Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Skkn sử dụng đồ dùng dạy học tự làm nhằm phát triển sức bậc cho học sinh trong c...

Tài liệu Skkn sử dụng đồ dùng dạy học tự làm nhằm phát triển sức bậc cho học sinh trong các tiết dạy nhảy cao

.PDF
7
111
113

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số : ......... 1. Tên sáng kiến “Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm nhằm phát triển sức bậc cho học sinh trong các tiết dạy nhảy cao” . (Phan Quốc Hùng, Hạ Chí Trường, Trần Thị Thúy Liễn, Trà Văn Cường, @THPT Phan Thanh Giản) 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Áp dụng cho học sinh khi học nhảy cao và các môn khác có liên quan đến tố chất thể lực đặc biệt là sức mạnh bộc phát. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến. 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết. Nhảy cao là một trong những nội dung của môn điền kinh được giảng dạy trong trường phổ thông, học tập tốt môn điền kinh giúp cho học sinh phát triển đều đặn những nhóm cơ chủ yếu, tạo điều kiện hình thành tư thế đúng, điều chỉnh trọng lượng cơ thể. Trong quá trình học tập, các bài tập điền kinh kích thích việc tăng độ dài xương, làm chiều cao các em tăng lên. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên các môn điền kinh còn góp phần rèn luyện ý chí, giáo dục ý thức khắc phục khó khăn cho học sinh. Thế nhưng, đại đa số học sinh ít quan tâm đến môn học này, vì rất khô khan dễ nhàm chán, học sinh chỉ thích học tập với các môn có dụng cụ như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… bởi các môn có dụng cụ dễ lôi cuốn, thu hút học sinh hơn. Các em học sinh nữ khi học nhảy cao rất ngán ngại xà, sức bậc yếu, một bộ phận không nhỏ học sinh có trọng lượng cơ thể lớn khó khăn cho việc học môn nhảy cao. Ngoài ra, cơ sở vật chất của trường cho môn học chưa đáp ứng theo nhu cầu, dụng 1 cụ bổ trợ, học tập có giá thành cao, chưa đa năng. Từ những khó khăn trên, chúng tôi tìm cách giúp học sinh giảm trọng lượng, khắc phục tâm lý, đặc biệt là việc phát triển sức bậc cho học sinh bằng việc thiết kế đồ dùng dạy học tự làm đa năng, với dụng cụ này học sinh sẽ tập luyện tích cực và sôi nổi hơn. Vì thế, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Sử dụng đồ dùng dạy học tự làm nhằm phát triển sức bậc cho học sinh trong các tiết dạy nhảy cao” 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là sức bậc. Giúp cho giáo viên dạy điền kinh, giáo viên dạy thể dục có thêm nguồn tài liệu khi giảng dạy cũng như huấn luyện. 3.2.2. Nội dung giải pháp * Tính mới của giải pháp. Tính mới của đề tài: phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là sức bậc; thiết kế được macker đa năng tự làm. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ. Sức bậc của học sinh thay đổi tốt hơn, thành tích nhảy cao tốt. Học sinh hứng thú tập luyện môn điền kinh. * Cách thức và các bước thực hiện của sáng kiến Trong quá trình học tập kỹ thuật, những tố chất thể lực sẽ phát triển, nhưng như vậy chưa đủ, cần phải chọn những biện pháp làm cơ sở phát triển thể lực học sinh, không nên tách rời phát triển thể lực và giảng dạy kỹ thuật vì kỹ thuật và các tố chất vận động có mối quan hệ chặt chẽ. Việc phát triển các tố chất vận động không đủ mức cần thiết sẽ không tạo cho các em có đủ điều kiện nắm được kỹ thuật một cách hoàn chỉnh. Từ những yêu cầu trên chúng tôi đưa vào các bài tập trong từng tiết dạy trong môn nhảy cao nằm nghiêng, định kỳ thay đổi bài tập, tăng dần khối lượng, số lượng, độ cao của dụng cụ…thực hiện như sau: Thiết kế dụng cụ: 2 Chúng tôi thiết kế dụng cụ bằng ống nhựa PVC hiệu Bình Minh cỡ 21, cụ thể như sau: Hình 1 Hình 2 Bài tập với hình 1: Bài tập 1: Di chuyển ngang: người tập nhảy qua macker có chiều cao 15cm, khoảng cách mỗi macker 50cm, chiều rộng 50cm. Có thể thiết kế 4, đến 5 macker. Bài tập này giúp cho học sinh di chuyển linh hoạt, nhịp nhàng, nhịp điệu. 3 Bài tập 2: Nhảy bậc 2 chân qua macker: bài tập này giúp học sinh phát triển sức bậc, các nhóm cơ phát triển đều, tăng cường thể lực. Bài tập 3: Lò cò qua macker: học sinh lò cò chân thuận trước (chân giậm nhảy) sau đó đổi chân. Bài tập này giúp học sinh phát triển sức mạnh bộc phát. 4 Bài tập với macker hình 2: chúng tôi thiết kế các macker có độ cao tăng dần, từ thấp đến cao 15cm, 20cm, 30cm, 50cm… khoảng cách giữa các macker là 50cm, riêng khoảng cách giữa macker 30cm đến 50cm là 80cm, vì đặt 50cm học sinh sẽ bị vướng. Bài tập 4: Nhảy bậc 2 chân qua macker: bài tập này giúp học sinh phát triển sức mạnh bộc phát, các nhóm cơ phát triển đều, tăng cường thể lực, rnef luyện ý chí, khắc phục tâm lý, vượt khó. 5 Bài tập 5: Lò cò qua macker: học sinh lò cò chân thuận trước (chân giậm nhảy) sau đó đổi chân. Bài tập này giúp học sinh phát triển sức mạnh bộc phát. Tùy theo đặc điểm của lớp học, từng giáo án mà giáo viên cho tập các bài tập khác nhau, thay đổi số lần tập luyện, tăng nhiều macker, thay đổi độ cao macker, trò chơi… mục đích giúp học sinh phát triển thể lực đồng thời tạo nên hứng thú trong học tập. Sau cho từng học sinh phát triển thể lực theo đúng mục đích. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Áp dụng rộng rãi cho giáo viên dạy thể dục ở nội dung nhảy cao, có thể sử dụng cho môn bóng đá, bóng chuyền... ở từng cấp học giáo viên thiết kế macker với khoảng cách và độ cao phù hợp. 3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng các bài tập với macker tự làm thể lực học sinh tăng lên rõ rệt đặc biệt là sức bậc. Rút ngắn thời gian tiếp thu kỹ thuật. Giá thành rẽ hơn các loại macker sản xuất bán ngoài thị trường. Thiết kế đa dạng, sử dụng đa năng. 6 Học sinh nữ lớp 10 đạt hạng nhất nội dung nhảy cao tại Đại hội TDTT Huyện Ba Tri lần thứ VIII 2017 với thành tích 1m40. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: không có Ba Tri, ngày 20 tháng 3 năm 2018 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan