Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5...

Tài liệu Skkn phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5

.DOC
10
109
73

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ PHƯƠNG PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 5 ” 1 I.ĐẶT VẤN ĐỀ: “ Nét chữ - nết người”. Hầu như ở mọi loại vở ô li của học sinh Tiểu học đều có “khẩu hiệu” đó. Nói khẩu hiệu nhưng nó không suông, không rỗng, phải chăng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Cô- Trò, mỗi chúng ta hãy coi trọng, trau dồi chữ viết của mình, Vì sao vậy? Bởi “ Nét chữ là nết người.” Nét chữ thể hiện tính nết con người; trong giao tiếp, chữ viết thể hiện nét văn hoá ứng xử giữa người với người; rèn được chữ viết đẹp cũng có nghĩa đã rèn luyện thành công một phần đức tính cần có của con người. Lịch sử đã cho thấy: Cao Bá Quát hỏng thi vì chữ xấu, Thần Liêu đã khổ luyện với chữ viết như thế nào. Thực tế ở các kì thi( lớn, nhỏ), chỉ vì chữ xấu mà ảnh hưởng đến kết quả thi; chữ xấu nên ảnh hưởng đến cơ hội lựa chọn công việc; vì chữ không đẹp đã tạo nên ấn tượng thiếu toàn diện về một con người;… Vẫn biết rằng chúng ta đang sống trong thời đại vi tính. Vi tính có thể đáp ứng mọi kiểu chữ mà ta mong muốn, nhưng làm sao nó đã có thể thay thế được những bài học đầu đời về chữ viết? ( chữ Việt- chữ mẹ đẻ) mà mỗi học sinh tiểu học đang từng ngày, từng giờ được chúng ta bày dạy, uốn nắn, chấm chữa. Thật khó diễn tả niềm vui của mỗi người thầy khi có học trò ( cá biệt)- học đã hết bậc tiểu học mới viết đầy đặn những con chữ( ở lớp tôi). Là một giáo viên dạy lớp 5, song song với việc chú trọng truyền thụ kiến thức văn, toán… cho học sinh thì tôi luôn coi trọng đúng mực việc rèn chữ viết, cách trình bày một văn bản học sinh cần thể hiện. Vâng! Tất cả đã khiến tôi băn khoăn trước một thực trạng: học sinh lớp 5- học gần hết bậc Tiểu học( bậc học cơ sở, nền tảng) mà phần lớn chữ viết chưa đúng, chưa đẹp( qua nhiều năm, ở nhiều lớp). Vậy, làm như thế nào để học sinh có được chữ viết đúng chính tả, đúng cở chữ, đẹp? ( lấy kiểu chữ truyền thống làm chuẩn). Trong mấy năm dạy lớp5. Đặc biệt là năm nay dạy lớp 5 ở một vùng lẻ xa, nhưng về chữ viết thì lớp đã đạt được kết quả gần như mong muốn. Với tinh thần học hỏi , cùng trao đổi để rút ra kinh nghiệm, nhận thức đúng đắn về chữ viết của học sinh, từ đó có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chữ- một giá trị văn hoá cần được coi trọng trong trường học, nay tôi mạnh dạn đề cập đến vấn đề này qua sáng kiến “phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5” . 2 II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Năm nay tôi dạy lớp 5 của vùng lẻ( miền núi) cách trường trung tâm khoảng 4 km. Học sinh ở đây ngoan , tình cảm, cũng ham học, nhưng một thực tế dễ nhận thấy là chất lượng văn hoá yếu hơn nhiều so với vùng trung tâm, trong đó có chữ viết. Vậy nguyên nhân từ đâu? 1, Nguyên nhân: a, Về học sinh: - Trường lẻ xa trung tâm. - Một sồ học sinh nhà rất xa trường, dân cư sống rải rác. - Nhà nghèo. - Phụ huynh chưa quan tâm việc học của con em( do nghèo do nhận thức). - Chữ viết lớp 5 đang là chữ cải cách. - Bàn ghế không đúng kích cỡ. - Tư thế ngồi cách cầm bút, để vở chưa đúng. - Phong trào viết chữ đẹp còn quá trầm. - Chương trình học của lớp 5 có nhiều phân môn, nhiều nội dung trong một buổi học mà học sinh cần phải giải quyết. b, Về giáo viên: - Giáo viên cón coi nhẹ việc rèn chữ viết( chỉ tập trung dạy kiến thức khác). - Kiến thức về chữ viết còn hạn chế. - Thiếu sự kiên trì, tự tin về khả năng của bản thân( luôn nghĩ rằng không thể không có cách nào để thay đổi được nết chữ học sinh) - Chỉ nhắc nhở chung chung, chưa có biện pháp áp dụng cụ thể. - Thiếu sự kết hợp đồng thời các biện pháp dạy học. - Việc chấm, chữa chưa thực sự đầy đủ và cụ thể, hoặc chữa chưa đúng kiểu chữ (h -> H). - Nóng vội trong lúc kèm cặp. 3 2, Thực trạng cụ thể: Từ những nguyên nhân trên dẫn đến rất nhiều tồn tại cụ thể về chữ viết của học sinh, nó được rút ra như sau: Viết chữ in lẫn chữ thường; chữ in hoa lẫn chữ viết hoa. - VD: bạn Hoa là học sinh lớp 5 Đ. riêng…). Viết hoa tuỳ tiện, hoặc không viết chữ cần viết( Đầu dòng, đầu câu, danh từ - Khoảng cách giữa các chữ, con chữ chưa hợp lí( dày quá, thưa quá). - Viết chữ phiên âm nước ngoài sai. - Chữ nghiêng quá hoặc ngửa quá. - Chữ không đúng kích cỡ. - Chữ hai dòng rưỡi ngoẹo nét ( - Chữ thiếu nét các con chữ rời rạc. - Chữ đặt sai vị trí dấu thanh. ) VD: - Các con chữ trong một chữ và các nét trong một con chữ viết dạc ra. VD: - Trong một chữ mà con chữ thì ngửa con chữ thì nghiêng. VD: - Trong một bài viết, một chữ mà có nhiều cỡ chữ khác nhau. VD: - Viết lẫn lộn x/ s; d/ gi; r/s; k/q; g/gh; ng/ ngh… - Chữa lỗi sai không đúng cách: tẩy xoá, chữa đè lên, tô đậm nhoè nhoẹt. - Cách trình bày một bài chính tả sai. Tất cả mọi lỗi trên tập hợp trong đa số văn bản, tạo nên bức “ thư pháp” đa chiều, ngồ ngộ(!). Có phải là chữ viết của dân tộc mình? ở tiết chính tả đầu tiên, tôi quán triệt rõ quan điểm về chữ viết của học sinh; khi viết bài, tôi chữ cho viết ngay vào vở chính tả mà viết vở khác, tôi đi từng em nhắc nhở và 4 xem xét tình hình chung. Đến khi chấm, bài viết của học sinh đã làm tôi quá thất vọng -“không có em nào đúng, đẹp theo yêu cầu”, không thể để tình trạng này tiếp diễn, tôi đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn rồi vào cuộc ngay với “ chiến dịch” rèn chữ viết cho học sinh. III. GIẢI PHÁP CỤ THỂ: 1, Đối với học sinh: Tôi mượn một số bảng chữ mẫu truyền thống( chữ thường và chữ hoa) treo ở trong lớp –vừa dễ quan sát. Tôi giới thiệu với các em về cỡ chữ từng loại, giải thích (dễ hiểu) về kiểu chữ truyền thống và quy tắc viết hoa kiểu chữ này: Chữ viết hoa mềm mại, đủ nét tất cả nét các con chữ phải đưa liền nhau. ở từng giờ học,môn nào có nội dung cần viết, tôi đều nhắc học sinh nhìn vào bảng chữ mẫu và chú ý ở những lỗi thường mắc. ở giờ chính tả, phần “ phân biệt viết đúng”, tôi lưu ý đi kỹ, sâusát những lỗi sai phổ biến ở học sinh. Trong lúc đọc bài – học sinh viết bài, tôi đi từng em xem, nhắc nhở từ cách cầm bút, để vở tư thế ngồi ; chữ nào khó viết, viết xấu quá thì cần tay đưa từng nét, thấy em nào có chiều hướng tiến bộ ( dù rất nhỏ), tôi động viên nêu gương ngay ( ở từng cá nhân hoặc trước lớp); những em náo sai, sai như thế nào ? Nếu ít em , ít lỗi thì hướng dẫn riêng, nếu sai nhiều, lỗi sai phổ biến thì cho dừng viết ngay và hướng dẫn cụ thể từng lỗi ở bảng theo từng nhóm ngươi, nhóm chữ, cách sửa, sau đó cho học sinh viết nháp chữ đó đúng rồi mới viết vào vở(mọi thao tác của co và trò phải nhanh mới đảm bảo thời gian tiết học hoặc mỗi tiết đầu tư thêm kghoảng 5 phút). *Hướng dẫn cụ thể : + Về kích thước chữ: Khi hướng dẫn tôi chia theo nhóm người, nhóm chữ và mô tả chữ ở 5 li trong một hàng được kẻ(nhanh) ở bảng. Chữ viết được chia theo từng nhóm sau : - Nhóm chữ nằm trong 1 li : a ,ă , o ,u, v… - Chữ 1,5 li: t - Chữ 1,25 li : r,s, - Nhóm chữ 2 li : q,p,d,đ. - Nhóm chữ viết thường 2,5 li : h, b, g,, y, l, k - Nhóm chữ hoa 2,5 li: L,M,N 5 Nhóm chữ viết hoa 2,5 li có 2 con chữ : Kh, Ch, Th, Nh…. ( hai con chữ trong một âm viết bằng nhau) - Nhóm chữ viết thường có 2 con chữ : ch, th, nh, ph… ( nhóm chữ âm có 2 con chữ thì kích thước môi con chữ bằng chính nó đứng độc lập) + Về các kiểu sai: Chữ thiếu nét, dạc nét; bụng chữ to quá hoặc lép quá; chữ nghiêng quá hoặc ngửa quá; chữ viết, chữ in lẫn chữ thường; chữ rời nét; khoảng cách giữa các con chữ dày quá hoặc sưa quá : tôi hướng dẫn từng dạng này ở bảng lớp trong khi viết; tất cả các con chữ phải đủ nét, đưa liền nhau, khoảng cách đều không sát quá; không dạc quá; bụng các con chữ ( h,b,l,g,y…) đưa một li rưỡi đều vừa phải; với chữ nghiêng quá hoặc ngửa quá thì lấy hàng thẳng đậm (ở ô li) làm chuẩn, làm điểm tựa để đưa thẳng nét chữ. Chữ viết hoa tuỳ tiện, viết hoa chữ in hoa viết hoặc không viết những chữ quy định : khi đọc cho học sinh viết, tôi nhắc chữ cần viết hoa đông thời bắt phải nhìn vào bảng chữ để viết đúng, đẹp kiểu chữ hoa truyền thống, không được viết chữ in hoa. Chữ đặt sai vị trí dấu thanh: tôi nêu chữ học sinh hay dặt sai ở bảng, cho học sinh nhìn kĩ và hướng dẫn dấu thanh phải đặt trên nguyên âm một chữ . - Viết lẫn lộn: s/x; d/gi ; tr/ ch; ? / ~ : Khi dạy kiểu bài chính tả so sánh tôi đi kỉ ở phần “phân biệt và nêu thêm nhiều ví dụ khác” . Khi viết đến chữ nào có âm đó tôi đọc rõ hoặc đánh vần từng chữ, nhắc tên những en thường mắc lỗi chú ý rồi giáo viên viết chữ đó lên bảng. - Viết lẫn lộn : g / gh ; ng / ngh ; k /c / q : Tôi viết cụ thể ở bảng chữ đó và nêu quy tắc chính tả đối với những chữ này ( khi viết các chữ ng ,ngh , k nguyên âm kèm theo nó chỉ có e ê, i ; các nguyên âm còn lại a, â , u, ư …thì đi kèm với g, ng, c ) ; “q” thì luôn đi kèm với “u” tạo thành âm “qu” 2 con chữ. Cách sữa viết sai, nhầm : không được chữa hay tô đậm chữ , sai ít chữ thì ghạch một nét xiên rối viết chữ khác , sai nhiều chữ thì ghạch ngay , sai một đoạn thì ghạch chéo cả đoạn đó (2 gạch chéo nhau). Khi giáo viên khảo bài thì rõ, chậm chữ dễ sai , nhầm và học sinh phải theo dõi sát (đặc biệt là những em yếu ). - - Cách trình bày đẹp một bài viết chnhs tả : 6 Tôi ohải trình bày (tượng trưng ) ở bảng từ nơi viết thứ ngày, môn học , xuống dòng, cách hàng, nơi viết tên tác giả; cách ngang , (ngang không hết chữ, không sát chữ hoặc xa chữ ; ngang hết bài cần trừ mỗi bên vở hai hàng ). 2, Đối với giáo viên : - Luôn có ý thức rèn luyện , trau dồi chữ viết của mình đúng , đẹp ; viết và trình bày đẹp ở bảng lớp . - Luôn áp dụng các biện pháp hướng dẫn cụ thể , gần gũi , dễ hiểu . - Không cho học sinh viết giấy kẻ ngang - Kiên trì , chịu khó . - Gần gũi , nhẹ nhàng , không nóng vội . - Kết hợp đồng thời nhiều biện pháp. chú ý ở biện pháp nêu gương (dù nhỏ nhất ) để động viên , khích lệ học sinh , tạo niềm tin, sự hứng thú . - Việc chấm chữa thường xuyên hơn ở nhữg em mắc lỗi nhiều , khó sửa ( với bài trong vở quy định ) ; chữa đúng kiểu, chữ chuẩn. - Trong mỗi bài viết của các em có nhiều kiểu chữ ( sai , đúng , xấu đẹp …) tôi đi từng em nhìn kiều chữ nào đẹp hơn cả, tôi cho em so sánh với các kiểu chữ khác rồi khen chữ đó và bảo : “Em hãy viết giống như chữ này là đẹp rồi ”. Với những bạn viết đẹp rồi tôi giới thiệu cho cả lớp xem và khen ngợi ngay. Luôn động viên các em rèn chữ viết cho tốt để đi thi ở trường, ở huyện ; viết đẹp để khi thi vở sạch chữ đẹp thể hiện tính nết của con người … - Phân bạn viết đẹp kèm cặp, kiểm tra bạn viết xấu rồi báo kết quả với cô giáo . - Dạy thêm buổi để bồi dưỡng các môn học khác trong đó có môn chính tả. - Rèn chữ viết đẹp mà còn đúng thời gian quy định . - nhắc nhở viết đẹp , trình bà cẩn thận ở bất kỳ giờ học nào , ở đâu, (ở bảng lớp, ở vở). - Thời gian đầu cho bạn yếu nhìn sách hoặc nhìn bạn khác viết . - Ra đề thi thường qui định 1-2 điểm trình bày và chữ viết - Đầu tư thời gian cho việc ra đề thêm và chấm chữa bài cho những em viết yếu ( Chỉ viết một đoạn vài câu và viết chữ hay mắc lỗi ; về nhà hoặc ra chơi , đầu giờ viết thêm ; đầu giờ học ra chơi giáo viên kiểm tra tạo không khí thoải mái , gần gũi nên học sinh rất tự nguyện và hứng thú ). 7 - Thường xuyên kể về các tấm gương luyện chữ viết và vượt lên số phận để học tốt ( Cao Bá Quát, Thần Siêu, Nguyễ Ngọc Kí, Lê Minh phú…); luôn khen ngợi ý thức trau dồi chữ viết . - So sánh, nêu gương những bạn viết đẹp trong lớp . - Khảo sát , phân loại chữ theo từng kỳ , loại dần những đối tượng và mức độ kèm cặp. - Phát động phong trào viết chữ đẹp trong lớp , có phần thưởng cụ thể cho từng đối tượng (bút, vở …) 3, Đối với các điều kiện khác : - Điều chỉnh bàn ghế phù hợp ( nếu có thể ) - Gặp gỡ phụ huynh trao đổi tình hình học tập của con em rồi nhờ phụ huynh kèm thêm bằng phương pháp của cô giáo (đánh vào nhận thức của chữ viết ). - Trao đổi với hội phụ huynh. III. KẾT QUẢ : 1, Kết quả chung: Sau những ngày khổ luyện giữa cô và trò, đến khoảng tháng 6 của năm học tôi đã thấy nhẹ lòng về tiết chính tả . Có thể ngồi một chỗ đọc cho học sinh viết mà hoàn toàn yên tâm , không cần nhiều đến các công đoạn thao tác như đầu năm , tiết chính tả trôi qua dảm bảo thời gian , nhẹ nhàng , phấn khởi. Qua đợt thi vở sạch chữ đẹp của trường, lớp tôi được xếp thứ 2/7 ( sau lớp chất lượng cao của khối 5). Cầm trong tay bài viết của học sinh mà lòng trào lên niềm vui : các em đã không phụ lòng cô! 2, Kết quả cụ thể : a, Khảo sát lần 1(đầu năm): - Chữ tốt : không có - Chữ khá : 3 em = 10,7% - Chữ trung bình : 10 em = 35,7% - Chữ yếu : 15 em = 53,6% b, Khảo sát lần 2 : ( giữa năm ) 8 - Chữ tốt : 5 em = 17,8% - Chữ khá : 9 em = 32,2% - Chữ trung bình : 9 em = 32,2% - Chữ yếu : 5 em = 17,8% c, Khảo sát lần 3(cuối năm ) - Chữ tốt : 12em = 42,8% - Chữ khá : 10 em = 35,7% - Chữ trung bình khá : 6 em = 21,5% - Chữ yếu : không có IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình rèn chữ viết chohọc sinh lớp 5 và những kết quả đã đạt được , tôi rút ra bài học sau : - ý thức về tầm quan trọng của chữ viết đẹp (yếu tố tiên quyết) - Lòng kiên trì , bền bỉ ; tự tin - Có tâm huyết , say mê với việc mình làm - Đề ra mục tiêu để phấn đấu - Gần gũi , thương yêu học sinh - Hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh - Kết hợp hài hoà nhiều biện pháp . V. KẾT LUẬN : Hè đến! Ve đã gọi ran như báo hiệu với các cô cậu học trò rằng mình đã thêm một lớp , biết thêm một điều hay , trưởng thành thêm một chút . Vâng , các em đã lớn thật rồi ! Giã từ bảng đen, bàn ghế thân thương của bậc tiểu học để bước sang mọt bước ngoặt lớn hơn . Bước vào bâc học mới , vậy hành trang của các em là gì ? Là bầu kiến thức quý báu , là tình thương mến mà cô giáo- người mẹ hiền đã dành cho các em , trong đó có chữ viết , những nét chữ đầu đời qua bàn tay ân cần uốn nắn , sự tận tình , bảo ban của cô giáo ; tất cả hẳn rằng theo mãi theo mãi các em . Người mẹ hiền nào chẳng mong mỏi kỳ vọng ở con mình sự khôn lớn giỏi giang. 9 Các em hãy mang vào bậc học mới niềm phấn khởi và sự say mê nhất nhé, và đừng quên những nét chữ yêu dấu ở trường tiểu học hôm nay. Với “phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 5 ” ở trên chắc hẳn còn có hạn chế , sai sót , tôi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của hôị đồng xét duyệt các cấp để bản sáng kiến này được hoàn thiện hơn . Tôi xin cảm ơn ! 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất