Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6...

Tài liệu Skkn phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6

.DOC
15
529
127

Mô tả:

Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HOẠ TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN 6 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo Luật giáo dục (1998) là: - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo ở học sinh. - Bồi dưỡng phương pháp tự học. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ, trong đó định hướng đầu tiên là căn bản. Bởi vì so với phương pháp dạy học cũ, không đặt học sinh ở vị trí trung tâm, không chú trọng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Khi đó giáo viên như “nhà thông thái” truyền thụ kiến thức cho học sinh, các em chỉ việc lắng nghe, ghi nhớ để rồi tái hiện lại những gì thầy cô đã từng nói. Cạnh đó thì xã hội với tốc độ phát triển thông tin không chóng mặt như bây giờ. Học sinh có một sức ỳ lớn một phần vì nhu cầu của xã hội chưa đòi hỏi. b. Để học sinh lĩnh hội được tri thức một cách tốt nhất cần hướng học sinh vào "hoạt động tích cực". Tức là học sinh phải được trực tiếp tìm hiểu, khám phá vấn đề. Mỗi vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời mới về sự sáng tạo. Học sinh sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ của vấn đề đang được tiếp cận. Hơn thế nữa, các em sẽ có một vốn kĩ năng kĩ xảo cần thiết để thích ứng với cuộc sống hiện đại, để không tụt hậu trước văn minh nhân loại. Điều các em được học không chỉ có tác dụng trong phạm vi sách vở nữa mà Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 1 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 cao hơn thế là phục vụ cho cuộc sống lâu dài... Bộ môn Ngữ văn 6 đang trên con đường đổi mới cũng phải tuân theo quy luật đó. Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy "học sinh làm trung tâm", coi hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và học. Học sinh được hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên sẽ được ví là người nhạc trưởng hướng dẫn, điều khiển những dàn hợp xướng cất lên bài đồng ca, là người thắp sáng ngọn lửa để học sinh đi tìm chân lí, tri thức...Để lĩnh hội tri thức học sinh có thể đọc, phân tích văn bản thông qua hoạt động chỉ đạo của giáo viên. Bên cạnh đó học sinh được mở rộng, khắc sâu kiến thức bằng các phương tiện dạy học mà giáo viên sử dụng: máy chiếu, tranh ảnh, sơ đồ, bảng biểu, phiếu thảo luận... Giữa văn bản, phương tiện dạy học với học sinh có tác động qua lại với nhau tạo môi liên hệ chặt chẽ, hoàn chỉnh, thống nhất (học sinh là người khám phá, tìm hiểu; văn bản là cánh cửa; phương tiện dạy học là chìa khoá). Học sinh sẽ là người chủ nhân cầm chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa bí mật từ văn bản, ở trong đó kho báu tri thức đang chờ đón các em. Nếu làm tốt được điều đó thì mục đích lớn hơn : làm thế nào để học sinh sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của nước nhà chắc chắn trở thành hiện thực. 2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm qua, tôi là giáo viên trực tiếp được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 trường THCS DTNT Kì Sơn. Bản thân tôi luôn cố gắng phát huy tính tự giác, tích cực ở học sinh theo tinh thần đổi mới. Có nhiều phương pháp dạy học mới bản thân tôi đã áp dụng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD &ĐT trong nội dung đổi mới phương pháp dạy học. Một phương pháp mà tôi đã và đang sử dụng nhằm nâng cao nhiệm vụ và chất lượng dạy học, đó là việc tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học trong bộ môn Ngữ văn 6. Với tinh thần "bám sát sách giáo khoa, lấy sách giáo khoa là phương tiện dạy học cơ bản", tôi đã cố gắng phát huy tối đa phương tiện dạy học vốn không bao giờ thay thế được này. Ngoài ra Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã hỗ trợ thêm một số phương tiện khác như tranh, ảnh phục vụ cho quá trình tiếp cận bài học.Ngoài ra, còn các phương tiện dạy học khác như: Phiếu thảo Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 2 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 luận, sơ đồ, biểu bảng... thì giáo viên tự chuẩn bị. Để có được các phương tiện dạy học bổ sung buộc giáo viên phải tự sáng chế (ví dụ máy chiếu được thay thế bằng bảng phụ, giấy khổ to, vẽ thêm một số bức tranh minh hoạ lấy từ mạng internet, cho học sinh sưu tầm,...).. Trong đó việc sử dụng tranh minh hoạ khi dạy học văn bản là một động thái cần thiết, quan trọng. Nhà trường THCS DTNT Kì Sơn rất chú trọng vào công tác làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học. Vì thế mọi hoạt động nhằm mục đích trên được đặt trên hết. Phòng thiết bị nhà trường đã mua sắm khá đầy đủ những bộ tranh minh hoạ mà Bộ GD & ĐT đã in ấn. Ngoài ra còn có thêm một số bức tranh minh hoạ lấy từ mạng internet, cho học sinh sưu tầm Đó là một thuận lợi lớn đối với giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 như tôi. Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên khiến tôi chọn viết sáng kiến "Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn Ngữ văn 6". II. MỤC ĐÍCH. Để nâng cao chất lượng dạy và học đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, các phương tiện dạy học vừa là nguồn cung cấp tri thức vừa là phương tiện minh hoạ cho bài học, vừa là phương tiện để thực hiện các thao tác của quá trình dạy học, là nguồn kiến thức khi nó được dùng để khai thác kiến thức, là phương tiện minh hoạ khi nó chỉ được sử dụng để làm rõ nội dung đã được thông báo trước đó. Vì vậy tôi mốn trình bày vấn đề về cách sử dụng một loại phương tiện dạy học "tranh minh hoạ" sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất. III. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ Ngày nay phương tiện dạy học trực quan có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy học, đặc biệt khi mà công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ mạnh và ứng dụng hết sức rộng rãi. Học sinh được tiếp cận kiến thức bằng một phương pháp dạy học mới sinh động. Tranh minh hoạ không chỉ dừng lại ở mức độ minh hoạ mà đã trở thành công cụ nhận thức. Vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Cách sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học Ngữ văn 6.” IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 3 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 Việc sử dụng tranh minh hoạ nhằm tác động vào dạy học sinh lớp 6 trường THCS DTNT Kì Sơn và một số tranh từ báo chí, các kênh thông tin khác. B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM Phương tiện dạy học quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm: sách, tranh ảnh, đồ dùng dạy học, thiết bị được sử dụng trong quá trình dạy học. Phương tiện dạy học Ngữ văn gồm: tranh, ảnh và một số đồ dùng dạy học. So với các môn học khác tranh, ảnh và đồ dùng dạy học ngữ văn có số lượng không nhiều cũng không quá phức tạp nhưng lại đòi hỏi sự tinh tế rất cao cả về nội dung và hình thức. Việc dạy học Ngữ văn sao cho có tác dụng tích cực cũng là điều không dễ dàng, cần sự chuẩn bị công phu mới đem lại hiệu quả. (Theo “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004-2007)) II. ĐẶC ĐIỂM Bộ môn Ngữ văn 6 có đặc thù riêng, nó khác với các bộ môn khác ở chỗ: Học sinh cảm nhận văn bản chủ yếu bằng ngôn từ trong văn bản. Các văn bản của Ngữ văn 6 các em cần nắm được về nội dung và nghệ thuật tương đối đơn giản so với Ngữ văn 7, Ngữ văn 8, Ngữ văn 9. Tranh minh họa dù chỉ là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình tiếp nhận văn bản ở học sinh. Nhưng rõ ràng tranh minh hoạ rất cần thiết đối với việc giảng dạy. Nó góp phần tạo nên sự hứng thú học tập ở học sinh và giúp cho học sinh tiếp thu tri thức một cách nhẹ nhàng hơn. Nhất là với đối tượng học sinh khả năng tư duy sâu sắc còn ít, các em chủ yếu tiếp nhận tri thức bằng điều “mắt thấy tai nghe”. III. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 4 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 Ngay từ khi trên giảng đường Đại học, bản thân tôi đã được tiếp cận với phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới của các thầy cô nên ít nhiều không thấy bỡ ngõ khi thay đổi tư duy về quan niệm vai trò của người dạy – người học, người học mới là chủ thể của mọi hoạt động dạy học, người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ học sinh. Với quy mô của một trường Đại học tôi được tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới khác nhau mang tính thử nghiệm của các thầy cô : Máy chiếu, hoạt động Cemina (thảo luận nhóm có một thầy giáo chỉ đạo), làm bài tập lớn thông qua việc tự nghiên cứu tài liệu, thi học phần bằng vấn đáp trực tiếp, thi trắc nghiệm trên máy, tiếp cận nhiều với internet... Trường THCS DTNT Kì Sơn – nơi tôi công tác đã 4 năm qua là trường đạt chuẩn Quốc gia; vì thế chất lượng dạy học như nói trên rất chú trọng. Dạy học theo phương pháp mới được triển khai triệt để. Giáo viên và học sinh dạy và học trên tinh thần đổi mới đó nên cùng một lúc giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp dạy học trong đó có việc sử dụng tranh minh hoạ trực quan sinh động. Các em học sinh con em khu vực thị trấn Mường Xén và quanh vùng thị trấn khá đông. Mường Xén được xem là trung tâm của Huyện Kì Sơn. Các em có cơ hội tiếp xúc với một cuộc sống tương đối phát triển, có khả năng tiếp cận nhanh chóng với những cái mới. 2. Khó khăn Với kinh nghiệm 4 năm là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 trường THCS Kì Sơn, mới bước đầu làm quen với phương pháp mới, tôi đã cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện dạy học. Ngoài học sinh của khu vực thị trấn Mường Xén có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại tranh, ảnh thì số lượng học sinh từ các bản làng xa xôi của huyện nhà được nhà trường tiếp nhận hàng năm cũng không ít. Đa số các em là con em đồng bào của dân tộc thiểu số (Thái, H’mông, Khmú). Vì thế trình độ tiếp cận và xử lí thông tin qua tranh, ảnh còn hạn chế nhiều nếu không muốn nói đó là điều hết sức mới mẻ với các em. Bộ Giáo dục và Đào tạo có cấp cho nhà trường một số bức tranh minh hoạ. Còn lại những phương tiện khác thì tự giáo viên chuẩn bị. Việc sử Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 5 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 dụng tranh minh hoạ của tôi trong các tiết dạy mới chỉ dừng lại ở việc quan sát tạo tâm thế hứng thú học tập ở học sinh, hơn nữa một số tiết dạy không có tranh riêng mà chỉ có tranh trong sách giáo khoa (tranh ở sách giáo khoa Ngữ văn không có màu nên thiếu hẳn sự sinh động, kích cỡ nhỏ và chỉ mang tính phác hoạ đơn giản). Qua một năm học, tôi nhận thấy học sinh chưa cảm nhận được sâu sắc văn bản thông qua tranh minh hoạ mà chỉ cảm nhận được chủ yếu từ ngôn từ của văn bản. Hay nói cách khác, kênh hình chưa được khai thác triệt để. IV. TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRANH ẢNH MINH HOẠ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN - Là một trong các phương tiện góp phần thực hiện mục tiêu, yêu cầu dạy học Ngữ văn. Phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm đối tượng trung tâm, vì thế dạy học bằng phương tiện trực quan như tranh ảnh là một yếu tố cần thiết để học sinh nắm được mục tiêu của bài học. - Giúp học sinh nhận thức qua hình ảnh trực quan. Đối với tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 6, hình ảnh minh hoạ trực quan trong bài học có sức thu hút hiệu quả. Có thể các em không nhớ hết nội dung các chi tiết chính của văn bản bằng ngôn ngữ nhưng nếu các chi tiết đó được hiển thị bằng tranh thì khả năng ghi nhớ sâu sắc của các em lại tốt. - Gợi sự liên tưởng tới các nội dung khác xoay quanh chi tiết chính. Ví dụ bức tranh có cảnh Mã Lương vẽ tôm, cá khi đi cắt cỏ ven sông, qua màu săc các em thấy được một cuộc sống thnah bình, yên ả của một chú bé mồ côi nhưng không cô độc, Mã Lương đang rất yêu cuộc sống, rất đam mê và rất có năng khiếu. - Tạo cảm hứng thẩm mĩ, hứng thú. Mĩ thuật vốn thuộc lĩnh vực của cái đẹp, cái đẹp luôn có sức hấp dẫn mọi lứa tuổi, đặc biệt là tuổi nhỏ. Thực tế các em học sinh rất hứng khởi khi được xem những bức tranh, đặc biệt là tranh in màu trong mỗi giờ học văn bản. Ngay cả khi chưa đọc văn bản, các em đã có thể nhận thức được cái đẹp và một phần nội dung qua tranh. Vì thế, giờ học các em sẽ hứng khởi hơn rất nhiều. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 6 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HOẠ * Những yêu cầu chung khi sử dụng tranh, ảnh minh hoạ: - Nghiên cứu, nhận xét về chất lượng giá trị của hình ảnh trực quan trước khi sử dụng - Đinh hướng khai thác nội dung nào thông qua bức tranh đó - Sử dụng tranh vào thời điểm nào trong quá trình dạy học - Mở rộng thêm hình ảnh trực quan ngoài sách giáo khoa để tắng cường yếu tố thực tiễn (tài liệu đó có thể khai thác trên mạng, ở các tờ lịch...) - Quan sát, mô tả và liên tưởng; phát hiện; phân tích tổng hợp. - Ở những mức độ khác nhau, không sử dụng tranh ảnh một cách hình thức, hời hợt, làm như vậy sẽ mất thời gian và phản tác dụng. 1. Về phía học sinh Học sinh phải chuẩn bị tâm thế cho bài học trên lớp bằng cách xem bài mới ở nhà trước khi tới lớp. + Đọc văn bản: Đây là thao tác không thể thiếu nếu muốn biết văn bản có những nội dung nào trọng tâm. Khi đọc văn bản các em ít nhiều vỡ vạc được một số vấn đề; khi tới lớp giáo viên gợi dẫn bằng thuyết giảng và tranh minh hoạ, học sinh sẽ không bất ngờ, tiếp thu bài hợp lí và đơn giản hơn. + Trả lời hệ thống câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản + Nghiên cứu tranh vẽ có ở trong SGK của văn bản kết hợp với đọc văn bản thì học sinh se hiểu ra bức tranh đó phục vụ cho nội dung cụ thể nào của văn bản. + Gợi ý cho học sinh nếu có thể phác họa một vài chi tiết mà các em thích qua cách vẽ của mình. Ví dụ vẽ nhân vật Sơn Tinh qua miêu tả của sách giáo khoa; vẽ cảnh lũ lụt ngập thành Phong Châu; vẽ chàng Sọ Dừa lăn lóc sau đàn bò của phú ông... 2. Phía giáo viên Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 7 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 + Phải có sự chuẩn bị Để tiết dạy đạt được mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo. Đối với việc sử dụng tranh minh hoạ, giáo viên phải biết rõ Bộ Giáo dục - Đào tạo có cấp tranh cho văn bản đó không, trong SGK có hình vẽ không, phòng thiết bị nhà trường có hay không. Nếu có thì giáo viên có thể sử dụng, nếu không tự giáo viên phải sưu tầm hoặc tự vẽ thêm tranh minh hoạ. Giả sử phải vẽ thêm tranh minh hoạ cho bài dạy thì yêu cầu bức tranh phải có nội dung phù hợp, có ý nghĩa cao. Tránh tình trạng tranh không đúng với chủ đề bài giảng, gây tri giác tản mạn ở học sinh trong khi sử dụng hoặc làm cho học sinh khó hiểu. Như vậy sự chuẩn bị của giáo viên là rất cần thiết trước khi lên lớp giảng dạy. Ví dụ: Khi dạy văn bản "Treo biển" chúng ta cũng có thể vẽ một bức tranh minh hoạ nói về nội dung của cái biển trong từng lần thay đổi. + Cần có sự lựa chọn tranh Nếu một văn bản có hẳn một bộ gồm nhiều bức tranh ( Các văn bản thuộc văn học dân gian như thể loại Truyền thuyết, cổ tích). Phải chọn những bức tranh phục vụ cho trọng tâm bài giảng, nếu không sử dụng nhiều tranh sẽ làm loãng nội dung bài học, có thể tiến trình bài dạy sẽ không đúng như mục tiêu bài học. + Cần sử dụng tranh đúng thời điểm (đúng lúc, đúng chỗ) Việc sử dụng tranh cần kết hợp linh hoạt với hệ thống câu hỏi. Cũng có thể đưa ngay ra lúc ban đầu để tạo tâm thế hứng thú ở học sinh. Trong quá trình phân tích văn bản cần đưa tranh minh hoạ để bổ sung, khắc sâu kiến thức. Nhưng cần lưu ý tránh đưa tranh liên tục làm cho học sinh tri thức phân tâm. Khi đưa tranh cho học sinh trả lời ý cần khai thác xong cần cất tranh ngay. Cũng có thể đưa tranh khi đã phân tích đầy đủ nội dung, ý nghĩa văn bản để học sinh mở rộng, liên hệ kiến thức. + Cần có phương pháp gợi dẫn phù hợp để học sinh tiếp xúc một cách hiệu quả với các bức tranh, làm thế nào để các em có thể nắm được nội dung qua các bức tranh. *Ví dụ: Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 8 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 1. Sử dụng tranh của phòng thiết bị để dạy bài mới Khi dạy tiết 31 bài 8, văn bản: "Cây bút thần" tôi đã chọn hai bức tranh màu của phòng thiết bị giống như hai bức tranh trong sách giáo khoa. Khi bước vào phân tích văn bản, tôi cho học sinh quan sát 2 bức tranh để tạo sự tò mò, hứng thú học tập ở học sinh. Đến nội dung phân tích "Mã Lương vẽ cho người nghèo". Tôi treo bức tranh thứ nhất cho học sinh quan sát rồi nêu câu hỏi. - Giáo viên: Em hãy cho biết Mã Lương đang vẽ những gì cho người nghèo? - Học sinh: Vẽ cày, cuốc, đèn, xô múc nước... - Giáo viên: Tại sao Mã Lương không vẽ những vật quý như: vàng, bạc, đá quý...? - Học sinh: Vì cuốc, cày,... là những công cụ lao động tạo ra của cải, vật chất. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 9 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 Đến nội dung thứ 2 "Mã Lương vẽ cho địa chủ". Tôi cất bức tranh thứ nhất, treo bức tranh thứ hai để học sinh quan sát. - Giáo viên: Mã Lương đang vẽ những gì? Cảnh tượng Mã Lương vẽ ra sao? - Học sinh: Mã Lương vẽ thuyền biển cho vua đi chơi. Trên biển sóng cuồn cuộn làm thuyền của vua bị chao đảo. Tiếp theo tôi trao cả 2 bức tranh cho học sinh và nêu yêu cầu học sinh thảo luận. - Giáo viên: Em hãy so sánh và cho biết thái độ của Mã Lương đối với người nghèo, đối với bọn địa chủ? Qua đó cho ta biết gì về phẩm chất của Mã Lương? - Học sinh: + Bức tranh thứ nhất: Mã Lương rất vui, hạnh phúc khi vẽ cho người nghèo. + Bức tranh thứ hai: Mã Lương căm giận bọn thống trị, đang ra tay trừng trị bọn chúng. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 10 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6  Phẩm chất của Mã Lương: Mã lương là người thông minh, yêu quý người nghèo, căm ghét bọn thống trị tham lam, độc ác. - Giáo viên: Em hãy cho biết tình cảm của em đối với Mã Lương? - Học sinh: Khâm phục, yêu quý. - Giáo viên: Qua nhân vật Mã Lương em rút ra bài học gì cho mình? - Học sinh: Phải chăm chỉ cố gắng học tập tốt để trở thành người công dân tốt của xã hội. 2. Đối với tranh vẽ sẵn ở Sgk mà ở phòng thiết bị không có Khi dạy văn bản “Lợn cưới áo mới”, trong Sgk có sẵn một tranh vẽ hai anh chàng hay khoe của gặp nhau. Khi phân tích tới nội dung này tôi yêu cầu học sinh quan sát kĩ hơn bức tranh và hỏi: - Giáo viên: Em quan sát tranh và cho biết vẻ mặt của anh chàng có áo mới và anh đi tìm lợn bị mất? - Học sinh: Cả hai anh đều có khuôn mặt vui vẻ, đặc biệt là anh chàng bị mất lợn. - Giáo viên: Anh bị mất lợn có tỏ ra lo lắng không? Anh ta hỏi thăm con lợn bị mất với mục đích tìm lợn hay còn vì mục đích nào khác? - Học sinh: Mục đích của anh ta là khoe con lợn cưới. - Giáo viên: Anh đang mặc áo mới có cần thiết phải trả lời vòng vo với anh mất lợn “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”?Tại sao anh ta phải trả lời như thế? - Học sinh: Anh ta chỉ cần trả lời “tôi không thấy”. Vì anh đang nóng lòng khoe cái áo mới. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 11 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 - Giáo viên: Qua đó, em hãy nhận xét về tính cách 2 nhân vật này? - Học sinh: Đều là những người thích khoe của. - Giáo viên: Em hãy liên hệ cuộc sống thực tế bây giờ còn có những người giống hai nhân vật ấy không? Em có tán thành kiểu người đó không?Nhân dân ta muốn bày tỏ thái độ gì? - Học sinh: Thực tế cuộc sống vẫn còn những người thích khoe khoang. Nhân dân ta muốn chế giễu những người thích khoe củamột tính xấu khá phổ biến trong xã hội. 3. Có thể dùng tranh để hỏi bài cũ Ví dụ văn bản “Bánh chưng bánh giầy” , trong sách giáo khoa có bức tranh Lang Liêu và mọi người đang nấu bánh chuẩn bị dâng lên để lễ Tiên vương. Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 12 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 Giáo viên: Em hãy nhìn tranh, cho biết bức tranh nói lên sự việc nào của văn bản? Học sinh: Lang Liêu đang nấu bánh chưng, bánh giầy để lễ Tiên vương. Giáo viên: Em hãy liên hệ bức tranh với thực tế cuộc sống của đất nước ta? Học sinh: Việc nấu bánh chưng đã trở thành phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam vào mỗi dịp Tết nguyên đán... VI. KẾT QUẢ Trước khi áp dụng cách sử dụng tranh minh hoạ như trên thì kết quả thu đượờt học sinh là: Lớp Sĩ số Hứng thú học tập Phát hiện và ghi nhớ Liên hệ bản thân và kiến thức thực tế cuộc sống 6A 25 80% 85% 90% 6C 30 60% 55% 75% Trong năm học 2009- 2010 với việc áp dụng cách sử dụng tranh minh hoạ như trên, tôi đã thấy có sự khác biệt trong nhận thức ở học sinh. Lớp Sĩ số Hứng thú học tập Phát hiện và ghi nhớ Liên hệ bản thân và kiến thức thực tế cuộc sống 6A 25 100% 95% 100% 6C 30 90% 85% 90% Trên đây là một kết quả khả quan trong quá trình thử nghiệm của bản thân tôi. VII. KẾT LUẬN Qua các tiết dạy tôi nhận thấy việc sử dụng tranh minh hoạ muốn đạt được hiệu quả tối ưu cần phải có sự linh hoạt trong quá trình sử Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 13 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 dụng. Tuỳ từng văn bản mà ta áp dụng cho đúng lúc, đúng chỗ. Việc sử dụng tranh minh hoạ sẽ tạo tâm thế học tập hứng thú ở học sinh, tạo cho tiết dạy sinh động, không còn nhàm chán. Đồng thời giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản. Việc sử dụng tranh minh hoạ là cả một quá trình tìm tòi, sáng tạo, chuẩn bị chu đáo của bản thân người giáo viên. Là một giáo viên trẻ mới ra trường kinh nghiệm còn ít nên cần học hỏi nhiều hơn ở đồng nghiệp, vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban chỉ đạo và các bạn đồng nghiệp gần xa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xác nhận của Hội đồng khoa học nhà trường Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 14 Phương pháp sử dụng tranh minh hoạ trong dạy học bộ môn ngữ văn 6 PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN KÌ SƠN TRƯỜNG THCS KÌ SƠN .................. .................. HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ THANH HƯƠNG TỔ BỘ MÔN : KHOA HỌC XÃ HỘI Tên đề tài: PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH MINH HOẠ TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2009 - 2010 ********** Giáo viên: Lê Thị Thanh Hương 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất