Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Skkn rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2...

Tài liệu Skkn rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2

.DOCX
14
238
130

Mô tả:

1. Lời giới thiệu: Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức theo xu thế toàn cầu hoá trong những năm của thế kỷ XXI, chương trình giáo dục nói chung, chương trình toán tiểu học nói riêng, góp một phần không nhỏ vào sự phát triển đó. Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán là công cụ để học tốt các môn học khác. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo; nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng cho con người như cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nền nếp và tác phong khoa học. Vì vậy môn toán là một môn học không thể thiếu trong tất cả các cấp học. Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, có nhiều ứng dụng trong đời sống về các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, các đại lượng cơ bản, và một số yếu tố hình học. Học sinh biết cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên, phân số, số thập phân. Biết thực hành tính nhẩm, tính viết về bốn phép tính với các số tự nhiên,số thập phân, số đo các đại lượng , các yếu tố hình học. Biết cách giải và trình bày bài giải với những bài toán có lời văn. Trong đó giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học như: các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học...đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kĩ năng ngôn ngữ. Đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưa điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Giải toán có lời văn là hoạt động bao gồm những thao tác: xác lập được mối quan hệ giữa các dữ liệu, giữa cái đã cho và cái phải tìm, chọn được phép tính thích hợp, trả lời đúng câu hỏi của bài toán. Vì vậy đây là một hoạt động tương đối phức tạp và khó đối với học sinh Tiểu học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 2, tư duy của các em còn nặng về tư duy cụ thể, tư duy ngôn ngữ trừu tượng còn nghèo nàn và non nớt mà các em đã phải tiếp xúc với nhiều loại toán khác nhau. Vì vậy, nếu các em được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn một cách tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo ngay từ lớp 2 sẽ là bước tạo đà vững chắc để các em giải toán có lời văn ở các lớp tiếp theo được tốt hơn. Có nhiều biện pháp giúp học sinh giải đúng các bài toán có lời văn phù hợp với đặc điểm tư duy của học sinh bậc Tiểu học, đem lại niềm vui và hứng thú trong học tập cho học sinh. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2” làm đề tài nghiên cứu của mình 2. Tên sáng kiến: " Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2". 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đồng tác giả: Nguyễn Thị Thơm - Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường Tiểu học Lãng Công. - Số điện thoại:0976252982 - E_mail:[email protected]. -Họ và tên: Phạm Thị Hồng Thủy. - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Lãng Công. -Số điện thoại 0983644371 –E_mail: [email protected]. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giúp học sinh lớp 2 có kĩ năng giải các bài tập có lời văn trong chương trình lớp 2. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn):09/9/2019 . 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. - Về nội dung của sáng kiến: a. Tình hình nghiên cứu: Đối với HS phát huy triệt để tính tích cực học tập, hăng say khi giải các bài toán có lời văn. Các em có nhu cầu tự tìm tòi, tự phát hiện cách giải (căn cứ vào cách phân dạng và phương pháp GV cung cấp) và nhờ đó tư duy sáng tạo phát triển rõ rệt. b. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm - Đưa ra một số phương pháp giải toán có lời văn. - Chọn ra các bài tập có hệ thống từ dễ đến khó phù hợp với từng trình độ của HS nhằm nâng cao hiệu quả dạy giải toán có lời văn lớp 2.. CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN Trước khi bắt tay vào việc dạy học sinh các phương pháp giải toán có lời văn, tôi đã hệ thống, bổ sung cho các em các kiến thức có liên quan đến việc giải các bài toán có lời văn. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, qua điều tra thực trạng ban đầu, tôi đã nghiên cứu và tìm ra các giải pháp giúp học sinh thực hiện đúng các bài toán có lời văn. - Khi giải một bài toán phải tuân thủ theo các bước: Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích các yếu tố của bài toán. Bước 2: Tóm tắt bài toán bằng cách dễ hiểu nhất. Bước 3: Phân tích bài toán để nhận dạng toán và tìm cách giải Bước 4: Giải bài toán và thử lại các kết quả. Bước 5: Khai thác - mở rộng bài toán. - Nắm chắc phương pháp giải của từng dạng toán điển hình. Sau đây là một số biện pháp tôi thực hiện rèn kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 2: CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN Sau khi đã hệ thống các kiến thức liên quan tôi bắt tay vào việc dạy từng phương pháp phù hợp với các đối tượng học sinh. Trước hết muốn giải được bài toán có lời văn, giáo viên cần cho học sinh nắm được đường lối chung để giải bài toán có lời văn được thực hiện 5 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu đề: Học sinh phải đọc kỹ đề toán để phân biệt dữ kiện của bài - xác định được cái đã cho và cái phải tìm. Bước 2: Phân tich bài toán Sau khi học sinh đọc bài toán, giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được đề bài. + Bài toán cho ta biết gì ? + Bài toán hỏi điều gì ? + Muốn giải được bài toán ta phải sử dụng phép tính nào ? Để tránh nhàm chán các câu hỏi lặp lại nhiều lần, giáo viên cần thay đổi câu hỏi để phát huy tư duy của học sinh. Ta có thể hỏi ngược lại: + Bài toán hỏi điều gì ? + Ta biết điều gì ở bài toán ? + Muốn giải được bài toán trước hết ta phải tìm gì ? Khi học sinh đó hiểu được bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Bước 3: Tóm tắt bài toán Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan trọng trong đề toán, biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Các em nhìn tóm tắt có thể đọc lại bài toán một cách chính xác (học sinh sẽ giải bài toán dễ dàng hơn). Ở phần này, giáo viên cần cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau. Ví dụ: Bài 4 (SGK - trang 14) - Một lớp học có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam. Hỏi lớp đó có tất cả bao nhiêu học sinh ? Cách 1: Nữ: 14 học sinh Nam: 16 học sinh Tất cả: .... học sinh ? ? học sinh Cách 2: 14 nữ 16 nam 16 14 Nam Nữ Cách 3: ? HS Bước 4: Giải bài toán Các em dựa vào tóm tắt để viết bài giải Lớp học đó có số học sinh là: 14 + 16 = 30 (HS) Đáp số: 30 học sinh Bước 5: Thử lại kết quả Tức là học sinh kiểm tra xem kết quả tính đó đúng chưa ? Lời giải đó chuẩn chưa ? và đáp số đầy đủ chưa ? Ở ví dụ trên ta lấy tổng số học sinh cả lớp trừ đi số học sinh nữ mà ra số học sinh nam là đúng hoặc ngược lại. Trong 5 bước trên thì các em làm vào vở bước 3 và bước 4.Còn các bước khác các em chỉ suy nghĩ làm miệng hoặc làm nháp. Khi học sinh đã nắm vững 5 bước của một bài toán có lời văn với từng loại bài khác nhau. Khi giải xong giáo viên cần chốt cho học sinh những điều cơ bản cần ghi nhớ. 1- Loại “Bài toán về nhiều hơn” Khi dạy “Bài toán về nhiều hơn”, giáo viên giúp học sinh biết cách xác định: số lớn, số bé, phần “nhiều hơn”. Vậy khi dạy dạng toán này học sinh chỉ cần vận dụng công thức Số lớn = số bé + phần “nhiều hơn” Bài toán 1: Hòa có 4 bông hoa, Bình nhiều hơn Hòa 2 bông hoa. Hỏi Bình có bao nhiêu bông hoa ? 4 bông hoa Tóm tắt: Hòa: 2 bông hoa Bình ? bông hoa Ở đây số lớn là số hoa của ai ? Số bé là số hoa của bạn nào ? Vậy tìm số hoa của Bình bằng cách nào ? Học sinh giải: Bình có số bông hoa là: 4 + 2 = 6 (bông hoa) Đáp số: 6 bông hoa Để tránh cho học sinh dập khuôn máy móc cứ thấy bài toán có “nhiều hơn” là sử dụng phép cộng. Buổi chiều có tiết hướng dẫn học tôi luyện thêm cho các em bài toán khác. Bài toán 2: Tùng có 15 viên bi, Tùng nhiều hơn Toàn 3 viên bi. Hỏi Toàn có bao nhiêu viên bi ? Với bài toán này, sau khi đọc kĩ đề, phân tích thì học sinh sẽ tóm tắt như sau: Tóm tắt: Tùng Toàn Khi đã tóm tắt được bài toán, nhìn sơ đồ, học sinh sẽ dễ dàng giải hơn. Bài giải Toàn có số viên bi là : 15 - 3 = 12 (viên bi) ĐS : 12 viên bi Mặt khác rèn thêm kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dạng này, tôi đưa thêm bài toán trắc nghiệm sau : Bài toán 3 : Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. Lan có 19 bông hoa, Huệ nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Huệ có bao nhiêu bông hoa ? A. 2 bông hoa B. 16 bông hoa C. 22 bông hoa Học sinh phải khoanh vào đáp án C vì số hoa của Huệ bằng 19 + 3 = 22 2. Loại "Bài toán về ít hơn" Dạng này, học sinh cũng xác định số lơn, số bé, phần ít hơn” và ghi nhớ : Số bé = Số lớn - phần “ít hơn”. Trong công thức toán này, để vận dụng tốt vào những bài học sau, mỗi học sinh cần có tư duy chặt chẽ để xác định được đâu thực sự là “Bài toán về nhiều hơn” và đâu là “Bài toàn về ít hơn” để có cách giải đúng, tránh nhầm lẫn. Vậy người giáo viên cần hướng dẫn để các em phân tích được bài toán, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhìn vào tóm tắt để xác định yêu cầu của bài toán cho đúng. Bài toán 1: Vườn nhà Nga có 17 cây cam, vườn nhà Mai ít hơn vườn nhà Nga 6 cây cam. Hỏi vườn nhà Mai có bao nhiêu cây cam ? Tóm tắt: Vườn nhà Nga: Vườn nhà Mai Nhìn vào sơ đồ đoạn thẳng học sinh xác định được số lớn là số cây vườn nhà Nga, số bé là số cây vườn nhà Mai, số phần ít hơn là 6 cây. Từ đó học sinh giải bài rất dễ dàng. Bài giải: Vườn nhà Mai có số cây là : 17 - 6 = 11 (cây) ĐS : 11 cây Cũng giống như dạng “Bài toán về nhiều hơn” sau khi làm xong tôi yêu cầu học sinh thử lại bằng cách lấy số cây vườn nhà Mai vừa tìm được cộng với 6 cây mà ra số cây vườn nhà Nga thì bài toán giải đúng. Ngoài dạng cơ bản này, để rèn thêm kĩ năng giải bài toán, chiều đến tôi cho học sinh làm thêm dạng khác như sau: Bài toán 2: Tấm vải xanh dài 34 dm, như vậy dài hơn tấm vải đỏ 13dm. Hỏi tấm vải đỏ dài bao nhêu đề xi mét ? - Yêu cầu: Học sinh đọc kĩ bài toán, phân tích tìm số lớn, số bé và hỏi thêm: “Em hiểu tấm vải xanh dài 34dm như vậy dài hơn tấm vải đỏ 13dm nghĩa là thế nào ?”. Học sinh hiểu được là vải đỏ ngắn hơn vải xanh 13 dm. Từ đó các em sẽ tóm tắt được. Vải xanh: Vải đỏ: Bài giải: Tấm vải đỏ dài số đề xi mét là: 34 - 13 = 21 (dm) ĐS: 21 dm 3. Loại “Tìm số hạng chưa biết” Với dạng này học sinh đọc bài toán xong phải xác định được tổng và một số hạng đã biết để tìm số hạng kia. Công thức: Số hạng = Tổng - Số hạng đã biết Bài toán 1: Một đàn gà có tất cả 45 con, trong đó 25 gà mái. Hỏi có bao nhiêu con gà trống ? Tóm tắt: 45 con gà 25 gà mái .... gà trống ? Bài giải: Gà trống có số con là 45 - 25 = 20 (con) ĐS : 20 con gà trống Ở đây ta thấy 25 con gà mái + số con gà trống = tất cả đàn Do đó : 45 con gà là tổng 25 con gà mái là số hạng đã biết. Số con gà trống là số hạng chưa biết. Khi hiểu được như vậy, học sinh dễ dàng tìm ra cách giải bài toán này dựa vào cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng và tương tư như vậy đối với những bài toán khác, học sinh cũng phân tích và đưa về dạng bài đã học để giải toán đúng. Khi cả lớp đã thành thạo giải bài toán có lời văn dạng đơn giản, tôi đưa những bài nâng cao giúp học sinh tư duy tốt, rèn kỹ năng giải toán tốt hơn. Bài toán 2 : Hồng và Lan có tổng cộng 18 quyển vở. Hồng sử dụng hết 6 quyển, Hồng còn lại 4 quyển. Hỏi Lan có bao nhiêu quyển vở ? Với bài toán khó, giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh phân tích rồi mới tóm tắt. + Muốn tìm số vở của Lan, trước hết phải tìm số vở của ai ? + Tìm số vở của Hồng bằng cách nào ? + Vậy bài toán phải giải bằng mấy phép tính ? Tóm tắt : Hồng + Lan : 18 quyển Hồng dùng : 6 quyển Hồng còn : 4 quyển Lan : .... quyển ? Bài giải : Số quyển vở của Hồng là : 6 + 4 = 10 (quyển) Lan có số quyển vở là : 18 - 10 = 8 (quyển) ĐS : 8 quyển Điều cần ghi nhớ : Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 5. Loại “Tìm số bị trừ chưa biết” Bài toán 1: Hùng có 25 viên bi, Hùng cho Dũng một số viên bi, Hùng còn lại 18 viên bi. Hỏi Hùng cho Dũng bao nhiêu viên bi ? Tóm tắt: Có : 25 viên bi Cho : .... viên bi ? Còn : 18 viên bi. Bài giải: Hùng cho Dũng số viên bi là 25 - 18 = 7 (viên bi) ĐS: 7 viên bi Với bài này ta thấy: 25 viên bi - số bi đã cho = 18 viên bi Do đó: 25 viên bi là số bị trừ Số viên bi Hùng đã cho là số trừ chưa biết. 18 viên bi còn lại là hiệu. Điều cần ghi nhớ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu. Sau khi các em đã thành thạo quy trình giải một bài toán có lời văn, tôi tiếp tục củng cố, mở rộng cho học sinh giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau. Bài toán 2: Một xe ô tô chở khách, trên xe có 38 người (kể cả tài xế). Đến một bến có 4 người xuống và 7 người lên. Hỏi lúc này trên xe có bao nhiêu người ? Bài giải: Cách 1: Có 4 người xuống thì trên xe còn số người là 38 - 4 = 34 (người) 7 người lên xe thì trên xe có số người là 34 + 7 = 41 (người) Đáp số: 41 người Cách 2: Có 4 người xuống và 7 người lên thì số người tăng lên là: 7 - 4 = 3 (người) Lúc này trên xe có số người là: 38 + 3 = 41 (người) Đáp số: 41 người 6. Loại “Tìm thừa số chưa biết” Bài toán 1: Có 12 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki lô gam gạo? Tóm tắt: 12 kg : .... kg ? : 3 túi 1 túi Bài giải: Mỗi túi có số ki lô gam gạo là 12 : 3 = 4 (kg) ĐS: 4 kg Bài này ta thấy: 12 kg là tích 3 túi là thừa số đã biết Số kg gạo trong 1 túi là thừa số chưa biết. Điều cần ghi nhớ: Lấy tích chia cho thừa số đã biết. Bài toán 2: Tìm đáp số bài toán Có một sợi dây dài 18 dm được cắt thành các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài 3 dm. Hỏi sợi dây đó cắt được mấy đoạn ? A. 5 đoạn B. 6 đoạn C. 7 đoạn - Học sinh giải ra nháp và khoanh vào đáp án B. 7. Loại “Tìm số bị chia” Bài toán 1: Có một số ki lô gam đường đựng đều trong 4 bao mỗi bao 5 kg đường. Hỏi tất cả bao nhiêu ki lô gam đường ? Tóm tắt: 1 bao : 4 bao : 5 kg .... kg ? Bài giải: Tất cả có số ki lô gam đường là 5 x 4 = 20 (kg) ĐS: 20 kg Điều cần ghi nhớ: Lấy thương nhân với số chia. Bài toán 2: Mẹ có một chùm nho, mẹ chia đều cho 3 con, mỗi con được 5 quả, còn thừa 2 quả. Hỏi chùm nho có bao nhiêu quả ? Với bài toán này học sinh phải đọc thật kĩ, phát hiện khác dạng thông thường ở điểm nào để phân tích rồi giải. Bài giải: 3 người con được số quả là 5 x 3 = 15 (quả) Chùm nho có số quả là 15 + 2 = 17 (quả) ĐS: 17 quả Khi các em đã thành thạo quy trình và kỹ năng giải toán có lời văn, tôi cho học sinh lập và biến đổi bài toán bằng những hình thức khác nhau như: + Đặt điều kiện cho bài toán. + Đặt câu hỏi cho bài toán mới chỉ biết số liệu hoặc điều kiện. + Chọn số hoặc số đo đại lượng cho bài toán còn thiếu số liệu. + Lập bài toán tương tự với bài toán đã giải. + Lập bài toán bằng tóm tắt hoặc sơ đồ minh họa. + Lập bài toán theo cách giải cho sẵn. 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến có tính khả thi có thể áp dụng tại trường Tiểu học Lãng Công và có thể nhân rộng trong phạm vi lớn hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Nhà trường Tiểu học công lập. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua quá trình vừa nghiên cứu, vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy Toán 2, tôi đã thu được kết quả khả quan. Hầu như học sinh trong lớp đã nắm chắc quy trình giải một bài toán có lời văn, đã biết đọc kĩ đề toán, tóm tắt bài toán bằng nhiều cách, biết nhận dạng bài toán thuộc loại toán nào trước khi giải, lời giải đúng và đầy đủ, kết quả chính xác. Nhiều em khá, giỏi đã giải bài toán khó bằng nhiều cách, phát hiện cách giải nhanh và hay. Chính vì vậy đã tạo được niềm vui, niềm tin và say mê trong học toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng. Qua các bài kiểm tra trên lớp, qua việc chấm vở của học sinh cũng như gọi học sinh lên bảng làm bài... tôi thấy các em làm đúng và đầy đủ,chính xác. Bằng phương pháp thống kê toán học trên 33 bài kiểm tra cuối học kì và những bài kiểm tra thường xuyên, tôi thu được kết quả ở bảng sau: Sĩ số 33 Bài đúng, đầy đủ Bài đúng, chưa đầy đủ SL % SL % 33 100 0 0 Dựa vào kết quả trên và dựa vào tình hình học trên lớp của học sinh tôi nhận thấy kĩ năng giải toán có lời văn của các em tăng lên rõ rệt. Như vậy việc áp dụng giải pháp giúp học sinh lớp 2 rèn kỹ năng giải toán có lời văn đã mang lại hiệu quả tốt. - Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể: Sau khi áp dụng kết quả học sinh được nâng lên rõ rệt 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Giải toán có lời văn là một hoạt động năng động, sáng tạo nhất trong hoạt động trí tuệ của học sinh Tiểu học nói chung và của học sinh lớp 2 nói riêng. Nó có một vị trí rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận lô gíc, tập dượt các khả năng quan sát, phỏng đoán và tìm tòi... Thông qua quá trình giải toán giúp giáo viên phát hiện được vùng kiến thức nào học sinh nắm vững, vùng nào kiến thức học sinh chưa nắm vững. Từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng, phát huy hoặc khắc phục những mặt còn yếu kém. Trong giảng dạy giáo viên cần sự sáng tạo, tránh rập khuôn, máy móc, giúp các em đi tới đích bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất. Muốn làm điều như trên, trước hết giáo viên phải cho học sinh hiểu và nắm chắc qui trình giải một bài toán có lời văn gồm 5 bước như đã trình bày trên. Đồng thời giáo viên phải đặc biệt coi trọng phương pháp luyện tập, thực hành. Có như vậy học sinh mới được hoạt động nhiều và hoạt động thường xuyên, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập của học sinh. Đối với học sinh khá giỏi, các em đều có ý thức học tập, có trí nhớ tốt, ham hiểu biết, vì thế việc mở rộng, bồi dưỡng kiến thức cho các em là rất cần thiết. Có như vậy mới đáp ứng được sự tiến triển của xã hội, các em mới tham gia vào các kì thi giao lưu, giải toán trên mạng các cấp. Từ kết quả trên và qua theo dõi trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy biện pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 2 của tôi, đã bước đầu thu được kết quả tốt. Học sinh nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chất của vấn đề, tiếp thu bài tốt, chất lượng học tập đồng đều hơn. Học sinh ít mắc sai lầm trong quá trình làm bài. Tỉ lệ điểm khá giỏi được nâng lên, không còn điểm yếu. Với học sinh khá giỏi, qua phân dạng toán và hướng dẫn phương pháp giải từng dạng toán như đã trình bày ở trên, học sinh không còn lúng túng trong bước tìm phương pháp giải cho mỗi bài toán. Học sinh học toán có lời văn hứng thú hơn, không còn ngại khi gặp dạng toán này. Nhiều học sinh đã biết chọn cách giải hay cho mỗi bài toán. Giải và trình bày bài giải khoa học, lập luận chặt chẽ, đủ ý.. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số T T Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Thơm GV trường TH Lãng Công Dạy chuyên đề “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn)) 2 Phạm Thị Hồng Thủy GV trường TH Lãng Công Dạy chuyên đề “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn)) 3 Học sinh lớp 2A6 HS trường TH Lãng Công Học chuyên đề “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn)) ......., ngày.....tháng......năm...... ........, ngày.....tháng......năm...... HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐỒNG TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) SÁNG KIẾN CẤP TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Lãng Công,ngày17 tháng 6 năm 2020
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan