Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn ...

Tài liệu Skkn phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình ngữ văn 9

.DOC
16
2482
136

Mô tả:

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận. Có thể nói, văn nghị luận chiếm một vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ Văn ở trường THCS nói chung và chương trình Ngữ Văn 9 nói riêng. Đây là thể loại có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Trong cuộc sống nhiều khi ta cần khẳng định hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, xác định sự đúng đắn, chân thực của vấn đề ta cần nắm được cách chứng minh một vấn đề. Hoặc trong cuộc sống hàng ngày nhu cầu thuyết phục luôn đặt ra với mọi người, muốn thuyết phục được phải có lí lẽ để giải thích, xem xét, đánh giá một nhân vật nào đó. Từ đó mới có hiểu biết kinh nghiệm cần thiết để tiến lên làm chủ bản thân. Mặt khác văn nghị luận còn trang bị cho học sinh trong nhà trường phổ thông những tri thức cần thiết để hiểu đúng, hiểu rõ các vấn đề văn học. Từ đó tạo cơ sở cho học sinh có khả năng khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học cũng như năng lực dánh giá một cách đúng đắn, khoa học các vấn đề văn học, con người. Như vậy học tốt văn nghị luận không chỉ rèn tri thức cho học sinh mà còn giúp các em hoàn thiện nhân cách bản thân. 2. Cơ sở thực tiễn. Như chúng ta đã biết, bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường là bộ môn không thể thiếu được vì nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt rong lĩnh vức giao tiếp, nói năng hay truyền đạt thông tin thì bộ môn Ngữ Văn lai quyết định đến việc tạo lập văn bản. Trong bộ môn lại có 3 phân môn: Văn, Tiếng việt, tập làm văn. Phần môn Văn giúp các em hiểu thêm về đất nước, con người, thiên nhiên, cuộc sống, xã hội.Còn phần môn Tiếng Việt giúp các em hiểu biết về từ, câu, cấu trúc một đoạn văn, văn bản. Phần môn tập làm văn là phân môn tổng hoà của hai phần môn trên. Trong thực tế học sinh lại phản ánh việc nắm bắt, hiểu biết của mình rõ nhất qua phân môn tập làm văn. Vì các em có nắm được nội dung các tác phẩm văn chương, có nắm được cấu trúc của câu văn, đoạn văn thì mới viết được một bài văn hay đúng, truyền cảm. Tuy nhiên ở chương trình lớp 6, 7 chủ yếu các em được rèn kỹ năng miêu tả, kể chuyện. Còn văn nghị luận mới chỉ đề cập bước đầu về phép lập luận chứng minh, giải thích. Lên đến lớp 8, 9 các em được học văn nghị luận một cách sâu, rộng hơn. Để làm tốt bài văn nghị luân việc phân tích ,đánh giá nhân vật trong tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng trong quá trình nghị luận về một đoạn trích, hay một tác phẩm truyện. Bước chuyển tiếp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiếp thu bộ môn văn. Bởi vì mỗi thể 1 loại có những đặc điểm riêng, mỗi thể loại lại khai thác ở nguòi đọc những mặt khác nhâu của kiến thức và vốn sống. Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh rất sợ môn tập làm văn và rất sợ viết văn, đặc biệt là khi làm bài văn nghị luận. Qua tìm hiểu và thực tế điều tra, khảo sát đã cho thấy các em nắm được kiến thức văn học, biết viết câu, chuyển đoạn song lại không biết kết hợp hài hoà các phân môn với nhau. Vì thực tế còn ất nhiều em hạn chế trong các bước làm một bài văn nghị luận. Vậy làm thế nào để giúp các em không sợ môn tập làm văn và không ngại viết văn thì quả là một vấn đề nan giải và không dễ đối với người giáo viên. Hơn nữa các em lại phải có những kỹ năng và thao tác làm những kiểu bài nghị luận khác nhau. Để giúp các em có kỹ năng làm tốt một bài văn nghị luận trong đề tài này tôi xin mạnh dạn đề ra “ Phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình Ngữ Văn 9”. Đây là một trong những kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong ba năm giảng dạy môn Ngữ Văn 9 bước đầu đã có hiệu quả. Vậy tôi mạnh dạn viết lại để các bạn đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến để làm sao giúp học sinh có kỹ năng tốt nhất khi làm bài. II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. - Phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình Ngữ Văn 9. - Học sinh lớp 9A1, 9A5 trường THCS Thân Nhân Trung. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. - Trên cơ sở lí luận và cơ sở thực tế trên khi nghiên cứu đề tài này mục đích chính của tôi là giúp các em học sinh có các thao tác kỹ năng cơ bản trước khi lđứng trước bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện (đoạn trích). IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đọc và nghiên cứu tài liệu. 2. Sử lí tài liệu. 3. Phương pháp điều tra. 4. Phương pháp thực nghiệm- ôn luyện. 2 PHẦN: NỘI DUNG A.NHỮNG LÍ THUYẾT CƠ BẢN VỀ VĂN NGHỊ LUẬN. 1.Thế nào là bài văn nghị luận ? Xấu- tốt; hay- dở; đẹp-xấu đều là mặt phải, mặt trái mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống. Từ chuyện nhỏ nhất đến chuyện lớn nhất, từ miếng ăn bình thường đến những món cao lương mỹ vị, từ điệu dân ca đến những ca khúc hiện đại tất cả đều đặt chúng ta ở vị trí con người lựa chọn, lựa chọn cho ta và giúp mọi người lựa chọn đúng để có hành động đúng. Muốn vậy ta phải vận dụng vốn hiểu biết về mọi lĩnh vực trong đời sống để tìm hiểu, bàn bạc,suy xét và diễn đạt thành bài văn nói hoặc viết. Vậy “Văn nghị luận là một loại văn mà người nói hay viết tuỳ theo yêu cầu của thể loại mà dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó trong cuộc sống, với mục đích làm cho người nghe, người đọc hiểu tin để họ có thái độ và hành động”. Trong chương trình Ngữ Văn 9 chúng ta đi tìm 3 thể loại ( kiểu bài ) sau: 1. Văn tự sự. 2. Văn thuyết minh 3. Văn nghị luận: a. Nghị luận xã hội: - Nghị luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. b. Nghị luận văn học: - Nghị luận về một đoạn thơ ( Bài thơ). - Nghị luận về một đoạn trích (tác phẩm truyện) Trong phạm vi đề tài này tôi xin vào kiểu bài nghị luận về một đoạn trích (tác phẩm truyện). Mà cụ thể là “Phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình Ngữ Văn 9”. B. KIỂU BÀI “NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9”. 1.Khái niệm 3 - Nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) là nêu lên các đặc điểm của nhân vật, dùng dẫn chứng lấy trong tác phẩm và lí lẽ để phân tích các đặc điểm đó, đánh giá nhân vật hoặc phát biểu cảm tưởng, suy nghĩ của bản thân về nhân vật 2. Nội dung chủ yếu của bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích). Bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích).có 2 nội dung chủ yếu sau: a. Giới thiệu tổng quát đặc điểm tính cách nhân vật, sau đó nêu từng đặc điểm cụ thể để phân tích bằng lí lẽ và dùng dẫn chứng thơ văn để minh hoạ cho các đặc điểm đó. b. Nhận xét đánh giá một cách khái quát về nhân vật và bày tỏ thái độ của mình đối với nhân vật. 3. Những điểm cần lưu ý khi làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích). a. Đặc điêm của nhân vật được phân tích chủ yếu là đặc điểm tâm lí, tính cách nhân vật. Nó được biểu hiện bằng đặc điểm bên ngoài, có thể thông qua hình dáng, diện mạo, trang phục, lời nói cử chỉ điệu bộ... chúng ta phải biết phát hiện những chi tiết tiêu biểu liên quan đến nhân vật, tập hợp, sắp xếp và phân loại các chi tiết theo từng nét tính cách để xác định những đặc điểm của nhân vật. Khi rút ra các đặc điểm của nhân vật cần tránh hai hướng. Đưa ra quá nhiều đặc điểm, không nêu được cái nào là chính, cái nào là phụ dẫn đến sự trùng lặp. Cô đọng thành một hoặc hai đặc điểm có tính chất công thức áp dụng vào nhân vật nào cũng được. b. Cần có sự hiểu biết về tác phẩm, đặc biệt là nhân vật mà ta phân tích, cần tìm hiểu cả tác giả, tác phẩm ( hoàn cảnh ra đời ) để có thể tìm hiểu sâu hơn về nhân vật phân tích. c. Tránh kể lể diễn biến hành động của nhân vật, biến bài phân tích thành bài trần thuật về cuộc đời hoạt động của nhân vật, hoặc biến thành bài nghị luận chính tự, làm lí lẽ khô khan với những nhận định chung chung về nhân vật. C. CÁC KỸ NĂNG CẦN RÈN KHI LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN ( ĐOẠN TRÍCH) TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9”. I. BƯỚC I: Phân tích đề bài và tìm hiểu nhân vật. 4 Tìm hiểu đề và phân tích dề là việc làm trước tiên và rất quan trọng trong quá trình làm bài. việc này có ý nghĩa quyết định đến kết quả của bài làm. Khi tìm hiểu đề bài, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kỹ đề bài, từng từ, từng câu, từng dấu phẩy, dấu chấm đều được phải quan tâm đung mức. Nến đọc qua loa, sơ sài thì không thể xác định chính xác yêu cầu của đề bài nhất là không năm được nội dung cơ bản của vấn đề mà đề bài dặt ra. Nừu xem nhẹ bước này, bài làm dễ lạc đề xa đề, thiếu ý, bố cục lộn xộn, thiếu sự cân đối mạch lạc hoặc không đúng kiểu bài mà đề bài yêu cầu hoặc sử dụng không đúng phạm vi tư liệu dẫn chứng mà đề bài giới hạn. Như vậy khi tìm hiểu đề bài giáo viên cần giúp học sinh phải xác định được 3 yêu cầu mà đề bài đặt ra: 1. yêu cầu về nội dung. 2. yêu cầu về phương pháp. 3. yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng. Đề bài trong bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) thường tập trung vào 2 dạng đề. 1. Dạng1: Đề bài đã nêu rõ đặc điểm của nhân vật. 2. Dạng2: Đề bài chưa nêu rõ đặc điểm của nhân vật . Nếu đề bài chưa nêu rõ đặc điểm của nhân vật thì học sinh phải căn cứ vao kiến thức đã học ở bộ môn giảng văn để xác định đúng đắn đặc điểm của nhân vật và cả dẫn hứng cần thiết cho bài làm.. Dạng đề 1. Dạng đề 2. ví dụ1: Bé Thu là một cô bé ngang ngạnh, bướng bỉnh nhưng lại có tình yêu thương cha rất mãnh liệt. Hãy phân tích nhân vật bé Thu để làm rõ điều đó. Yêu cầu. 1. yêu cầu nội dung : nhân vật bé Thu . 2. yêu cầu về phương pháp : phân tích đặc điểm nhân vật. 3.Phạm vi tư liệu : “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. ví dụ1. Suy nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.. Yêu cầu. 1. yêu cầu về nội dung: nhân vật bé Thu . 2. yêu cầu về phương pháp: phân tích đặc điểm nhân vật, nêu cảm nghĩ. 3. Phạm vi tư liệu: “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. 5 * Đề bài đã nêu ra 2 dặc điểm cơ bản của nhân vật. Là một em bé ngang ngạnh, bướng bỉnh . Là một em bé có tình yêu thương cha rất mãnh liệt. Ví dụ 2: Ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân là một người có tình yêu làng, yêu nước tha thiết. Qua đoạn trích em hãy chứng minh. Yêu cầu. 1. Yêu cầu nội dung : nhân vật ông Hai. 2.Yêu cầu về phương pháp : phân tích đặc điểm nhân vật để chứng minh nhận định. 3. Phạm vi tư liệu : Đoạn trích “Làng” của Kim Lân. *Đề bài chưa nêu ra đặc điểm của nhân vật: tuy nhiên căn cứ vào giờ giảng văn thông qua d, cử chỉ, hành động, tâm lí nhân vật ta có thể đưa ra nv có 2 đặc điểm nổi bật. Ví dụ 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp Yêu cầu. 1. Yêu cầu nội dung : chuyển biến mới trong con người ông Hai. 2. Yêu cầu về phương pháp : phân tích đặc điểm nhân vật để chứng minh nhận định. 3. Phạm vi tư liệu : Đoạn trích Đoạn trích “Làng” của Kim Lân. *Đề bài đã nêu ra 1 dặc điểm cơ bản của nhân vật. * Đề bài chưa nêu ra đặc điểm của nhân vật: tuy nhiên căn cứ vào giờ - Tình yêu làng, yêu nước là tình cảm giảng văn thông qua cử chỉ, hành nổi bật, xuyên suốt toàn truyện động, lời nói đặc biệt là diễn biến tâm trạng của ông Hai ta có thể đưa ra nhân vật có 1 đặc điểm nổi bật. a. Qua các dạng đề trên ta có thể thấycó những đề đặc điểm của nhân vật đã được nêu rõ trong đề bài.Nhưng cũng có những đề chưa nêu đặc điểm của nhân vật học sinh phải suy nghĩ ,phát hiện ra trong quá trình học, phân tích tác phẩm. b. Có những dạng đề yêu cầu về thể loại là chứng minh nhưng học sinh cũng phải biết vận dụng thao tác phân tích đặc điểm của nhân vật để chứng minh cho một nhận định. II.BƯỚC 2: Làm dàn ý cho bài văn phân tích nhân vật. 6 Có thể nói bước 2 là bước rất quan trọng trong quá trình làm bất cứ một kiểu bài nào. dàn bài có thể ví như bộ khung cửa ngôi nhà, tạo điều kiện sơ bộ đánh giá được mức độ giải quyết vấn đề. chỉ cần đọc dàn ý chi tiết một đề bài ta có thể biết được việc giải quyết vấn đề sâu sắc hay hời hợt, trọn vẹn đầy đủ hay nông cạn, có nhiều hay ít thiếu xót. Do đó làm dàn ý là khâu quan không thể thiếu trước khi làm một bài văn phân tích nhân vật nói riêng và các kiểu bài nói chung. - Để làm bài tốt được khâu làm dàn ý này, giáo viên cần lưu ý nhắc nhở học sinh phải thuộc dàn bài chung của bài văn phân tích nhân vật. DÀN BÀI CHUNG. 1. Mở bài (đvđ). - Giới thiệu xuất xứ của nhân vật( tên nhân vật,tác phẩm). - Tác giả, hoàn cảnh ra đời. - Giới thiệu khái quát về nhân vật (nêu ấn tượng chunng của mình về nhân vật) 2. Thân bài(gqvđ) a. Phân tích đặc điểm nhân vật. 1. Phân tích đặc điểm thứ nhất. - Nêu đặc điểm. - Phân tích các chi tiết để chứng minh đặc điểm. - Tóm tắt và chuyển ý. 2. Phân tích đặc điểm thứ 2. - Nêu đặc điểm. - Phân tích các chi tiết để chứng minh đặc điểm. - Tóm tắt và chuyển ý 3. Phân tích đặc điểm thứ 3. ….. b. Đánh giá vai trò của nhân vật trong tác phẩm, cách xây dựng nhân vật. - Nhận xét chung về nhân vật ,xác định phẩm chất nhân vật tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội…ảnh hưởng tác động nhân vật đối với đời sống xã hội và văn học, bày tỏ thái độ của mình đối với nhân vật. - Những nét nghệ thuật đặc sắc khi xây dựng nhân vật. 3. Kết luận (ktvđ) - Khẳng định phẩm chất nhân vật.(hoặc phê phán) - Rút ra bài học chung về tư tưởng tình cảm. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh sau khi tìm hiểu đề bài xong cần lập dàn bài đại cương, sau đó bổ xung thêm chi tiết cho dàn bài đại cương làm thành dàn bài chi tiết.(vẫn bám vào dàn bài chung để làm) VÍ DỤ : 7 Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Dàn bài đại cương 1.Mở bài. -Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê và tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi”. -Giới thiệu đặc điểm tính cách nhân vật.( ấn tượng chung của mình về nhân vật) Dàn bài chi tiết 1.Mở bài. -Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê và tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi”. -Giới thiệu đặc điểm tính cách nhân vật.( ấn tượng chung của mình về nhân vật) 2.Thân bài A.Phân tích đặc điểm nhân vật. 2.Thân bài A.Phân tích đặc điểm nhân vật. Khi trình bày cảm nhận về nhân vật Phương Định ta có thể có những cách khác nhau: Ví dụ: phân tích theo cách 1 a.1.Đặc điểm ngoại hình: - Cô tự nhận xét về ngoại hình của mình: “ Tôi là một cô gái Hà Nội...kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. * Cách 1: - Là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp. - Đặc điểm về ngoại hình: Phương vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng Định là một cô gái khá xinh đẹp. trai “ Không hiểu sao... chào nhau - Đặc điểm về tính cách: hàng ngày.” + Cô có đặc điểm tâm lí của một a.2. Đặc điểm trong tính cách. cô gái mới lớn( hồn nhiên, nhạy cảm, - Cô có đặc điểm tâm lí của cô gái quan tâm đến hình thức của mình). mới lớn hồn nhiên, nhạy cảm và rất + Cô có đặc điểm tâm lí của một quan tâm đén hình thức của cô thanh niên xung phong gan dạ, mình( Thích ngắm mình trong dũng cảm. gương, hay hát, mơ mộng, thích làm +Gắn bó yêu thương đồng đội dáng, điệu một chút…. đứng trước của mình. trận mưa đá, những niềm vui tre trung của Phương định nở tung ra, say sưa, tràn đầy…) - Cô có đặc điểm tâm lí của một cô thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm, không sợ hi sinh.( Trong một 8 lần phá bom, Phương Dịnh được miêu tả cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ. Từ khung cảnh, không khí chứa đựng sự chết chóc đến cảm giác các anh cao xạ đang dõi theo cô… - Gắn bó yêu thương trong tình đồng đội.( Cùng chia sẻ những khó khăn, niềm vui trong cuộc sống với đồng đội, đau đớn chăm sóc khi đồng đội bị thương.) *Cách 2: - Phương Định là một cô gái xinh đẹp, nhạy cảm, quan tâm đến hình thức của mình. - Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiêm trong công việc, gan dạ, dũng cảm, không sợ hi sinh. - Cô gắn bó yêu thương đồng đội. B. Đánh giá về nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật - Vị trí của nhân vật trong tác phẩm. - Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. B.Đánh giá nhân vật. - Qua nhân vật Phương Định người đọc hình dung rõ nét, cụ thể hơn về thế hệ tre Việt Nam trong những năm chống Mĩ. -Miêu tả chân thực và sinh động tâm 3. Kết bài. lí nhân vật. Chọn ngôi kể thích hợp... - Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật. 3.kết bài. - Liên hệ thực tế. - Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật. - Liên hệ thực tế. Khi thực hiện bước 2 này, giáo viên giảng dạy cần rèn cho học sinh các thao tác cơ bản của kỹ năng làm dàn bài như sau: - Thao tác phân tích đề để nắm được sơ bộ vấn đề cần trình bày. - Thao tác xác định phương hướng nội dung làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề cần nghị luận. - Lựa chọn vốn hiểu biết cua bản thân các tư liệu cần thiết để làm bài. - Hệ thống, sắp xếp các ý theo trình tự chặt chẽ. để rèn cho học sinh kỹ năng làm dàn bài này, tôi luôn ra đề bài để cho hoc sinh luyện tập thực hành các thao tác. luyện tập nhiều lần giúp các em có thể xác định được vấn đề trọng tâm trong từng đề bài để làm. III.BƯỚC3: Dựng đoạn và lên kết đoạn trong bài văn phân tích nhân vật. 9 Nếu như bước1 và bước 2 sẽ giúp người viết định hướng, lập đề cương( tạo khung nhà) thì ở bước3 này chính là bước tạo văn bản.( làm cho ngôi nhà vững đẹp). Đây cũng là một khâu rất quan trọng trong việc làm bài văn. có thể làm tốt khâu này thì bài văn đó mới có kết quả. Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đây là bước mà học sinh cảm thấy lúng túng và khó khăn khi bắt tay vào viết. Vì vậy người giáo viên cần rèn cho học sinh kỹ năng dựng đoạn và liên kết đoạn. 1. về cách dựng đoạn (có3 cách). *Cách1: diễn dịch ( nêu đặc điểm của nhân vật trước sau đó phân tích các tình tiết chứng minh). *Cách2: trình bày đoạn văn theo cách quy nạp ( phân tích các tình tiết sau đó kết luận đặc điểm của nhân vật). *Cách3: trình bày đoạn văn theo cách- tổng- phân- hợp. ( nêu đặc điểm nhân vật- phân tích các tình tiết- khẳng định lại đặc điểm). a) Đoạn văn diễn dịch: Công thức: C = c1 + c2 + c3 + ... + cn Trong đó: C (câu mở đoạn): nêu ý chủ đề. c1, c2, c3, ..., cn: triển khai ý chủ đề. b) Đoạn văn quy nạp: Công thức: c1 + c2 + c3 + ... + cn = C (chủ đề) Trong đó: c1: mở đoạn hoặc mang tính giới thiệu, không chứa ý chủ đề. c2, c3, cn: triển khai nội dung. C (câu cuối đoạn): khái quát nội dung – chủ đề. c) Đoạn văn tổng-phân-hợp: Công thức: C = c1 + c2 + c3 + ... + cn = C’ Trong đó: C (câu mở đầu đoạn): nêu ý chủ đề. c1, c2, c3, ..., cn: triển khai ý chủ đề. C’: câu kết đoạn chứa ý chủ đề và cảm xúc, nhận xét của người viết. 10 ví dụ: Khi phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long với đặc điểm Anh thanh niên là người sống rất khiêm tốn. Ta có thể viết như sau. Cách viết: “Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông họa sĩ già phác thảo bức chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho họa sĩ những người đáng vẽ hơn mình. Đó là ông kĩ sư vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn, vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc, là anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm nay chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét. Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thiá cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa Pa mà mình được sinh ra và lớn lên, thấm thía sự hi sinh thầm lặng của những con người ngày đêm làm việc, lo nghĩ cho đất nước. -> Từ đoạn văn trên giáo viên có thể phác thảo lại thành sơ đồ chỉ rõ cho học sinh biét cách một diễn dịch, cách hai quy nạp, và cách 3 trình bày theo cách tổng- phân- hợp. 2. Mô hình khái quát: C (chủ đề) Đoạn diễn dịch c1 c2 c3 cn Đoạn T-P-H Đoạn quy nạp C (chủ đề) 11 Trong một bài văn gồm có nhiều đoạn văn, để cho bài văn đó có sự liên mạch gây đợc sự chú ý đối với ngời đọc thì không thể thiếu một phần nữa đó là liên kết các đoạn văn với nhau. Giữa các đoạn văn trong văn bản thờng được liên kết bằng 2 biện pháp: * Dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn + Dùng từ ngữ chỉ trình tự: trớc hết, đầu tiên, một là, hai là, ngoài ra, bên cạnh đó… + Dùng từ ngữ chỉ sự đánh giá chung có ý nghĩa tổng quát. VD: Tóm lại, có thể nói, nhìn chung… + Dùng các từ ngữ chỉ sự tương phản đối lập. VD: Ngược lại, trái lại, thế nào, tuy vậy... * Dùng câu để nối liên kết đoạn văn. IV. BƯỚC IV: Bước kiểm tra Có thể nói rằng đây là khâu cuối cùng của một bài văn. Thực ra việc kiểm tra kết quả đó được thực hiện xen kẽ ngay trong những giai đoạn làm văn. Tuy nhiên, bước kiểm tra khâu kết thúc qui trình làm bài văn mang ý nghĩa hoàn tất, trọn vẹn có tầm quan trọng lớn. Trong giới hạn đề tài này tôi chỉ xin lưu ý học sinh bước kiểm tra này áp dụng đối với bài ở trên lớp. Vì điều kiện thời gian eo hẹp không thể điều chỉnh, sửa chữa nhiều nên học sinh cần phải sửa chữa ngay những sai phạm thông thường dễ thấy: 1. Thêm, bớt hoặc thay đổi dấu câu nếu thấy đã dùng sai 2. Thêm, bớt hoặc thay đổi từ nếu thấy cần thiết 3. Sửa chữa các lỗi chính tả, kể cả các lỗi viết tắt, viết số viết cẩu thả. Có thể nói với cách làm lần lượt theo trình tự như vậy, tôi luôn chú trọng rèn luyện cho các em ngay từ bước đầu tiên khi phân tích đề và tìm đặc điểm của nhân vật, với cách liên tục ra đề cho các em tiến hành theo 4 bước: Sau đó cho học sinh đọc bài làm của mình để học sinh khác và giáo 12 viên nhận xét rút kinh nghiệm. Làm như vậy không những giáo viên rèn cho các em những thao tác kỹ năng cơ bản khi làm bài văn phân tích đặc điểm nhân vật mà từ đó còn giúp các em vận dụng những kỹ năng cần thiết cho các dạng bài khác. Đây là công việc không đơn giản song cũng không phải là công việc quá khó đến mức không làm được. Trong khoảng thời gian ở học kỳ II bên cạnh việc lên cho các em trong thời gian tập làm văn ra, tôi luôn dành thời gian bồi dưỡng, ôn luyện vào các buổi ôn tập, ra đề về nhà cho các em làm bài. Sau một thời gian ôn luyện tiến hành khảo sát lại tôi thấy kết quả có nhiều tiến bộ. Đa số các em có những kỹ năng cơ bản khi làm bài phân tích nhân vật. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% học sinh diễn đạt còn vụng, liên kết các đoạn văn còn rời rạc, mặc dù các em đã biết lập dàn ý và kiểm tra sau khi làm bài. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TSHS 50 Loại giỏi Loại khá Trung bình Yếu 17 18 10 13 05 PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG Sau một năm liên tục vừa dạy vừa bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau như ra đề luyện tập trên lớp – ở nhà, tôi đã thu được một số kết quả nhất định trong việc “Phương pháp làm bài nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện ( đoạn trích) trong chương trình Ngữ Văn 9”. Để làm được điều này, đòi hỏi giáo viên phải tận tâm với công việc, không làm qua loa đại khái, hình thức mà phải có trách nhiệm cao trong công việc. Phải tìm tòi, sáng tạo, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương học sinh. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp, luôn động viên khuyến khích học sinh để giúp các em cảm thấy tự tin yêu thích môn văn hơn. Để rèn tốt cho học sinh các thao tác, kỹ năng khi làm bài văn phân tích nhân vật , tôi xin đưa ra các bước cần rèn cho học sinh khi làm bài như sau: Bước 1: Phân tích đề bài – tìm đặc điểm nhân vật. Bước 2: Lập dàn bài (đại cương + chi tiết). Bước 3: Dựng đoạn và liên kết đoạn. Bước 4: Kiểm tra lại toàn thể bài làm. Trên đây làm một số kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra được trong thực tế giảng dạy. Những kinh nghiệm nhỏ này đã giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong năm học. Mặc dù còn nhiều thiếu sót song phần nào đó đã giúp các em thoát khỏi sự “lo sợ” khi bắt tay vào làm một bài văn. Qua đây tôi cũng mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bích Động ngày 28 tháng 05 năm 2013 14 Ngô Thị Bích Hằng 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn tập làm văn nghị luận 9. 2. Phương pháp làm bài văn phân tích . 3. Tuyển tập những bài văn hay lớp 9. 4. Tiếng Việt thực hành. 5. Thực hành tập làm văn 9. 6. Sách giáokhoa Ngữ Văn 9 tập1,2. 7. Sách giáo viên Ngữ Văn 9. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng