Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn sử dụng di sản phòng tuyến tam điệp biện sơn trong môn lịch sử địa phương...

Tài liệu Skkn sử dụng di sản phòng tuyến tam điệp biện sơn trong môn lịch sử địa phương và địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh

.DOC
39
102
84

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN “SỬ DỤNG DI SẢN PHÒNG TUYẾN TAM ĐIỆP - BIỆN SƠN TRONG MÔN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH”. Chúng tôi gồm Tỷ lệ (%) TT Họ và tên Năm sinh Trình độ đóng góp Đơn vị công tác Chức vụ chuyên vào việc môn tạo ra sáng kiến 1 Tạ Thị Thu Hiền 1976 THPT Ngô Thì Nhậm Hiệu trưởng Thạc sĩ 20% 2 Đinh Thị Hiền 1977 THPT Ngô Thì Nhậm Phó Hiệu trưởng Thạc sĩ 20% 3 Phạm Thị Loan 1979 THPT Ngô Thì Nhậm TTCM Cử nhân 20% 4 Lưu Thị Thanh 1979 THPT Ngô Thì Nhậm TPCM Cử nhân 20% 5 Nguyễn Thị Hợp 1983 THPT Ngô Thì Nhậm Giáo viên Cử nhân 20% Kính gửi : Hội đồng sáng kiến Sở giáo dục và Đào tạo Ninh Bình I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Tên sáng kiến: “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh”. - Lĩnh vực áp dụng: Môn Lịch sử và Địa lí THPT II . Nội dung 1. Giải pháp cũ thường làm Hiện nay, việc tổ chức dạy học tại di sản của giáo viên ở trường phổ thông ngày càng phổ biến và áp dụng tích cực trong dạy học Lịch sử và Địa lí. Đây được xem là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả. Dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện dạy học tại di sản, học sinh có điều kiện để học tập độc lập, hoạt động theo nhóm, phát huy mọi khả năng, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Đồng thời dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được phát biểu ý kiến cá nhân, được làm việc, được chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết của mình. Dạy học tại di sản có vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương ở nhà trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao, mở rộng vốn kiến thức cho học sinh, rèn luyện kĩ năng, tăng hứng thú học tập cho học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giảng dạy Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương ở các trường còn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả đạt được chưa cao. Có thể kể đến một số nguyên nhân như: Nguồn tư liệu về địa phương ở cấp huyện, xã, thôn còn ít hoặc thiếu thiết bị, dụng cụ hỗ trợ giảng dạy lịch sử địa phương như bản đồ, ảnh tư liệu, sa bàn minh họa, băng hình tư liệu... nên khi dạy đến các tiết học này, gần như học sinh chỉ được học chay, cộng với trí tưởng tượng về những gì đã được tiếp cận ở địa phương mình… Trong các tiết dạy lịch sử địa phương, một số ít giáo viên có sử dụng các tranh ảnh, tư liệu khi đề cập đến các nội dung về lịch sử Ninh Bình. Tuy nhiên, các nguồn tư liệu này chỉ mang tính chất minh họa chứ giáo viên chưa tập trung khai thác hết ý nghĩa vấn đề nên chưa làm toát lên những giá trị văn hóa của những di sản nói trên. 2. Giải pháp mới cải tiến 2.1. Bản chất của giải pháp Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay đang trở thành một giải pháp mới và hiệu quả nhằm khắc phục những hạn chế do các giải pháp dạy học cũ đã làm. Di sản văn hoá Ninh Bình, đặc biệt là di sản văn hoá phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống cộng đồng các dân tộc Việt. Sự phát triển về văn hóa kinh tế xã hội gắn bó mật thiết đến đời sống của người dân tại địa phương. Để giúp học sinh có những hiểu biết về những giá trị của di sản, qua đó giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản,phát triển kinh tế địa phương đồng thời góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện đa dạng hoá hình thức tổ chức dạy học. Bản thân chúng tôi là những giáo viên dạy môn Lịch sử và Địa lí rất quan tâm đến vấn đề này; vì vậy chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài để nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh”. 2.2. Các bước xây dựng kế hoạch dạy học gắn với di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. * Bước 1: Lập danh mục di sản nằm trong hệ thống phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn: Để có được danh mục đầy đủ nhất, giáo viên cần: - Hiểu được khái niệm và biết cách nhận diện di sản văn hóa phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn. - Điều tra thông tin về danh mục di sản nằm trong hệ thống phòng tuyến Tam Điệp Biện Sơn thông qua: + Tham khảo danh mục kiểm kê di sản văn hóa, cơ sở sản xuất kinh doanh của Phòng Văn hóa và Thông tin; phòng kinh tế thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Tam Điệp; + Thu thập thông tin từ cộng đồng hay những người cao tuổi khác, v.v. thông qua phỏng vấn; + Tra cứu thông tin qua tư liệu sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, v.v. về di sản văn hóa tại thư viện nhà trường, thư viện thành phố, thư viện tỉnh, thư viện quốc gia; + Tra cứu thông tin trên Internet; - Lập danh mục di sản văn hóa nằm trong hệ thống phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và mô tả tóm tắt về các di sản đó trong danh mục. * Bước 2: Tìm ra mối liên kết giữa nội dung bài học với di sản văn hóa phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Để thực hiện bước này, giáo viên: - Nghiên cứu nội dung các bài học trong chương trình, sách giáo khoa và nội dung các di sản văn hóa tại danh mục đã lập ở Bước 1; - Lập bảng danh mục chỉ ra liên kết giữa nội dung bài học và di sản văn hóa; - Trên cơ sở bảng tổng hợp, chọn một (hoặc nhiều) di sản văn hóa, phù hợp với bài học để tiến hành thiết kế bài học sử dụng các di sản đó: + Trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc năm 1788 – 1789, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn giữ vai trò chiến lược quan trọng trong giai đoạn rút lui chiến lược cũng như giai đoạn phản công chiến lược. Đó là giới hạn rút lui cuối cùng của quân Tây Sơn ở Bắc Hà. Đó cũng là địa điểm tập kết của đại quân Tây Sơn do Quang Trung thống lĩnh từ phú Xuân kéo ra. Và đó cũng là bàn đạp của cuộc phản công chiến lược, là căn cứ xuất phát của các đạo thuỷ bộ hùng binh Tây Sơn tiến ra đại phá quân giặc. Thế nhưng, sử sách xưa ghi chép sơ lược đến mức hầu như không thể hình dung được cách tổ chức phòng tuyến, thậm trí vị trí đèo Tam điệp ở đâu cũng không xác định được. Điều may mắn là tuy 187 năm đã trôi qua (1789 – 1976), nhưng phòng tuyến Tam Điệp lịch sử đó còn để lại một số di tích và dấu ấn đậm đà trong ky ức của nhân dân qua nhiều truyền thuyết dân gian phong phú. Gần đây, những người làm công tác sử học đã phát hiện và khảo sát những di tích đó. + Núi Tam Điệp, xét về mặt địa ly, là dải cuối cùng của vòng cung đá vôi Hoà Bình ăn ra gần sát biển. Đó là một dải núi đá vôi xen lẫn một số đồi đất ở vào vùng giáp giới hai tỉnh Hà Nam Ninh và Thanh Hoá. Núi Tam Điệp tự nó đã có giá trị như một bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh Bình – Thanh Hoá và án ngữ các đường thuỷ bộ từ Thăng Long vào Thanh Hoá. Đấy là đường Thiên ly qua đèo Tam Điệp; đường núi (hay thượng đạo) qua Phố Cát và đường thuỷ qua cửa Thần Phù. + Bộ binh Tây Sơn lui về giữ Tam Điệp là chiếm lĩnh một tuyến địa hình lợi hại, giành nơi dừng chân vững chắc trong phòng ngự cũng như tiến công. Quân Tây Sơn tổ chức phòng ngự nhằm ngăn chặn các đường giao thông qua Tam Điệp, chủ yếu là đường Thiên lý. + Đường Thiên lý qua ải Tam Điệp rồi men theo các vách núi đá vôi dựng đứng, băng qua một số thung lũng và trườn qua đèo Tam Điệp gồm ba đỉnh đèo, rồi vào đồng bằng Thanh Hoá. Di tích của con đường giao thông cổ đó đến nay vẫn còn từng đoạn và có nơi cách quốc lộ 1 đến 4 km về phía đông. Trên đỉnh đèo cao nhất với độ cao 110m còn tấm bia đá khắc bài thơ “ qua núi Tam Điệp “ ( quá Tam Điệp Sơn) của thiệu trị khi tuần du qua đây năm 1842. Đỉnh đèo phía Bắc cao 68m, phía Nam cao 80m. + Trước ải Tam Điệp còn di tích thành luỹ của quân Tây Sơn. Luỹ dài 135m, chân rộng 15m, có chỗ cao 1,8m, nối liền hai mạch núi đá vôi nhằm chặn một lối đi qua đấy. Thành rộng gần một mẫu Bắc bộ, hình gần vuông, chân rộng 7m, có chỗ cao hơn 2m. Phía ngoài thành đều có hào, di tích còn lại có chỗ rộng 4m, sâu 0,5m. Thành nằm gần đường Thiên Ly và giữ như một tiền đồn phía bắc cửa ải. Những luỹ này được xây dựng từ trước và quân Tây Sơn đã tu bổ, xây dựng khi lập phòng tuyến Tam Điệp. Vì vậy nhân dân địa phương thường gọi “đồn lính trú cổ triều” hay là ‘’luỹ Quang Trung", ‘’ đồn Tây Sơn” Biện Sơn là một hòn đảo ở phía nam Thanh Hoá, nay thuộc xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia. Đảo rộng gần 4km vuông, dài hơn 4km, chiều ngang chỗ rộng nhất hơn 1km, cách gần 1km. Phía ngoài Biện Sơn còn một loạt đảo lớn nhỏ như đảo hòn Bung, đảo hòn Sò, hòn Sập … lớn nhất là đảo hòn Me. + Thuỷ quân Tây Sơn rút về giữ Biện Sơn là kiểm soát con đường thuỷ ven biển từ Bắc vào Nam và chuẩn bị sẵn một căn cứ tập kết và xuất phát cho các đạo thuỷ binh. Phía Bắc đảo Biện Sơn có vũng Biện Sơn ăn lõm vào, ba bề núi bao bọc. Hàng trăm chiến thuyền có thể đậu an toàn trong vũng sóng yên biển lặng ấy. Trên đảo còn di tích ba thành nhỏ, xây theo lối ghép đó. + Thành Đồn ở phía đông Bắc, hình tròn, đường kính phía trong là 72m. Thành dày 10m, có chỗ cao đến 3,5m, phía trên thành đắp thêm tường phụ cao 1m, dầy 1,2m. + Thành Hươu ở phía đông nam, cũng hình tròn, đường kính phía trong 13m. Thành dày 1,3m, chỗ cao 1,7m. Nhân dân gọi là ‘’ thành Hươu” vì gần đó có ghềnh đá hình con hươu. + Thành Ngọc ở nam tây đảo, phía trên vũng Ngọc ( vì vậy gọi là thành Ngọc), thành hình bán nguyệt, đường kính phía trong 22m và đã bị phá huỷ nhiều chỗ. + Những thành trên đảo Biện Sơn đã có từ đời Lê và quân Tây Sơn sử dụng trong thời gian đóng quân ở đây. Sau đó, nhà Nguyễn sửa chữa lại, lập thành đồn Biện Sơn ( thành Đồn) và pháo đài Tĩnh Hải( thành Hươu). Di tích cả hai thành này đã qua sự tu tạo của nhà Nguyễn. + Những di tích trên là những tư liệu lịch sử rất quí, cho phép bổ sung những thiếu sót của sử sách, khôi phục một cách đầy đủ hơn phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn của quân đội Tây Sơn + Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, trên phòng tuyến Tam Điệp – Biên Sơn không sẩy ra một trận đánh nào. Nhưng chính bằng chiến tuyến đó, một binh lực nhỏ của quân Tây Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bí mật cho đại quân Tây Sơn do Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến ra tổ chức cuộc phản công chiến lược và cũng chính từ chiến lược này, 5 đạo quân Tây Sơn xuất trận, hình thành thế trận tiến công bất ngờ, thần tốc, giáng những đòn sấm sét nghiền nát hàng chục vạn quân xâm lược, lập nên chiến công kỳ diệu của màu xuân Kỷ Dậu năm 1789, giành lại độc lập, thực hiện thống nhất nước nhà. * Bước 3: Thiết kế bài học sử dụng di sản văn hóa phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. 1. Nghiên cứu tài liệu liên quan đến di sản văn hóa đã lựa chọn: - Nghiên cứu mọi tư liệu đã có liên quan đến di sản văn hóa đã được lựa chọn; - Xác định các thông tin, tư liệu cần bổ sung để xây dựng nội dung bài học; - Chuẩn bị bảng câu hỏi phỏng vấn tại thực địa; 2. Xây dựng kế hoạch và thiết kế bài học Trên cơ sở các di sản trong hệ thống phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn đã được xác định ở Bước 2, giáo viên xây dựng kế hoạch bài học hay tổ chức chương trình ngoại khóa. Nếu là tiết học thì chú ý thiết kế các hoạt động học tập cho học sinh, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp. Nếu là chương trình ngoại khóa thì có thể tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa các đội chơi 3. Nghiên cứu, tìm hiểu về di sản phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong thực tế Giáo viên hoặc tổ chức cùng học sinh nghiên cứu thực tế, khảo sát tại nơi có di sản.Việc tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu về di sản trong thực tế không nên quá dài và nên chia thành 2 đợt, mỗi đợt khoảng 1-2 ngày: - Đợt 1: Tiến hành thu thập thông tin tại nơi có di sản thông qua cách thức phỏng vấn, ghi âm, chụp ảnh, quay phim, v.v. và kiểm chứng tính phù hợp của di sản với nội dung bài học. Kiểm chứng hoạt động học đã gợi ý có phù hợp với yêu cầu nội dung và thời lượng bài học hay không. Xác định hình thức tổ chức dạy học: trên lớp hoặc tại di sản (Bài học tại thực địa)... Để quan sát và đánh giá được mức độ đạt kết quả làm việc với di sản của HS, GV cần: + Xác định mục tiêu đánh giá, địa điểm, thời gian và đối tượng quan sát; + Xây dựng phiếu kiểm hoặc bảng tiêu chí quan sát, thang xếp hạng; + Căn cứ vào phiếu kiểm hoặc bảng các tiêu chí để ghi kết quả quan sát - Đợt 2: Bổ sung tư liệu còn thiếu sau khi chỉnh sửa lại kế hoạch bài học. Chuẩn bị hiện vật, phương tiện, đồ dùng phục vụ cho bài học. Trong trường hợp không có điều kiện để tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tại thực tế, giáo viên với sự trợ giúp của cán bộ văn hóa thông qua các buổi nói chuyện, thuyết trình, giảng dạy của các nhà nghiên cứu về từng di sản văn hóa cụ thể hoặc thông qua các nguồn tư liệu phát hành chính thức và các cơ quan quản lý văn hóa. 4. Bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bài học Dựa trên các nguồn tư liệu đã thu thập (sách, báo, tạp chí, băng đĩa, bài báo nghiên cứu, phỏng vấn, bài viết của nhà nghiên cứu, v.v.) và tư liệu thu thập từ nghiên cứu thực tế, giáo viên phối hợp với chọn lọc phần tư liệu về di sản có giá trị sử dụng hiệu quả nhất để gắn với bài học và khắc sâu kiến thức về phần này. 5. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế hoạt động học tập Tùy từng bài học, thời gian và hình thức tổ chức dạy học, giáo viên có thể sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế hoạt động học tập trước, trong và sau tiết học sao cho phù hợp. * Bước 4: Giảng tập dượt, đánh giá và hoàn thiện Sau khi hoàn thành việc thiết kế bài học, nếu điều kiện cho phép, giáo viên tổ chức giảng tập dượt trong tổ bộ môn hoặc sử dụng một tiết học để giảng thử nhằm xác định: - Tính phù hợp của việc sử dụng di sản văn hóa vào bài học; - Tính khả thi trong việc đáp ứng các yêu cầu trong phân phối chương trình của môn học; - Tính chính xác của nội dung di sản văn hóa; Dựa trên những ý kiến đánh giá sau giảng tập dượt, giáo viên cần thống nhất để điều chỉnh tiến trình bài học, các hoạt động, tư liệu hình ảnh và lời giảng của giáo viên cho phù hợp và hoàn thiện kế hoạch, thiết kế bài học. Bổ sung thêm tư liệu, phương tiện phục vụ cho bài học (nếu cần). Bước 5: Tiến hành giảng dạy bài học sử dụng di sản văn hóa Sau khi đã hoàn thành việc thiết kế cần đưa bài học vào kế hoạch giảng dạy của bộ môn trong học kỳ hoặc năm học, Ban Giám hiệu, tổ bộ môn cần theo dõi tình hình thực hiện thực tế, đánh giá và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp (nếu cần). Giáo viên bộ môn tổ chức giảng dạy bài học trên lớp hoặc tại di sản (tại thực địa)... 2.3. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp - Giải pháp đưa di sản văn hóa vào dạy học Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương một cách cụ thể góp phần thực hiện có hiệu quả nhất chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông trên cơ sở lồng ghép nội dung dạy học di sản văn hóa vào môn học lịch sử phần giáo dục địa phương (cả nội khóa và ngoại khóa), nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương nói riêng và dạy học môn Lịch sử, Địa lí nói chung. + Thông qua hoạt động ngoại khóa về di sản văn hóa: Bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu có giá trị về di tích lịch sử - văn hóa ở địa phương Thành phố Tam Điệp trong tình trạng nguồn tư liệu này đang hết sức ít ỏi nhằm phục vụ cho việc dạy học di sản ở THPT. Học sinh hứng thú hơn khi được tham gia chuẩn bị cho tiết học lịch sử địa phương bằng các kiến thức và nguồn tư liệu mà các em có thể tự sưu tầm hoặc tiếp cận được và thích thú với các hoạt động học ngoại khóa về lịch sử địa phương. + Thông qua những kiến thức cơ bản về “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi soạn giảng các bài dạy về nội dung giáo dục địa phương. + Dạy học gắn với di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn giúp hình thành và phát triển một số kĩ năng sống cho học sinh như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin… - Việc định hướng học sinh vào tìm hiểu những di sản văn hóa ở địa phương sẽ giúp các em cảm thấy bài học lịch sử gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em. Qua đó, sẽ bồi dưỡng học sinh tình cảm tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn. Và trên hết, các em sẽ tự nảy sinh ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, cũng như kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn xưa trong lịch sử quê hương, đất nước. - Có thể nhận thấy rõ nhất tính hơn hẳn của giải pháp mới cải tiến với giải pháp cũ thường làm thông qua bảng so sánh dưới đây: Nội dung Giải pháp cũ thường làm Giải pháp mới cải tiến - Giáo viên không sử dụng hoặc đưa - Giáo viên chủ động, linh hoạt Ưu điểm quá nhiều nguồn tư liệu (di sản), trong việc chọn lọc và khai thác không chọn lọc, phân loại được một số di sản quan trọng vào nguồn tư liệu (di sản). trong bài dạy. - Kiến thức học sinh tiếp cận nặng nề, - Học sinh tiếp cận khối lượng Kiến thức dàn trải, khó hiểu, kém sinh động, kiến thức phong phú, dễ hiểu vì hấp dẫn. được gắn liền với thực tiễn sinh động. Kĩ năng - Không thực hiện được. - Học sinh được phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, đặc biệt được giáo dục kỹ năng sống và bản lĩnh với cuộc sống thực tại. - Không thực hiện được. Phát triển - Học sinh được phát triển trí tuệ và nhân cách, tiến tới được giáo dục toàn diện. - HS ít hứng thú hơn với bài học, xem - Học sinh say mê, hứng thú học Thái độ nhẹ môn lịch sử. tập; từ đó hình thành thái độ đúng đắn đối với môn lịch sử. III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được 1. Hiệu quả kinh tế Giáo viên và học sinh đỡ tốn kém tiền bạc và công sức khi phải bỏ thời gian và tiền của đi tìm kiếm các sách tham khảo có liên quan, nhất là trong điều kiện nguồn tư liệu tham khảo về lịch sử địa phương rất hiếm hoi hoặc không có nhiều. Ngoài ra khi học gắn với di sản văn hóa, học sinh có ý thức quảng bá du lịch, giới thiệu về các di sản văn hóa và những địa danh du lịch nổi tiếng của nước nhà cho bạn bè trong nước và thế giới thông qua các phương tiện đại chúng, mạng xã hội như facebook, zalo... nhằm thu hút khách du lịch, tạo nguồn thu nhập quan trọng cho kinh tế nước nhà thông qua du lịch. 2. Hiệu quả xã hội - Học sinh được định hình về nhân cách, có thái độ tích cực đối với môn học, kết quả học tập cao hơn, giảm tỉ lệ học sinh trượt tốt nghiệp và đại học – cao đẳng, tạo cơ sở vững chắc để các em có việc làm ổn định trong tương lai. - Học sinh được giáo dục toàn diện cả về nhân cách lẫn trí tuệ, trên cơ sở đó sẽ định hướng nhận thức và hành động của các em đối với xã hội nói chung, giúp đào tạo ra những con người sống có ích cho xã hội. - Giáo viên và học sinh có cái nhìn đúng đắn hơn về tác dụng của việc khai thác hiệu quả di sản văn hóa Thành phố Tam Điệp vào quá trình dạy và học của mình. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 1. Điều kiện áp dụng - Giáo viên và học sinh phải có thời gian lên kế hoạch , lựa chọn di sản địa phương, thăm quan, trải nghiệm thu thập thông tin, xử lý các thông tin nên thời gian cần nhiều hơn so với việc dạy học thông thường . - Giáo viên cần chuẩn công phu về từng bước dạy học liên hệ với cán bộ văn hóa, hướng dẫn học sinh đi tìm hiểu, thăm quan, tổ chức cho học sinh báo cáo về kết quả thu được. - Giáo viên phải thành thạo vi tính, biết sử dụng các chương trình và phần mềm tin học cần thiết (Powerpoint) để có thể khai thác triệt để các nguồn di sản văn hóa Ninh Bình bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể. - Giáo viên cần có quan niệm và nhận thức đúng đắn về tác dụng của các tiết dạy lịch sử địa phương trong đó có sử dụng di sản văn hóa và cần tổ chức tốt hoạt động học của học sinh, kể cả khâu chuẩn bị bài trước khi bước vào tiết học. 2. Khả năng áp dụng Sáng kiến này có khả năng áp dụng đối với những tiết học lịch sử có sử dụng di sản ở các trường THCS và THPT trong toàn Tỉnh. Đồng thời, có thể áp dụng lồng ghép trong việc giảng dạy môn Lịch sử, Địa lí, GDCD, Tiếng Anh. Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Tạ Thị Thu Hiền Đinh Thị Hiền Phạm Thị Loan Lưu Thị Thanh Nguyễn Thị Hợp PHỤ LỤC 1 SỬ DỤNG DI SẢN PHÒNG TUYẾN TAM ĐIỆP - BIỆN SƠN TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH. 1. Nhận diện di sản. a. Khái niệm về di sản văn hóa: Theo điều 1 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) 2009, định nghĩa như sau: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (di sản văn hóa và di sản thiên nhiên) là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. b. Đặc điểm của di sản văn hóa: - Di sản văn hóa là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay. - Di sản văn hóa là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giao lưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại. - Di sản văn hóa, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sức sống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. c. Phân loại di sản: Di sản văn hóa được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia. Di sản văn hóa vật thể bao gồm: - Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Danh lam thắng cảnh (còn gọi là di sản thiên nhiên) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học. - Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên. - Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. 2. Vai trò, ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông. Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục. Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho HS tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trong dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS. * Vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, một phương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung. * Ý nghĩa: + Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh; + Giúp HS phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức; + Kích thích hứng thú nhận thức của HS; + Phát triển trí tuệ của HS; + Giáo dục nhân cách HS. 3/ Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục. Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người GV phải chú ý tuân thủ một số yêu cầu về chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản và triển khai hoạt động dạy học với di sản: - Đảm bảo mục tiêu của CT GDPT và mục tiêu GD di sản; - Xác định nội dung của bài học (trong CT) để có thể lồng ghép, liên hệ, thực hiện dự án, tổ chức dạy học thực địa…; - Về nội dung liên quan đến di sản, GV cần cân nhắc những yêu cầu đã được xác định; - Đảm bảo không tăng tải, tính hấp dẫn, thực tiễn, tính khả thi…; - Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm; - Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện. 4. Một số lưu ý khi dạy học, giáo dục qua các di sản đạt hiệu quả cao. - Về nhận thức thì giáo dục qua di sản là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả một hệ thống chính trị, trước hết là của các gia đình và nhà trường (xã hội hóa giáo dục). - Giáo dục thông qua di sản là phương thức giáo dục vừa có tính phổ biến, vừa không phụ thuộc vào độ tuổi của người học và đạt hiệu quả cao, góp phần tạo lập, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và không đòi hỏi quá nhiều chi phí, “chơi mà học, học mà chơi”… - Dạy và học thông qua các di sản văn hoá là phương pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả. Ở đây, mức độ là “sử dụng” di sản văn hóa, coi di sản văn hóa như là phương tiện, tư liệu dạy học, hỗ trợ cho bài học thêm sinh động, học sinh hứng thú, qua đó giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục truyền thống, đạo lý, hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc. - Để nhằm tăng cường tính hành dụng trong học tập, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp, góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết về di sản, biết bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng, bảo vệ di sản; có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản. - Dạy – học thông qua di sản chỉ đạt kết quả cao khi được tổ chức có kế hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với địa phương; xác định rõ chủ đề dạy, học tại trường, tham quan và đa dạng hoá các hình thức thể hiện trong giờ ngoại khoá tại trường, trong mỗi lần tới di tích, tới bảo tàng. Di sản quanh chúng ta, rất gần gũi với chúng ta, nên trước hết cần khai thác các di sản có sẵn tại địa phương; sau đó, nếu có điều kiện mới tiến tới đưa HS đến các di sản ngoài địa phương. PHỤ LỤC 2 VẬN DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC “SỬ DỤNG DI SẢN PHÒNG TUYẾN TAM ĐIỆP - BIỆN SƠN TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH”. I/ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1/ Di sản văn hóa thuộc phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn gồm: * Hệ thống thành lũy - Đèo Tam Điệp là tên gọi chính thức trong sử sách và địa lý cổ Việt Nam, chỉ con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào nam, đi qua 3 đoạn đèo giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Nó là một tổ hợp đèo trên núi Tam Điệp, chạy ra biển theo hướng tây bắc – đông nam, có 3 ngọn. Đèo có tên gọi dân gian là đèo Ba Dội, xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, trong tiếng Việt cổ có nghĩa là ba đợt, ba lớp. - Thành cổ Tam Điệp: phía tây đường Thiên Lý, cách luỹ Tam Điệp độ 200m, còn di tích một thành luỹ cổ gọi là "Đồn Dâu" vì ở gần Đền Dâu. Thành nằm bên cạnh đường Thiên Lý, hình gần vuông, mỗi cạnh dài từ 65 - 70m. Chân thành hiện còn 7m, đoạn thành cao nhất phía tây bắc cao tới 2m. Diện tích trong thành rộng hơn 1 mẫu Bắc Bộ. Đặc biệt, ba thành phía bắc, phía đông và phía nam, khoảng giữa đắp to hơn, rộng hơn. Phía ngoài thành, cả bốn mặt đều có hào, di tích còn lại, có chỗ rộng 4m, sâu chỉ còn từ 0,70 - 1,0m. Đồn Tam Điệp thường được nhân dân địa phương gọi là Âm hồn, vì ở đây có miếu thờ âm hồn những người chết trận. Đồn lũy Tam Điệp đều có nhiệm vụ phòng vệ phía ngoài cửa ải Tam Điệp. - Luỹ Quèn Thờ: là một địa danh ở xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp. Thực chất vùng đồi núi, rừng rú hoang vu, có nhiều hoa đào phai nở. Tương truyền khi hội quân ở đây Quang Trung thấy loài hoa rừng đẹp đã cho chặt đem về doanh trại để tạo khí thế động viện quân sĩ ăn tết sớm trước khi tiến về giải phóng Thăng Long. Hiện tại nơi đây phát triển mạnh làng nghề đào phai Tam Điệp. Luỹ nhằm chặn con đường mòn vượt qua Quèn Thờ. Luỹ nằm ở phía Đông Nam thành và cách luỹ Tam Điệp khoảng 5 km. Luỹ Quèn Thờ gồm 3 lớp từ ngoài vào trong, từ dưới thung lũng lên sườn núi, thứ tự là Luỹ Chẹn, Luỹ Đệm và Luỹ Đền. Luỹ Chẹn và Luỹ Đệm đắp bằng đất đá hỗn hợp ở dưới thung lũng. Luỹ Đền trên sườn núi, hoàn toàn kè bằng đá, di tích còn lại, chiều dài hơn 20m, cao trung bình hơn 1m. - Đường thiên lý: là tên một con đường cổ, nối hai thị xã cửa ngõ Tam Điệp với Bỉm Sơn. Với chiều dài gần 4 Km, con đường quanh co uốn lượn qua bãi lau lách, hai bên đường là dãy núi đá sừng sững thâm nghiêm, vượt qua ba ngọn núi đất du khách đến với Nhà bia Ba dội trên đỉnh Đèo. Để phát triển du lịch, thành phố Tam Điệp đã xây dựng đề án phục dựng đường Thiên lý cổ trong Quần thể di tích lịch sử phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. - Kẽm đó - Ải Cửu Chân: là một dãy núi, nhìn từ xa mạch núi khép kín dần, giống như cái đó bắt cá nên có tên là Kẽm Đó hay Lỗ Đó. Phía Bắc đèo Tam Điệp, đường Thiên Lý cổ len qua một "cửa ải", hai bên mạch núi đá vôi liên tiếp và khép kín lại, chừa một lối đi như miệng đó đơm cá khổng lồ mà truyền thuyết cho rằng thần Khổng Lồ Nguyễn Minh Không đã đơm đó bắt cá ở đó. Đây là cửa ải ngăn cách giữa hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân xưa thời thuộc Hán. Cửa ải này án ngữ con đường Thiên Lý ra Bắc vào Nam. - Núi Chong Đèn là nơi đặt trạm gác của quân Tây Sơn, tại đây có thung Tập, gò Lệnh, gò Cắm cờ, núi Cắm gươm là nơi doanh trại quân sĩ sống và luyện tập, thung Muối, hang Lương là nơi đặt kho lương. * Các di tích - danh thắng - Đền thờ Quang Trung: Đền còn có tên là đền Thượng, nằm trên đỉnh núi Vương Ngự, tương truyền là nơi Hoàng đế Quang Trung đã dừng chân tại đây. Trên đường lên đền còn có các di tích khác cũng thờ Quang Trung và chùa Trung Sơn. - Đền Dâu: Nằm ở phường Nam Sơn thành phố Tam Điệp. Đền thờ công chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của điện thần Việt Nam đã hóa thân vào người con gái địa phương giúp dân trồng dâu nuôi tằm, may quần áo cho quân lính Tây Sơn. Hàng năm diễn ra lễ hội đền từ 20/2 âm lịch và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. - Đền Quán Cháo cũng là ngôi đền gắn với truyền thuyết tiên nữ nhập vào người con gái sở tại để nấu cháo dâng cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận. - Đền Quèn Thờ: nằm ở lũy Quèn Thờ, còn có tên là đền Cao Sơn vì thờ thần Cao Sơn trấn ngự vùng núi phía tây Hoa Lư tứ trấn từ thời Đinh. Theo thần tích, năm xưa khi thân chinh ra Bắc, vua Quang Trung đã lên thắp hương xin kế phá giặc ở đây. Tương truyền ngôi đền thờ thần Cao Sơn trước đó ở giữa lưng chừng núi. Vua Quang Trung đã được thần báo mộng và nhắc nhở xây đền lên đỉnh núi nếu thắng trận. Sau khi thắng trận vị vua này đã cho di rời Đền lên đỉnh núi. - Động Trà Tu: Động Trà Tu còn có tên là Động Lễ, thuộc xã Đông Sơn. Vượt qua Quèn Thờ, đi bộ 4 km đường rừng quanh co, vượt qua các thung lũng và triền núi, vào tới một chiếc động đẹp tuyệt vời. Động rộng rãi, thoáng mát, rộng độ hơn 200m2, có xây bệ thờ Phật, và những "gian" động khuất khúc bên trong. Tương truyền rằng, ở đây có loại thuốc tiên gọi là "linh đan" được sinh ra từ các nhũ đá, có thể chữa bách bệnh. Đây là một nhóm hang động động còn giữ được nhiều nhũ đá tự nhiên, có dấu tích của con người thời kỳ văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn như hang Mo, hang Trâu, hang Cò, hang Khỉ.v.v. Cửa động quay về hướng đông bắc. Ðộng có hai hang là hang Sáng và hang Tối. Hang Sáng ở bên ngoài, cửa động nhỏ, rộng 7m, cao hơn 5 m, bên trong như một cái dù cao khoảng 15 m, sâu gần 30 m có nhũ đá rủ xuống hình quả phật thủ, ngà voi, những con rồng, con trăn, con rắn, đàn rùa v.v. Từ hang Sáng có lối ở bên phải hang vào hang Tối, một ngách núi như một đường hầm khổng lồ dài hơn 100m. Từng đoạn lại có ngách rẽ trái, rẽ phải, có hai vách đá tách ra tạo thành đường lên trời, có ngách ăn sâu xuống thăm thẳm như đường xuống âm phủ. Nước ở nhũ đá rỏ xuống làm cho không khí mát lạnh. - Hồ Yên Thắng: Là một hồ nước lớn ở giáp giữa Tam Điệp và Yên Mô. Tại đây đang xây dựng khu liên hợp thể thao hồ Yên Thắng rộng 773 ha với sân Golf quy mô 54 lỗ. Hồ Đoòng Đèn thuộc địa phận xã Đông Sơn, diện tích 30 ha, hồ rộng và đẹp, giữa hồ có ngọn núi Lồng Đèn. Tương truyền trên đỉnh núi có ngọn đèn thắp sáng liên tục hàng đêm soi rọi cho cả một vùng rộng lớn. * Địa danh khác - Tại lũy Tam Điệp, hiện vẫn còn các di tích: Bãi luyện quân, Gò Tập, Gò Cắm cờ, Lũy Quang Trung, Núi Hộ thành Quang Trung, Núi Bàn cờ Quang Trung, Đồn Dâu (còn gọi đồn Tam Điệp), Thành Tam Điệp, Bảo Lý Nhân, Đồn lính trú cổ triều. Vùng thành phố Tam Điệp hiện nay còn có những địa danh liên quan đến Quang Trung và quân Tây Sơn, như: Núi Vương Ngự (nơi Quang Trung đứng duyệt quân), Núi Ngô Công – nơi Ngô Văn Sở đóng, Núi Mưu Công – nơi Quang Trung họp với bộ tham mưu, Núi Vàng Mẹ, Vàng Con – nơi Quang Trung đốt hương, vàng tế Trời Đất; Núi Chong Đèn – nơi quân lính đốt đèn canh gác; Núi Dóng Than – nơi đốt khói làm hiệu; Núi Voi Phục – nơi một con voi Tây Sơn nằm lại trên đường tiến quân, … 2/ Cơ sở thực tiễn khi dạy học tại di sản - Trường THPT Ngô Thì Nhậm thuộc thôn 4C, xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Đối tượng học sinh của trường THPT Ngô Thì Nhậm bao gồm nhiều học sinh có hộ khẩu thường trú tại các phường Nam Sơn, phường Trung Sơn, Xã Đông - nơi có các di tích thuộc phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Đây là cơ sở thực tiễn giúp các em có cái nhìn chính xác, khách quan và toàn diện về di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. - Xuất phát từ điều kiện thuận lợi trên, học sinh ở tất cả các lớp đều có khả năng thu thập, tìm kiếm tư liệu thông qua hoạt động thực tế, trải nghiệm ở di sản gần khu vực nơi cư trú. 3/ Các bước tiến hành dạy học gắn với di sản địa phương phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. - Tổ chức soạn bài, giảng dạy theo kế hoạch (Khi soạn bài chú ý làm rõ việc sử dụng di sản văn hóa trong bài qua từng bước: Từ mục đích, yêu cầu; chuẩn bị của GV, học sinh; thể hiện nội dung và phương pháp sử dụng di sản trong bài; củng cố, giao bài tập về nhà…). - Lập bảng hệ thống các nội dung sử dụng di sản. - Liên hệ với một số hộ gia đình thuộc ở gần di sản, ban quản lí di sản, thuê xe, hướng dẫn viên, đi tiền trạm… - Trên cơ sở lựa chọn, khoanh vùng những học sinh cư trú gần địa điểm di sản, giáo viên phân công học sinh tìm hiểu, sưu tầm, thu thập các nguồn tư liệu có liên quan. - Thiết kế chương trình ngoại khóa, hoàn thiện hồ sơ dạy học hoàn chỉnh dựa trên kết quả đã thu thập được và xử lý hợp lý các nguồn thông tin tư liệu. - Giáo viên và học sinh cùng tiến hành trải nghiệm tại di sản. - Tổ chức các hoạt động về nhà của học sinh: Chia HS thành các nhóm giao bài tập về nhà Liên hệ thực tiễn (suy nghĩ và hành động) của học sinh về di sản và chuẩn bị tập luyện cho phần thi của 3 đội II/ TỔ CHỨC ĐI TRẢI NGHIỆM 1/ Lập kế hoạch, thiết kế giáo án dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. a/ Xây dựng kế hoạch sử dụng di sản phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. KẾ HOẠCH Chuyên đề ngoại khoá “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” Căn cứ công văn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông; Công văn số 938/SGDĐT-GDTrH, ngày 06/9/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sử dụng di sản trong trường học phổ thông. Thực hiện công văn số 957/SGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Sở GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2018 - 2019; Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của Trường THPT Ngô Thì Nhậm; Căn cứ kế hoạch hoạt động năm học 2018 - 2019 của tổ Lịch sử - Địa lí- Tiếng Anh, của nhóm Lịch sử; Nhóm chuyên môn Lịch sử, Địa lí Trường THPT Ngô Thì Nhậm xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên để cấp trường năm học 2018 - 2019 với chủ đề: “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” cụ thể như sau: I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAM QUAN HỌC TẬP TẠI DI SẢN 1/ Mục đích. - Qua hoạt động ngoại khoá học sinh đối chiếu những kiến thức được được học trên lớp với những gì quan sát, tiếp thu được ở di sản, nâng cao hiểu biết mở rộng kiến thức được học trên lớp về lịch sử truyền thống của quê hương mình. - Rèn cho học sinh kĩ năng liên hệ kiến thức lí thuyết trong sách vở với thực tiễn; - Rèn cho HS một số kĩ năng thao tác tư duy: phân tích, so sánh rút ra kết luận bài học, kĩ năng quan sát đối chiếu, kĩ năng sưu tầm nghiên cứu xử lí tư liệu lịch sử. - Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc và thống nhất đất nước của mọi người dân. - Lòng biết ơn đối với những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước . - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng nền kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha. Từ đó các em có ý thức trách nhiệm bảo vệ những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể của địa phương. 2/ Yêu cầu - Trong quá trình tổ chức hoạt động, giáo viên cần phải liên hệ kiến thức học trên lớp với kiến thức thực tế, định hướng cho học sinh để các em tự phát hiện, tìm tòi những kiến thức mang tính phát hiện. - Hình thức tổ chức đảm bảo theo đúng quy trình thực hiện chuyên đề, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động chuyên môn. II/ NỘI DUNG Chuyên đề gồm 3 phần: Phần I: Văn nghệ chào mừng. Thời gian 15 phút Phần II: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. Thời gian 5 phút Phần III: Phần chính của chuyên đề. 1. Phần thi hiểu biết của 3 đội chơi với chủ đề “Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn” - Giới thiệu đội chơi. (Ngắn gọn) - Trình bày hiểu biết về Khu di tích phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn. Trả lời câu hỏi qua trò chơi ô chữ (9 ô - mỗi đội chọn 3 ô câu hỏi) – Chủ đề về “Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn”. - Báo cáo kết quả trải nghiệm di sản Đội 1: Hệ thống thành lũy (Hình ảnh trên máy chiếu) Đội 2: Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh (máy chiếu) Đội 3: Kế sách của vua Quang Trung trong việc đánh bại quân Thanh năm 1789 (máy chiếu) 2. Phần chơi “Rung chuông vàng” với chủ đề “Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn và kế sách giữ nước của vua Quang Trung” cho 20 học sinh khối 10, 11 * Thể lệ cuộc thi: - Mỗi lớp cử 2 hs tham dự, các em ngồi đúng vị trí, hs dự thi có số báo danh trước ngực. - Tổng số có 15 câu hỏi chính thức cho hs trả lời, thời gian chuẩn bị mỗi câu là 15 giây. Khi người dẫn chương trình thông báo hết giờ thí sinh phải dừng bút, giơ bảng đáp án đề thông báo kết quả. - Đáp án viết phải đúng chính tả, nếu đúng kiến thức mà sai chính tả thí sinh đó vẫn bị loại - Khi các bạn trả lời được từ ½ số câu hỏi của chương trình mà các bạn thí sinh bị loại nhiều thì các em sẽ được cứu trợ một lần - Trường hợp nếu còn lại 1 thí sinh cuối cùng dự thi, nếu gặp câu hỏi khó em được quyền cứu trợ nhờ sự giúp đỡ của bạn bè hoặc ban cố vấn. - Trường hợp còn 2 hs trở lên sẽ trả lời câu hỏi phụ để chọn người trả lời câu số 15. - Người trả lời được câu hỏi số 15 sẽ là người chiến thắng. * Cuộc thi “Các di tích và danh thắng trong phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn”: MC đọc câu hỏi, có đội thư ký xác minh đáp án, loại những thí sinh trả lời sai. Thời gian cho phần chơi này là 30 phút III/ THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM - Thời gian tổ chức: Dự kiến cuối tháng 03/2019; - Địa điểm tổ chức: Sân trường THPT Ngô Thì Nhậm IV. THÀNH PHẦN 1. Đại biểu mời - Lãnh đạo xã Đông Sơn; - Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường. 2. Thành phần triệu tập - Ban giám hiệu, BCH Công Đoàn, Đoàn thanh niên trường THPT Ngô Thì Nhậm. - Các Tổ trưởng chuyên môn, toàn bộ giáo viên môn Lịch sử, Địa lí của nhà trường - Học sinh trường THPT Ngô Thì Nhậm (Khối 10, 11). V. PHÂN CÔNG CÁC BAN, BỘ PHẬN PHỤC VỤ CHUYÊN ĐỀ 1. Ban chỉ đạo: - Đ/c Tạ Thị Thu Hiền - Bí thư chi bộ, hiệu trưởng: Trưởng ban - Đ/c Nguyễn Thành Chung - Phó hiệu trưởng: Phó ban - Đ/c Đinh Thị Hiền Uỷ viên - Phó hiệu trưởng: 2. Ban tổ chức: - Đ/c Tạ Thị Thu Hiền – Bí thư chi bộ, hiệu trưởng: Trưởng ban - Đ/c Nguyễn Thành Chung - Phó hiệu trưởng: Phó ban - Đ/c Đinh Thị Hiền - Phó hiệu trưởng: Uỷ viên - Nhóm Giáo viên Lịch sử, Địa lí Trường THPT Ngô Thì Nhậm: Uỷ viên - Đ/c Bùi Đức Thuận - Bí thư Đoàn trường: Uỷ viên - Đ/c Ngô Thị Thanh Mai - TT Tổ hành chính -Uỷ viên - GVCN các lớp khối 11, 10. - Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề, báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường để xin ý kiến và triển khai. - Xây dựng kế hoạch tổ chức, nội dung chi tiết. - Chỉ đạo giáo viên nhóm Lịch sử, Địa lí xây dựng nội dung chuyên đề. Bố trí các điều kiện để buổi ngoại khóa diễn ra đạt yêu cầu. - Chọn, cử học sinh tham gia chuyên đề thiết thực, hiệu quả. - Chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, tiếp đón đại biểu, khách mời về dự chuyên đề. VII. LỊCH TRIỂN KHAI - Tháng 10/2018: Nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề. - Tháng 1/2019: Duyệt kế hoạch tổ chức chuyên đề với BGH nhà trường. Chuẩn bị nội dung chi tiết, đưa học sinh đến di tích để tìm hiểu chuẩn bị các hoạt động. - Đầu tháng 03/2019: Họp BTC, duyệt lần cuối nội dung, chuẩn bị cơ sở vật chất. - Giữa tháng 03/2019: Báo cáo Ban Giám hiệu nhà trường về nội dung, thời gian dự kiến tổ chức - Cuối tháng 03/2019: Tổ chức chuyên đề. Trên đây là kế hoạch tổ chức chuyên đề cấp trường với nội dung “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” của nhóm Lịch sử, Địa lí trường THPT Ngô Thì Nhậm năm học 2018 - 2019./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Sở GD&ĐT (để báo cáo); - Lãnh đạo, BGH nhà trường (để chỉ đạo); - Tổ Lịch sử- Địa lí- Ngoại ngữ (để thực hiện); - Nhóm Lịch sử, Địa lí (để thực hiện); - Lưu: VT Tạ Thị Thu Hiền b/ Thiết kế giáo án: “Sử dụng di sản Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong dạy học môn Lịch sử địa phương và Địa lí địa phương nhằm phát triển các kĩ năng thực hành của học sinh” I. MỤC ĐÍCH CỦA BÀI HỌC NGOẠI KHÓA Qua hoạt động ngoại khóa, học sinh cần: 1. Về kiến thức - Qua hoạt động tham quan học sinh đối chiếu những kiến thức được học trên lớp trong chương trình lịch sử lớp 10, 11 với những gì quan sát, tiếp thu được thông qua trải nghiệm thực tế, nâng cao hiểu biết mở rộng kiến thức được học trên lớp, nhận thức rõ vai trò quan trọng của phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn trong công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. 2. Về kĩ năng - Rèn cho học sinh kĩ năng liên hệ kiến thức lí thuyết trong sách vở với thực tiễn. - Rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng thao tác tư duy: phân tích, so sánh rút ra kết luận bài học, kỹ năng quan sát, đối chiếu, kỹ năng sưu tầm nghiên cứu xử lý tư liệu lịch sử. 3. Về thái độ - Giáo dục ý thức độc lập tự chủ của dân tộc và thống nhất đất nước của mọi người dân. - Lòng biết ơn đối với những người có công xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành độc lập. - Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng nền kinh tế, quý trọng các truyền thống văn hóa của ông cha. Từ đó các em có ý thức trách nhiệm bảo vệ những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn Thành phố Tam Điệp. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO BÀI HỌC NGOẠI KHÓA 1. Tổ chức cho học sinh học tập trên lớp trước khi tiến hành hoạt động ngoại khóa Trong các tiết học trên lớp trong chương trình lịch sử lớp 10, 11; GV lồng ghép những nội dung học sinh tìm hiểu về phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn trong công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc. Cách tổ chức học tập như vậy cũng đã tạo ra một không khí sôi nổi, hào hứng học tập cho học sinh, đồng thời chuẩn bị kiến thức cho học sinh tham gia buổi ngoại khóa có hiệu quả. 2. Chuẩn bị bài học ngoại khóa. a. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo viên chủ động xây dựng và phệ duyệt kế hoạch. Phổ biến kế hoạch trải nghiệm di sản cho học sinh. Ấn định ngày giờ cụ thể cho buổi trải nghiệm di sản tại phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn - Xác định rõ cho học sinh mục đích của buổi trải nghiệm thực tế tại di sản.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng