Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh thcs...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội cho học sinh thcs

.DOC
31
1870
127

Mô tả:

A.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhà trường phổ thông của chúng ta từ nhiều năm nay đã chú ý dạy cho học sinh cách sử dụng đúng các từ và viết đúng các câu. Việc làm này đã thu được kết quả nhất định. Học sinh của chúng ta viết được nhiều câu đúng và không ít câu hay. Tuy viết được nhiều câu đúng về cấu trúc ngữ pháp và cả những câu văn hay nhưng học sinh vẫn không viết được những đoạn văn hay hoặc bài văn tốt. Thông qua kinh nghiệm giảng dạy hàng năm, tôi thấy rằng: Có nhiều học sinh khi đặt câu theo mô hình ngữ pháp, viết những câu rời, các em đều đặt được và viết đúng, nhưng chính những em đó khi làm một bài văn, mặc dù những câu trong bài viết không sai nhưng nhìn chung cả bài hoặc từng đoạn văn thiếu sự gắn bó hữu cơ, bài văn chỉ là tập hợp của những câu đúng. Tập làm văn là một môn học mang tính chất thực hành tổng hợp giữa các phân môn tiếng việt với phân môn văn học của chương trình ngữ văn. Khi làm một bài tập làm văn, học sinh phải huy động tổng hợp kiến thức tiếng việt để viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp phù hợp với phong cách văn bản và diễn đạt mạch lạc nhằm đạt được yêu cầu của đề bài. Ngoài những kiến thức và kĩ năng ngữ văn, khi làm bài Trang 1 tập làm văn, học sinh còn phải huy động năng lực quan sát, trí nhớ, vốn sống và khả năng tư duy của mình để nội dung bài làm có được những nét tinh tế, những vẻ sinh động và một phong cách riêng. Tập làm văn là một phân môn có vị trí rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn thông qua hệ thống các bài tập tạo lập văn bản cũng như thực hành sử dụng tiếng Việt. Chương trình ngữ văn THCS đã có nhiều đổi mới so với chương trình chỉnh lí 1995. Với quan điểm chú trọng tới việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng thực hành tạo lập văn bản nói và viết, phân môn tập làm văn đã xây dựng nội dung theo cấu trúc đồng tâm, có lăp lại (nâng cao) ở các lớp khác nhau. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các em trong việc nâng cao khả năng nhận thức và kĩ năng, kĩ xảo thực hành tạo lập các kiểu văn bản. Mỗi bài tập làm văn có thể coi là một “tác phẩm nhỏ” của học sinh. Tác phẩm ấy phản ánh khá rõ ràng nhận thức tình cảm của học sinh đối với vấn đề văn học và cuộc sống. Nó cũng phản ánh khá rõ năng lực và tư duy, trình độ ngôn ngữ và một phần cá tính của học sinh. Là một người quản lý, một giáo viên dạy văn - vừa làm công tác kiểm tra vừa làm công tác giảng dạy, tôi thực sự không yên tâm trước nhiều cách nghĩ và cách cảm nhận của học sinh qua bài viết của mình. Có những em bê nguyên si bài văn hay, có những em lắp ghép từ những mảnh vụn mà Trang 2 các em đã nhặt nhạnh được để tạo một bài văn thiếu logic. Nguyên nhân từ đâu? Hiện nay có khá nhiều sách tham khảo, những bài văn hay, những bài văn mẫu tràn ngập trên thị trường. Dường như ở mỗi em học sinh ít nhất cũng có được vài đầu sách làm “bảo bối” cho riêng mình. Và khi đề tập làm văn cô giáo ra trùng với những bài văn mẫu, thì các em cũng chẳng ngần ngại gì mà không chép. Để giáo viên khó phát giác việc sao chép, các em đã trích góp nhặt từ nhiều bài văn mẫu thế là không khéo lại “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Xuất phát tư thực tế đó, tôi nghĩ việc sao chép của học sinh một phần do lỗi chúng ta. Mỗi giáo viên chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó. Các nhà giáo dục học cho rằng : Học trò ngày nay không còn là chiếc “bình chứa” để thầy “rót” kiến thức vào nữa, mà các em là “ngọn lửa”. Việc dạy của thầy phải làm sao tiếp cho “ngọn lửa” bùng cháy lên niềm khát vọng chiếm lĩnh kiến thức, phải kiến tạo cho học trò một “con đường” để các em tự học. Cần có trách nhiệm rèn cho các em có thói quen vận động trí óc khi gặp một vấn đề cần tư duy. Cần rèn cho học sinh có được những kĩ năng kĩ xảo khi làm bài. Qua nhiều năm thử nghiệm tôi nhận thấy rằng: Để làm tốt một bài văn việc đầu tiên các em cần hiểu rõ đặc trưng của từng phương thức biểu đạt, trên cơ sở đó các em phải thiết lập được dàn ý của bài viết. Nếu chúng ta định hướng cho học sinh làm những yêu cầu trên thì có lẽ các em sẽ tự tin trong khi viết bài. Tôi đã thực hiện và thu được một số kết quả đáng kể, sau Trang 3 đây là một vài kinh nghiệm nhỏ, tôi muốn cùng trao đổi với tất cả các anh chị đồng nghiệp, với những người đã từng trăn trở trước những bài viết của học sinh. Rất mong sự đồng cảm, sẻ chia và trao đổi . B. PHẠM VI ĐỀ TÀI - Trong chương trình ngữ văn THCS các em được làm quen với 6 phương thức biểu đạt ( Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận , hành chính – công vụ). Đối với kiểu bài: tự sự, miêu tả, biểu cảm phần nào các em vẫn thể hiện được cảm xúc của mình qua bài viết, nhưng để đánh giá, nhận định một vấn đề trong xã hội, trong cuộc sống thì khá nhiều em còn lúng túng. Bởi nghị luận xã hội là một lĩnh vực rất rộng: Từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng trong đời sống đến luận bàn những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí…Trong phạm vi tập làm văn ở nhà trường bậc THCS, học sinh được làm quen kiểu bài văn nghị luận xã hội ở mức độ thấp: Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Trong cấu trúc chương trình sách giáo khoa Ngữ văn có các tiết: + Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Tiết 100: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. + Tiết 108: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Trang 4 + Tiết 112: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - Trong khuôn khổ bài viết có hạn tôi chỉ dừng lại giới thiệu và minh họa cách tổ chức rèn cho học sinh kĩ năng viết một bài nghị luận xã hội. Đề tài này có thể vận dụng trong những tiết học thuộc cấu trúc chương trình của Bộ hoặc dạy vào tiết chủ đề tự chọn môn tập làm văn. C. VẤN ĐỀ ĐỀ CẬP TRONG ĐỀ TÀI - Giới thiệu khái quát về thể văn nghị luận - Cách làm bài văn nghị luận - Minh họa bằng những đề văn cụ thể D. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I/ Khái quát về văn nghị luận 1.Văn nghị luận được ra đời từ rất lâu. Ở Trung Hoa văn nghị luận có từ thời Khổng Tử. Ở nước ta văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, nó có giá trị và tác dụng hết sức to lớn trong trường kì lịch sử của công cuộc dựng nước và giữ nước. Tác phẩm “Chiếu dời đô” (1010) của Lí Công Uẩn, “Cáo bình Ngô” (1428) của Nguyễn Trãi, “Chiếu cầu hiền” (1788) của Nguyễn Trường Tộ,“Hịch tướng sĩ” (1825) của Trần Quốc Tuấn ...và đặc biệt thế kỉ XX, văn nghị luận phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hàng loạt tên tuổi các nhà chính luận xuất sắc với những áng văn nghị luận bất hủ mà tiêu biểu nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh với “Tuyên ngôn độc lập” (1945) và với biết bao nhà văn viết nghị luận nổi tiếng sau này: Hoài Thanh, Trang 5 Xuân Diệu, Đặng Thai Mai... Văn nghị luận là loại văn viết ra để phát biểu ý kiến, bày tỏ nhận thức đánh giá thái độ đối với cuộc sống bằng những luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. Nếu tác phẩm văn học nghệ thuật phát biểu ý kiến bày tỏ thái độ cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm thì văn nghị luận điễn đạt bằng những mệnh đề, phán đoán lôgic thuyết phục. Từ những điều nói trên, có thể nêu khái niệm về văn nghị luận: Văn nghị luận là loại văn trong đó người viết (người nói) đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đó và thông qua cách thức bàn luận thuyết phục được người nghe. Ví dụ: Hãy thử so sánh hai đoạn văn sau đây: Đoạn 1: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả...” ( trích Đi bộ ngao du - Ru-xô) Đoạn 2: “... Nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe...” (trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long). Trang 6 Ở đoạn văn 1 là đoạn văn nghị luận, tác giả dùng lí lẽ và dẫn chứng để nêu bật vai trò và tác dụng của việc đi bộ ngao du. Ở đoạn văn 2 là đoạn văn miêu tả, tác giả đã dùng những từ ngữ gợi cảm, phép nghệ thuật tu từ để miêu tả vẻ đẹp hết sức lãng mạn ở Sa Pa - xứ sở của những rặng đào. 2. Đặc trưng của văn nghị luận: 2.1/ Văn nghị luận được xây dựng trên cơ sở của tư duy lôgíc. Nhiệm vụ của bài văn nghị luận là phát biểu dưới hình thức các luận điểm. Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. 2.2/ Trong văn nghị luận, mỗi đoạn văn có một kết cấu riêng, chúng thường mang bóng dáng một trong những mô hình cấu trúc: tổng - phân – hợp, diễn dịch, quy nạp...Ở cấp độ liên câu các câu cũng được sáp xếp theo một trật tự tuyến tính. Nếu trật tự các câu không phù hợp với trình tự lập luận thì tính logíc bị phá vỡ. 2.3/ Sức thuyết phục của một bài văn nghị luận trước hết toát ra từ một nội dung tư tưởng sâu sắc, từ hệ thống lí lẽ và luận chứng phong phú, xác đáng. Nhưng nếu nội dung sâu sắc, phong phú mà kết cấu không chặt chẽ, trình bày không rạch ròi gãy gọn, giữa các ý không có mối quan hệ lôgíc thì sức thuyết phục cũng bị giảm. Sự chính xác mạch lạc trong suy luận phải được thể hiện qua sự khúc chiết, chặt chẽ nhất quán, liên tục trong trình bày. Trang 7 3. Một số dạng thức nghị luận trong chương trình làm văn THCS: - Căn cứ vào nôi dung nghị luận thì văn nghị luận được chia làm 2 loại: 3.1/ Nghị luận xã hội: + Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Trình bày quan điểm, suy nghĩ, thái độ (khẳng định hay phủ định, biểu dương hay phê phán) về một sự việc nào đó xảy ra trong đời sống (gia đình, học đường, xã hội...) * Ví dụ: - Suy nghĩ của em về tình trạng thanh thiếu niên ham mê trò chơi điện tử. - Một tấm gương vượt khó trong học tập. - Vấn đề bảo vệ môi trường. - Cảm nhận của em về cách ăn mặc của một số bạn ở tuổi mới lớn. + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: Trình bày suy nghĩ, thái độ về một quan niệm tư tưởng, đạo lí, lối sống, văn hoá... định hình trong cuộc sống con người. Những quan niệm đó thường thể hiện dưới hình thức một ý kiếnn một nhận định, một đánh giá... có tính chất khuyên răn (tục ngữ, ca dao, danh ngôn, nhận định...mang tính chân lí) * Ví dụ: - Nghị luận về đạo lí “Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Yêu nước thương nòi” - Bàn về sự tránh giành và nhường nhịn. Trang 8 - Ý nghĩa của tình yêu thương. - Đức tính khiêm nhường. - Suy nghĩ của em từ câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ nư nước trong nguồn chảy ra. 3.2/ Nghị luận văn học: Trình bày những nhận xét, đánh giá thông qua việc cảm nhận, phân tích nhân vật văn học. Những ý kiến nhận xét xuất phát từ cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả ( ngoại hình, tính cách, hành động...) hoặc những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. * Ví dụ: - Vẻ đẹp và bi kịch của người phụ nữ trong văn học trung đại. - Vẻ đẹp của người lính bộ đội cụ Hồ qua ba thời kì (chống Pháp, chống Mĩ, thời hoà binh) qua ba bài thơ: Đồng chí - Chính Hữu, Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, Ánh trăng - Nguyễn Duy. - Chiếc lược ngà - Bi kịch về chiến tranh hay bài ca về tình phụ tử. - Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải. II/ Cách làm một bài văn nghị luận xã hội: - Dường như khi giáo viên hỏi học sinh về lí thuyết các bước khi làm một bài văn nói chung và một bài nghị luận xã hội nói riêng các em đều định hình được: 4 bước (1/Tìm hiểu đề và tìm ý ; 2/ Lập dàn ý; 3/ Viết bài ; 4/ Đọc lại bài viết và sửa chữa) nhưng thực chất khi tiếp cận một đề tập làm Trang 9 văn đa phần là các em không tuân thủ các bước nói trên mà cố lắm thì tìm một vài ý cơ bản sau đó nháp phần mở bài rồi cắm cúi viết đến khi trống đánh hết giờ nộp bài. Chính vì vậy cho nên có những bài viết sa đà, lạc đề, diễn đạt lủng củng theo kiểu nghĩ gì viết nấy, không trau chuốt không gọt dũa…Trước thực trạng đó, tôi thường dành nhiều thời gian kiểm tra và rèn cho các em với những nội dung sau: -Cho đề bài, yêu cầu học sinh phân tích đề bài và tìm ý cho đề bài đó hoặc lập dàn ý cho đề bài trên. Sau phần kiểm tra đó tôi thường cho các em nhận xét, trình bày trước lớp. Phần đa các em trình bày không đầy đủ hoặc phân tích đề rất sơ sài. Thậm chí có em không lập được dàn ý chi tiết. Có em trao đổi với tôi rằng : Em viết một bài viết thấy dễ hơn nhiều khi phải lập một dàn ý, mặc dù chỉ gạch đầu dòng để xác định ý. Điều đó hoàn toàn không sai, bởi các em chưa có thói quen lập dàn ý. Qua việc kiểm tra hs tôi vận dụng tiết chủ đề tự chọn để hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và lập dàn ý và tôi đã thực hiện như sau: 1/ Phân tích đề và tìm ý 1.1 Phân tích cho học sinh thấy tầm quan trọng của khâu phân tích đề: + Mỗi đề văn nghị luận thường có những đặc điểm riêng về hình thức và nội dung, không đề nào hoàn toàn giống đề nào cho nên không thể sao chép bài làm thuộc đề này sang bài làm thuộc đề khác. Vì vậy trong quá trình làm bài văn nghị luận việc xác định yêu cầu của đề là công việc cần Trang 10 thiết. Tìm hiểu kĩ đề sẽ tránh được tình trạng lạc đề, thừa ý, thiếu ý…trong bài làm. Đề văn có nhiều dạng thức khác nhau tuy nhiên căn cứ vào nội dung và hình thức cấu tạo ta nhận thấy có những dạng đề sau: - Đề trực tiếp: Có kết cấu rạch ròi, đầy đủ gồm 2 bộ phận. Bộ phận A chứa đựng dữ kiện (tiền đề). Bộ phận B chứa đựng điều đề bài yêu cầu, bộ phận này thường được diễn đạt dưới dạng một câu cầu khiến (hãy phân tích; hãy chứng minh; Em hiểu thế nào? Cảm nhận của em) - Đề tự do (đề mở): Là những đề bài không có quy định một cách cụ thể, chặt chẽ các yêu cầu về nội dung và hình thức cũng như phương hướng cách thức, mức độ phạm vi giải quyết. Do đó về mặt kết cấu, những đề này có đặc điểm là trong bộ phận A thường không có trích văn, bộ phận B các yêu cầu nêu lên không đầy đủ . Tất cả tùy thuộc vào vốn hiểu biết và trình độ nhận thức của người làm bài. * CÁC BƯỚC TÌM HIỂU ĐỀ a/ Bước 1: Đọc đề bài. Đây là bước cần thiết để có được những nhận định chung nhất, những dự cảm đầu tiên về nội dung làm bài và những phương hướng giải quyết vấn đề do đề bài nêu lên. b/ Bước 2: Phân tích, xác định yêu cầu về nội dung và hình thức nghị luận. - Nhận diện xem đề thuộc loại hình nào? ( Đề ttrực tiếp hay đề tự do). Phân tích đâu là dự kiện cho trước (những tiền đề của tình huống có vấn Trang 11 đề - bộ phận A). Sau đó tìm hiểu những yêu cầu về nội dung và hình thức, phương hướng, cách thức, giới hạn giải quyết vấn đề (bộ phận B) - Phải tìm hiểu cặn kẽ ý nghĩa của những từ ngữ quan trọng, vai trò của các vế, các câu, phân tích quan hệ ngữ pháp và quan hệ lôgíc – ngữ nghĩa của chúng. Bắt đầu từ sự phân tích ý nghĩa trực tiếp của câu, chú trọng lời văn trích (nếu có), tập trung chú ý vào những từ ngữ đầu mối then chốt và ngăn tách các vế trong câu văn để dễ phân biệt. Phải nghiền ngẫm, cố phát hiện cho hết ý nghĩa của các từ, (nghĩa đen và nghĩa bóng) Ví dụ minh hoạ: Đề 1/ Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Hãy chứng minh rằng câu tục ngữ và ý kiến của bạn em đều có khía cạnh đúng. - Nhận diện đề: Đề trực tiếp. - Kiểu bài: Nghị luận xã hội - Gạch chân các dữ kiện. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn không có ý thức học tập thì chắc gì đã có sàng khôn nào. Đề đặt ra những vấn đề gì cần giải quyết? (đi – học) nghĩa đen, nghĩa bóng - Thao tác nghị luận : Chứng minh (Câu tục ngữ và ý kiến của bạn em đều có khía cạnh đúng), và sử dụng lập luận giải thích để làm sáng tỏ vấn đề. - Nguồn tư liệu để dẫn chứng: Thực tế cuộc sống, tấm gươngsáng Trang 12 qua sách vở. Đề 2: Nhà triết học người Anh Phơrăngxit Bêcơn có nói: Tri thức là sức mạnh. Em hiểu câu nói đó như thế nào? - Nhận diện đề: Đề trực tiếp. - Kiểu bài: Nghị luận xã hội - Gạch chân các dữ kiện. Tri thức sức mạnh . Đề đặt ra những vấn đề gì cần giải quyết? (có tri thức, có sức mạnh) - Thao tác nghị luận : Giải thích, chứng minh - Dẫn chứng: Thực tế cuộc sống. Đề 3: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki) - Nhận diện đề: Đề tự do - Gạch chân các dữ kiện. - Thao tác nghị luận : Giải thích, Chứng minh - Nguồn tư liệu để dẫn chứng: Thực tế cuộc sống, việc thực, người thực được lưu lại qua sách vở 1.2/ Tìm ý - Để lập ý cho bài văn nghị luận ta có thể dựa vào các căn cứ sau: a/ Về nội dung, đề bài bao giờ cũng chỉ rõ vấn đề cần nghị luận là gì, từ đó giúp ta xác định được phương hướng lập ý. Chú ý giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng. b/ Xác định luận điểm. Luận điểm chính là linh hồn của bài văn Trang 13 nghị luận. Luận điểm thể hiện rõ quan điểm, chủ trương đánh giá của người viết. Luận điểm của bài văn được thể hiện dưới hình thức những câu văn ngắn gọn, là những phán đoán có tính chất khẳng định hoặc phủ định. c/ Mở rộng vấn đề. (Bàn luận dựa trên cơ sở lập trường đạo đức cách mạng) * Ví dụ minh họa: Đề 1: Lập ý cho đề bài văn nghị luận sau: Nhà triết học người Anh Phơrăngxit Bêcơn có nói: Tri thức là sức mạnh. Em hiểu câu nói đó như thế nào? * Tìm ý: - Giải thích câu nói nổi tiếng và làm sáng tỏ nội dung câu nói đó. Câu nói có 2 vế: Tri thức và sức mạnh. - Luận điểm 1: Tìm hiểu tri thức là gì, tại sao tại sao tri thức là sức mạnh. - Luận điểm 2: Con người ta khi chưa có tri thức và không có tri thức thì tình trạng như thế nào? Khi có tri thức rồi thì trở thành con người như thế nào? - Luận điểm 3: Câu nói đặt ra nhiệm vụ gì? + Đối với bài văn nghị luận, khi tìm ý chúng ta phải biết cách đặt câu hỏi và biết cách trả lời câu hỏi. Mỗi kiểu bài đòi hỏi cách đặt câu hỏi thích hợp để tìm ý đúng với yêu cầu của thể loại. Việc vận dụng câu hỏi phải hết sức linh hoạt và đúng với từng kiểu bài. Trang 14 2/ Lập dàn ý 2.1/ Mục đích của việc lập dàn ý Gơt-tơ, nhà văn nổi tiếng của Đức quả quyết: Tất cả đều lệ thuộc vào bố cục. Còn Đôt-tôi-ep-xki, nhà văn Nga của thế kỉ XX ước ao: Nếu tìm được một bản bố cục đạt thì công việc sẽ nhanh như trượt trên băng. Ix-pen, một nhà văn của Thuỵ Điển đã để hẳn một năm lao động xây dựng bố cục cho bản trường ca và ông đã hoàn thành bản trường ca đó trong ba tháng. Thật vậy, để làm một dàn ý tốt không phải dễ. Muốn có một dàn ý tốt thì ngoài việc nghiên cứu kĩ đề để lĩnh hội yêu cầu của đề còn phải có thói quen bố trí cho khoa học. Có nhiều học sinh cho rằng: Thời gian làm bài rất hạn chế, chỉ 90 phút nếu còn phải lập dàn ý thì lãng phí mất khoảng thời gian quý báu! Sự thật không phải như vậy. Dàn ý là nội dung sơ lược của bài văn. Nói cách khác, đó là những hệ thống suy nghĩ, tìm tòi, nhận xét, đánh giá của học sinh dựa trên yêu cầu cụ thể của đề bài. Lập dàn ý trước khi viết bài có những cái lợi sau: - Nhìn được một cách bao quát toàn cục nội dung chủ yếu mà bài làm cần đạt được, đồng thời thấy được mức độ giải quyết vấn đề sẽ nghị luận và đáp ứng những yêu cầu đề bài đặt ra, tránh bài làm xa lệch trọng tâm. - Thông qua việc làm dàn ý có điều kiện suy nghĩ sâu xa và toàn diện hơn để điều chỉnh hệ thống luận điểm. Lập dàn ý sẽ tránh tình trạng bỏ sót những ý quan trọng hoặc tránh những ý thừa. Trang 15 - Khi có dàn ý cụ thể người viết chủ động phân chia thời gian cho hợp lí. Tránh tình trạng bài làm mất cân đối “đầu voi đuôi chuột”. 2.2/ Cấu trúc của một dàn ý bài nghị luận xã hội a/ Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Có nhiều cách, có thể nêu trực tiếp vấn đề, hoặc nêu hoàn cảnh (xã hội, lịch sử...) của vấn đề xuất hiện. Cũng có lúc sử dụng cách so sánh, nghi vấn hoặc tương phản. - Nêu vấn đề: Trích dẫn câu văn, câu thơ, câu tục ngữ, câu danh ngôn...được trích dẫn trong đề bài. b/ Thân bài : * Đối với kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. thông thường có 4 ý cơ bản - Thực trạng của vấn đề cần nghị luận. - Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xã hội ấy. - Hậu quả hoặc kết quả của vấn đề xã hội đó. - Biện pháp khắc phục hoặc giải pháp cho sự phát triển xã hội. * Đối với kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: - Giải thích ngắn gọn luận đề - Chứng minh (giải thích, bình luận) từng luận điểm theo mô hình sau: (I) Luận điểm 1. Trang 16 (1) Luận cứ 1: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng +Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2.. + Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý. (2) Luận cứ 2: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng +Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2.. + Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý... (II) Luận điểm 2. (1) Luận cứ 1: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng +Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2.. + Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý. (2) Luận cứ 2: Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng +Dẫn chứng 1, dẫn chứng 2… (…) + Phân tích dẫn chứng, tóm tắt và chuyển ý... (III) Mở rộng vấn đề: Tổng hợp vấn đề đã chứng minh (giải thích, bình luận), nhấn mạnh tính chặt chẽ không thể bác bỏ được. c/ Kết bài: Nêu lên suy nghĩ, quan điểm khái quát của mình về vấn đề cần nghị luận, rút ra bài học cho bản thân. Ví dụ minh họa: * Đề 3: Lập dàn ý cho đề bài sau: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới” (M. Gorki) a/ Mở bài: Trang 17 - Giới thiệu khái quát vai trò và tác dụng của sách trong đời sống. - Trích dẫn câu nói của M. Gorki b/ Thân bài: + Luận điểm 1 - Giải thích ý nghĩa của câu nói; Về kinh nghiệm sản xuất * Sách là gì? - Là kho tàng trí thức Về đời sống con người Về thế giới tự nhiên Sản phẩm của văn minh nhân loại - Là sản phẩm tinh thần Kết quả của lao động trí tuệ Giúp ta hiểu biết lẽ phải - Là người bạn tâm tình gần gũi Làm cho cuộc sống tinh thần phong phú. + Luận điểm 2: Sách mở rộng những chân trời mới Sách giúp ta hiểu biết những kiến thức Về khoa học xã hội Về khoa học tự nhiên + Luận điểm 3: Vì sao ta cần phải đọc sách? - Đọc sách có nội dung tốt: Góp phần nâng cao hiểu biết, khám phá chính bản thân, chắp cánh cánh ước mơ khát vọng và sáng tạo. Sách chia sẻ với chúng ta mọi kiến thức. Sách dạy ta cảm nhận cuộc đời. - Đọc sách có nội dung không lành mạnh: Hiểu sai sự thật, nhìn nhận Trang 18 vấn đề lệch lạc, tự hạ thấp nhân cách. + Luận điểm 4: Phải làm gì để thông qua sách có thể mở được chân trời mới? - Tạo thói quen và duy trì hứng thú đọc sách. - Cần chọn sách tốt có giá trị khoa học và nhân văn. - Phê phán và lên án những sách có nôi dung không lành mạnh. c/ Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc đọc sách. 3/Viết bài: + Sau khi lập dàn ý xong các em đựa vào dàn ý để viết bài. Khi viết bài văn nghị luận cần lưu ý: - Sử dụng hệ thống luận cứ và luận chứng sát hợp và thực tế. - Sử dụng các phương tiện liên kết lập luận. - Kĩ năng trình bày luận chứng, nêu luận chứng phải kèm dẫn giải, bình luận, phân tích. a/ Viết phần mở bài: + Vị trí và vai trò của phần mở bài: M. Gorki đã từng nói: Khó hơn cả là phần mở bài, cụ thể là câu đầu. Cũng như âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của cả tác phẩm, và người ta thường tìm nó rất lâu. Phần mở bài có vị trí quan trọng vì: - Nó là phần đầu tiên, phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người đọc cảm giác, ấn tượng ban đầu về bài viết, tạo ra âm hưởng chung cho toàn văn bản. Trang 19 - Mở bài rõ ràng, hấp dẫn tạo được sự hứng thú người đọc và thường báo hiệu một nội dung tốt. + Chức năng của phần mở bài: Nó phản ánh được yêu cầu cơ bản của đề bài. Nó giới thiệu nêu vấn đề trung tâm mà bài nghị luận đề cập và giải quyết, nó xác định phương hướng, phạm vi, mức độ giải quyết vấn đề. + Yêu cầu về nội dung của phần mở bài: - Đưa ra được tiền đề, dữ kiện đòi hỏi phải có lời giải đáp (trong phần thân bài). Đối với đề bài có yêu cầu phê phán, không nên để lộ thiên hướng của người viết (tức là không để lộ điều khẳng định) bài viết sẽ kém sức thuyết phục. - Cấu tạo của phần mở bài ở dạng đầy đủ Dẫn vào đề: Nêu xuất xứ của đề, của một ý kiến, một nhận định… có thể bắt đầu bằng một sự kiện đặc sắc, một hình tượng hấp dẫn, một thôn báo thú vị để kích thích trí tưởng tượng của người đọc. Có thể vào thẳng vấn đề mà không cần lời dẫn.  Đề xuất vấn đề: Đây là bộ phận có nhiệm vụ tạo nên tình huống có vấn đề mà mình sẽ giaỉ quyết trong phần sau (có thể nêu một câu hỏi bất ngờ, một mẫu chuyện để gây cấn hấp dẫn…)  Giới hạn vấn đề: Xác định phương hướng, phương pháp, phạm vi mức độ, giới hạn của vấn đề - Về hình thức: Phần mở bài phải cân xứng với khuôn khổ bài viết, Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan