cụ thể cho các em các ký hiệu ghi trên bản đồ, đồng thời tập cho các em quan sát, đọc bản đồ và tìm hiểu nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ. Có như vậy thì các em mới có thể tự mình khai thác được những kiến thức cơ bản tiềm ẩn trong bản đồ để phục vụ cho bài học và từ đó khả năng quan sát được rèn luyện trở thành kỹ năng tự học tập trên đồ dùng trực quan trong những trường hợp các em tự nghiên cứu. Ví dụ: Khi dạy bài 6: ở phần II: TH33: Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TK XX GV sử dụng lược đồ treo tường để HS quan sát chung, gọi 1 hoặc 2 em lên kể tên và vị trí các nước đề quốc và thuộc địa. Tiếp đó GV đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ và trả lời: L-îc ®å c¸c n-íc ®Õ quèc vµ thuéc ®Þa ®Çu TK XX ? Tại sao các nước Đế quốc lại tăng cường xâm lược thuộc địa ? ? Em nhận xét gì về sự phân chia thuộc địa giữa các nước Đế quốc ? ? Hệ quả của sự phân chia đó ? ? Sau khi học sinh trả lời giáo viên hệ thống lại và cho các em lập bảng so sánh về tiềm năng thuộc địa của các nước Đế quốc qua 2 thời điểm 1870 và 1973 ? Như vậy nhờ sự phối hợp đồng bộ phương pháp thuyết trình, đàm thoại với việc sử dụng trực quan giáo viên có thể huy động tối đa khả năng làm việc của học Năm học 2010-2011 15 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh sinh trên lớp: tai nghe, mắt thấy, óc phân tích tổng hợp, trực tiếp thực hành...để hiệu quả bài học được nâng cao. Qua sự phân tích và minh hoạ trên cho chúng ta thấy: sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ hoạt động giáo dục của thầy và trò trên lớp. Nó phải được kết hợp chặt chẽ với các phương pháp dạy học khác như: Nêu vấn đề, phân tích, giải thích, miêu tả, tường thuật, so sánh, tổng hợp... đồng thời phải đảm bảo những yêu cầu về mặt sư phạm. Công việc này không chiếm nhiều thời gian, không làm loãng trọng tâm của bài giảng, không làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. C. KẾT LUẬN 1. Kết quả: Sau một năm áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy môn lịch sử thé giới lớp 8 thì kết quả và chất lượng bộ môn lịch sử lớp 8 kì I năm học 2009 – 2010 được nâng lên rõ rệt. Số học sinh khá giỏi tăng, yếu kém giảm, học sinh say mê, hứng thú học tập bộ môn, phát biểu ý kiến xây dựng bài, ham học hỏi tìm hiểu... Cô thÓ : Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu 8A 8B Cộng 30 32 62 sl % sl % sl % sl % 5 6 11 16.6 18,7 17.7 10 10 20 33.3 31.2 32.2 14 15 29 46.6 46.8 46.9 1 1 2 3.5 3.3 3.2 Từ kết quả đạt được trên, có thể khẳng định một điều rằng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có vị trí vô cùng quan trọng, trong quá trình giảng dạy, giáo viên biết sử dụng dồ dùng trực quan một cách hợp lý, sáng tạo sẽ tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách vững chắc nâng cao chất lượng bộ môn. Với kinh nghiệm sử dụng đồ dùng trực quan của tôi trong dạy phần lịch sử thế giới lớp 8, chất lượng môn lịch sử ở trường THCS Hà Ninh đã được nâng lên rõ rệt: Số học sinh yếu kém giảm hẳn, học sinh khá giỏi tăng lên là điều kiện, cơ sở quan trọng để chọn nguồn đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 môn lịch sử trong kỳ thi năm học tiếp theo và quan trọng hơn là nâng cao chất lượng giáo dục chung cho nhà trường. Qua phần phân tích lí luận và thực nghiệm trên tôi rút ra một số kết luận sau : Một là : Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là một phương pháp tối ưu, cần thiết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên. Muốn làm tốt và sử dụng Năm học 2010-2011 16 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh có hiệu quả thì giáo viên phải nắm vững lý luận và phương pháp dạy học kết hợp nhuần nhuyễn với các phương pháp dạy học khác. Hai là : Việc sử dụng kênh hình phải có sự lựa chọn và chuẩn bị chu đáo cả về nội dung và hình thức, tạo không khí học tập chủ động cho học sinh. Không nên gượng ép, gây gò bó cho tiết học. Ba là : Cần hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu bài trên cơ sở tự khai thác kênh hình trong sách giáo khoa để phát huy tính tự giác tính tích cực của các em trong học tập lịch sử. Tuy nhiên cùng với việc tích cực sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy, bản thân tôi luôn áp dụng phương pháp dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá và khích lệ tinh thần học tập của học sinh. 2. Đề xuất, kiến nghị: Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Nên tổ chức cho giáo viên bộ môn lịch sử được đi tham quan các di tích lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc để giáo viên có thêm tư liệu giảng dạy, đồng thời tăng cường tổ chức các buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn theo cụm liên trường dể giáo viên môn lịch sử có điều kiện được dự giờ, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy vv... Đối với trường THCS Hà Ninh: Mua đầy đủ trang thiết bị và đồ dùng dạy học, tư liệu tham khảo cho bộ môn, mua thêm máy tính, đèn chiếu đa năng để giáo viên có điều kiện sử dụng đồ dùng trực quan trên máy chiếu. Khi tiến hành đề tài này tôi không có tham vọng đồ dùng trực quan là một biện pháp tối ưu mà chỉ xem nó là một phương tiện quan trọng cùng với những phương tiện dạy học khác góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng gáo dục bộ môn. Trong quá trình tiến hành đề tài mặc dù đã có nhiều cố gắng tham khảo tài liệu, ý kiến của đồng nghiệp. Song trình độ và điều kiện thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý chân thành của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Ninh, ngày 14 tháng 3 năm 2011 Giáo viên Nguyễn Thị Hạnh Năm học 2010-2011 17 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh MỤC LỤC A. Phần mở đầu I. Lời mở đầu...........................................................................................................1 II. Thực trạng...........................................................................................................2 1. Thực trạng...........................................................................................................2 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng.........................................................................3 B. Giải quyết vấn đề I. Các giải pháp.......................................................................................................5 1. Giải pháp 1..........................................................................................................5 2. Giải pháp 2..........................................................................................................5 II. Các biện pháp tổ chức thực hiện........................................................................5 1. Biện pháp 1.........................................................................................................6 2. Biện pháp 2.........................................................................................................7 C. Kết luận...........................................................................................................16 1. Kết quả..............................................................................................................16 2. Đề xuất..............................................................................................................17 Năm học 2010-2011 18 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh GIÁO ÁN MINH HỌA Bài 10: TRUNG QUỐC TK XIX ĐẦU TK XX I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS nắm vững: - Cuối TK XIX đầu TK XX chính quyền PKTQ suy yếu  TQ một đất nước rộng lớn bị ĐQ xâu xé  Trở thành nước nửa PK nửa thuộc địa - Diễn biến của phong trào đấu tranh của NDTQ  rút ra ý nghĩa của các SK - Đánh giá tính chất - ý nghĩa - hạn chế của cm Tân Hợi 2. Kỹ năng: - HS hiểu được các k/n: thuộc địa nửa PK; vận động duy tân - Biết phân tích, đánh giá SK - Biết đọc và sử dụng bản đồ, tranh ảnh, SGK - Lập bảng thống kê các SK lịch sử 3. Tư tưởng: Cảm thông với nỗi khổ của NDTQ  đồng tình với PTĐT chống đế quốc và phong kiến II. Chuẩn bị: - Bản đồ TQ. - Bức tranh biếm hoạ “cái bánh ngọt TQ”. - Lược đồ phong trào Nghĩa Hoà đoàn. - Lược đồ CM Tân Hợi 1911. - Chân dung và tư liệu về Tôn Trung Sơn. III. Hoạt động dạy – học : 1.Bài cũ: ? Nội dung tính chất của cuộc duy tân Mây-gi? ? Những sự kiện nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang CNĐQ? 2. Bài mới: GV nêu bài tập nhận thức định hướng HS: ? Tại sao cuối TK XIX đầu TK XX Trung Quốc là một nước lớn có nền văn minh lâu đời lại không thể đứng vững trước cơn khát thuộc địa của chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa Âu – Mỹ ? Vậy thái độ của các tầng lớp nhân dân Trung Quốc ra sao trước số phận của dân tộc. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc phát triển như thế nào Năm học 2010-2011 19 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Chúng ta cùng tìm hiểu BÀI 10: TRUNG QUỐC GIỮA TK XIX ĐẦU TK XX Mục1: Trung Quốc bị các nước Đế quốc chia xẻ ? Trong hoàn cảnh nào TQ trở thành một nước nửa thuộc địa nửa PK? a. Hoàn cảnh: HS thảo luận: ? Tình hình kinh tế - chính trị của TQ cuối + Kinh tế: Nông nghiệp sa sút Thủ công nghiệp đình đốn TK XIX đầu TK XX? + Chính trị - ngoại giao: ? Chiến tranh thuốc phiện tác động như - Triều đình Mãn Thanh suy yếu thế nào? - Anh gây chiến tranh thuốc phiện ? Hoàn cảnh đất nước TQ sau khi ký hoà - TQ ký hoà ước cắt đất mở cửa ước với Anh? thông thương bồi thường chiến phí - GV sử dụng bản đồ TQ giới thiệu những vùng đất bị tư bản chiếm đóng sau - Các ĐQ khác gây sức ép TQ lần lượt ký các điều ước bất bình đẳng chiến tranh thuốc phiện + Nhà Thanh nhường cho Anh đất Hương cảng, mở 5 cửa biển cho Anh tự do buôn bán. Anh đặt công xứ ở Bắc Kinh được quyền lãnh sự tài phán. - 1859-1860 mở 7 cửa biển để TB Châu Âu thông thương: Nga chiếm Mãn Châu và Tân Cương, Nhật chiếm Lưu Cầu, Đài loan, đảo bành Hồ cùng với những đặc quyền ở Phúc Kiến trên sông Dương Tử - 1860 liên quan 8 nước Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật, Đức, áo, Italia tấn công vũ trang đòi TQ mở toang cửa để thâm nhập vào thị trường lục địa. Tất cả những vấn đề trên được một hoạ sĩ đương thời mô tả qua bức tranh “ cái bánh ngọt Trung Quốc”. GV sử dụng H42 cho HS qua sát và đặt câu hỏi: Năm học 2010-2011 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng