Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn kỹ năng sống hòa cùng với chăm sóc giáo dục trẻ...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng sống hòa cùng với chăm sóc giáo dục trẻ

.DOC
32
743
114

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “BƯỚC ĐẦU RÈN KỸ NĂNG SỐNG HÒA CÙNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO LỚN A3 TẠI TRƯỜNG MẦM NON A THỊ TRẤN VĂN ĐIỂN” Theo khảo sát mà Vnexpress đã thực hiện mới đây, 91% các bà mẹ Việt Nam đánh giá: trẻ em có độ tuổi từ 1- 6 tuổi có kỹ năng sống còn hạn chế. Những kỹ năng sống cơ bản của trẻ dưới 6 tuổi không chỉ bao gồm tính tự giác, dễ thích nghi, có mối quan hệ tốt với bố mẹ, những người thân trong gia đình mà còn bao gồm khả năng nhận biết cảm xúc, có sức đề kháng lại những tác động xấu của môi trường và hình thành lòng yêu mến thiên nhiên. Điều đáng lưu ý là thực trạng trẻ kém phát triển về kỹ năng sống đặc biệt phổ biến ở các gia đình thành thị. Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh (thành phố Hồ Chí Minh) thì cách chăm sóc và dạy dỗ của các bậc phụ huynh chính là yếu tố quyết định đến sự phát triển một số các kỹ năng sống ban đầu của trẻ.Theo ông, cách chăm sóc con trẻ của phụ huynh VN hiện nay có nhiều mâu thuẫn trong cách dạy, vừa nuông chiều lại vừa áp đặt. Nhất là còn mang nhiều tính bao bọc bằng cách hạn chế sự tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài để tránh các nguy cơ mắc bệnh, nhiễm bẩn; hay cấm đoán trẻ không được đụng chạm và khám phá các vật dụng do lo lắng trẻ bị tổn thương hoặc làm hư vỡ. Thực tế, Bộ GD&ĐT đã đưa KNS vào chương trình học với phương châm “xây dựng trường học tích cực, HS thân thiện”. Nhưng việc và học chỉ là lồng ghép, lấp khoảng trống một cách không bài bản. Trong hầu hết các lớp học, hiện tượng trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin chiếm đa số; buổi sáng trẻ tới trường vẫn còn tình trạng nhiều trẻ nhõng nhẽo, khóc lóc; trong giờ hoạt động chung, trẻ thường ngồi thụ động ; khi cô giáo hỏi thì rất ít trẻ mạnh dạn phát biểu nhưng khi vui chơi thì nhiều trẻ lại hưng phấn, đùa nghịch quá đà. Bên cạnh đó, môi trường tiếp xúc mở rộng sẽ mang lại nhiều mối quan hệ mới như quan hệ bạn bè trong lớp học, trường học, quan hệ với nhiều người ngoài xã hội như bạn hàng xóm…Do đó, đòi hỏi trẻ mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo lớn nói riêng phải có những phương thức tiếp cận phù hợp và thích ứng với các vấn đề xã hội mới nảy sinh đó. Năm học 2012 – 2013 nghành giáo dục mầm non tập trung thực hiện tốt một trong các nhiệm vụ trọng tâm là “Tăng cường công tác giáo dục toàn diện …Chú trọng và tăng cường giáo dục văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống”. Là một giáo viên mầm non có hơn 10 năm công tác trong sự nghiệp trồng người, tôi nhận thấy những khiếm khuyết của trẻ cũng là những thách thức luôn đặt ra với những người giáo viên mầm non như tôi câu hỏi: “làm thế nào để trẻ em Việt Nam có thể tự tin đứng sánh vai với bạn bè năm châu như lòng mong mỏi của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng mong?” Xuất phát từ những lí do trên, năm học 2012 – 2013 tôi đã mạnh dạn lồng ghép thực nghiệm sáng kiến kinh nghiệm: bước đầu rèn kĩ năng sống hòa cùng với chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn A3 tại trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển và đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận “Kỹ năng sống” có tác dụng lớn trong hình thành tư duy, nhân cách mỗi người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản, như sống trung thực, can đảm đối mặt sự thật, biết thương yêu và biết cách vượt lên nghịch cảnh, biết kiểm soát bản thân, làm chủ thời gian sống… Kỹ năng sống gắn với thực tế, đi liền với cuộc sống các thế hệ. Ai được học, có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống, ứng biến tích cực với mọi tình huống xảy ra, biết cách đối diện và đương đầu, vượt qua những khó khăn, hạn chế những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực…, người đó được rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, tinh thần trách nhiệm cùng khả năng diễn đạt, 00 được thành công trong đời. Học kỹ năng sống, vì vậy, không chỉ cần cho nhiều thế hệ, mà đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi, khi các con bắt đầu bước vào giai đoạn đỉnh cao của sự ham học hỏi và tìm tòi với câu hỏi thường trực trên môi: “ Vì sao…” “Kỹ năng sống” vì vậy không nên coi là vấn đề để “lên lớp”, dạy khôn. Đó là vô số kỹ năng, cách xử thế, kinh nghiệm trực tiếp cần cập nhật. 1. Cơ sở thực tiễn: II.1.Ưu điểm: Trường mầm non A Thị trấn Văn Điển là ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 từ tháng 12-2011; trường có bề dày về kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ. Trong trường có đầy đủ hệ thống phòng chức năng và các phòng sinh hoạt chung cho trẻ, lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi A3 là lớp có 2/2 giáo viên đạt chuẩn, trong đó có 1 giáo viên có trình độ đại học và 1/2 giáo viên còn lại đang theo học đại học. Lớp có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp đạt chuẩn quốc gia, có tập thể các bậc phụ huynh đa số luôn quan tâm đến con em mình. 100% học sinh của lớp đều đã qua lớp 3, 4 tuổi nên hầu hết có kĩ năng phục vụ và học tập tốt. Bên cạnh đó, cũng như các trường mầm non khác trong cả nước, trường mầm non A Thị Trấn Văn Điển cũng thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình này tạo điều kiện cho giáo viên và nhà trường xây dựng, thực hiện chương trình phù hợp với trẻ ở địa phương mình, tạo cơ hội cho nhà trường đưa ra được chương trình phù hợp với trẻ em nơi đây, gồm phần lớn là con em các gia đình làm nghề buôn bán và công nhân, trí thức. Rèn luyện kĩ năng sống đã được lồng ghép trong tổ chức các hoạt động cho trẻ song việc thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. II.2. Hạn chế: Vào đầu năm, rất nhiều trẻ tại lớp tôi có tính nhút nhát. Sáng đến lớp trẻ chưa tự tin chào cô giáo, trong giờ học bài thì trẻ rất ngại phát biểu ý kiến, rụt rè, ngại chia sẻ cảm xúc, nhưng đến giờ chơi thì trẻ lại hò hét rất to, nói chuyện nhiều. Lớp có tình trạng trẻ không xin đi vệ sinh nhưng lại hay tè dầm…Đến lớp trẻ im lặng, có khi cả ngày không nói gì nhưng phụ huynh chia sẻ là về nhà cháu nói rất nhiều… III. Các biện pháp thực hiện 1.Phát triển kỹ năng giao tiếp 1.1. Nguyên nhân áp dụng: Rèn trẻ kĩ năng giao tiếp là ý tưởng hay để giúp trẻ rèn luyện cách cư xử tốt đẹp và lịch thiệp đối với mọi người. Qua giao tiếp giúp trẻ trở nên dạn dĩ, tự tin, khuyến khích trẻ phát triển những tính cách tốt như lòng nhân ái, sự yêu thương và quan tâm đến người khác. Bình thường khi trẻ bắt đầu biết nói thì trẻ đã bắt đầu trải nghiệm và học cách giao tiếp. Như vậy, rèn trẻ kĩ năng giao tiếp, không chỉ với bố mẹ mà còn với bạn bè, người thân, cô giáo và người lạ có tác dụng giúp trẻ tự tin, biết cư xử phù hợp mọi tình huống. Tại lớp, tôi chú trọng cho trẻ giao tiếp với bạn bè, cô giáo. 1.2. Cách áp dụng: Qua các hoạt động tại trường mầm non, trẻ đã được phát triển kĩ năng giao tiếp với cô giáo, bạn bè. Từ đây trẻ học cách giao tiếp với người lạ. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở các hoạt động ăn, học, chơi tại trường thì chưa đủ, giáo viên là người hướng trẻ vào các kĩ năng giao tiếp trong tất cả các hoạt động khác, chú trọng các yếu tố như: – Phép lịch sự: từ những trường hợp ứng xử thông thường trong sinh hoạt hàng ngày như trong bữa ăn, tiếp xúc với mọi người, giải thích để trẻ hiểu tầm quan trọng của những tính cách tốt và khuyến khích trẻ nghĩ rằng mình là người lịch thiệp. Để làm được điều đó, tôi bắt đầu từ việc đưa ra những yêu cầu thực tế với trẻ và nhẹ nhàng hướng dẫn để đưa trẻ vào nền nếp. – Trò chuyện với trẻ về những mong muốn của cô khi con tới trường. Tôi luôn cố gắng nói chuyện với trẻ một cách tự nhiên và cởi mở về những gì tôi mong muốn ở trẻ. Bên cạnh đó tôi đặt ra những giới hạn và hướng trẻ tin rằng việc tuân theo các giới hạn đó là tốt cho bản thân trẻ. Tuy nhiên, tôi không làm điều đó một cách áp đặt. Tôi cố gắng để trẻ nghĩ rằng tôi là một người bạn lớn, đáng tin cậy của trẻ. – Tiếp xúc với bạn bè: Tôi để ý cho trẻ tiếp xúc ngay với bạn cùng lớp, đặc biệt ngay từ khi trẻ mới vào lớp. Những buổi đầu trẻ có thể bỡ ngỡ và tỏ ra thiếu tự tin. Tôi chú ý đến những biểu hiện tâm lý của trẻ khi chơi với bạn. Tôi giúp trẻ bằng cách cho phép các trẻ cùng lớp trò chuyện nhiều hơn với bạn mới; định hướng những trẻ cùng chơi với bạn vào những trò chơi hay hoạt động mà trẻ thích và có năng khiếu; hoặc cho bé làm bạn với đồ chơi… của lớp. Bên cạnh đó, tôi cũng trở thành một người bạn cùng chơi của trẻ, nếu cần. Tôi luôn dành những khoảng thời gian có thể để trò chuyện cùng trẻ. Đây là cơ hội để tôi hiểu những thiên hướng cá nhân của trẻ và giúp trẻ định hướng những kỹ năng giao tiếp. Đến khi trẻ có thể tự chơi với nhau một cách thuận hòa, tôi để trẻ chơi đùa một cách độc lập. Tôi luôn giữ nguyên tắc không đặt quá nhiều kỳ vọng hay yêu cầu đối với trẻ, vì trẻ sẽ cảm thấy áp lực và dễ trở nên tự ti. Thay vào đó tôi luôn lắng nghe, quan sát và cố gắng hiểu trẻ. – Để trẻ tiếp xúc với những hình mẫu tốt: Khi trẻ bắt đầu có xu hướng chú ý và bắt chước theo hành động của bạn khác hay của cô giáo, người lớn, tôi chú ý để trẻ tiếp xúc với những “người mẫu” mà trẻ cảm thấy yên tâm. Những tính cách tốt học được từ những cuộc tiếp xúc như vậy sẽ giúp định hình suy nghĩ và cách ứng xử của trẻ. – Sống mẫu mực: Những giáo viên trong lớp luôn dùng những thái độ và cách thức tích cực để cư xử với nhau. Đó là nguyên tắc vàng trong giao tiếp thông thường không chỉ trong lớp mà còn với đồng nghiệp ngoài lớp, với phụ huynh. Bất kể mục đích giao tiếp là gì, tôi luôn suy nghĩ chín chắn và thận trọng để tránh gây ra những hậu quả không hay. Trẻ sẽ học được cách cư xử đúng đắn từ ngay những người thân yêu của mình mà trước hết là người “mẹ hiền” luôn bên trẻ. – Hướng trẻ vào các hoạt động xã hội mà trước hết là các hoạt động tập thể: Việc tham gia vào các hoạt động tập thể không chỉ giúp trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin mà còn khuyến khích trẻ phát triển những tính cách tốt như lòng nhân ái, sự yêu thương và quan tâm đến người khác. Có rất nhiều cơ hội để tôi dạy trẻ biết ý nghĩa của các hoạt động xã hội. Chẳng hạn bên cạnh việc tham gia các hoạt động chung tại trường, lớp với các bạn, tôi còn dạy trẻ thêm những việc hữu ích nho nhỏ nhưng nhiều ý nghĩa như: xếp ghế giúp các em lớp bé chuẩn bị xem văn nghệ, giúp bạn bằng cách cho bạn mượn quần áo khi bạn tè dầm mà không mang đồ … Từ những hoạt động này, trẻ có thể học được những thói quen làm điều thiện khi trưởng thành. 1.3. Kết quả Sau thời gian áp dụng sang kiến kinh nghiệm, đa số trẻ trong lớp đã mất dần tính tự ti, trẻ trở nên hòa đồng, không chỉ với bạn mà cả với các cô giáo. Trẻ biết chia sẻ và thích được chia sẻ với cô và bạn về nhu cầu cũng như mong muốn,,, của trẻ; hiện tượng trẻ tè dầm giảm xuống không còn. Bên cạnh đó, trẻ biết quan tâm tới mọi người nhiều hơn, tính cách trẻ cũng trở nên thân ái, vui vẻ hơn. 2. Phát triển kỹ năng thích nghi với môi trường 2.1. Nguyên nhân áp dụng “Thích nghi” là yếu tố tiên quyết để con người hòa nhập vào cuộc sống bắt đầu từ khi lọt lòng mẹ. Trong thời gian sơ sinh, trẻ sống trong sự bao bọc của gia đình; dần dần, trẻ bước vào “cuộc sống xã hội” mà cuộc sống đầu tiên đó chính là trường lớp mầm non, sau đó sẽ là môi trường bên ngoài như hàng xóm, đám đông…Càng thích nghi nhanh và sớm, trẻ càng dễ hòa nhập vào cộng đồng, đó là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển sự tự tin và gạt bỏ sự rụt rè nhút nhát. 2.2. Cách áp dụng . Theo thực đơn ăn của nhà trường, trẻ được làm quen với đa dạng chế độ ăn. Và bắt đầu từ lúc vào trường, trẻ được ăn hết tất cả các món ăn có thể từ thịt, cá, trứng, tôm, cua, rau xanh, củ quả,… với khẩu phần ăn được tính toán đủ dinh dưỡng, có tính thay đổi phù hợp theo tuần, mùa. ( Phụ lục 1, trang 16) – Thích nghi với môi trường: Theo chế độ chăm sóc giáo dục trẻ, hàng ngày trẻ được hoạt động ngoài trời với thời gian phù hợp giúp trẻ thích nghi với không khí môi trường bên ngoài, vừa giúp trẻ hấp thu Vitamin D cho da. Ngoài ra, trẻ còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa như đi xem xiếc, đi thăm Lăng Bác… Qua đây, tôi cũng giúp trẻ có ý thức trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp bằng cách khi đi chơi, thấy lá cây trên sân, tôi nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và hỏi trẻ: con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng rác không? Tôi giải thích cho trẻ hiểu: việc làm này nhằm giữ sân trường sạch đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường. Cùng với yếu tố này, tôi cũng lồng ghép cùng với chương trình khám phá khoa học giúp trẻ hiểu sâu hơn về cách bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm điện. – Thích nghi với đám đông: Trong chế độ sinh hoạt hàng tuần, tôi chú ý thường xuyên cho trẻ gặp gỡ, giao lưu với các bạn lớp khác, trẻ còn được tham gia các lớp học năng khiếu giúp trẻ mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông. 2.3. Kết quả Thích nghi là yếu tố không thể thiếu hòa cùng với yếu tố giao tiếp và giúp cho việc giao tiếp đạt kết quả cao. Sau 1 năm áp dụng, trẻ lớp tôi đã biết ăn đa dạng thực phẩm, nhất là trẻ đã thích ăn món rau. Trẻ cũng thích nghi tốt với môi trường bên ngoài, rất thích tham gia các hoạt động tập thể và bớt hẳn tính nhút nhát. 3. Phương pháp phát triển kỹ năng tự chăm sóc bản thân 3.1. Nguyên nhân áp dụng, Trẻ càng lớn càng cần phải có một số kĩ năng tự phục vụ mà thiết yếu nhất là kĩ năng tự xúc cơm, tự mặc quần áo và biết giữ vệ sinh cá nhân. Có kỹ năng tự chăm sóc cá nhân, trẻ sẽ có tính tự giác cao. 3.2. Cách áp dụng Thực tế trẻ rất vụng về trong những hoạt động tự chăm sóc bản thân như rửa tay, lau mặt, uống nước, xúc cơm không rơi vãi… nhưng điều đó không có nghĩa là tôi sẽ nuông chiều trẻ. Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã có thể thực hiện các hoạt động tự chăm sóc bản thân một cách thuần thục song có lúc trẻ lại tỏ ra lười biếng hoặc cố tình làm hỏng hoặc kéo dài mọi việc. Tôi luôn kiên nhẫn, động viên và khích lệ trẻ, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu tác dụng của mỗi điều con biết sẽ giúp con thêm tự tin và khéo léo hơn. Với trẻ còn chậm, tôi kiên trì hướng dẫn thường xuyên trong hoạt động hàng ngày, khen ngợi khi trẻ làm tốt cũng như tạo điều kiện để trẻ thực hành thường xuyên. 3.3. Kết quả Bằng sự kiên trì, sau thời gian áp dụng sáng kiến, trẻ đã có kĩ năng tự chăm sóc bản thân tốt hơn trước. Các hoạt động như trẻ tự xúc ăn, tự lấy đồ, biết mặc áo phù hợp mùa…đã mang tính tự giác cao. Điều đặc biệt là trẻ còn tự biết nhắc nhở hay giúp đỡ bạn khi bạn làm chưa đúng. Chính thái độ phản ứng đúng của bạn cùng lớp có tác dụng rất quan trọng giúp trẻ lần sau thực hiện có chú ý để làm đúng hơn. 4. Phương pháp phát triển kỹ năng tạo niềm vui thông qua 4.1. Nguyên nhân áp dụng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan