Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp rèn chữ giữ vở lớp 5...

Tài liệu Skkn phương pháp rèn chữ giữ vở lớp 5

.DOC
9
1545
68

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “ PHƯƠNG PHÁP RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 5 ” A.Đặt vấn đề Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản. Để thực hiện tốt việc giáo dục cho học sinh, cần hình thành kĩ năng cơ bản : nghe - nói - đọc viết. Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc rèn chữ viết đẹp, giữ vở sạch là việc cần thiết đối với giáo viên bởi vì chữ viết của học sinh có quan hệ mật thiết với chất lượng học tập ở các môn học khác. Nếu viết chữ đúng mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn. Thực tế giảng dạy học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Đông Bắc Ga, tôi nhận thấy các em có một số đặc điểm sau: Các em là học sinh lớp lớn, trong một tiết học yêu cầu các em phải kết hợp nhiều thao tác: nghe, nói, đọc, viết, đòi hỏi các em phải viết nhanh và nhiều hơn. Trong khi đó, các em không còn được học phân môn tập viết theo phân phối chương trình giống như ở các lớp 1,2,3 nữa. Do vậy, chữ viết của đại đa số học sinh lớp 5 chưa đúng mẫu, cách đánh dấu thanh, khoảng cách các con chữ đặc biệt là nét nối giữa các con chữ trong một tiếng, một từ chưa đảm bảo, các con chữ chưa đều và đặc biệt các thế chữ chưa ổn định. Mặt khác, các em không quen sử dụng các loại bút mực nét thanh đậm có bán trên thị trường nên khi viết, các em thường làm giây mực ra vở, bẩn trang viết. Kết quả xếp loại A vở sạch chữ đẹp của học sinh lớp 5 không cao bằng học sinh các lớp dưới. Để rèn được cho học sinh viết chữ đúng mẫu, nét nối đúng, đều và đẹp là một điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu kĩ mẫu chữ, kiên trì luyện tâp, nhẫn nại và có sự sáng tạo trong quá trình luyện viết cho học sinh. Bản thân tôi cũng có một thời gian luyện viết cho học sinh và tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh cách giữ vở sạch cũng như cách rèn chữ đẹp. Chính vì lẽ đó mà tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng " Vở sạch, chữ đẹp" trong quá trình luyện viết cho học sinh lớp 5. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài này: "Một số biện pháp giữ vở sạch, rèn chữ đẹp cho học sinh lớp 5, Trường tiểu học Đông Bắc Ga" B.PHẦN NỘI DUNG I. Yêu cầu của việc rèn chữ , giữ vở 1. Quy định đối với giáo viên. Chữ của người thầy phải đẹp, rõ ràng, có khả năng viết mẫu cho học sinh noi theo. Người thầy phải rèn chữ của mình bằng nhiều cách: rèn trên bảng thì nét phấn phải thanh mảnh, đều nét, tay đưa phấn nhẹ nhàng, đều tay, chữ phải thẳng hàng, trình bày khoa học để học sinh quan sát, noi theo. Nếu ai viết chưa đẹp thì cần phải quyết tâm rèn chữ để làm gương cho học sinh. Khi viết trên vở thì thầy cũng phải có vở luyện chữ, viết trong vở soạn bài dù có máy tính hỗ trợ. Khi chấm bài, giáo viên cũng phải viết cẩn thận, lời phê phải rõ ràng, chữ đẹp vì học trò rất hay tập làm theo. Để học trò viết đẹp, giáo viên cần phải có kĩ năng dạy chữ viết, phương pháp dạy học tập viết phải linh hoạt, đạt hiệu quả. Người thầy phải có lòng say mê yêu nghề, mến trẻ, có tính kiên trì, tỉ mỉ. Chăm chút nét chữ cho học trò trong từng tiết học một cách miệt mài, cần mẫn, các thầy cô đã tạo nên một thói quen, một nếp nghĩ tích cực, từ nét chữ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cả việc học văn hóa. 2.Quy định đối với học sinh. * Tư thế ngồi: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng không tì ngực vào bàn, vai thăng bằng, đầu hơi cúi và nghiêng sang trái, mắt cách vở khoảng 25cm đến 30cm. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái. * Cách để vở: Vở để hoàn toàn trên mặt bàn, để mở không gập đôi, hơi nghiêng sang trái khoảng 150 * Cầm bút: Cầm bút bằng 3 ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón giữa ở dưới, ngón trỏ ở trên, ngón cái ở phía ngoài, bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay. Cổ tay thẳng sao cho ngón cái thẳng với cánh tay. * Bút để xuống vở: Bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 45 nghiêng về phía người viết và gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp xuống. 0 * Luyện tay: Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo các hướng lên xuống sang phải, trái, xoay tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang. IV. Một số biện pháp giữ vở sạch cho học sinh lớp 5 1. Xây dựng nền nếp " Vở sạch " cho học sinh Trong tuần lễ trước khai giảng, học sinh được tập trung ổn định mọi nề nếp để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới, ngoài những việc làm như: học nội quy, lao động, ổn định nề nếp ra vào lớp ... Tôi thực hiện ngay việc hướng dẫn học sinh theo "quy định cách trình bày vở của học sinh" do Phòng Giáo dục như : 1. Ghi thứ ngày, tháng, năm trước khi ghi bài học đầu tiên của ngày học, viết cân xứng một dòng. Viết tên của ngày học giữa dòng, chữ đầu tiên phải lùi vào 1cm (tôi thống nhất với học sinh 1 ô ở vở) so với lề vở, không viết vào phần lề vở. 2. Cách kẻ hết bài, hết ngày, hết tuần. 3. Hạn chế không dùng tẩy, bút xóa, không gạch xóa lung tung, không viết vẽ bậy ở bìa, bọc giấy vở. 4. Không xé giấy, không bỏ trống giấy. Như thế, để vào ngày học đầu tiên các em biết cách ghi vở thống nhất cả lớp đúng quy định. Cũng trong tuần lễ chuẩn bị này, tôi phát cho mỗi em một bản "Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập" trong đó yêu cầu cụ thể ghi nhãn tên cho các loại vở, việc bao bọc sách vở, cách sử dụng vở để ghi các môn học, ... Giới thiệu cho các em vài tập vở được giải vở sạch chữ đẹp hoặc xếp loại A vở sạch chữ đẹp mà tôi xin về lưu lại các năm trước. 5. Yêu cầu và nhắc nhở các em chỉ dùng một màu mực đen. 6. Thường xuyên, nhắc nhở giữ vở rèn chữ trong mọi môn học, xếp loại ở một vở nhưng kiểm tra tất cả các vở. 7. Tiết sinh hoạt lớp cuối tháng, tôi lập cho từng tổ tự đánh giá xếp loại vở của tổ mình . Tuy chưa đạt như mong muốn, nhưng bước đầu giúp các em phân biệt ở mức độ tương đối để có thể tự biết mình phải lo giữ vở rèn chữ, chờ cuối tháng vở mình sẽ hơn bạn. 2.Xây dựng phong trào " Giữ vở sạch" Trong đánh giá giờ sinh hoạt lớp, tổng kết các mặt : Đạo đức, học tập, lao động, các mặt hoạt động khác và việc thêm 1 mặt giữ vở rèn chữ. Khen thưởng những em có thành tích đạo đức, lao động, học tập các mặt hoạt động và có thêm phần thưởng tháng được xếp loại A vở sạch chữ đẹp (dù tất cả phần thưởng rất nhỏ, chỉ là quyển vở, cục tẩy, bút chì hoặc 5, 7 nhãn tên ..., từ nguồn quỹ lớp của phụ huynh mua tặng. V.Thực trạng và một số biện pháp luyện chữ cho học sinh lớp 5A 1.Thực trạng chữ viết của học sinh lớp 5A Trong năm học gần đây chữ viết của học sinh lớp 5A đã có nhiều cải thiện, phần lớn học sinh viết rõ chữ chứ chưa đạt đến mức độ đúng và đẹp. Vì các em vẫn còn mắc một số lỗi sau: - Một số con chữ vẫn còn sai, mẫu tiêu biểu ở các con chữ: r, s, m, n -Một số chữ còn đặt nét bút sai, tiêu biểu ở các con chữ: h,l,b,k, - Sự phối hợp các nét trong một con chữ chưa đúng, tiêu biểu ở các con chữ: m, n, k, r, s, h, - Sự nối nét giữa các con chữ trong một tiếng, một từ chưa đúng. - Các nét trong một con chữ chưa đều. Nguyên nhân dẫn đến những sai sót trên của học sinh là do: -Môt số giáo viên chưa nắm vững các nét cơ bản trong một con chữ viết vì vậy khi hướng dẫn học sinh viết chưa chính xác. -Giáo viên không hướng dẫn kỹ về cách đặt bút và cách kết thúc của một con chữ do đó dẫn đến các nét nối của chữ viết không đều, không đúng, khoảng cách các chữ trong một tiếng không chính xác. -Sự tập trung quan sát của học sinh không cao trong quá trình luyện viết. -Học sinh chưa luyện tập nhiều các nét cơ bản và tương đối khó, mỗi khi viết là học sinh đặt bút vào viết ngay chứ giáo viên không cho học sinh rèn các nét riêng biệt sau đó kết hợp lại. Ví dụ: -Viết đúng: Khoảng cách các nét cần đảm bảo đúng. 1.Một số biện pháp luyện chữ cho học sinh lớp 5A Để học sinh biết cách viết đúng nên thực hiện các biện pháp sau: a.Nắm kỹ về cấu tạo chữ viết: Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở viết và đường kẻ dọc của vở viết. Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành trình ngòi bút đi qua tọa độ các chữ. - Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. - Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. - Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang. - Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau. Ví dụ: - a nối với m - x nối với inh - Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút - Kỹ thuật lia bút: Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngòi bút) không chạm vào mặt phẳng viết (giấy). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút. Ví dụ: b nối với a : Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ a. - Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau. Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( 1 ) sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu ( 2 ) Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút. b) Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt: Những yếu tố cấu tạo chữ viết tiếng Việt chính là hệ thống các nét chữ. Hệ thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại: * Nét thẳng: thẳng đứng ê, nét ngang ¾, nét xiên /, \ * Nét cong: cong hở (cong phải , cong trái ), cong khép kín O. Tuy nhiên, khi ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư. Những nét dư này nhằm mục đích tạo sự liên kết (nét nối) giữa Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu. Sau đây là danh sách các nét phối hợp để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt: 1. Nét móc: Nét móc xuôi , nét móc ngược: 2. Nét móc hai đầu: 3. Nét thắt giữa: 4. Nét khuyết: - nét khuyết trên - nét khuyết dưới. 5. Nét thắt trên: Dựa trên nhóm nét trên ta có thể chia chữ cái tiếng Việt thành các nhóm sau: Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x. Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g. Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n. Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g. Nhóm 5: Nhóm chữ cái có nét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s Giáo viên cho học sinh luyện các nét cơ bản và sửa nét theo các nhóm được chia ở trên . Bài luyện viết sẽ có sự liên kết liền mạch và có hệ thống. IV. Kết quả đạt được Mặc dù tôi chưa có nhiều thời gian đứng lớp nhưng trong quá trình rèn chữ cho học sinh tôi đã áp dụng một số biện pháp trên và đã thấy chữ viết của các em có nhiều tiến bộ. Đặc biệt qua kỳ thi viết chữ đẹp cấp thành phố vừa rồi học sinh của trường đã có kết quả tích cực.  Một số bài viết của học sinh: I.Bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã rút ra vài kinh nghiệm nhỏ như sau : 1. Về phía giáo viên : - Bản thân tự rèn luyện viết chữ đúng, đẹp thì học sinh mới viết chữ đúng, đẹp, giữ vở cẩn thận, sạch sẽ. - Viết chữ mẫu mực ở mọi lúc, mọi nơi : ở vở học sinh khi chấm điểm, lời phê, chữ viết và cách trình bày trên bảng lớp. - Thường xuyên, liên tục nhắc nhở, động viên khích lệ. Xếp loại chính xác, trân trọng thành quả của học sinh - khen thưởng là động lực thúc đẩy các em rèn chữ giữ vở hàng ngày. - Tổ chức thi viết chữ đẹp ở lớp, có tổng kết phát thưởng để động viên phong trào "Rèn chữ giữ vở" trong học sinh. 2. Về phía học sinh : - Rèn thêm chữ viết ở nhà (viết vào vở rèn chữ ở nhà) - Kiên trì, bền bỉ, khắc phục khó khăn 3. Về phía cha mẹ học sinh : - Cha mẹ các em là yếu tố thứ nhì sau cô giáo chủ nhiệm, giúp các em thực hiện tốt được việc rèn chữ, giữ vở. - Nhắc nhở, kiểm tra việc rèn chữ viết ở nhà của con em mình. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi rèn học sinh viết chữ đúng đẹp và giữ vở sạch trong năm qua và đã đạt được kết quả khá tốt. Tôi rất mong được sự giúp đỡ của các cấp quản lí và sự trao đổi góp ý của bạn đồng nghiệp để bổ sung cho đề tài của tôi được tốt hơn. Kết luận Bằng sự yêu nghề và lòng nhiệt huyết của mình, tôi luôn mong muốn tất cả học sinh của chúng ta đều có kết quả giáo dục tốt. Trong đó chữ viết cũng góp một phần qua trọng trong việc giáo dục toàn diện của học sinh. Hi vọng với những kinh nghiệm ít ỏi này trao đổi với những đồng nghiệp nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh nói riêng và góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 6 năm 2002 V/v Ban hành mẫu chữ viết ở trường tiểu học. 2.Công văn số 5150/TH ngày 17 tháng 6 năm 2002 V/v hướng dẫn dạy và học viết chữ ở tiểu học của Bộ giáo dục và đào tạo. 3. Dạy tập viết ở trường tiểu học. 4. Nét chữ - nết người 5. Các vở tập viết và luyện viết lớp 1,2,3,4,5.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan