Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện...

Tài liệu Skkn rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non

.DOC
13
147
109

Mô tả:

ĐỀ TÀI: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI NHẰM GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN TRONG TRƯỜNG MẦM NON” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chi Minh luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và nhắc nhở mọi người chăm lo cho thế hệ tương lai, Bác nói “Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển toàn diện cả “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Đến trường mầm non là một bước ngoặt đầu đời của trẻ và là nơi trẻ được làm quen, vui chơi cùng bạn bè. Nó còn là ngôi trường đầu tiên cung cấp những kiến thức đầu tiên về thế giới, về con người và những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Nhân cách trẻ được hình thành như một dòng chảy theo định hướng của cha mẹ, cô giáo mầm non và xã hội. Đặc biệt cô giáo như là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, nuôi dạy, chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời. Mỗi đứa trẻ học tập, vui chơi, ăn, ngủ ở trường mầm non cùng với cô giáo ít nhất từ 7 đến 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Khi trẻ về nhà với gia đình trong vòng tay của người thân, chủ yếu ở trạng thái tĩnh. Do vậy, những thông tin, hiểu biết nhận thức về con người, sự vật hiện tượng chủ yếu là do trường mẫu giáo xây dựng, trau dồi cho trẻ. Nói một cách khái quát là tình cảm của trẻ và trí tuệ của của trẻ phần lớn được xây dựng trên nền tảng giao tiếp và cô giáo mầm non là người định hướng cho trẻ. Như chúng ta đã biết trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em ở Quảng Bình nói riêng chưa mạnh dạn, luôn thiếu tự tin trong kỹ năng giao tiếp. Để trẻ đạt hiệu quả cao trong việc phát triển giao tiếp thì vai trò của cô giáo mầm non là quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để trẻ luôn mạnh dạn, tự tin và có kỹ năng giao tiếp tốt là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng dạy. Và Chương trình giáo dục mầm non đã được sửa đổi, bổ sung theo TT28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016. Chương trình được ban hành là chương trình khung có kế thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo tính đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ và hướng đến sự phát triển toàn diện. Và sự 1 phát triển toàn diện này bao gồm các mặt: thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức và tình cảm – kỹ năng xã hội. * Điểm mới của đề tài: Đối với trẻ mầm non giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về kỷ năng giao tiếp dành cho trẻ mầm non. Qua các công trình nghiên cứu đã khăng định răng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ. Viê ̣c hình thành các quan hê ̣ có nô ̣i dung với người lớn cho ph́p trẻ khắc phục những bất lợi của hoàn cảnh, loại bo và sửa chữa được những lê ̣ch lạc do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lí từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách. Và những đă ̣c điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bô ̣ hứng thú của trẻ đối với xung quanh, quan hê ̣ với người khác và với bản thân mình quyết định trẻ trở thành người như thế nào và nhân cách trẻ phát triển ra sao? Như vậy trẻ mầm non cần hình thành được một số phẩm chất cần thiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi. Những nội dung này đều năm trong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Một kỹ năng rất cần thiết trong thế kỷ 21. Một trong những kỹ năng sống quan trọng đó là kỷ năng giao tiếp. Có thể nói đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang cho trẻ bước vào đời. Ở trường mầm non, việc hình thành kỷ năng giao tiếp cho trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động ở trường mầm non trẻ được tìm tòi khám phá,trải nghiệm nhăm chiếm lĩnh những tri thức về vạn vật xung quanh mình, về những mối quan hệ xã hội. Từ đó hình thành và giáo dục trẻ biết cách ứng xử với con người, biết cách giao tiếp chuẩn mực, hình thành các mối quan hệ hòa thuận giữa các trẻ với nhau, sự tôn trọng đối với người lớn. Như vậy, thấy răng việc rèn luyện kỷ năng giao tiếp trong trường mầm non có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Là một giáo viên mầm non tôi biết mình cần phải giúp trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng trong quá trình thực hiện, tôi và một số đồng nghiệp nhận thấy kỹ năng giao tiếp cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi đưa vào giảng dạy. Tôi luôn tâm niệm một điều răng: "Điều quan trọng không phải là chúng ta dạy trẻ em cái gì, mà là dạy các em học như thế nào để phát triển toàn diện nhân 2 cách cho trẻ Mầm Non". Xuất phát từ khó khăn và vướng mắc của bản thân và đồng nghiệp, tôi chọn đề tài “Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non ” để làm đề tài nghiên cứu. 2.2. Phạm vi áp dụng đề tài Ở tuổi mẫu giáo kỹ năng giao tiếp có một vai trò quan trọng trong việc phát triển về tâm sinh lý cho trẻ. Không có một sự lo lắng và khó chịu nào lớn hơn là tình trạng không hiểu được nhau, trẻ không hiểu người lớn muốn gì ở mình và người lớn cũng không hiểu trẻ cần điều gì nếu như không xây dựng được một mối quan hệ tốt thông qua những kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp quan trọng nhất nhưng trong giai đoạn ngôn ngữ chưa phát triển thì hình ảnh lại có một vai trò to lớn trong việc giúp cho trẻ giao tiếp với những người xung quanh và xây dựng ngôn ngữ ngày một hoàn thiện hơn. Tuy vậy, không phải hình ảnh nào cũng hữu ích mà không ít những hình ảnh sẽ tạo ra những hiệu ứng không tốt cho trẻ. Chính vì thế, những hành động tốt đẹp mang tính làm gương của bố mẹ hay làm mẫu cho trẻ bắt chước theo là rất cần thiết. Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, bản thân tôi mạnh dạn đưa đề tài “ Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non” được thực hiện lần đầu tại lớp tôi đang giảng dạy. 2. PHẦN NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu Năm học 2018-2019 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại điểm trường lẻ với số lượng 19 cháu. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 tiếp tục phát huy kết quả của phong trào thi đua “ “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung vào các nội dung: Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, xây dựng mối quan hệ ứng xử thân thiện, tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục nhăm phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh; lễ ph́p trong giao tiếp, ứng xử . Việc đưa các nội dung để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhăm giúp trẻ phát triển toàn diện.Trong quá trình thực hiện bản thân tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: 3 * Thuận lợi: - Trường có khuôn viên rộng rãi, đủ diện tích, có hàng rào bao quanh, có hệ thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh, vườn trường có đường đi lối lại, bồn hoa cây cảnh đảm bảo xanh - sạch - đẹp. - Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh kh́p kín, có đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn cho trẻ. - Trang thiết bị phục vụ cho việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ khá đầy đủ như: Tranh ảnh, băng đĩa, sách báo, tạp chí... - Một số trẻ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học. - Đa số trẻ nói rõ lời, trọn câu, diễn đạt khá mạch lạc. - Sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường đưa nội dung giáo dục lễ giáo vào trong các hoạt động của nhà trường. - Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn có ý thức về kỹ năng giao tiếp và lễ giáo làm tấm gương sáng cho đồng nghiệp và học sinh noi theo. - Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và tập thể giáo viên trường trong việc sưu tầm tranh ảnh, mua sắm thêm trang thiết bị... - Phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, phụ huynh học sinh để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. * Khó khăn: - Trường mầm non của tôi là một trường thuộc vùng nông thôn chiêm trũng, qua hàng năm thiên tai lũ lụt ḱo dài, trường thường xuyên ngập sâu trong nước. - Một số phụ huynh nhận thức chưa cao trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho con em mình.. - Một số trẻ ý thức về giao tiếp còn hạn chế. - Các phương tiện để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ chưa phong phú. Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hoi, sáng tạo ra những phương pháp nhăm rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mong răng những việc làm của tôi sẽ mang lại kết quả nhất định cho trẻ bởi vì thực tế hiện nay đạo đức của trẻ em đang có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Những lễ giáo, lễ nghi, hành vi ứng xử, lối sống tốt đẹp đang bị mai một, những hành vi, đạo đức, lối sống lệch chuẩn ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, làm đau lòng, nhức nhối gia đình và xã hội như: trẻ em không vâng lời, không kính trọng lễ ph́p với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn, không biết kính trên nhường dưới, sống ích kỉ. Đó là lý 4 do tại sao tôi chọn đề tài “ Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non”. Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ để nắm bắt tình hình và có kế hoạch rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 – 5 tuổi, cụ thể kết quả như sau: 65 % trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. 60 % trẻ biết giúp đỡ bạn bè. 50 % trẻ biết thực hiện được một số qui định của lớp 40 % trẻ có thói quen chào hoi, lễ ph́p. 35 % trẻ biết quan tâm đến người khác. * Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân sau: - Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn ban hành về chương trình của BGDĐT. - Phương pháp giảng dạy và tiếp xúc của chúng tôi với trẻ chưa phù hợp - Chưa có sự thống nhất về phương pháp giáo dục giữa giáo viên và gia đình. Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp để thực hiện, và đã đem lại kết quả tương đối tốt. 2.2. Các giải pháp. * Giải pháp 1: Nghiên cứu tài liệu Từ những vấn đề trên, trong năm học 2018 - 2019 tôi đã bắt đầu lên kế hoạch giảng dạy thật phù hợp với tình hình thực tế của lớp mà mình chủ nhiệm. Đầu tiên tôi tìm hiểu thật kỹ về khái niệm của phát triển kỹ năng giao tiếp để có thể tìm ra những hoạt động phù hợp với trẻ và mục đích cuối cùng của lĩnh vực phát triển kỹ năng giao tiếp là trẻ cần đạt được: + Hợp tác, chia sẻ với bạn bè trong các hoạt động. + Có hành vi ứng xử đúng với bản thân và những người xung quanh. + Có hành vi, thái độ thể hiện sự quan tâm đến những người gần gũi. + Vui vẻ nhận công việc và thực hiện công việc được giao đến cùng. + Thực hiện được một số qui định trong gia đình, trường lớp mầm non, nơi công cộng. + Giữ gìn, bảo vệ môi trường: bo rác đúng nơi qui định, chăm sóc con vật, cây cảnh, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi,có ý thức tiết kiệm. Tôi chia nho mục tiêu giảng dạy của mình theo từng chủ đề để giúp trẻ thực hiện như: 5 Chủ đề “ Trường mầm non ” tôi muốn trẻ phải yêu trường mến lớp, yêu quí cô giáo bạn bè. Chủ đề “ Bản thân ” tôi muốn trẻ phải biết yêu quí bản thân và có những hành vi ứng xử phù hợp với bản thân và bạn bè. Chủ đề “ Nghề nghiệp ” trẻ biết các nghề đều có ích có lợi, đáng quý và đáng trân trọng, yêu quý người lao động và quý trọng sản phẩm của các nghề. Chủ đề “ Gia đình ” tôi muốn trẻ biết yêu thương chăm sóc và quan tâm đến những người thân trong gia đình, lễ ph́p với người lớn. Chủ đề “ Phương tiện giao thông” trẻ phải biết những hành động, cử chỉ, việc làm đẹp của các bác, các cô chú công an giao thông, kính trọng người lái xe, chấp hành những qui định dành cho người đi bộ, thể hiện một số hành vi văn minh khi đi xe, đi bộ và phải biết giữ gìn an toàn cho bản thân. Chủ đề “ Thực vật ” trẻ biết yêu thích các loại cây và có ý thức bảo vệ cây, hình thành một số kỹ năng cần thiết bảo vệ, chăm sóc cây gần gũi trường, lớp, nhà, quý trọng người trồng cây. Chủ đề “ Động vật ” trẻ phải biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ động vật. Chủ đề “ Hiện tượng tự nhiên ” trẻ phải có ý thức tiết kiệm và giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống. Chủ đề “ Quê hương – Bác Hồ ” để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và thể hiện tình cảm yêu quê hương, đất nước. Trước khi thực hiện việc lên kế hoạch hoạt động giảng dạy tôi nghiên cứu kỹ tài liệu chương trình giáo dục mầm non được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 28/2016/ TT- BGDĐT và chọn lọc những nội dung phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương mình. Ví dụ: Tôi lựa chọn nội dung cho trẻ tham quan nhà của đại tướng Võ Nguyên Giáp ở địa phương, chùa Hoàng Phúc, Nhà truyền Thống để cho trẻ tìm hiểu và giáo dục trẻ tình cảm yêu quý, bảo tồn những địa danh đó băng những hành động thiết thực. * Giải pháp 2: Phương pháp giảng dạy Song song, với việc nghiên cứu tài liệu tôi luôn tìm tòi học hoi những phương pháp giảng dạy mới và phù hợp với trẻ. Để trẻ có thể phát triển tốt mặt kỹ năng giao tiếp chúng ta cần phải có những phương pháp tiếp xúc với trẻ thật nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sự thân thiện. Tôi luôn tạo cho trẻ những không gian hoạt động để trẻ được giao tiếp với bạn bè, cô giáo và luôn tạo điều kiện để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp mọi lúc mọi nơi. 6 Mỗi buổi sáng khi đón trẻ tôi thường quan sát xem trẻ có biết chào hoi cô giáo và chào tạm biệt bố mẹ của mình không ? Từ đó tôi sẽ đưa ra phương pháp trò chuyện phù hợp với từng trẻ, thông qua đó tôi sẽ giáo dục cho trẻ những hành vi tốt trong giao tiếp. Tiến hành các hoạt động trong ngày tôi thường chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực mà mình đang quan tâm. Khi lên kế hoạch cho một hoạt động thì phương pháp giảng dạy là quan trọng nhất. Chọn phương pháp giảng dạy: hình thành khái niệm, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm thực tế và phương pháp hỗ trợ là đánh giá. + Trong các hoạt động học: đặc biệt là những giờ thơ, chuyện và môi trường xung quanh có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp, nên tôi cần khai thác tốt chủ đề tư tưởng trong từng bài dạy, môn dạy. Khi đàm thoại tôi chú trọng đến hệ thống câu hoi mở xoay quanh kỹ năng giao tiếp băng các câu hoi: tại sao? Như thế nào? Vì sao?.... Ví dụ: Đối với đề tài kể chuyện, trước tiên tôi phải chọn lựa câu chuyện phù hợp với chủ đề và lĩnh vực phát triển như: Truyện “Tích Chu” (chủ đề gia đình), truyện “Cáo, Tho và Gà Trống” (chủ đề động vật), truyện “Qua đường” (chủ đề Giao thông)..... Đối với thơ, tôi thường chọn những bài thơ mang đậm tính chất tình cảm và ứng xử giao tiếp nhăm cho trẻ thể hiện cách ứng xử giao tiếp của trẻ và qua đó mình có cách định hướng giao tiếp đúng cho trẻ như bài thơ: Mẹ và cô, Em yêu nhà em, Tết đang vào nhà… Đối với môi trường xung quanh, tôi thường chọn những hoạt động như: b́ và thế giới tự nhiên, b́ và những công việc gia đình, những con vật đáng yêu, ... Thông qua đó làm nổi bật thêm những tình cảm của được lồng gh́p trong nội dung giáo dục. + Đối với hoạt động góc: Thông qua các trò chơi hình thành nơi trẻ những hành vi giao tiếp, đặc biệt là ở hoạt động góc vì đây là trò chơi có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành cũng như rèn luyện thói quen các hành vi giao tiếp tốt. Ví dụ: Trò chơi đóng kịch theo câu chuyện, trò chơi phân vai (bác sĩ, bán hàng, mẹ - con) + Hoạt động giáo dục lao động: Trong giáo dục, lao động cũng là một phương tiện giáo dục kỷ năng giao tiếp, thông qua lao động trẻ biết làm công việc vừa sức với bản thân và cũng hình thành được những tình cảm cần thiết của con người như lòng yêu thích lao động, quý trọng người lao động, sản phẩm lao động. 7 Ví dụ: “Chăm sóc cây xanh” hình thành đức tính yêu lao động, * Giải pháp 3: Sưu tầm các loại sách, truyện tranh ảnh để phát triển kỹ năng nghe, nói cho trẻ. Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hoi tại sao ngày càng nhiều trẻ biết đọc trước khi vào lớp Một ? Có phải là trẻ được dạy trước hay trẻ học trên truyền hình? Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều hoàn toàn khác. Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, quá trình này gọi là quá trình tự tập đọc của trẻ. Vậy từ đâu mà trẻ lại có quá trình này? Đó là quá trình được bắt nguồn từ việc người lớn đọc, nói cho trẻ nghe thông qua các sách truyện, tranh ảnh… Từ đây ta có thể nhận thấy răng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe, nói, đọc ,viết là một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra. Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện...cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ. Khi trẻ được cô, ba mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng răng đọc sách là một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích thích sự háo hức, tò mò nơi trẻ. Khi trẻ được người lớn, cô giáo đọc, cho xem tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân vật trong truyện: nói như thế nào? hành động ra sao?...Trẻ sẽ bắt chước, vì lứa tuổi này bắt chước rất nhanh. Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ nghe được, mà phải có sự lựa chọn. Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu sắc sặc sỡ, sinh động, ngôn ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ. Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng giao tiếp của trẻ, mỗi giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ băng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các nhân vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng được tham gia vào câu chuyện. Ví dụ: cho trẻ đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô vừa kể, đọc. Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, đòi hoi cô giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện. * Giải pháp 4: Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Môi trường giao tiếp và sự tác động của người lớn rất quan trọng với sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ.Tạo môi trường dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ 8 em và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp băng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mỗi giáo viên luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn. Cụ thể: Đối với những trẻ còn nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn thì giáo viên cần phân cho các em vào nhóm trẻ mạnh dạn hơn. Nói chuyện với các em nhiều hơn đồng thời cũng để các em có thể chia sẻ những suy nghĩ của chính bản thân trẻ. Trong quá trình luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ các cô luôn thay đổi ngữ điệu, giọng nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Trên lớp giáo viên thường xuyên gọi tên trẻ, khuyến khích trẻ xưng tên và gọi tên người khác khi giao tiếp. * Giải pháp 5: Liên kết giữa giáo viên và gia đình Là giáo viên tôi luôn hiểu răng không chỉ có sự giáo dục từ phía nhà trường là đủ cho trẻ, chúng ta nên biết răng 2/3 thời gian là trẻ ở gia đình, gia đình phải quản lý giáo dục. Nên cần phải có sự liên kết giữa gia đình và giáo viên để giáo dục trẻ tốt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực giao tiếp. Với đặc thù hiện nay là điều kiện kinh tế đang khó khăn, đời sống người dân đa phần còn thu nhập thấp nên sự quan tâm đến con em mình còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen tốt. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao nhãng với con cái, cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ. Để phát triển tình cảm - xã hội và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cho trẻ là cần thiết và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để xây dựng cho trẻ nền tảng phát triển tốt nhất và qua đó, hình thành ở trẻ kỹ năng sống ngay từ những năm tháng đầu đời của trẻ. Đầu năm học 2018 – 2019 ở lớp tôi đã tổ chức họp phụ huynh, số phụ huynh dự họp 2/3 trên tổng số học sinh của lớp (15/19 phụ huynh). Từ đó cho thấy chưa có sự quan tâm đúng mực của phụ huynh đến việc học của con trẻ. Đối với bản thân mình, là người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của lớp, tôi cần có sự trao đổi thông tin phản hồi từ phía phụ huynh về phương pháp giáo dục của mình. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm với lớp mình nên thời gian đầu tôi thường tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ và đến thăm hoi gia đình của từng cháu. Qua đó hiểu thêm được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh, 9 cũng nhân đây tôi tuyên truyền và khuyến khích phụ huynh nên tham gia các cuộc họp của lớp để trao đổi về tình hình của con trẻ. Sau đó, thông qua các cuộc họp này tôi đưa ra những phương pháp dạy phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ và đưa ra yêu cầu cần có sự phối hợp của phụ huynh. Ví dụ: Khi ở lớp, tôi giáo dục cháu phải biết yêu thương, phụ giúp mẹ những công việc vừa sức như: qút nhà, lau bàn, nhặt rau, sắp xếp đồ dùng đúng nơi qui định…..sau đó tôi cần trao đổi với phụ huynh và yêu cầu phụ huynh phối hợp xem trẻ có thực hiện và thái độ của trẻ khi thực hiện công việc như thế nào? Ngoài ra, tôi còn cung cấp cho phụ huynh những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học và những số liệu về thực trạng tình hình đạo đức của trẻ em hiện nay, cho phụ huynh nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển kỷ năng giao tiếp và để phụ huynh cảm thấy mình có trách nhiệm trong việc giáo dục con trẻ, đồng thời cũng tìm sự thống nhất trong quan điểm giáo dục trẻ và cũng tránh được hiện trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ đòi hoi mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo trực tiếp dạy cho trẻ nói riêng cần đặc biệt chú ý. Do đó cô giáo cần thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực và nhận thức của bản thân để có thể phát triển toàn diện cho trẻ một cách tốt nhất. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Vì thế cần được quan tâm và giúp trẻ phát triển một cách tiệm tiến, từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. Khi trẻ có những kĩ năng giao tiếp cơ bản trong cuộc sống, trẻ sẽ mạnh dạn, tự tin, hăng hái tham gia vào mọi hoạt động. Đây là tiền đề đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ học tốt và tự tin tham gia các hoạt động ở độ tuổi tiếp theo. Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng thực hành. Những lời dạy dỗ sáo rỗng không những không đem lại kết quả tốt mà còn phản tác dụng, bởi trẻ em không chỉ nghe người lớn nói mà còn quan sát cách người lớn làm. Bởi người lớn chính là tấm gương, là hình mẫu mà trẻ em sẽ bắt chước. Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hoi cô giáo cần có tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ và quan trọng hơn nữa là sự phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề “ Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ 4 - 5 tuổi nhăm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non”, tôi nhận thấy ở trẻ có sự chuyển biến rõ rệt, trẻ ngoan hơn, lễ ph́p hơn, trẻ được hình thành những thói 10 quen văn minh, biết chào hoi khi có khách đến, biết trao nhận băng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn biết cách ứng xử và giao tiếp trong mọi tình huống khác nhau . Đó là niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với một người giáo viên mầm non như tôi. Mong răng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn. Thực tế đạt được chưa nói hết những điều mà tôi mong muốn nhất là lúc này trẻ đã lớn khôn, đã mạnh dạn, tự tin, năng động sáng tạo hơn trước rất nhiều. Nhưng tôi tin với sự cố gắng của mình một phần nào đó tôi đã giúp cho trẻ lễ ph́p hơn trong giao tiếp, ứng xử dần dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau: - Trong quá trình vận dụng biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. Thành tựu trên chính là nguồn động lực giúp tôi mạnh dạn, tự tin hơn trong công tác giáo dục nói chung cũng như việc phát triển lĩnh vực kỹ năng giao tiếp nói riêng cho trẻ. - Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mình đang phụ trách, quan sát theo dõi, gần gũi với trẻ. - Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, mến trẻ, có trách nghiệm cao với lớp. - Nắm bắt kịp thời, nghiên cứu sâu sự đánh giá phát triển của trẻ 4 - 5 tuổi để sử dụng có hiệu quả đối với các cháu. * Đối với giáo viên: - Tự bản thân mình tôi nhận thấy phải luôn luôn cố gắng nỗ lực làm sao tạo môi trường giao tiếp thuận lợi nhất cho trẻ. Luôn ứng xử với trẻ theo 5 nguyên tắc sau: + Yêu thương trẻ như con em của mình. + Giao tiếp với trẻ băng sự thành tâm thiện ý. + Thoả mãn hợp lý những nhu cầu cơ bản của trẻ. + Giao tiếp với trẻ băng những hành vi cử chỉ vui tươi, cởi mở. + Nguyên tắc "dỗ để mà dạy". * Đối với trẻ: 11 - Trẻ ngoan hơn, lễ ph́p hơn, trẻ được hình thành những thói quen văn minh, biết chào hoi khi có khách đến, biết trao nhận băng hai tay, biết quan tâm giúp đỡ bạn bè, cô giáo, ba mẹ, không nói tục, đánh bạn, kính trọng cô giáo và người lớn biết cách ứng xử và giao tiếp trong mọi tình huống khác nhau . - Qua thời gian dài nghiên cứu và thực hiện theo những biện pháp giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp và được Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy, bản thân tôi đã thu được một số kết quả trong lĩnh vực này như sau: 90% trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. 95% trẻ biết giúp đỡ bạn bè. 90 % trẻ biết thực hiện được một số qui định của lớp 100% trẻ có thói quen chào hoi, lễ ph́p. 80% trẻ biết quan tâm đến người khác Cháu lớp tôi khi tham gia các chương trình văn nghệ, hội thi, các buổi tổ chức chuyên đề đều được BGH nhà trường, các cô giáo cũng như các bậc phụ huynh đánh giá cao. VD: Văn nghệ trung thu. Văn nghệ khai giảng. Thực tế đạt được chưa nói hết những điều mà tôi mong muốn nhất là lúc này trẻ đã lớn khôn, đã mạnh dạn, tự tin, năng động sáng tạo hơn trước rất nhiều. . Nhưng tôi tin với sự cố gắng của mình một phần nào đó tôi đã giúp cho trẻ lễ ph́p hơn trong giao tiếp, ứng xử dần dần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình. * Đối với phụ huynh: - Sau thời gian kiên trì thực hiện theo phương pháp của bản thân nên đã đem lại cho bản thân một kết quả khả quan. Tỉ lệ phụ huynh tham gia vào công tác phối hợp giáo dục với giáo viên tăng đáng kể (19/19 phụ huynh). - Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt về lời ăn tiếng nói, về phong cách và quan tâm ngày càng nhiều đến con em mình. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: 12 Nhìn lại quảng thời gian thực hiện đề tài: “Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nhăm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non ” tôi mạnh dạn đề xuất và kiến nghị một số vấn đề sau: * Đối với giáo viên: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho chính bản thân mình. Quan tâm để hiểu về tính cách, tâm tư tình cảm và khả năng giao tiếp của từng trẻ trong lớp mình. Tạo môi trường tâm lý thoải mái cho trẻ khi chơi, chuẩn bị đầy đủ, phong phú các đồ dùng, đồ chơi ở các góc. Xây dựng kế hoạch trò chơi thay đổi, mới lạ cho trẻ hứng thú chơi. * Đối với phụ huynh Quan tâm đến con mình nhiều hơn, luôn làm mẫu, làm gương trong giao tiếp hăng ngày qua lời nói, cử chỉ, điệu bộ chuẩn mực. Thường xuyên sửa sai cho con khi nói ngọng, nói chớt, liên hệ chặt chẽ với nhà trường với giáo viên chủ nhiệm để để chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn. * Đối với các cấp lãnh đạo: - Bổ sung kịp thời trang thiết bị và đồ chơi còn thiếu, tu sữa lại các hệ thống công trình đã xuống cấp. - Mở thêm các lớp tập huấn về kỷ năng giao tiếp với trẻ trong trường mầm non để giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc giáo dục trẻ hăng ngày đạt kết quả cao hơn. Trên đây là những kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong suốt năm học vừa qua rất mong sự đóng góp của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài “Làm thế nào để rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trong trường mầm non ” được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan