Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn rèn chữ viết cho học sinh lớp 2...

Tài liệu Skkn rèn chữ viết cho học sinh lớp 2

.DOC
8
409
125

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm luyện chữ lớp 2 “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy chữ viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp ph ần rèn luy ện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc là vở của mình” 1 MỤC LỤC Phần 1: Đặt vấn đề Phần2: Nội dung I. Rèn viết chữ hoa II. Rèn kĩ năng viết cơ bản III. Rèn kĩ năng đánh dấu IV. Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách V. Rèn kĩ năng viết thanh đậm; điều chỉnh độ thẳng,nghiêng của con chữ VI. Rèn kĩ năng trình bày Phần 3: Kết luận Tháng 3 năm 2014 ĐẶT VẤN ĐỀ Rèn kỹ năng viết cho học sinh là một trong các mục tiêu chính của bậc tiểu học. Việc là này giúp học sinh phát triển một cách toàn diện về Đức – Chí – Mĩ. Việc rèn kĩ năng viết cho học sinh giup học sinh nắm chắc luật chính tả, học Tiếng Việt tốt hơn, rèn đôi bàn tay khéo léo, phát triển tư duy, óc sáng tạo. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy chữ viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy và bạn đọc là vở của mình.” Nhiều thế hệ thầy giáo đã trăn trở, góp nhiều công sức cải tiến kiểu chữ, nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng chữ viết của học 2 sinh. Mấy năm gần đây, phong trào vở sạch chữ đẹp đã lan rộng khắp cả nước nên chữ viết của học sinh cũng đã được cải thiện. Song trong quá trình dạy học, tôi thấy chữ viết của học sinh vẫn còn một số hạn chế: - Viết chữ hoa chưa chuẩn. - Viết đúng đường nét, kích cỡ chữ nhưng còn xấu, bị dính nét. - Đánh dấu tùy tiện. - Tốc độ viết còn chậm, nếu viết nhanh thì bị phá nét. - Ít em viết được thanh đậm. - Độ thẳng, độ nghiêng của chữ không đều. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 2 tôi chọn đề tài “Rèn viết chữ đẹp cho học sinh lớp 2” nhằm hệ thống lại các biện pháp rèn chữ của mình để bạn bè đồng nghiệp tham khảo. NỘI DUNG Mục đích chính của đề tài này là giúp học sinh viết đúng đẹp, viết đúng mẫu cao hơn là viết sáng tạo, có nét thanh đậm. Để đạt được mục đích này tôi đã thực hiện một số vấn đề sau: Vào đầu năm học tôi cho học sinh viết một bài tập viết để thu, chấm, nghiên cứu những vấn đề còn tồn tại trong chữ viết của học sinh. Qua đó tôi thấy chữ viết của học sinh còn nhiều hạn chế một phần do sau một kì nghỉ hè dài các em không luyện chữ, một phần học sinh chưa thấy rõ chỗ viết chưa được của mình và cách chỉnh sửa như thế nào. Căn cứ vào kết quả khảo sát đó, tôi đã tiến hành các bước rèn như sau: Ngay từ đầu năm học tôi đã dành một lượng thời gian nhất định để sửa nét cho học sinh: I.Củng cố cách viết chữ hoa Bước 1: Tập tô chữ Học sinh tập tô trên các khung chữ có sẵn. Việc này giúp các em củng cố lại cách viêt chữ, tự so sánh với chữ thường ngày mà các em viết, để tự điều chỉnh nét chữ của mình cho giống chữ mẫu. Bước 2: Luyện viết trên bảng con, giấy ô ly Học sinh phải dựa vào ô ly để viết đúng. Ví dụ: Nét móc ngang cao 1 li rưỡi, rộng 2 li, độ rộng của mỗi nét khuyết là 1 li rưỡi,, cao 5 li, hai nét khuyết cách nhau 1 li… 3 Viết chuẩn mẫu chữ viết hoa góp phần tạo cho chữ viết có nét đẹp, chuẩn mực. Bên cạnh việc dạy viết các chữ cái viết hoa, giáo viên cần phải rèn cho học sinh nhiều kĩ năng khác. II. Rèn kỹ năng viết cơ bản: Nét cơ bản là những nét gì? Có 3 loại: - Nét tròn - Nét móc - Nét khuyết Gọi các nét trên là nét cơ bản vì nó là những nét chính cấu tạo nên chữ. Nét tròn: Học sinh thường viết nét tròn quá cỡ, viết méo mó. Vậy muốn các em viết được nét tròn đẹp, giáo viên chỉ cần cho học sinh thấy: nét tròn đẹp là nét tròn có hình dáng tròn trịa nhưng thon nhỏ về hai đầu. Có thể dùng hình tượng quả trứng gà để ví với nét tròn đẹp. Cho học sinh sửa dần, giáo viên nhắc nhở kịp thời sẽ giúp các em có được nét tròn như mong muốn. Nét móc: Loại nét thứ 2 cần phải viết đẹp là nét móc. Nét móc có trong các chữ cái: Nét móc đẹp là nét móc viết ngay ngắn, đầu nét móc không quá to, không quá nhỏ. Sửa nét móc cho học sinh cần gắn với từng chữ cụ thể. Ví dụ 1: Học sinh có thể viết nét móc quá gần với nét tròn. Có học sinh lại viết nét móc quá xa nét tròn. Hoặc có 2 loại viết móc quá rộng hay quá hẹp: Vì vậy, khi viết các trường hợp có những lỗi trên, cần nhắc nhở cho học sinh viết nét móc phải gắn liền với nét tròn, giữa hai nét phải có khe tam giác… Ví dụ 2: Học sinh hay viết nét móc bị xấu. Vì vậy giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh thấy nét móc của học sinh bị xấu ở đâu, vì sao bị như thế. Cách sửa là: đầu nét phải thon, nhỏ, nét nọ cách nét kia một khoảng đều đặn, điểm uốn sau bắt đầu từ giữa nét trước. Ví dụ 3: Phải lưu ý học sinh: Con chữ a nối liền con chữ u ở điểm trên cùng trong chữ u, nét móc thứ nhất và nét móc thứ hai lại gặp nhau ở giữa nét. Các chữ có vần au, ay, ưu, uy, ….. đều có cách viết tương tự Nét khuyết 4 Có thể nói loại nét khó viết nhất là nét khuyết. Có hai kiểu nét khuyết: nét khuyết trên và nét khuyết dưới . Nét khuyết đẹp là nét khuyết phải lưng thẳng, đầu nét tròn và thon hình giọt nước Các em học sinh khi viết thường mắc phải các lỗi sau Bị vuông đầu Bị gù Để viết đẹp nét khuyết cần chỉ rõ cho học sinh thấy điểm gặp nhau của nét khuyến trên, nét khuyết dưới. Đặc biệt cho học sinh luyện kĩ hai nét này. Chú ý luyện cho học sinh viết đầu nét khuyết hình giọt lệ, chữ viết các em sẽ tiến bộ rõ rệt. Muốn nét chữ của học sinh luôn đẹp thì mỗi ngày phải dành thời gian cho học sinh luyện 3 nét cơ bản trên. III. Rèn kĩ năng đánh dấu Phần lớn học sinh đánh dấu tùy tiện. Điều đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết của học sinh. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đánh ghi từng loại dấu. - Các dấu thanh ghi trên hoặc dưới âm chính Ví dụ: quá, quý, ảnh, việt - Các dấu phụ của các con chữ: ơ, ư, ô, â. ă cần đánh nhỏ, ngay ngắn, cân đối. - Các dấu câu ghi gần với chữ đằng trước, cách chữ đằng sau 1 nét tròn, và nằm trên đường kẻ đậm. Kĩ năng đánh dấu cần được rèn thường xuyên mỗi khi các em viết bài. IV. Rèn kĩ năng viết đúng khoảng cách Học sinh cần nắm được khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ là ½ nét tròn, khoảng cách giữa các chữ là 1 nét tròn. Học sinh thường viết sai khoảng cách trong các trường hợp sau; + Nối từ a sang c, từ u sang c, từ h sang u hay i Ví dụ Trường hợp này cần sửa độ cao của nét hất cho đủ nửa li. + Nối từ các nét tròn sang c, n, cũng hay bị hẹp. Ví dụ: Trường hợp này cần điều chỉnh nét thắt giữa hai con chữ. 5 + Một khó khăn với học sinh nữa là khoảng cách khi viết các trường hợp con chữ đằng trước không có nét nối sang. Ví dụ Trong trường hợp này để trống một khoảng rất nhỏ. Viết chữ đúng khoảng cách sẽ tạo cho chữ viết có độ đều đặn, góp phần làm đẹp chữ viết. V. Rèn kĩ năng viết nét thanh đậm, điều chỉnh độ thẳng, nghiêng của chữ. Giúp học sinh viết thanh đậm đúng: Các nét đưa lên là nét thanh, nét đưa xuống đậm. Độ thanh đậm phải đều tay, nét thanh viết nhẹ mà không mất nét, nét đậm vừa phải không ấn quá mạnh tay Ngoài kĩ năng viết thanh đậm giáo viên cần chú ý dạy học sinh cách điều chỉnh độ thẳng nghiêng của chữ. Muốn viết kiểu chữ thẳng thì cần nét đưa xuống phải thẳng. Muốn viết chữ nghiêng thì nét các nét thẳng là nét xiên trái. Có thể cho học sinh luyện bài tập sau: Viết nét thẳng: I I I I I I I……. Viết nét nghiêng: / / / / / / …. Học sinh cần được luyện tập thường xuyên với sự giám sát của học sinh. VI. Rèn kĩ năng trình bày Để bài viết đẹp cần có sự trình bày đẹp, khoa học. Trình bày theo mẫu: Nên trình bày như trong vở luyện viết thực hành. Học sinh có thể dựa vào mẫu để điều chỉnh cỡ chữ, khỏng cách để viết thẳng cột với mẫu. Tự trình bày một bài viết Học sinh phải nhớ luật chính tả, thống nhất về kiểu chữ viết, cách lề, cách dòng…. Muốn có được kĩ năng tự trình bày thành thạo, học sinh phải rèn luyện thường xuyên trong các môn học. Với các bài thơ, khi trình bày giáo viên cần lưu ý học sinh những điểm sau: - Thơ lục bát: Dòng 6 viết cách lề 2 ô, dòng 8 viết cách lề 1 ô Thơ mỗi dòng 3; 4 chữ viết cách lề 3 ô 6 - Thơ tự do: cách trình bày phải linh hoạt sao cho dòng thơ cân đối Nói tóm lại, rèn luyện kĩ năng viết đẹp đòi hỏi cả một quá trình. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải kiên trì, cố gắng và có hứng thú luyện chữ. Chính vì vậy giáo viên cần tạo môi trường thi đua, học hỏi, tạo không khí luyện chữ viết đẹp trong lớp bằng cách tuyên dương, động viên khuyến khích kịp thời. Cần có tủ trưng bày những bài viết đẹp, tiến bộ, tạo không khí thi đua giữa các học sinh. Tôi đã vận dụng những biện pháp nêu trên, kết quả thu được: loại 15/9/2013 31 hs Xếp loại Ngày xếp Sĩ số lớp 2B 29/11/2013 30/03/2014 A B C D 0 16 11 4 3 24 4 0 7 22 2 0 Đặc biệt lớp có 3 em tham dự thi chữ đẹp cấp trường thì cả 1 em đạt giải nhất, 2 em được được chọn vào đội tuyển chữ của nhà trường để chuẩn bị thi huyện KẾT LUẬN Đối với giáo viên Tiểu học, phong trào rèn chữ , giữ vở sạch thật sự là một thử thách đối với năng lực tổ chức và nghệ thuật giảng dạy của mỗi giáo viên. Là một giáo viên, tôi cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào phong trào Vở sạch – Chữ đẹp chung, rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, nhưng chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót . Vì vậy, tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp góp ý, chỉnh sửa để giúp tôi nâng cao nghiệp vụ của mình. 7 Tôi xin trân trọng cảm ơn! Thanh Mai, ngày 30 tháng 3 năm 2014 Người viết Phạm Thị Khang 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất