Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho hs lớp 6...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho hs lớp 6

.DOC
31
132
90

Mô tả:

RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 MỤC LỤC Mục lục Trang A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích nghiên cứu IV. Nhiệm vụ nghiên cứu V. Đối tượng nghiên cứu VI. Phạm vi nghiên cứu VII. Phương pháp nghiên cứu 2 2 3 3 3 3 3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận II. Cơ sở thực tiễn III. Nội dung vấn đề 1. Giải pháp cũ 2. Giải pháp mới 4 5 5 5 7 2.1. Phát triển năng lực của học sinh thông qua việc rèn các kĩ năng cần thiết khi làm bài văn tả cảnh 2.2. Rèn kĩ năng của học sinh theo hướng phát triển năng lực qua các bước làm bài văn tả cảnh 2.3. Kiểm tra, đánh giá năng lực làm bài văn tả cảnh của học sinh 2.4. Ưu điểm của giải pháp mới 3. Kết quả áp dụng 4. Bài học kinh nghiệm 5. Hiệu quả kinh tế- xã hội 6. Điều kiện và khả năng áp dụng 8 14 24 25 26 27 28 28 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ I. Kết luận 28 II. Những đề xuất, kiến nghị 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHẦN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, quan điểm sống, góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hoàn thiện nhân cách cho học sinh (HS). Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ hỗ trợ cho các môn học khác và ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, gắn học Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 1 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 với hành, gắn kiến thức với thực tiễn, tích hợp các môn học khác nhau trong việc dạy và học môn Ngữ Văn; phát huy cao nhất tính tích cực của HS từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Kiểu bài mà HS cần tạo lập trong khi học chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) là khá nhiều, trong đó có kiểu bài miêu tả, đây là một trong hai kiểu bài HS được học ở lớp 6 (lớp đầu cấp THCS), một kiểu bài khá quan trọng. Bởi vì khi tạo lập kiểu văn bản này đòi hỏi HS phải có sự quan sát, có trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú; phải biết thể hiện cảm xúc, sự đánh giá của mình đối với sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... nhằm làm cho những cái được miêu tả hiện ra một cách cụ thể sống động như vốn có trong đời sống. Thế nhưng, qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy kĩ năng làm bài văn của HS còn hạn chế, bài làm của các em về kiểu bài miêu tả nói chung, miêu tả cảnh nói riêng chưa có chất lượng cao, thiếu nét riêng, thiếu sự sáng tạo cần có. Vì vậy, việc rèn kĩ năng làm kiểu bài này cho HS lớp 6 là rất cần thiết và quan trọng, giúp các em có kĩ năng viết tốt một bài văn theo yêu cầu. Quả thật, niềm vui của mỗi người giáo viên (GV) dạy văn đâu chỉ là chất lượng tính bằng con số mỗi năm, mà chính là những ánh mắt long lanh vì đã hiểu bài, những bàn tay tự viết ra được những lời văn óng ánh, những nụ cười thiện cảm với môn văn từ phía HS. Để đạt được những điều vô cùng quý giá đó, chúng tôi không chỉ say mê nhiệt tình với công tác giảng dạy mà còn phải luôn tìm tòi hướng đi hiệu quả nhất. Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài "Rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6". II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Từ trước đến nay, trong rất nhiều tài liệu, có đưa ra phương pháp làm văn miêu tả nói chung, phương pháp làm bài văn tả cảnh nói riêng như cuốn “Hướng dẫn tập làm văn 6” do tác gải Vũ Nho làm chủ biên hay cuốn “Những bài làm văn tự sự và miêu tả” của tác giả Nguyễn Quang Minh,… Đồng thời đây cũng là vấn đề được nhiều GV quan tâm. Đã có nhiều đề tài đề cập đến trên các trang web http://giaovien.net, thuvienbaigiang.com.vn... Tuy nhiên, các tác giả đó đều mới chỉ nêu ra lí thuyết chung chung, và có đưa một số bài văn mẫu nhưng còn xa vời với thực tế HS ở địa phương, mà chưa hướng tới phương pháp rèn kĩ năng làm kiểu bài này. Để kế thừa và phát huy một cách sáng tạo các vấn đề mà các giáo sư, các đồng nghiệp đã đề cập đến, tôi nêu ra một số phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực cho HS lớp 6 nói chung và đặc biệt là HS giỏi. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : Mục đích nghiên cứu của đề tài này là giúp các em nắm vững hơn kiểu bài và các kĩ năng cần thiết, các bước làm một bài văn miêu tả nói chung và bài văn tả cảnh nói riêng để biết vận dụng sáng tạo khi đưa yếu tố miêu tả vào trong các Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 2 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 kiểu bài khác như biểu cảm, tự sự, thuyết minh và cả nghị luận,... góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho HS. Ngoài ra, việc rèn kỹ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo, vai trò trung tâm của HS trong quá trình học tập: giúp các em vững vàng hơn, tự tin hơn khi tạo lập văn bản thuộc kiểu bài này, đồng thời sẽ tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi tâm lí ngại học văn của một số HS. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này, tôi cũng muốn góp thêm một tiếng nói vào việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp bạn bè đồng nghiệp khắc phục những khó khăn về phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả nói chung, kĩ năng làm bài văn tả cảnh nói riêng cho HS, hướng tới tích hợp kiến thức liên môn trong dạy và học. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Tìm ra những phương pháp rèn kĩ năng khi dạy bài văn miêu tả cảnh. Đồng thời đa dạng hoá phương pháp, kĩ thuật dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp làm kiểu bài này nói riêng. - Tìm hiểu về tình hình học tập của HS đối với bộ môn về khả năng nắm bắt kiến thức, hứng thú trong học tập, đồng thời giúp các em có những kĩ năng tốt hơn khi làm bài văn miêu tả và các kiểu bài khác. - Đồng thời với đề tài này, tôi cũng muốn nghiên cứu cách thức đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. V. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn tả cảnh theo hướng phát triển năng lực của HS. Thực chất đây là hoạt động dạy của thầy, hoạt động học của trò trong các tiết làm bài văn miêu tả nói chung, bài văn tả cảnh nói riêng cho HS khối 6 ở bậc học THCS. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu: Chương trình Ngữ văn lớp 6 (phần văn miêu tả) và HS khối 6 trường THCS Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp trong đó có các phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp trình bày- giải thích; - Phương pháp so sánh- đối chiếu: so sánh giữa giải pháp cũ thường làm với giải pháp mới để có sự kế thừa và phát huy; - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu kĩ các nội dung, tổng hợp những kết quả đã có trong việc rèn kĩ năng theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; - Phương pháp khảo sát- điều tra: các câu hỏi và các bài kiểm tra, đánh giá để tìm hiểu mức độ hứng thú của HS và rút ra những phần cần điều chỉnh, bổ sung; - Phương pháp trao đổi, thảo luận: trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung, Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 3 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 hoàn thiện các phương pháp rèn kĩ năng cho HS; trao đổi với HS, lắng nghe ý kiến từ phía các em. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Tập làm văn là một trong 3 phân môn của môn Ngữ văn. Phân môn này có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong chương trình Ngữ văn THCS có nhiều dạng văn bản HS được tiếp cận. Văn bản miêu tả là một trong những dạng văn bản trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn THCS. Cũng như những tác phẩm khác, ngoài mục đích văn chương, văn bản miêu tả với những giá trị đặc trưng riêng đã đem lại cho HS những phát triển mà mỗi dạng văn bản tạo ra từ chính giá trị của bản thân tác phẩm. Văn miêu tả là loại văn viết ra nhằm trình bày những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… nhằm làm cho những cái được miêu tả như hiện ra trước mắt người đọc người nghe, giúp họ có thể hình dung ra chúng một cách cụ thể, sinh động. Nói một cách khác văn miêu tả là loại văn thể hiện những đặc điểm nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có trong đời sống. Đây là loại văn giàu cảm xúc, giàu trí tưởng tượng và sự đánh giá của người viết đối với sự vật, sự việc, con người,… Vì vậy ta có thể khẳng định rằng: “Thể loại văn miêu tả chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong sáng tác cũng như trong đời sống sinh hoạt của con người”. Vậy làm thế nào để giúp HS làm tốt bài văn miêu tả? Việc cần thiết nâng cao chất lượng, phương pháp rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng còn được dựa trên những định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII về việc “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các bậc học [...] cần áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS những năng lực và tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Chú ý bồi dưỡng những HS có năng khiếu”. Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực cho HS là một yêu cầu quan trọng và cần thiết. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy, phương pháp dạy kiểu bài rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả nói chung và dạng bài tả cảnh nói riêng đã được chú trọng song vẫn chưa phát huy tính tích cực của HS. GV vẫn dạy theo tính chất khuôn mẫu nhất định. GV còn thuyết trình nhiều, chưa chú ý thúc đẩy năng lực và tư duy sáng tạo của HS. Chính vì vậy kĩ năng làm bài của HS khối 6 còn yếu dẫn đến chất lượng các bài viết của các em chưa cao. Khi tả, phương pháp quá đơn điệu; nội dung sơ sài, khuôn mẫu, sáo rỗng; hình ảnh chưa chọn lọc, còn mang tính chất Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 4 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 liệt kê; diễn đạt còn vụng về... Các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… chưa có hoặc ít đưa vào. Ở bài viết của HS vẫn còn cách nghĩ, cách làm đơn giản như Tiểu học. Một số em còn chưa phân biệt rõ các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, yếu tố biểu cảm. Cách kết hợp giữa các yếu tố này trong bài còn lúng túng, còn thiên lệch; dẫn đến bài làm chưa hay, chưa sinh động. Quả thật, các em đã quá quen với việc thực hành viết văn dạng văn bản mẫu và tái tạo văn bản tương tự mẫu ở cấp Tiểu học. Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em HS lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn và ít hứng thú. Hơn nữa, các em chưa thực sự say mê đọc tư liệu văn học; chưa có sự quan sát tìm tòi, còn dựa nhiều vào các bài văn mẫu. Điều đó đã làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá về văn học trong mỗi HS. Bên cạnh đó, phần luyện tập làm dạng bài này trong SGK còn hạn chế. Chính vì thế cũng ảnh hưởng phần nào đến phương pháp dạy của GV và kết quả học tập của HS. Từ những cơ sở trên, tôi thiết nghĩ: quá trình rèn kỹ năng làm văn tả cảnh cho HS lớp 6 là một việc làm thiết thực nên làm và làm một cách cặn kẽ để có hiệu quả tốt nhất. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM: Qua kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm giảng dạy và qua nhiều lần dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy từ trước đến nay, khi hướng dẫn HS cách làm bài văn tả cảnh, chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho HS những nội dung kiến thức cơ bản mang tính công thức, hình thức mà chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn HS thực hành viết câu, viết đoạn, diễn đạt,… Trong các giờ luyện tập, ôn tập, hay bồi dưỡng HS giỏi, chúng tôi thường hướng dẫn cho các em cách làm theo trình tự các bước sau: * Bước1: Tìm hiểu đề, tìm ý: Thông thường trong khâu này chúng tôi thường hướng dẫn HS xác định các nội dung sau: - Thể loại. - Đối tượng miêu tả: xác định đối tượng là phong cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt để việc miêu tả được chính xác, tập trung. - Xác định phạm vi miêu tả: quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, với những nét riêng để giúp người đọc, người nghe hình dung một cách rõ ràng, cụ thể về cảnh được miêu tả và không nhầm lẫn với cảnh khác. - Xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng những thao tác trong quá trình làm bài như: quan sát, nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. - Xác định được trình tự miêu tả một cách hợp lí. Có thể là: + Theo trình tự thời gian: một năm theo bốn mùa (xuân, hạ, thu, Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 5 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 đông); một ngày thì theo trình tự sáng, trưa, chiều, tối,... + Theo trình tự không gian: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ bao quát đến cụ thể.... + Ngoài ra có thể trình bày theo đặc điểm tiêu biểu nổi bật của cảnh. * Bước 2: Lập dàn ý: Trong phần này, GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo bố cục chung của bài văn miêu tả cảnh. Bài văn tả cảnh thường có bố cục ba phần. I. Mở bài (MB): Giới thiệu cảnh được tả (là cảnh gì? Tả trong trường hợp nào?) II. Thân bài (TB): Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo trình tự đã được lựa chọn với những nét đặc điểm chung- riêng. Có thể tả theo: + Trình tự không gian. + Trình tự thời gian. + Đặc điểm của cảnh. III. Kết bài (KB) : Nêu cảm nghĩ về cảnh được tả. * Bước 3: Viết bài: Trong bước này GV thường rèn kĩ năng viết cho HS bằng cách yêu cầu HS viết một đoạn văn sau đó GV chữa. Trên cơ sở dàn bài đã chữa, GV thường yêu cầu HS viết hoàn chỉnh ở nhà. Đôi khi có những GV thường lấy những đoạn văn mẫu, bài văn mẫu đọc cho HS chép để HS tái tạo văn bản tương tự mẫu như ở cấp Tiểu học. * Bước 4: Đọc lại và sửa lỗi: Thông thường khâu này ít được GV chú trọng, thường chỉ làm qua loa đại khái, trong các tiết trả bài hoặc các tiết luyện tập GV thường yêu cầu HS đọc bài viết (có thể chỉ là một đoạn) sau đó yêu cầu HS khác nhận xét và sửa lỗi về diễn đạt... GV cũng nhận xét, sửa một vài lỗi cho HS. Ưu điểm của giải pháp trên: Nhìn vào trình tự hướng dẫn trên, có thể thấy GV đã hướng dẫn HS làm một bài văn tả cảnh theo đúng các bước cơ bản, hướng dẫn HS nắm vững được cách làm bài, có một số kĩ năng cơ bản trong khi tạo lập bài văn tả cảnh. Một số hạn chế của giải pháp trên: * Về phía GV: + Qua cách hướng dẫn trên cho thấy quá trình soạn bài và lên lớp chưa được GV chú trọng đầu tư thích đáng. Cách xây dựng thiết kế bài dạy của GV hết sức đơn điệu, khô khan, chưa mở rộng, đào sâu kiến thức; chưa đa dạng trong cách viết đoạn MB, TB hay KB. + GV chưa thực sự chú ý phát triển năng lực và khả năng tư duy cho HS; cách hướng dẫn tổ chức HS học tập chưa thật sự hấp dẫn, ít tổ chức hoạt động Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 6 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 nhóm, chưa thúc đẩy sự hợp tác, trao đổi thảo luận kiến thức của HS. + Giảng dạy rập khuôn theo hướng dẫn, thiết kế mẫu có sẵn, cho dù có những nội dung chưa phù hợp với đối tượng HS và với từng vùng miền. + Cách nhìn nhận về từng tiết dạy như: Luyện kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả; các tiết luyện nói; tiết viết bài hay tiết trả bài của GV chưa rõ ràng, còn qua loa đại khái cho xong nhiệm vụ, chưa đầu tư một cách thực sự, chưa nghiên cứu cụ thể chi tiết để cung cấp cho HS một cách đúng mực. GV dạy HS theo lối học tủ, thuộc từng câu, từng đoạn, một bài mẫu nào đó với cách học máy móc, học vẹt… * Về phía HS: + Chưa chủ động, tích cực học tập, còn phụ thuộc nhiều vào GV. + Kĩ năng viết các bài làm văn miêu tả nói chung, văn tả cảnh nói riêng của HS còn rất yếu. Bài viết của các em thiếu sáng tạo. Một số em bài văn viết có vẻ trôi chảy, nhưng kiểm tra kĩ thì những bài văn đó hầu như các em vay mượn, sao chép gần như hoàn toàn từ các bài văn mẫu… + Khi viết bài văn miêu tả mà nội dung các em viết hết sức sáo rỗng, câu từ đơn sơ không được trau chuốt. Quá trình làm bài các em không biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm nổi bật đối tượng nên bài viết khô khan, miêu tả sự vật còn mang tính liệt kê, cách viết ít sáng tạo. HS chưa biết chọn đặc điểm cốt lõi của sự vật để làm nổi bật sự vật đó… 2. GIẢI PHÁP MỚI Từ thực trạng đã nêu ở trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy và tiếp xúc với nhiều đối tượng HS, đồng thời qua những chương trình học tập và bồi dưỡng thường xuyên, dự giờ rút kinh nghiệm từ những đồng nghiệp và đặc biệt là qua việc tiếp thu chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS” tôi mạnh dạn xin đưa ra một số biện pháp trong khi dạy HS kĩ năng làm bài văn tả cảnh cho HS lớp 6. Các biện pháp đó tôi đã thực hiện trong các tiết học trên lớp cũng như các buổi ôn tập, bồi dưỡng cho HS. Cũng hướng dẫn HS cách làm bài theo 4 bước trên, tuy nhiên, cái mới của giải pháp là tôi hướng dẫn các em các kĩ năng làm bài một cách cụ thể, sát thực, gắn lí thuyết với thực hành; không chỉ chú ý tích cực hóa HS về hoạt động trí tuệ mà còn tập trung phát triển năng lực của HS: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, tăng cường việc học tập trong nhóm,....đồng thời hướng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tiếng Việt, Làm văn, Văn học cũng như kiến thức liên môn (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật,...); vận dụng những hiểu biết tổng hợp về phong tục, văn hóa, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các vấn đề mà đề bài nêu. 2.1. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HS THÔNG QUA VIỆC RÈN CÁC KĨ NĂNG CẦN THIẾT KHI LÀM VĂN MIÊU TẢ 2.1.1. Kĩ năng quan sát, ghi chép: Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 7 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 Đối tượng của văn bản miêu tả là những sự vật, sự việc, là thế giới thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người. Có thể coi đó là một thế giới hết sức đa dạng, phức tạp và sống động đang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ. Để hiểu và nắm vững đặc điểm của từng sự vật, từng con người... phải quan sát và ghi chép. Chỉ trên cơ sở sự quan sát để có những nhận xét, ấn tượng, cảm xúc của mình các em mới bắt tay vào làm được bài văn. Theo tôi, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất của phương pháp dạy- học văn miêu tả. Kĩ năng này thường bị HS bỏ qua nên khi làm bài các em thiếu vốn sống thực tế, bài văn nghèo về nội dung ý nghĩa, thiếu sức thuyết phục. Để rèn cho HS kĩ năng này, trước hết tôi hướng dẫn và chỉ ra cách quan sát của các nhà văn bằng cách đưa ra các ví dụ cụ thể cho HS học tập. Nhà văn Tô Hoài tâm sự: khi miêu tả Dế Mèn và các con vật khác trong “Dế Mèn phiêu lưu kí” với những nét riêng về đặc điểm, hoạt động, tính nết, “phong tục” của chúng là do “tôi có nghịch và có bạn bè thân thiết với chúng nhiều”. Còn nhà văn Vũ Tú Nam bày tỏ kinh nghiệm của mình “Tôi say mê chơi các loài dế từ ngày ấy, để bốn mươi năm sau tôi có đủ tình yêu và hiểu biết để viết “Dế chọi” và “Ong bắt dế”... Để hướng dẫn HS quan sát tôi giao cho các nhóm HS tìm hiểu một số đối tượng như: cánh đồng lúa quê hương, dòng sông quê em, một danh lam thắng cảnh,...với yêu sưu tầm các tư liệu khác nhau: hình ảnh, tranh vẽ, bài viết, các đoạn phim,.... Sau khi HS trình bày các kết quả của mình, tôi có thể bổ sung một số tư liệu trình chiếu trên Power Point rồi nêu vấn đề để các em nhận thấy có thể quan sát đối tượng miêu tả trong nhiều hoàn cảnh như: trên đường đi học; qua trò chơi; đi tham quan, du lịch, dã ngoại, về quê; trên truyền hình, sách báo, các tác phẩm văn học nghệ thuật; qua lời kể của người khác... Muốn như vậy, các em phải tập quan sát thực sự, quan sát nhiều lần và bằng các giác quan khác nhau, bằng tâm hồn và cảm xúc của các em, bằng tình yêu thiên nhiên, loài vật... Khi quan sát, phải chú ý đến bố cục, đường nét, màu sắc, hình ảnh của cảnh và đặt ra những câu hỏi để tự lí giải và quan trọng là phải tìm được chi tiết trọng tâm, nét nổi bật, nét riêng của từng sự vật cụ thể; không nên quan sát và chọn chi tiết miêu tả một cách tràn lan mang tính liệt kê. Nếu là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử thì cần làm nổi bật giá trị về lịch sử, văn hóa.... Điều đó giúp các em có thể vận dụng tích hợp với kiến thức của các môn học như Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lí,... Ví dụ (VD) với đề bài : Hãy tả cảnh sân trường em vào giờ ra chơi. Tôi chia nhóm cho HS quan sát, ghi chép sau đó trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện. Qua việc hướng dẫn tôi thấy HS đã tích cực chủ động trong việc quan sát, các em đã biết quan sát những hình ảnh, cảnh vật mà các em thích như cảnh sân trường; cảnh thiên nhiên xung quanh; cảnh các hoạt động của HS chơi các trò chơi hay nô đùa; cảnh HS ngồi ôn bài, đọc báo... và xác định trọng tâm cảnh là các hoạt động của HS diễn ra trên sân trường vào Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 8 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 giờ ra chơi. Mỗi nhóm có thể quan sát ở các vị trí khác nhau có thể đứng ở sân trường, ở hành lang hay ở điểm nhìn cao hơn như tầng 2, hoặc tầng 3 của dãy phòng học cao tầng,… đồng thời các em huy động vốn sống, khả năng tưởng tượng và cảm xúc giúp cho việc quan sát được tốt hơn. Tôi hướng dẫn HS tất cả những điều các em quan sát ghi nhận được cần chép lại vào một cuốn sổ tay. Không cần chép dài dòng, mà chỉ điểm qua những nét chính, ngắn gọn. Sẽ rất thành công nếu khi quan sát các em có những phát hiện bất ngờ thú vị. Những phát hiện này sẽ là điều kiện giúp cho bài làm của các em thêm sáng tạo, độc đáo. Tính chân thực đòi hỏi bài văn miêu tả phải có các chi tiết xác thực, tả đúng bản chất của đối tượng miêu tả; phải thể hiện được những nét đẹp đẽ, đúng đắn trong tưởng tượng, trong tình cảm của các em khi bộc lộ thái độ với đối tượng miêu tả,… Nhưng nếu đối tượng miêu tả có những mặt chưa tốt, những tiêu cực thì chúng ta cần giải quyết như thế nào? VD : Tôi nêu vấn đề để HS suy nghĩ, giải quyết: Nếu đề bài yêu cầu tả bến tàu, bến xe,… nơi đó có lúc xảy ra những cảnh không đẹp mắt như: chen lấn, xô đẩy, mất vệ sinh,… hoặc những hiện tượng tiêu cực: trộm cắp, buôn vé,… thì nên miêu tả thế nào? Đây là một vấn đề thực tiễn đòi hỏi các em phải thảo luận bàn bạc, nhận ra và giải quyết tình huống. Như vậy các em sẽ tự nhận thấy, trong bài làm, các em có thể nói tới hoặc không nói tới các hiện tượng trên. Điều này phụ thuộc sự quan sát và ý định miêu tả của từng em, miễn là bài làm tả được chân thực như đầu bài yêu cầu. Nếu bài làm có nói tới hiện tượng tiêu cực, xấu, sai… thì các em cần biểu thị thái độ phê phán của mình với các hiện tượng đó. Nhưng nếu có bài làm nào chưa biểu thị được thái độ phê phán đúng mức thì sao? Gặp trường hợp này tôi luôn bình tĩnh nhận ra rằng điều ấy đã phản ánh năng lực; tư tưởng, tình cảm của các em. Do đó tôi sẽ hướng dẫn để HS dần dần nhận ra những mặt cần phê phán và có thái độ phê phán đúng mức. Chính qua việc làm như vậy, đã giúp các em luyện tập cách nhìn nhận phân tích cuộc sống, góp phần hình thành nhân cách của HS. 2.1.2. Kĩ năng tưởng tượng. Có thể khẳng định rằng nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn miêu tả của các em chắc chắn không thể hay được, dù là văn tả thực. Nếu chỉ quan sát ghi chép vào bài làm đúng y nguyên những điều đã quan sát ấy thì bức tranh miêu tả trong bài văn sẽ quá trần trụi, thiếu sức hấp dẫn. Vì vậy, HS cần có kĩ năng tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sung những hình ảnh cho phù hợp, làm cho bức tranh miêu tả trở nên phong phú, sinh động hơn. Để hướng dẫn HS có được những kĩ năng này, khi dạy tôi chỉ cho HS thấy được vai trò của trí tưởng tượng là rất lớn. Nó không chỉ là yếu tố tạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp cho HS tìm Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 9 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp để bài văn tả hấp dẫn hơn. Trước hết, tôi lấy VD hướng dẫn để HS thấy được nếu không có tưởng tượng thì nhà văn Tô Hoài không thể xây dựng được một bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” (SGK Ngữ văn 6 tập 2) hoặc nhà văn Vũ Tú Nam không thể viết được trang văn miêu tả cảnh thay đổi kì diệu của màu nước biển trong “Biển đẹp” (SGK Ngữ văn 6 tập 2 trang 47,48). Thường thì để rèn luyện kĩ năng này ban đầu tôi có thể cho HS trao đổi, đặt câu hỏi so sánh hai đoạn văn để làm rõ vai trò của kĩ năng tưởng tượng trong miêu tả. VD: So sánh hai đoạn văn miêu tả sau: Đoạn văn 1: “Trên bãi cỏ sau làng, đàn bò đang gặm cỏ. Con nào con nấy hừng hục ăn một cách ngon lành, không để ý đến xung quanh. Tiếng gặm cỏ nghe rào rào. Nhìn cảnh tượng ấy thật thú vị biết bao” Đoạn văn 2: “Con Nâu đứng lại, cả đàn đứng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom nó ăn đến ngon lành. Con Hoa ở gần đấy cũng hùng hục ăn không kém. Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảng cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một bụi khác” (Cỏ non- Hồ Phương) Đưa ra hai VD này, tôi cho các em nhận xét, so sánh và thấy được: + Ở đoạn văn 1, người tả mới chỉ dùng những câu văn tả thực hoàn toàn giới thiệu cảnh đàn bò gặm cỏ. Vì vậy đoạn văn thiếu sức gợi tả, gợi cảm. + Ở đoạn văn 2, tác giả Hồ Phương đã kết hợp một cách tài tình giữa hình ảnh tả thực và những hình ảnh sáng tạo nhờ trí tưởng tượng phong phú. Có thể nói nhờ trí tưởng tượng phong phú đó mà tác giả khi nghe tiếng đàn bò gặm cỏ đã liên tưởng tới âm thanh “của một nong tằm ăn rỗi khổng lồ”. Và phát hiện ra được tính cách của từng con bò qua cách gặm cỏ của chúng: Con Ba Bớp thì “ngổ ngáo”,“phàm ăn tục uống”; con Hoa vốn “tiểu thư yểu điệu” nhưng cũng không cưỡng lại sức hấp dẫn của bãi cỏ non, “hùng hục không kém”; cu Tũn như một chú bé con dở hơi, tinh nghịch, nũng nịu; chị Vàng đúng là một người mẹ dịu dàng, quen nhường nhịn... Nghệ thuật nhân hoá kết hợp với nghệ thuật so sánh đã làm cho hình ảnh đàn bò gặm cỏ hiện lên thật sống động dưới ngòi bút miêu tả sáng tạo của tác giả. Sau đó, tôi thường đưa ra các bài tập rèn kĩ năng tưởng tượng cho HS để tăng cường tính chủ động và tư duy học tập; nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của HS. VD1: Hãy viết tiếp những câu văn sau bằng cách dùng hình ảnh so sánh: a. Con đường làng uốn lượn..... b. Những chiếc lá bàng mùa đông…… c. Những quả dừa lúc lỉu trên cao......... Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 10 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 VD2: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt các ý sau đây sao cho cách điễn đạt trở nên giàu hình ảnh hơn: a. Vầng trăng quê em. b. Lũy tre xanh đầu xóm. c. Khi diều hâu xuất hiện gà mẹ xoè cánh che chở cho đàn con. VD3: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để viết lại đoạn văn sau sao cho tạo thành đoạn văn mới giàu hình ảnh và giàu sức gợi hơn: “Đến đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Mặt đầm phủ kín màu xanh, lấp ló những đóa sen hồng, sen trắng. Những đóa sen thi nhau khoe sắc, tỏa hương.”. Trong các bài tập này, tôi yêu cầu HS phải biết tự viết sáng tạo, biết tìm điểm mới, điểm riêng, không nên lặp lại các hình ảnh so sánh đã quá cũ, quá sáo mòn. Sau khi hướng dẫn HS làm những dạng bài tập đó, căn cứ vào từng đối tượng HS, tôi đưa ra yêu cầu phù hợp để các em rèn kĩ năng tưởng tượng. Và trong quá trình rèn luyện cho HS, tôi đã thấy các em phát huy được trí tưởng tượng của mình. VD: Khi miêu tả đầm sen, em Phạm Thuỳ Linh lớp 6A viết như sau: “Mỗi bông sen như một toà lâu đài nhỏ bồng bềnh giữa hồ. Màu xanh của lá, màu vàng của nhụy, màu trắng phớt hồng của cánh hoa... tất cả đang lung linh khoe sắc dưới nắng”. Hay em Tào Phương Anh lớp 6C lại có sự liên tưởng, tưởng tượng rất riêng: “...Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung thành những cánh tròn xoe xoe, bao nhiêu cánh úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bấy nhiêu chiếc má xinh xinh, bầu bĩnh.”. 2.1.3. Kĩ năng so sánh So sánh là hệ quả của quá trình liên tưởng, tưởng tượng. Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh của đối tượng ấy (từ màu sắc tới hình dáng, từ kích thước tới trạng thái) thường gợi cho chúng ta nghĩ tới những hình ảnh khác cùng một nét tương đồng nào đấy. Chính sự so sánh này làm cho bài văn miêu tả của HS hay hơn, và đối tuợng miêu tả hiện lên rõ hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Chính vì vậy, tôi coi việc sử dụng kĩ năng này trong quá trình làm bài văn miêu tả là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Đề cập đến vấn đề này nhà văn Bùi Hiển viết: “Tiêu chuẩn nghệ thuật đời nào cũng giống nhau - nói ít mà gợi tả được nhiều là tiêu chuẩn cao nhất. Trong văn miêu tả cũng vậy thôi. Đừng tả dài mà tìm hiểu và quan sát thật kĩ, nắm bắt cho được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái… mà ta tả, rồi bằng ngôn ngữ vẽ nó hiện lên trước mắt người đọc, gợi cho người ta cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với mình…” Tôi nêu ý kiến của nhà văn Bùi Hiển để các em thảo luận, trao đổi và nêu Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 11 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 suy nghĩ của mình. Qua đó, tôi hướng dẫn HS thấy được những vấn đề sau: - Chất lượng của bài miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải gợi được cảm giác mãnh liệt nhất, những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc, khiến họ nhìn rất rõ và rất có ấn tượng. Đương nhiên cảm xúc mạnh đó, hình ảnh sắc nét đó phải thể hiện được lý tưởng thẩm mĩ cao đẹp của thời đại, phải hướng tới cái Chân - Thiện - Mĩ, nâng cao tâm hồn và nhân cách con người. - Yếu tố tạo nên chất lượng trên là cái chi tiết “có góc cạnh, sinh động” thể hiện được “Cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái”… Cái chi tiết này có được do chất lượng của sự quan sát và cách chọn lọc, các em phải tìm ra những gì “chân thật nhưng lại ít được chú ý”, những gì giúp người đọc “nhìn rất rõ và rất có ấn tượng”, các chi tiết có tính chất tạo hình. Khi dạy tôi hướng dẫn HS các cách so sánh và VD cụ thể để HS nhận biết và vận dụng trong khi làm bài của mình : Có thể so sánh vật với vật, cảnh với cảnh: VD: “Măng chồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất luỹ mà trỗi dậy” (Ngô Văn Phú), “Vầng trăng non giữa bầu trời đầy sao hệt như một cái lưỡi liềm vàng ai bỏ quên giữa cánh đồng lúa chín” (Vích-to Huy-gô).... Có thể so sánh vật với con người: VD:“Cây bưởi như người mẹ đang cần mẫn cõng trên mình lũ con đầu tròn trọc lóc” (Đoàn Giỏi). Hoặc có thể so sánh theo hướng thu nhỏ lại: VD: “Xa xa, những cánh buồm nâu như những cánh bướm rập rờn trên mặt biển”... So sánh theo hướng phóng đại lên: VD: “Chiếc lá tre được thả xuống dòng nước, chòng chành, xoay xoay, rồi trôi đi như một con thuyền, chở theo ước mơ của chúng tôi”... So sánh theo hướng cụ thể hoặc trừu tượng hoá: VD: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” (Nguyễn Tuân).... Sau đó, tôi đưa ra một số hình ảnh cho các em tự đặt câu, viết đoạn có so sánh và nêu tác dụng của so sánh ấy, rồi sửa những lỗi sai cho các em khi so sánh chưa phù hợp. Trên cơ sở hướng dẫn đó, HS của tôi đã có được những cách so sánh khác nhau về cùng một đối tượng. VD cùng viết về sóng biển (trong bài viết của các em Bùi Linh, Bùi Uyên lớp 6C; Phạm Linh, Trần Lan Trinh lớp 6A), đã có những so sánh riêng và khá ấn tượng: - Sóng biển như những đứa trẻ chơi trò đuổi bắt và từ từ xô vào bãi cát vàng óng rồi khanh khách cười. - Những làn sóng biển trắng xoá, rì rào vuốt ve bãi cát như người mẹ hiền đang âu yếm đứa con bé bỏng, cất lên những lời ru ngọt ngào chan chứa yêu thương. - Sóng biển vỗ êm ả, rì rào như lời mẹ ru con. - Những con sóng biển nối đuôi nhau đùa rỡn, tạo nên những âm thanh rì Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 12 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 rào như một bản tình ca. 2.1.4. Kĩ năng nhận xét. Khi làm bài văn miêu tả, bao giờ HS cũng có những cảm nhận riêng, có cách biểu lộ thái độ, tình cảm riêng với đối tượng được miêu tả đúng như một nhà văn Pháp viết: “Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không ai giống ai” (Dẫn theo Tô Hoài- “Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả”). Tôi nhận thấy ở kĩ năng này, một số em vận dụng chưa tốt, chưa chân thật, hoặc có em bỏ qua vì khó nhận xét hoặc không dám nhận xét vì sợ không đúng. Vậy phải nhận xét thế nào để tạo sức hấp dẫn cho bài văn? Tôi dùng hai cách để hướng dẫn các em: + Trước hết, có thể nhận xét trực tiếp bằng lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh so sánh: VD: “Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống, những cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng, nom thật đẹp”(Vũ Tú Nam)..... + Và cũng có thể nhận xét gián tiếp, bộc lộ kín đáo qua việc lựa chọn hình ảnh miêu tả. VD như nhà văn Vũ Tú Nam khi quan sát và miêu tả hình ảnh những trái mướp lớn nhanh như thổi: “Rồi quả thi nhau trồi ra...bằng ngón tay...bằng con chuột. Rồi bằng con cá chuối to...” Sau đó tôi tổ chức HS làm việc cá nhân, gọi từng em nhận xét đối tượng mình tả cho cả lớp nghe với yêu cầu khi nhận xét phải thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận riêng về đối tượng; cách diễn đạt mang sắc thái cá nhân, thể hiện được những liên hệ, trải nghiệm riêng của HS;...để tạo sự mạnh dạn tự tin cho các em và uốn nắn sửa cho các em khi nhận xét chưa chính xác hoặc không phù hợp. 2.2. RÈN KĨ NĂNG CỦA HS THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUA CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN TẢ CẢNH. Theo tôi, đây là một kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với HS khi làm bài. Ở khối lớp nào cũng phải rèn kĩ năng này. Nhưng đối với HS khối 6, rèn kĩ năng này khó hơn các khối lớp trên, bởi lớp trên là sự kế thừa của lớp 6 và nâng cao hơn. Mục đích giúp HS phân tích được đề, nắm chắc thể loại, đối tượng, phạm vi. Nắm được bố cục của bài văn miêu tả cảnh, giống và khác với bài văn tự sự ở điểm nào. Cách đặt câu, dựng đoạn, tách đoạn ở phần thân bài. Cách làm một bài văn hoàn chỉnh và kiểm tra lại văn bản sau khi làm xong. Để phát huy năng lực của HS, tôi hướng dẫn HS chủ động tích cực trong việc xây dựng các bước làm bài qua các hoạt động cá nhân; tăng cường việc học tập, trao đổi trong nhóm; qua sự tương tác, cộng tác giữa GV và HS, HS với HS;... tạo thành các kĩ năng khi làm bài văn. Cụ thể như sau: 2.2.1. Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý. Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 13 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 Trong bước này, tôi thường hướng dẫn HS trao đổi, hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu đề, tìm ý. a. Tìm hiểu đề: Để xác định đúng yêu cầu của đề bài, tôi yêu cầu HS trao đổi, hoạt động nhóm: đọc kĩ đề bài sau đó gạch chân những từ quan trọng. Rồi xác định yêu cầu về thể loại, về nội dung, đối tượng miêu tả, phạm vi giới hạn. Khi hướng dẫn HS tìm hiểu đề, tôi nêu một số đề từ dễ đến khó, đề yêu cầu tả một cảnh và đề tả nhiều cảnh (dạng đề tổng hợp) để học sinh xác định và phân biệt. VD các đề sau: Đề 1: Tả cảnh cánh đồng lúa chín. Đề 2: Em hãy tả cảnh quê hương em vào một buổi chiều nắng đẹp. Với hai đề này, tôi hướng dẫn HS nhận biết, phân biệt đề 1 là đề tả một cảnh (cảnh cánh đồng lúa chín là cảnh trọng tâm, tiêu biểu); còn đề 2 là dạng đề tổng hợp, qua việc đọc kĩ đề, xác định những từ ngữ quan trọng, then chốt. Tôi giao nhiệm vụ cho từng nhóm tự xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu đề. HS tự đặt câu hỏi và trả lời: Đề thuộc thể loại gì? Đối tượng? Nội dung? Phạm vi tư liệu? Sau đó tôi sẽ khái quát lại trên cơ sở việc tìm hiểu đề của các em. VD cách xác định đề 2: - Thể loại: Tả cảnh (đối tượng tả là quê hương em). - Nội dung tả: Cảnh sắc của quê hương (gồm những cảnh khác nhau như cảnh cánh đồng, cảnh dòng sông, con đường làng....) - Phạm vi giới hạn: Cảnh quê hương em vào một thời gian cụ thể - một chiều nắng đẹp. Tôi hướng dẫn cho các em thấy: Đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp. Vậy thế nào là cảnh tổng hợp và cách xác định đề tổng hợp như thế nào? Trước hết, tôi nêu vấn đề để các nhóm suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và trình bày ý kiến của mình, trên cơ sở đó tôi hướng dẫn HS cách xác định đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở...”. Vậy còn cảnh tổng hợp là như thế nào? Đó là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ. Những cảnh nhỏ, của quê hương thường là cảnh cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa, lũy tre, bờ đê, giếng nước, sân đình... sau đó các em phải hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào), ở không gian nào (cảnh đó như thế nào)... Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả. b. Tìm ý: Tôi tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhằm hợp tác giải quyết nhiệm vụ được giao và kết quả sẽ do đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Qua trao đổi thảo luận, HS định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh, HS đã hiểu được các bước tìm ý cho bài văn tả cảnh phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào? Và phải xác định được các ý Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 14 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 lớn, ý nhỏ. - Trước hết, bao quát không gian cảnh được coi là một thao tác ban đầu, rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như điểm nhìn cho người thưởng thức bức tranh cảnh vật bằng ngôn từ. Vậy cách giới thiệu bao quát không gian cảnh như thế nào. Tôi nêu vấn đề để HS suy nghĩ, trao đổi và đưa các cách tìm ý như sau: + Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát. Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn. + Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó (các em đã ý thức được rằng: đây là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh tả phải hiện lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng... sát hợp với yêu cầu của đề mà phần trước đã xác định và mang tình cảm riêng của người quan sát cảnh). * Một vài ví dụ cụ thể: VD: Tả bao quát cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu: Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong sắc thu vàng của chốn quê hương thanh bình, trù phú. Hay một VD khác về cảnh quê hương vào buổi sáng mùa xuân : Đứng giữa cánh đồng, giang rộng cánh tay mà cảm nhận về làng quê. Ôi! quê hương tôi đẹp như một người mẹ hiền đang âu yếm những đứa con. Thật ấm áp, thanh bình đầy sức sống... - Những ý cốt yếu nhất trong bài văn miêu tả cảnh là xác định cụ thể những cảnh nào? (Nếu là đề tổng hợp thì cảnh sẽ chia thành nhiều cảnh đơn, còn nếu là đề tả một cảnh đơn thì cảnh đó như thế nào? có những điểm nổi bật gì?) HS phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu không. Để khắc phục tình trạng này, tôi cho HS luyện kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả . VD: Với đề bài “Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu”. Đầu tiên, tôi cho HS xác định chủ đề của cảnh sẽ miêu tả là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà mang được vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định (có đặc trưng của mùa thu). Sau đó, tôi hướng cho HS tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng của các em nhưng phải sát với thực tế cuộc sống. Có thể là : Cảnh giàn thiên lý trước sân nhà ngào ngạt dậy hương buổi sớm, hình ảnh cây cau cạnh bể nước với những tàu lá già giang rộng, đọt lá non cao vút; hình ảnh vườn hoa đua sắc vàng thu cùng ong bướm; hình ảnh vườn rau tươi tốt cũng mang đặc trưng mùa thu: cải sen làm dưa đang lên ngồng đang trổ hoa Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 15 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 vàng rực, những ngọn mồng tơi đang quăn mình leo lên bờ dậu để ra quả vắt mình sang thu; tiếp đó là hình ảnh hàng cây ăn quả với những hương vị màu sắc của thu: thơm lựng chuối tiêu trứng cuốc đốm vàng, những trái na mở mắt nhìn nắng thu, cây hồng trái chín như những chấm son trên nền trời thu... Với cách làm như trên, tôi đã cho HS luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng. Các em được luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm” sau đó tôi hệ thống lại và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh. Như thế sẽ tạo được hứng thú của HS với cảnh sẽ tả, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động của HS. 2.2.2.Bước 2: Lập dàn ý. Trong bước này tôi thường chia lớp thành các nhóm nhỏ, tổ chức hoạt động nhóm yêu cầu HS xây dựng dàn ý, mỗi em sẽ suy nghĩ và viết các nội dung của mình sau đó cả nhóm sẽ thảo luận, tìm ra những ý kiến chung, thống nhất trong nhóm. Khi có kết quả các nhóm sẽ trình bày và nhóm khác sẽ nhận xét bổ sung. Sau đó tôi sẽ nhận xét hướng dẫn cụ thể, hoàn chỉnh dàn ý của đề đó nhưng luôn tôn trọng sự sáng tạo riêng của các em. VD: Hãy tả cảnh buổi sáng mùa hè trên quê hương em. * MB: Có thể nêu một số ý sau: - Giới thiệu chung về khung cảnh định tả (thời gian, không gian, điểm nhìn...) - Nêu cảm nhận chung của em về cảnh buổi sáng mùa hè ở quê hương. * TB: - Tả được cảnh thiên nhiên và con người trong buổi sáng mùa hè trên quê hương (miêu tả theo một trình tự nhất định: trình tự thời gian, không gian...) - Cảnh thiên nhiên: miêu tả được cây cối, hoa lá, khí hậu, tiết trời... mang đặc điểm mùa hè (vừa yên ả, thanh bình vừa tươi vui, náo nức, đầy sức sống) + Bầu trời, ánh nắng, cơn gió nhè nhẹ... những đặc trưng thời tiết mùa hè; + Cánh đồng lúa chín vàng, hương lúa thơm ngào ngạt...; + Cây cối: còn ướt sương, um tùm sum suê hoa trái, toả bóng mát; + Hoa lá với nhiều sắc màu: tiêu biểu hình ảnh những hàng phượng hoa đỏ rực trên nền lá xanh non hoà lẫn với màu xanh của trời, những cây bằng lăng nở tím cả góc trời...; + Chim chóc ca vang, âm thanh tiếng ve ngân tạo nên bản nhạc vui tươi náo nức; không gian ngào ngạt hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. - Một vài hoạt động của con người trong buổi sáng mùa hè: đi chợ, đi làm... nhộn nhịp, tấp nập, háo hức. * KB: Suy nghĩ, cảm xúc của em về buổi sáng mùa hè trên quê hương. 2.2.3.Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh Đây là một bước quan trọng nhất của một bài làm văn, HS vận dụng kiến thức tổng hợp và phương pháp làm bài để tự tạo ra một tác phẩm mới của chính mình, thể hiện sự sáng tạo với lối viết riêng mang dấu ấn cá nhân của mỗi em; đồng thời đây là kết quả lao động của cả thầy và trò trong suốt quá trình dạy học. Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 16 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 Chính vì thế, tôi cẩn thận hướng dẫn các em rèn các kĩ năng sau: a. Rèn kĩ năng dùng từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả. Đối tượng HS lớp 6 là HS đầu cấp THCS nên vẫn có thói quen sử dụng ngôn ngữ của HS Tiểu học- ngôn ngữ đơn giản, câu từ còn lủng củng chưa thoát ý, chưa biết cách lựa chọn từ ngữ tiêu biểu, chọn lọc, giàu hình ảnh. Chính vì thế ngoài việc cung cấp cho HS một số vốn ngôn ngữ trong văn miêu tả, tôi hướng dẫn các em cách lựa chọn từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật để minh họa chi tiết thật nổi bật, thật có hồn và giàu hình ảnh. * Trước hết, việc sử dụng từ ngữ trong văn miêu tả là một yêu cầu quan trọng. Để làm tốt được, HS phải có một vốn từ phong phú và quan trọng hơn là phải biết lựa chọn tinh tường, sao cho giữa một hệ thống các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, có thể lẩy ra được một vài từ phù hợp, chính xác nhất. Khi rèn cho HS, tôi thường lưu ý các em phải luôn có thói quen tìm từ gợi hình, biểu cảm và phải lựa chọn từ ngữ phù hợp. Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì chú ý nhiều đến hệ thống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái...); muốn làm nổi bật không khí của cảnh thì chú ý tới hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng âm thanh của tự nhiên)... Tôi đưa ra VD cụ thể: Tìm những từ ngữ gợi hình, gợi thanh khi tả sóng biển hay tả cơn mưa rào... tôi yêu cầu HS làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận và tìm các từ khác nhau rồi nêu vấn đề: các từ ấy được dùng như thế nào? Sau quá trình trao đổi, nêu ý kiến cùng với vốn sống thực tế các em tự nhận thấy: Tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: cuồn cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm, rì rào, lô nhô, ì oạp... Nhưng không phải miêu tả sóng lúc nào cũng dùng được tất cả các từ ấy. Tả sóng biển lúc biển động thì phải dùng từ cuồn cuộn; tả tiếng sóng biển vỗ vào bờ đá thì phải dùng từ ì oạp; tả tiếng sóng biển vọng lại trong đêm mà nghe từ xa thì phải dùng từ rì rầm... Ngay cả âm thanh của tiếng mưa rào cũng có sự phân biệt rõ: mưa giáo đầu thì lẹt đẹt; mưa trên mái tôn thì rào rào; mưa đập vào phên nứa đồm độp; mưa đập vào tàu lá chuối thì lùng bùng; mưa từ mái tranh giọt đổ xuống sân thì ồ ồ.... Sau đó tôi đưa ra các dạng bài tập điền từ vào chỗ chấm; tìm từ lạc trong nhóm từ; sửa từ chưa chính xác trong các câu; sửa lỗi liên kết câu; tìm từ giàu hình ảnh, sinh động để biểu đạt các sự vật, hiện tượng (đối tượng miêu tả) để HS rèn luyện kĩ năng dùng từ… Tôi có thể cho các dạng bài tập sau: VD1: Tìm những từ láy, tính từ gợi tả thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu văn sau : a, Tiếng sóng vỗ... vào mạn thuyền như lời ru... cho làng chài yên giấc ngủ. b, Những con sóng.... nô giỡn cùng bãi cát vàng. c, Những con sóng hiền từ gối lưng lên nhau... mạn thuyền VD2: Cho các từ, cụm từ sau: Nhấp nhô, chấp chới, rập rờn, xanh biêng biếc, xanh mơn mởn, tấp nập, tung tăng. Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 17 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 Em hãy lựa chọn các từ ngữ phù hợp thay thế cho các từ in đậm trong các câu văn sau để được các câu văn cụ thể, sinh động hơn. a, Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh. b, Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín. c, Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngôi nhà thấp thoáng. VD3: Tìm những từ ngữ gợi tả sắc nắng. Chọn khoảng năm từ để viết một đoạn văn tả cảnh một ngày nắng đẹp. Lưu ý: Việc làm giàu vốn từ cho HS bằng các hoạt động dạy học nói trên, tôi không chỉ yêu cầu chung chung với HS là các em cần tích luỹ vốn từ đã học mà quan trọng là giúp các em biết sử dụng “sổ tay vốn từ”, hình thành thói quen khi gặp “từ hay” là ghi ngay vào sổ và phải thường xuyên đọc sách, báo Thiếu niên Tiền phong, sách những bài văn chọn lọc dành cho HS THCS… để có vốn từ phong phú. Đồng thời, tôi lên kế hoạch kiểm tra hàng tháng, biểu dương những HS có sổ tay tích lũy được nhiều từ mới. * Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong khi làm văn miêu tả cũng rất quan trọng. Nếu HS viết những câu văn miêu tả giàu hình ảnh thì sức gợi cảm của bài văn sẽ tốt hơn. Tôi rèn cho các em tạo hình ảnh cho câu văn miêu tả bằng nhiều cách: hoặc dùng những từ ngữ tượng hình, tượng thanh; hoặc bằng các nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá.... Để giúp HS thực hiện tốt yêu cầu này tôi thường sử dụng hệ thống bài tập điền các từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm vào chỗ trống; tìm những cách diễn đạt có cách tạo hình ảnh hay hơn và sau đó là dùng những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật để viết câu, viết đoạn. Qua các dạng bài tập đó, tôi đã phát huy được năng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực cảm thụ cho HS: HS không chỉ nắm được cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết câu còn biết cách liên kết các câu trở thành một đoạn văn hoàn chỉnh, hay và hấp dẫn, có thể gây được sự chú ý cho người đọc, người nghe: Ví dụ: Tôi có thể cho HS làm bài tập sau: Hãy so sánh các cách diễn đạt sau và cho biết cách diễn đạt nào hay hơn. Em hãy giải thích rõ lí do vì sao mình chọn? 1. Dòng sông chảy qua cánh đồng. 2. Dòng sông lượn qua cánh đồng. 3. Dòng sông vắt qua cánh đồng. Tôi hướng dẫn để các em nêu cảm nhận của mình và nhận thấy, cả ba câu đều miêu tả về dòng sông nhưng hình ảnh dòng sông trong mỗi câu văn đem lại những ấn tượng khác nhau đối với người đọc. Câu 1: Đây là một câu văn tả thực, chỉ miêu tả đơn thuần về hình ảnh một dòng sông như trong thực tế đời sống. Cách viết rất bình thường nên ai cũng có thể làm được. Câu 2: So với câu 1, cách viết này đã có hình ảnh hơn. Bởi với từ “lượn” Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh 18 Trêng THCS §ång Giao RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 câu văn đã góp phần gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh về một dòng sông mềm mại, duyên dáng. Vẻ đẹp này góp phần tô điểm thêm cho bức tranh thiên nhiên. Câu 3: Đây là câu văn hay hơn cả. Với cách dùng từ “vắt” câu văn giúp người đọc không chỉ hình dung được vẻ đẹp mềm mại của dòng sông mà còn cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của nó. Dòng sông ấy như một nhịp cầu thật duyên dáng nối khoảng không gian giữa đôi bờ. Câu văn có sức gợi hình, gợi cảm nhiều hơn, cách miêu tả không chỉ bằng thị giác mà còn bằng sự cảm nhận tinh tế, nhạy cảm; bằng tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng. Đây cũng chính là một sáng tạo về nghệ thuật tạo hình ảnh trong khi viết văn miêu tả. Rõ ràng chỉ khác nhau một từ thôi nhưng cách gợi hình, gợi cảm của ba câu đã khác nhau. Trên cơ sở bài tập này, tôi hướng dẫn các em cách dùng từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả để tạo nên những độc đáo, sáng tạo riêng. b. Rèn kĩ năng đặt câu, dựng đoạn trong khi làm văn miêu tả. * Việc sắp xếp ngôn ngữ trong bài văn miêu tả thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của mỗi em. Câu văn không chỉ đúng nội dung, đúng ngữ pháp mà còn phải hay và độc đáo, phải có sự biến hoá linh hoạt. Để rèn cho HS kĩ năng đặt câu, viết câu linh hoạt, tôi thường lưu ý HS lựa chọn kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh, với tình huống, với nội dung miêu tả và cả cảm xúc của các em: có thể đan xen câu bình thường và câu đặc biệt, câu đơn với câu phức, câu dài với câu ngắn... và cũng có thể dùng kiểu câu đảo ngữ để gây ấn tượng cho người đọc. VD: Tả đồng quê thanh bình yên ả, HS có thể dùng câu dài như:“Cánh đồng trải xa tít tắp, mênh mông với sóng lúa lăn tăn, gợn nhẹ, đuổi nhau chảy dài đến tận chân trời”. Tả hoa phượng, dùng câu đảo ngữ như: “Trên cành cây, lác đác xuất hiện những bông hoa phượng đầu mùa”. * Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lý, logic, chặt chẽ, mạch lạc. HS thường rất lúng túng không biết tả cảnh cụ thể là tả cảnh gì? Tả như thế nào? Theo trình tự từ đâu?... Các em thường sa vào kể lể, liệt kê cảnh một cách tràn lan, không làm nổi bật được những đặc trưng của cảnh và càng không tạo được ấn tượng cho người đọc về cảnh. Vậy phải làm như thế nào để khắc phục khó khăn này. Trước hết tôi hướng cho HS hình dung mỗi một cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn trọn vẹn. Đoạn văn đó sẽ được trình bày theo trình tự từ khái quát cụ thể. Câu đầu đoạn bao giờ cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. VD: Về một đoạn văn miêu tả cảnh dòng sông: Dưới chân em là dòng sông hiền hoà chảy như một tấm lụa trải dài xa tít. Sau câu tả khái quát là một loạt câu miêu tả cụ thể theo trình tự từ gần đến xa theo tầm mắt. VD: mùa này nước sông lưng chừng nước, nước sông trong xanh in bóng mây trời sâu thẳm. Mái chèo khuấy động làm rung rinh cả những cây tóc tiên dưới đáy. Trên mặt sông Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 19 RÌn kÜ n¨ng lµm bµi v¨n t¶ c¶nh theo híng ph¸t triÓn n¨ng lùc cho häc sinh líp 6 điểm xuyết những lá trúc vàng bé tẻo teo như những chiếc thuyền tí hon dập dềnh trên sóng nước bao la. Cá nước bơi từng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như những người bơi ếch. Những con sóng lăn tăn như những con rắn vẩy vàng, vẩy bạc đang nô đùa. Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật vui tai. Trời chiều, trên sông có những con thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ sông quê ... Trong quá trình miêu tả, tôi lưu ý HS chọn trình tự miêu tả phù hợp với vị trí quan sát kết hợp lời văn so sánh, lời văn nhận xét, đánh giá và sự liên tưởng tưởng tượng phong phú. Ý câu trước với câu sau logic với nhau tạo liên kết về mặt nghĩa. Những câu cuối đoạn thường là những câu có ý nghĩa sâu sắc, làm đậm nét cho bức tranh thiên nhiên vì vậy tôi hướng dẫn HS biết dành những lời văn nổi bật hơn vào cuối đoạn. Theo cách hướng dẫn trên, tôi tổ chức cho HS hoạt động cá nhân với yêu cầu HS viết sáng tạo với các mức độ khác nhau: luyện viết thành nhiều đoạn cho nhiều cảnh. Để hiệu quả hơn, tôi có thể cho chủ đề và yêu cầu HS viết đoạn theo các chủ đề đó hoặc cụ thể hơn, tôi có thể viết trước một câu văn miêu tả khái quát sau đó cho các em vận dụng các kĩ năng để tạo ra những đoạn văn miêu tả mang phong cách riêng của mỗi em. c. Rèn kĩ năng viết lời văn chuyển cảnh, liên kết đoạn khi làm bài Lời văn chuyển cảnh không nhiều nhưng có tác dụng rất lớn trong việc liên kết, liên hoàn mạch văn, nó đánh giá trình độ khéo léo của các em khi miêu tả cảnh. Tôi sẽ “mách nhỏ” cho HS những thủ thuật chuyển cảnh sau đây: - Các cảnh nhỏ được nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo mô típ liên cảnh (cảnh kề gần nhau theo tầm quan sát) VD: Chỉ một lát con đường đã dẫn ra tới đầu làng. Cây đa ... giếng nước, sân đình ... - Chuyển cảnh nhờ những hình ảnh trung gian. VD: “Bờ đê cao to vạm vỡ. Chân đê cỏ mọc thành thảm xanh tốt. Trâu bò thung thăng gặm cỏ, vểnh đôi tai nghe tiếng sáo trở về. Âm thanh ấy lúc trầm lúc bổng, hoà nhịp với tiếng chim hoạ mi lảnh lót rắc đều xuống mặt sông. Con sông quê tôi nằm uốn khúc giữa làng rồi chạy dài bất tận”… - Hướng chuyển cảnh theo gam màu.VD: “Sáng nay ra trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng suộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những quả xoan vàng lịm. Từng chiếc lá mít vàng ối. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng”... - Chuyển cảnh bằng cách nối âm thanh với không gian. VD: Nối âm thanh của sự vật bên bờ sông với không gian vắng của bến sông (lấy động làm nổi tĩnh); “Sóng vỗ nhẹ hai bên bờ lóc bóc nghe thật vui tai. Trên sông giờ đây có những con thuyền hối hả cập bến, chất đầy cau tươi xoài thơm từ các miền đất lạ mang về. Tiếng người lao xao trong tiếng hạ buồm cót két bên bờ sông quê. Chiều dần buông, bến sông trở về vắng lặng. Những con đò nằm im đợi khách qua sông... ” Gi¸o viªn: Tèng ThÞ Lan Anh Trêng THCS §ång Giao 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan