Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng anh...

Tài liệu Skkn phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng anh

.DOC
8
273
85

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC TỐT CÁCH PHÁT ÂM TRONG TIẾNG ANH” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đã tăng đáng kể. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày được quan tâm hơn. Chính vì vậy môn tiếng Anh đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và cũng là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các em học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỷ năng : Nghe, nói, đọc, viết đạt được khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việt tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới. Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộc vùng khó, việc học tiếng Anh hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc. Đọc được coi là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở giao tiếp. Nếu quen nói sai, đọc sai thì cũng không thể nghe được, hiểu được mấy. Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và khó khăn hơn nhiều; song không thể để cho học sinh học tiếng Anh cho vui, vô bổ. Để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi chọn đề tài "Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh" nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt biết nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nhấn dấu âm và ngữ điệu trong tiếng Anh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của vấn đề: Nghe – nói – đọc – viết là bốn kỹ năng mà người học cần lưu ý khi học một ngôn ngữ. Để nói được thì chúng ta cần phải học cách phát âm. Chính vì vậy mà phát âm là một mặt rất quan trọng khi học một ngôn ngữ. Sau một thời gian giảng dạy môn tiếng Anh ở trường tiểu học, tôi nhận ra rằng “ Phát âm” là một vấn đề giáo viên khi dạy môn tiếng Anh cần phải lưu ý. Sở dĩ phát âm chính xác rất khó nên học sinh rất lười phát âm, dẫn đến lười nói. Nghiên cứu "Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh" nêu bật được vai trò của việc học, việc dạy cách phát âm cho học sinh tiểu học. Từ đó giúp phát triển kỹ năng nói, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các em học sinh ngay khi bắt đầu làm quen với môn học này. 2. Thực trạng của vấn đề: Do học sinh ở trường tiểu học Mỹ Thuận II, nơi tôi đang giảng dạy chỉ mới vừa được làm quen với môn học tiếng Anh. Không giống như các môn học khác, môn tiếng Anh chỉ vừa mới được đưa vào chương trình học của các em từ năm học 2010 – 2011, nên các em vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh đó các em học sinh ở đây do điều kiện và hoàn cảnh, phụ huynh chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của môn tiếng Anh, nên chưa quan tâm, đốc thúc các em học môn học này. Thêm vào đó, do huyện Tân Sơn là một huyện mới tách, nên điều kiện phát triển về mọi mặt còn hạn chế, điều kiện để các em học sinh tiểu học được tiếp xúc với các thong tin đại chúng, các chương trình giải trí sử dụng tiếng Anh còn ít. Dẫn đến khả năng giao tiếp của các em còn hạn chế, huống hồ là giao tiếp bằng tiếng Anh hay nói cách khác là “ nói, đọc tiếng Anh” 3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Sau khi khảo sát chất lượng học sinh: Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 5A do tôi phụ trách để nghiên cứu và làm minh chứng. Ban đầu theo dõi tình hình học tập của lớp, tôi thấy phần lớn các em rất ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều sai sót và kết quả như sau: - Đối tượng học sinh: Lớp 5A. - Tổng số : 14 em. - Chất lượng : Giỏi: 21.4 % Khá: 35.7 % Trung bình: 42.9 % Do đọc không được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề không muốn đọc. Là giáo viên phụ trách bộ môn tôi động viên, khuyến khích tạo không khí thoải mái và đặc biệt tôi dùng các hình ảnh, dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh ngộ nghĩnh đưa ra từ hoặc câu tạo cho học sinh thích thú học tập và thích đọc hơn. 3.1. Nguyên âm - phụ âm: Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm, phụ âm và một số cách đọc của một số từ khi đứng trước nguyên âm. Ví dụ: The pen / әpen / Khi phiên âm có dấu / : / thì đọc kéo dài. / I / đọc ngắn như i của tiếng Việt. / I: / đọc kéo dài ii. /^/ đọc ă và ơ // đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng. 3.2. Dấu nhấn: Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn- tức âm đó được đọc mạnh hơn. Dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết. Ví dụ: hello / hә'lәu / * Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ 2. Ví dụ: notebook / 'nәutbuk / * Dấu nhấn trong cụm từ và câu. Ví dụ: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t / 3.3. Ngữ điệu: Ngữ điệu là "âm nhạc" của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi chúng ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa đặc biệt trong việc tả thái độ của chúng ta (ngạc nhiên, vui buồn ...) Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản: + Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions: - Is your book big? - Do you have pets? + Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh và câu hỏi: WH- question: - What's your name? - My name’s Nam. 3.4. Cách đọc khi thêm "s" và "es" + Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì số nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số nhiều thêm s cũng đọc /iz /. Ví dụ: finish / 'finiſ / ; finishes / 'finiſiz / Sentence / sentәns /; sentences / sentәnsiz / + Cách đọc / s /: Những từ có chữ tận cùng bằng p, t, k thì đọc s Ví dụ: A book / buk / ; books/ buks / + Cách đọc / z / : Những từ có chữ tận cùng bằng a, e, i, o, u, b, v thì đọc / z / Ví dụ: please / pli:z / Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên cạnh đó luôn khuyến khích các em đọc bằng cách học ở nhà. 4. Hiệu quả của sỏng kiến kinh nghiệm Sau một thời gian ỏp dụng "Phương phỏp hướng dẫn học tốt cỏch phỏt õm trong tiếng Anh" Ngoài việc hướng dẫn cách đọc, luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần, siêng năng khi đọc tiếng Anh, việc học của các em đã tăng đáng kể. Phần lớn các em đều thích học và đọc tiếng Anh với kết quả như sau: - Đối tượng học sinh: Lớp 5A. - Tổng số : 14 em. - Chất lượng : Giỏi: 28.6 % Khá: 50% Trung bỡnh: 21.4% III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng mừng. Số học sinh đọc kém, đọc chậm trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt. Những giờ học tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà nhiều em luyện giọng rất hay. Và bước đầu tiên vào học môn tiếng Anh đã khởi sắc. Cũng là yếu tố quan trọng để các em học ở phần các chương trình khác nhau. Điều quan trọng và đáng mừng hơn cả là các em ngày càng tiến bộ, say mê hứng thú học tập, xây dựng nền tảng vững chác để các em tiếp tục lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và có hiệu quả. Bản thân tôi nhận thấy là một anh, chị đi trước chúng ta phải nhiệt tình quan tâm hơn nữa tới học sinh; có như thế việc giáo dục học sinh mới có hiệu quả. Trong thời gian công tác và học hỏi tôi nghiệm thấy mọt người anh, người chị, là một giáo viên cần phải thực hiện được các việc sau: Sáng tạo trong chuyên môn, nhiệt tình quan tâm các đối tượng học sinh. Luôn luôn học hỏi rút kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, có kinh nghiệm. Trong có trình làm việc phải phối hợp cộng tác với các đồng nghiệp khác. Đặc biệt là các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh để các bậc phụ huynh và các em phụ huynh không có suy nghĩ lệch lạc là xem môn này quan trọng, môn kia không quan trọng. Phải phát huy hết khả năng đôn đốc, tạo điều kiện, ủng hộ nhà trường trong công tác giáo dục học sinh về mặt học tập cung như đạo đức. Trên đây là những "Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong tiếng Anh" mà tôi đã mạnh dạng đưa ra. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề rất được quan tâm trong tiếng Anh phổ thông. Rất mong được sự đón nhận những ý kiến đóng góp, bổ sung của các quý thầy, cô để trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình giảng dạy. Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Vân Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa: Let’s go 1A, Let’s go 1B, Let’s go 2A. 2. Sách giáo khoa: Let’s Learn English 1, Let’s Learn English 2, Let’s Learn English 3. 3. Tự học phát âm tiếng Anh, nhà sách Minh Lâm, 2010, Biên soạn: Thanh Hà. 4. Phát âm và đọc hiểu tiếng Anh, nhà xuất bản dân chí, 2010, Biên soạn: Lê Tuệ Minh. 5. Phát âm tiếng Anh “Ship or Sheep”, nhà xuất bản Lao động, 2009, Biên soạn: Hồng Đức. 6. Luyện phát âm tiếng Anh, nhà xuất bản Hồng Đức, 2008, Biên soạn: Lê Giang. 7. Luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh, nhà xuất bản Hải Phòng, 2010, Biên soạn: Yến Thu và Đức Tiến.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất