Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong việc ôn tập môn ngữ văn lớp 12....

Tài liệu Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong việc ôn tập môn ngữ văn lớp 12.

.DOC
17
1556
61

Mô tả:

SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Dạy văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức. Đó là một định hướng giáo dục quan trọng. Thế nhưng thực tế hiện nay, tình trạng học sinh (HS) học môn văn đang xuống cấp nghiêm trọng. Có rất nhiều lí do dẫn đến tình trạng này, song phải kể đến một số lí do cơ bản là: Cách dạy học bộ môn văn từ lâu đã không bắt kịp với guồng quay nhanh chóng của xã hội hiện đại, giáo viên (GV) giảng, HS ghi chép một chiều, thụ động; mặc dù đã có nhiều phương pháp cải tiến chống đọc chép nhưng phần lớn GV vẫn cho HS ghi đúng như ý của mình, khiến HS luôn luôn ở thế tiếp thu thụ động, cảm thấy nhàm chán trong tiết học, dẫn đến việc trì trệ không chủ động trong học tập, không thích thú khi học bài, lâu dần các em sẽ mất cảm giác ham thích học văn. Xu thế của xã hội đang coi trọng các môn tự nhiên vì học các môn đó sau này các em dễ xin được việc làm, có thu nhập cao cũng khiến HS xao nhãng việc học văn. Vậy muốn khơi dậy sự yêu thích bộ môn cho HS, điều đầu tiên là chúng ta phải đem đến sự mới lạ trong cách giảng dạy, trong tư duy; dạy ngắn gọn, dễ hiểu, kích thích trí sáng tạo,ham hiểu biết của tuổi trẻ giúp HS chủ động trong học tập, tự khám phá bài học và khám phá chính bản thân. Từ đó các em mới thích học bài và yêu thích môn văn. Điều này cũng rất phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường phát huy tính tích cực chủ động học tập của HS của nghành GD-ĐT hiện nay. Đối với HS 12, áp lực học thi tốt nghiệp quá lớn. Trong thời gian ngắn, các em phải ôn tập một lượng kiến thức quá nhiều cho đủ các. Vậy làm thế nào để các em dễ tiếp thu, dễ học bài, dễ hệ thống hóa, chi tiết hóa vấn đề một cách cụ thể để ôn tập môn văn có hiệu quả ? Đó chính là những lí do tôi chọn chuyên đề: Sử dụng bản đồ tư duy (BĐTD) trong việc ôn tập môn Ngữ văn lớp 12. B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI I/ Thuận lợi SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -1- Nghành GD-ĐT đang thực hiện cải cách, đổi mới toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm đến đối tượng, phát huy tính tích cực chủ động của HS trong giờ học. Hưởng ứng cuộc vận động đó GV đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong cách giảng dạy, từng bước chuyển dần cách dạy học từ chỗ trang bị kiến thức cho học sinh sang dạy cho học sinh cách tiếp cận và tìm tòi kiến thức. Từ đó, vận dụng kiến thức vào thực tế và biến đổi thành kỹ năng cho riêng bản thân mình. Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD kết hợp với các phương pháp học nhóm, công nghệ thông tin,… vào trong giảng dạy hiện đang là công cụ phù hợp và đạt hiệu quả mà ở một số trường đang dần thực hiện trong việc nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay. Tổ Ngữ văn và các tổ bộ môn khác của Trường THPT Long Phước cũng đang từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng của nghành. II/ Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi lớn vẫn có những khó khăn nhất định. Các em HS ở trường THPT Long Phước đa số là HS nông thôn, nên phần lớn các em còn thụ động, ít nhạy bén với cái mới. Việc sử dung phương pháp này cũng không thể áp dụng được nhanh chóng mà phải dẫn dắt từ từ, phải có thời gian làm quen tương đối lâu. Cũng vì đa số các em ở nông thôn, hoàn cảnh kinh tế phần nhiều khó khăn nên điều kiện tìm hiểu sách báo, lên mạng để lấy hình ảnh, tư liệu cung cấp cho việc vẽ BĐTD của các em. cũng hạn chế. Rất ít HS có khả năng vận dụng vi tính vào trong học tập. C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ Cơ sở lí luận 1/ Khái niệm BĐTD là gì? Theo tony Buzan, BĐTD còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy,… là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. 2/ Cơ sở khoa học của BĐTD là : . Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 60 của thế kỉ XX. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -2- Tony BuZan đã phát hiện, từ trước đến nay, chúng ta ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải ( nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng). Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra cách sử dụng BĐTD. BĐTD có cấu tạo như một cái cây có nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -3- Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, BĐTD khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả. Đây là phương tiện “Sắp xếp” ý nghĩ của thầy và trò. Với những đặc điểm đó của BĐTD, chúng ta thấy đây là kiểu một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, mỗi người vẽ một kiểu khác nhau, dùng màu sắc, hình ảnh, các cụm từ diễn đạt khác nhau, cùng một chủ đề nhưng mỗi người có thể “thể hiện” nó dưới dạng BĐTD theo một cách riêng. Có thể vẽ bằng nhiều vật dụng, ở nhiều lúc rất tiện lợi. Do đó việc sử dụng BĐTD trong giảng dạy Ngữ văn rất hữu ích. Môn văn lại là một môn học có nhiều điểm giao thoa giữa các môn hội họa, âm nhạc và điện ảnh vì thế khơi dậy những tiềm năng này trong HS cũng góp phần phát huy được tối đa khả năng sáng tạo của mỗi em, đem đến sự thích thú cho các em khi học. Cũng từ đó giúp HS hiểu bài sâu hơn, học bài dễ thuộc, dễ nhớ hơn. Kết hợp và lựa chọn linh hoạt với các phương pháp dạy học tích cực khác mà ngành giáo dục đã và đang triển khai, phương pháp dạy học bằng BĐTD đã từng bước chuyển cách dạy và học từ chỗ trang bị kiến thức cho người học sang dạy học sinh cách tiếp nhận và tìm tòi kiến thức, vận dụng vào thực tế và biến thành kỹ năng của riêng mình. Với cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ não, BĐTD có rất nhiều tác dụng : - Sáng tạo - Tiết kiệm thời gian - Ghi nhớ tốt, dễ học bài. - Nhìn thấy bức tranh tổng thể kiến thức của một bài, thậm chí một chương hoặc hơn nữa cùng đồng hiện trên một trang giấy giúp HS dễ theo dõi và liên kết các vấn đề. - Tổ chức và phân loại suy nghĩ … II/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 1/ Cách tạo bản đồ tư duy Chúng ta có cách tạo lập bản đồ như sau : - Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. ( Thường dùng hình ảnh SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -4- ) Vì một hình ảnh có thể diễn đạt rất nhiều từ và giúp HS tưởng tượng tốt. Nối nhánh cấp hai,... đến nhánh cấp 3 … bằng các đường kẻ. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn. Khi nối các đường với nhau, sẽ giúp HS hiểu và ghi dựa vào nguyên lí của BĐTD - Luôn sử dụng màu sắc. Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. -.Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường kẻ - HS có thể sáng tạo bất kì một bản đồ nào riêng cho bản thân ( Kiểu đường kẻ, màu sắc,...), .- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều - Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm tạo nên sự cân xứng thẩm mĩ. 2/ Áp dụng BĐTD trong dạy ôn tập văn 12: Cơ chế hoạt động của BĐTD chú ý tới màu sắc, hình ảnh với các mạng lưới liên tưởng( các nhánh), nó là công cụ của đồ họa , vậy nên nó có thể hỗ trợ tích cực cho việc dạy, ôn tập các bài học có tính chất tổng hợp như giới thiệu tác giả, tác phẩm, bài khái quát giai đoạn văn học, bài ôn tập, phần củng cố bài. Việc sử dụng BĐTD để ôn tập thi tốt nghiệp cho HS 12 là rất hữu ích và thiết thực.Trước hết GV sẽ đi vào các hình thức thực hiện. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -5- 3/ Các hình thức thực hiên : Trước hết GV sẽ hướng dẫn HS cách thức vẽ BĐTD theo nguyên lí cấu tạo của nó( Đã trình bày phần trước).Sau đó trong các tiết dạy chính khóa, tăng tiết đặc biệt là tiết phụ đạo GV thường xuyên áp dụng phương pháp này tùy theo sự bố trí thời gian linh hoạt của GV để HS quen dần thao tác vẽ bản đồ. Từ đó GV có thể tiến hành cho HS vẽ BĐTD với nhiều hình thức trong các tiết dạy. Có ba hình thức tiến hành : 3.1) Lập BDTD cá nhân : GV đưa ra một chủ đề trung tâm, mỗi HS tự thiết kế BĐTD theo ý tưởng của mình trên tờ giấy HS, sau đó mỗi tiết học các em ghim các bài học này lại với nhau để sử dụng làm tài liệu ôn tập cho cá nhân.Cách làm này giúp mỗi em có thể phát huy tối đa sức sáng tạo của bản thân qua từng sản phẩm của mình. Sau mỗi tiết học GV cũng gặt hái được thành quả thú vị vì giả sử lớp có 45 em thì có tới 45 bản đồ với đủ dáng vẻ khác nhau, GV sẽ khám phá được ở các em những tiềm năng không thể ngờ tới.. 3.2) Lập BĐTD theo nhóm : GV đưa ra chủ đề trung tâm, các nhóm thảo luận và trình bày ý tưởng của nhóm.Trong khi thực hiện, các em trong nhóm đều có thể vẽ chung trong một bản đồ, mỗi em chịu trách nhiệm một nhánh nhỏ. Khi thực hiện, các em có thể góp ý, tranh biện với nhau để hoàn thiện bản đồ tốt nhất. Việc vẽ bản đồ theo nhóm sẽ tăng cường kĩ năng hoạt động nhóm của HS đồng thời cũng phát huy được khả năng hợp tác trong học tập của các em tốt hơn. Chính vì vậy chất lượng của bản đồ cũng vì thế mà được nâng cao hơn. 3.3) Ghép nhóm : GV đưa ra chủ đề trung tâm sau đó tẽ ra thành các nhánh cấp độ 1, cho mỗi nhóm triển khai vẽ một cấp độ, sau đó ghép lại với nhau thành một bản đồ. Thực hiện theo cách này sẽ tạo nên những thú vị, bất ngờ khi hình thành bản đồ, do mỗi nhóm có một ý tưởng sáng tạo, không đồng nhất với nhau nhưng lại tạo nên sự thích thú, hưng phấn cho các em trong giờ học. Chính vì thế, nó lại có khả năng tái hiện kiến thức trong não bộ của các em sâu sắc, giúp các em học và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. 4/ Sử dụng BĐTD trong một số tiết dạy : 4.1) Tiết ôn tập a) Phần củng cố bài học SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -6- BĐTD là phương pháp hỗ trợ tích cực cho tiết dạy ôn tập kiến thức cho HS một cách khoa học. Qua đó, HS ghi nhớ sâu sắc kiến thức, tránh được kiểu học vẹt, học thuộc lòng một cách máy móc. Với phương pháp này không chỉ phát triển được trí tuệ của HS qua khả năng vẽ và viết ngắn gọn, cô đọng nội dung bài học trên BĐTD, mà các em HS còn hệ thống được kiến thức khi tổng hợp và chọn lọc ý để trình bày trên bản đồ. Đối với các GV dạy học bằng bản đồ tư duy cũng giúp công việc dạy học đỡ vất vả hơn, hạn chế được chữ viết, chuyển sang hình thức kênh màu, kênh hình.Ví dụ sau khi học lí thuyết bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí GV có thể vẽ một BĐTD ngay trên lớp giúp HS có thể ghi nhớ ngay bài học một cách dễ dàng. BĐTD về bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -7- SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -8- hiện trong xã hội ta hiện nay. GV cùng HS có thể trình bày toàn bộ ý tưởng của bài luận này bằng BĐTD Gv vận dụng kiến thức lí thuyết cho HS làm một bài tậpBĐTD duy bàn về bệnh Vô cảm Ví dụ : Em hãy trình bày cảm nhận của bản thân về bệnh vô cảm đang dần xu ất SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -9- b) Ôn tập bài cũ Trước đây với cách học truyền thống, nhiều HS tuy rất chăm chú nghe giảng nhưng tiếp thu bài vẫn chậm vì không biết lập luận - liên kết các kiến thức cơ bản với nhau. HS chỉ thụ động nghe và ghi lại theo GV mà không biết cách lưu thông tin sao cho khoa học và độc lập theo cách riêng của mình. Sử dụng BĐTD trong dạy học, đặc biệt là với bài các em đã được học ở chương trình chính khóa, GV sẽ gợi dẫn để HS lần lượt nhớ lại kiến thức và thành lập bản đồ theo ý tưởng của mình hay của nhóm. Như vậy HS sẽ học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Ví dụ : GV phân tích bài thơ Sóng bằng cách vẽ BĐTD. GV lần lượt gợi dẫn HS đi từ những vấn đề dễ đến khó, kết hợp với phân tích và giảng bình ở một số hình ảnh đắt trong bài. Sau đó cho HS về nhà thử vẽ lại kiến thức của bài học theo ý tưởng của các em. Tiết học sau GV thu lại, xem qua và lấy một số hình tiêu biểu cho điểm động viên, đồng thời cho cả lớp tham khảo và học tập. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -10- SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -11- 2/ Ôn tập các dạng bài giới thiệu tác giả, tác phẩm, bài khái quát và ôn tập văn học Đây là dạng bài có dung lượng kiến thức mỗi tiết rất dài và có độ khái quát rất lớn. Để giờ dạy có hiệu quả thì cả người dạy và người học đều phải tập trung cao độ, chuẩn bị kĩ nếu không sẽ không đủ thời gian. Trong khi đó, kiến thức phần này lại khó và rộng, chủ yếu là các khái niệm khoa học trừu tượng nên không phải người học nào cũng tạo cho mình một tâm lí thoải mái, hưng phấn khi học, thậm chí còn thấy mệt mỏi, kém hứng thú. Hơn nữa, phương pháp chủ yếu trong các giờ học này là thuyết trình để chạy đua với thời gian nhằm đảm bảo dung lượng kiến thức. GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… phương pháp đó cũng giúp HS hiểu bài song nó là một hình thức trình bày chung cho cả lớp, HS có chuẩn bị bài cũng phải giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình như BĐTD; hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. . Vì vậy dùng BĐTD để dạy rất thuận lợi Vd bài Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -12- Ví dụ, dạy bài Ôn tập phần văn học( lớp 12,học kì II) GV cho mỗi HS đều chuẩn bị sẵn ở nhà ; ở lớp các em làm bài tập theo nhóm hoặc ghép nhóm. GV đưa ra từ khóa trung tâm, sau đó cho HS khám phá từng vấn đề cơ bản từ nhỏ đến lớn Mỗi người có thể đóng góp một ý vào BĐTD hoặc phụ trách vẽ một BĐTD riêng biệt sau đó sẽ ghép lại thành một bức tranh tổng thể bằng đường nét, màu sắc, hình ảnh. . Vận dụng BĐTD trong dạy học, GV giúp HS tập thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, đã học theo cách hiểu của các em dưới dạng BĐTD . Trong một tiết dạy ngữ văn không có phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là vạn năng cả. Kết hợp sử dụng BĐTD với các các phương pháp, biện pháp một cách sinh động sẽ gây hứng thú cho HS và nâng cao hiệu quả giờ dạy. Ví dụ 2 : BĐTD bài Vợ nhặt ( Kim Lân) SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -13- Ví dụ BĐTD bài ÔN tập văn học Việt Nam ( học kì II, lớp 12) SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -14- D. KẾT QUẢ Tóm lại : Việc thiết kế BĐTD tạo nên một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò, HS sẽ hình thành cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết, nâng cao sức mạnh tư duy, tạo ra những đột phá trong suy nghĩ, giúp cho học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và chính xác nội dung bài học của mình. Có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà vẫn chuyển tải được kiến thức lớn. Sau một thời gian áp dụng sử dụng BĐTD trong ôn tập, kết hợp với vẽ sơ đồ trực quan sinh động và nhiều phương pháp hoạt động sư phạm khác tôi nhận thấy tình hình học sinh học môn văn có cải thiện nhiều, các em ham thích vẽ bản đồ và có rất nhiều sáng tạo. HS chịu học bài cũ, kiến thức được lâu. Tôi đã cho HS làm bài tập để khảo sát chất lượng và có một số kết quả ban đầu : Sau khi học bài Sóng, tôi thể nghiệm trong 4 lóp dạy(cứ hai lớp một có trình độ tương đương nhau).Câu hỏi như sau : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -15- Phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Hai lớp 12 A5,6 học xong bài thơ, tôi cho các em làm bài tập. Hai lớp 12a8,11 có sử dụng BĐTD trong giờ học, tôi nhận thấy kết quả như sau : Lớp Số lượng 12a5 45 12a6 44 12a8 45 12a11 40 Điểm> 8 Điểm từ 5-8 Điểm dưới 5 1 0 1 1 25 23 28 26 19 21 16 13 Nhìn vào bảng thống kê ở trên, ta dễ nhận thấy, hai lớp 12a8,12a11 sủ dụng BĐTD có tỉ lệ HS điểm trên TB nhiều hơn, trong khi thực tế ở trường hai lớp đó chất lượng HS lại kém hơn hai lớp trên. Bởi vậy bước đầu , tôi thấy sử dụng BĐTD rất hữu ích trong việc giúp HS học bài, hiểu bài tốt . Từ đó mới có khả năng cải thiện tình hình học văn của HS hiện nay. E. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Sử dụng BĐTD trong việc ôn tập môn ngữ văn lớp 12 sẽ hỗ trợ HS tốt cho việc tự học ở nhà: Tìm hiểu trước bài mới, củng cố, ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa… hoặc để tư duy một vấn đề mới. qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép. - Nếu HS sử dụng được phần mềm IMindmap,các em sẽ phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập. F. KẾT LUẬN Sử dụng BĐTD phát huy có hiệu quả hoạt động nhóm đem lại không khí thân thiện giữa HS với HS, HS với GV. Đây cũng là một phương pháp học mới tiếp cận với những phương pháp học tập tiên tiến trên thế giới. Mạnh dạn mang cái mới đến với thế hệ trẻ yêu thích sáng tạo là việc nên làm. Hi vọng việc sử dụng Bản đồ tư duy sẽ được nhân rộng để tăng hiệu quả cho quá ôn tập văn 12 nói riêng và dạy học môn Ngữ văn nói chung. Tuy vậy trong khi sử dụng phương pháp này chúng ta cũng cần lưu ý - Đừng ngộ nhận sử dụng Bản đồ tư duy là đổi mới phương pháp dạy học. Cũng như CNTT, Bản đồ tư duy chỉ là phương tiện trong quá trình dạy học. Phải kết hợp đồng bộ với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác thì giờ dạy mới đạt hiệu quả cao. - Không phải bài nào, chương nào cũng sử dụng bản đồ tư duy cho hiệu quả cao. Cần sử dụng BĐTD cho hợp lí và phù hợp với nội dung và hình thức bài học. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -16- - Bản đồ tư duy nếu bị lạm dụng sẽ làm hạn chế kĩ năng viết bài luận của học sinh. G. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Phần mềm IMindMap  Bài viết của TS Đặng Thu Thủy,Viện Kha học Gáo dục Việt Nam.  Bài viết « BĐTD - một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện ». của TS. Trần Đính châu, Bộ Giáo dục và đào tạo » SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG VIỆC ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – NGUYỄN THỊ KIM HOA – TRƯƠNG THPT LONG PHƯỚC -17-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan