Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học si...

Tài liệu Skkn phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học sinh lớp 5

.DOC
15
174
111

Mô tả:

MỤC LỤC ---------STT  I  II 1 2 3 III 1 2 3 4 IV 1 2 3 V VI VII 1 2 3 4 Nội dung Tóm tắt đề tài Giới thiệu Hiện trạng Giải pháp thay thế Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu Đo lường và thu thập dữ liệu Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả Kết quả Phân tích dữ liệu Bàn luận Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục - Một số bài soạn phục vụ cho quá trình nghiên cứu - Đề và đáp án (biểu điểm chấm) kiểm tra Toán - Thang đo thái độ với môn Toán - Bảng điểm Trang 3 4 5 6 7 8 8 9 9 10 11 11 12 12 13 14 15 16 29 34 35 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI ---------- Viết tắt Nội dung viết đầy đủ 1 KN HS Kĩ năng Học sinh GV BT PPDH KT TKB STP HCN DT TP LTC PGD SMD p Giáo viên Bài tập Phương pháp dạy học Kiểm tra Thời khóa biểu Số thập phân Hình chữ nhật Diện tích Thành phố Luyện tập chung Phòng giáo dục Độ lệch chuẩn Xác suất ngẫu nhiên trong phép kiểm chứng T-Test PPCT SGV KHSP TH NXB Phân phối chương trình Sách giáo viên Khoa học Sư phạm Tiểu học Nhà xuất bản Đề tài: “Phương pháp học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học sinh lớp 5 ” I. Tóm tắt đề tài: 2 Giáo dục học sinh học tốt - đó là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Điều đó ai cũng hiểu song giáo dục như thế nào? Con đường tiến hành ra sao? Tôi thiết nghĩ các cấp lãnh đạo, các nhà giáo dục cần có cái nhìn khách quan hơn, thiết thực hơn về vấn đề này. Phương pháp học tốt là nền tảng để phát triển trí tuệ con người, là chất lượng thực sự của ngành giáo dục nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân có thể tồn tại, phát triển và khẳng định giá trị của mình trong cộng đồng. Đây không chỉ là mục tiêu, công việc của riêng ngành giáo dục mà đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cả xã hội, cộng đồng. Thông qua nội dung dạy học để giáo dục được kĩ năng của các em. Điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với từng nội dung bài học, từng nhận thức của các em học sinh. Cần giáo dục để học sinh hiểu con người không thể chỉ hưởng thụ, đòi hỏi mà phải có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để trẻ dần hình thành ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân. Thông qua nội dung các bài học, rèn luyện cho học sinh kĩ năng đặt câu hỏi, trình bày, diễn đạt, phân tích và liên hệ rồi tổng hợp nội dung kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập (hoạt động cá nhân) hay phương pháp làm việc tập thể (hoạt động nhóm) .....Trong đó, phương pháp làm việc tập thể cần được đặc biệt quan tâm vì đây là phương pháp mang tính thời đại, thể hiện cách làm việc có cơ chế phân công hợp tác, tôn trọng quyền, lợi ích của từng cá nhân và cùng nhau phát triển. Khi tham gia hoạt động nhóm, tất cả các bạn học sinh đều được trình bày ý kiến, suy nghĩ của cá nhân, được bảo vệ, tranh luận dân chủ, được bạn bè lắng nghe và tôn trọng ý kiến.....để thống nhất chung một vấn đề. Quá trình này nhằm phát triển tư duy, rèn luyện khả năng làm việc cao hơn của HS. Trường Tiểu học Xuân Phương cũng như các trường học khác rất cần quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng cho các em HS không chỉ ở các môn như: Tiếng việt, Đạo đức, Khoa học, Lịch sử & Địa lý ...vv.. mà môn Toán cũng rất cần, qua đó rèn cho các em kĩ năng thực hành giải toán vì môn Toán cũng gắn liền với thực tế hàng ngày của các em. Ví dụ như các bài về tính diện tích, thời gian, vận tốc, quãng đường, phần trăm mua bán….. Thông qua các bài toán giải có lời văn, các em học sinh được rèn kĩ năng tính toán (cộng, trừ, nhân, chia) với các số tự nhiên, số thập phân, phân số ..., rèn kĩ năng giải toán trình bày câu văn trả lời; kĩ năng độc lập sáng tạo của mỗi HS. Qua đó phát huy được tính tích cực chủ động của HS. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sử dụng 3 những phương pháp, hình thức dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học có hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn cách khai thác nội dung bài tập, tăng khả năng liên hệ thực tế, tăng khả năng làm việc theo nhóm độc lập suy nghĩ, sử dụng những câu văn trong bài giải cho phù hợp, tăng khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy nhiên đối với những nội dung bài tập còn trừu tượng, đòi hỏi đưa về các dạng toán điển hình thì người giáo viên vẫn thường áp đặt cho HS mà chưa cho HS thấy được bản chất của vấn đề, của dạng toán thì HS sẽ thụ động, vận dụng một cách máy móc, chủ yếu là kĩ năng thực hiện các phép tính nhiều HS thuộc công thức quy tắc tính nhưng chưa hiểu sâu bản chất dạng toán; kĩ năng của các em chưa được giáo dục một cách có hệ thống. => Giải pháp của tôi đưa ra là thông qua phương pháp giải các bài toán có lời văn để giáo dục kĩ năng, với các dạng toán phù hợp với từng đối tượng để qua đó phân loại và giáo dục các em một cách hợp lý. - Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương và chọn ngẫu nhiên 15 học sinh/1 lớp. Nhóm của Lớp 5A là thực nghiệm, nhóm của lớp 5B là đối chứng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài trong môn Toán 5 ở các tiết 28; 29; 58; 76; 80; 114; 120 theo phân phối chương trình. - Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Nhóm thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với nhóm đối chứng. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,53. Điểm bài kiểm tra đầu ra của nhóm đối chứng là 7,27. Kết quả kiểm chứng T-Test cho thấy p < 0,05 (nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm KT của 2 nhóm). Qua đó thấy được việc nâng cao kĩ năng và rèn kĩ năng giải toán có lời văn của HS lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Phương là vô cùng quan trọng. II. Giới thiệu: Trong SGK toán 5, các bài toán giải có lời văn chiếm số lượng cũng tương đối, hầu như tiết học nào cũng có ít nhất là 1 bài toán giải có lời văn để HS rèn luyện. Các bài toán “khó” có cách giải phức tạp (mang tính chất đánh đố) hầu như không có. Thay vào đó, có 1 số bài (số lượng không nhiều) mang tính chất “phát triển”, đòihỏi HS phải “suy nghĩ” độc lập để giải. - Thông thường mỗi bài toán khi giải có không quá 4 bước tính. Tuy nhiên trong toán 5 khi giải mỗi bài toán cần tăng cường nội dung dạy học “phương pháp” giải 4 toán, HS phải biết tìm hiểu, phân tích đề bài, biết “đặt vấn đề”, biết tìm ra cách giải bài tập (biết giải quyết vấn đề) và biết cách trình bày bài giải bài tập (biết giải quyết vấn đề). Tăng cường khả năng diễn đạt của HS khi giải các BT có lời văn (diễn đạt bằng lời khi cần trao đổi, thảo luận, trình bày miệng bài giải tại lớp, hoặc diễn đạt bằng viết khi cần viết bài giải BT trên bảng. - Trong một số bài tập HS hầu như các em tìm ra kết quả, đáp số của bài toán nhưng khi trình bày lý luận, những câu trả lời của bài tập các em còn hạn chế trong cách trình bày, trong cách lý luận không chặt chẽ đầy đủ dẫn đến kết quả của bài giải đó không đạt điểm tối đa. Chủ yếu các em vận dụng câu trả lời cho yâu cầu BT một cách máy móc: ‘hỏi gì thì trả lời nấy”, mà không có sự tư duy lô-gic, không có sự sáng tạo trong câu trả lời. 1) Hiện trạng: Tại trường Tiểu học Xuân Phương, giáo viên khi lên lớp với tiết toán cũng đã đảm bảo được quy trình tiết dạy, cung cấp kiến thức có hệ thống, tuy nhiên việc vận dụng sáng tạo phương pháp trong dạy học của giáo viên vẫn là một vấn đề chuyên môn đưa ra để bàn bạc trao đổi; thường các tiết học người giáo viên vẫn áp dụng cách truyền thụ kiến thức cho HS làm việc trên cả lớp, hoạt động cá nhân mà chưa tăng cường dạy học theo nhóm, hoạt động tìm hiểu thực tế trong giải toán để các em cùng nhau được hợp tác trao đổi giải quyết một vấn đề. Giáo viên vẫn thường hạn chế trong sử dụng các phiếu bài tập để giao nhiệm vụ cho các nhóm hoạt động, sử dụng những câu hỏi, sơ đồ, mô hình gợi mở để các em học sinh cùng bàn bạc theo nhóm khám phá, để cùng nhận xét sửa sai cho bạn. - Qua dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động, tôi thấy GV chủ yếu lên lớp hình thành kiến thức cho HS, thực hành rèn luyện kĩ năng qua hoạt động cả lớp hoặc cá nhân mỗi HS, qua làm bảng, bảng phụ, bảng lớp...Để HS được chiếm lĩnh kiến thức thông qua kiến thức GV cung cấp, tự thực hành làm các BT. Họ cũng đã cố gắng đưa ra hệ thống những câu hỏi gợi mở dẫn dắt HS tìm hiểu vấn đề. HS tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, phát hiện giải quyết vấn đề, thực hành rèn kĩ năng giải toán và thực hành tính. Kết quả là HS cũng đã thuộc bài, biết tính toán nhưng hiểu chưa sâu sắc, phương pháp trình bày lý luận chưa cao, phương pháp vận dụng toán học trong thực tế còn ít. Kĩ năng sống của các em chưa được hình thành cao. Ví dụ như: kĩ năng độc lập tính, kĩ năng trao đổi, đặt câu hỏi, trình bày diễn đạt, phân tích 5 trong nhóm, kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày....Qua đó thấy được hoạt động dạy học chưa gắn chặt với hoạt động giáo dục, đặc biệt là giáo dục kĩ năng sống. Kĩ năng giải toán có lời văn trình bày diễn đạt của các em còn hạn chế. Ví dụ như: BT yêu cầu: Tính diện tích của thửa ruộng hình thang đó? Khi làm bài 1 số HS thường trả lời “Diện tích hình thang là….”. Hoặc BT2/76 một số HS trả lời “Hết năm thôn Hòa An đã thực hiện được số phần trăm và vượt kế hoạch cả năm là” mà không tách ra thành 2 câu trả lời nên dẫn đến sai. Một số HS thì kĩ năng vận dụng các phép tính còn lúng túng, chậm chạp, sai khi thực hành bài giải. Để thay đổi được hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng Phương pháp dạy học theo nhóm tích cực với mảng kiến thức về giải các bài toán có lời văn để bổ sung kết hợp cùng các hình thức, PPDH khác như cá nhân, cả lớp, PP phát hiện và giải quyết vấn đề, PP kiến tạo....để mang lại hiệu quả trong quá trình dạy học và giáo dục HS. Quan sát quá trình học tập của HS trong lớp tôi nhận thấy: Đối tượng trong lớp thường bao gồm những HS có khả năng học tập khác nhau. Giáo viên không thể hỗ trợ mọi HS trong cùng một lúc. Mặt khác hầu hết các em rất phụ thuộc vào GV. Nếu các em không được quan tâm, chú ý thì thường ỷ lại nhiệm vụ, không cố gắng để giải quyết vấn đề. Học sinh tỏ ra chán nản, mệt mỏi, thiếu tập trung, không tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Do đó các em thường đạt kết quả thấp trong các bài KT, cuối cùng là mất đi hứng thú đối với môn học. 2) Giải pháp thay thế: Trong mỗi tiết học GV thay đổi cách truyền đạt kiến thức, thay vào đó là cho các em hoạt động nhóm dưới sự tác động trực tiếp của GV là hoàn thành các phiếu bài tập, tình huống, bài tập có vấn đề trong nội dung giải toán có lời văn để các em hợp tác theo nhóm cùng tháo gỡ, giúp nhau trong việc đưa ra bài giải. Có thể cho các em hoạt động nhóm cùng thực hành trong thực tế về phương pháp giải toán; phương pháp đặt câu hỏi cho nhau và cùng nhau giải quyết tìm ra kết quả. Giải pháp khả thi mà tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách thu hút HS cùng tham gia vào hoạt động và chịu trách nhiệm cho việc học tập của chính mình, bắt đầu bằng việc liệt kê các cách làm có thể cải thiện hành vi thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong giải toán nên cho các em vào cùng tham gia hoạt động trao đổi, tự đặt câu hỏi và trả lời, GV cần hình thành những phiếu BT, tình huống có vấn đề. Ví dụ như: phân nhóm cho các em trao đổi tự đặt ra được 1 đề toán và tự giải (Dạng toán quan hệ tỷ lệ) 6 5 quyển vở: 22 000 đồng 12 quyển vở: ………đồng ? Hãy tự đặt một bài toán giải có phép tính: (34,5 + 21,6) x 2 = 112,2 (m) hoặc trong dạng giải toán về tỷ số phần trăm, cho các em đặt một đề toán với bài giải có phép tính 45 : 60 = 75%. Hoặc đặt bài toán giải theo sơ đồ (dạng toán Tìm 2 số khi biết Tổng và Tỷ số của 2 số) Số thóc kho 1: 120,5 tạ Số thóc kho 2: Qua những tình huống trên các em cùng nhau trao đổi tự ra được bài toán và tự giải, trình bày bài giải, hỗ trợ cho nhau trong phương pháp giải toán có lời văn. Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có áp dụng PPDH theo nhóm hợp tác, đã có nhiều bài viết được trình bày. Ví dụ như: - Đề tài “Phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm khi dạy các bài toán về phân số ở lớp 4”; Giáo viên Nguyễn Thị Cần – Trường TH Hiệp Hòa. - Đề tài: “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập ở lớp 5; Giáo viên Trần Nguyễn Thanh Thúy – Trường TH Xuân Phương. - Đối với hoạt động theo nhóm HS được hỗ trợ lẫn nhau, mỗi HS được phân theo cặp với một bạn khác, trong nhóm không phân loại đối tượng, các em được cùng nhau tháo gỡ, học tập lẫn nhau. Các em học tập tốt hơn sẽ đóng vai người hỗ trợ, có nhiệm vụ giải thích và đặt câu hỏi cho bạn nhận hỗ trợ và đưa ra phản hồi trong thời điểm thích hợp. Đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhiều GV nghiên cứu quan tâm đến việc sử dụng PP học sinh hoạt động theo nhóm tích cực nhưng chủ yếu ở các môn khác như Lịch sử-Địa lý, Khoa học, đạo đức....còn môn toán thì ít. 3) Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu: * Vấn đề nghiên cứu: Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả hơn việc đổi mới PPDH thông qua sử dụng PP dạy học nhóm, hỗ trợ cho GV khi dạy loại kiến thức trừu tượng như các bài toán giải có lời văn, những bài toán luôn gắn liền trong thực tế. Thông qua cách đó HS tự mình khám phá ra kiến thức cho mình, tự mình có thể đưa ra được các BT để các bạn trong nhóm cùng trao đổi, thực hành. Từ 7 đó truyền cho các em lòng tin vào toán học, say mê tìm tòi, khám phá, ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày về tính toán. Trong nghiên cứu này, tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: - Việc sử dụng PPDH theo nhóm trong các bài toán giải có lời văn có nâng cao được giáo dục kĩ năng và rèn kĩ năng giải toán có lời văn ở HS lớp 5 không? - Bằng cách nào để HS có thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc hình thành kĩ năng kiến thức toán của các em? - Học sinh có cảm thấy việc hoạt động nhóm có đem lại kết quả tích cực trong việc nâng cao kĩ năng sống cho các em không? * Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng PP dạy học theo nhóm trong dạy học các bài toán có lời văn sẽ nâng cao được giáo dục kĩ năng và rèn được kĩ năng giải toán cho các em học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Xuân Phương và học sinh sẽ cảm thấy hoạt động đó đem lại hiệu quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng sống cho các em. III/ Phương pháp nghiên cứu: 1) Khách thể nghiên cứu: Tôi là giáo viên dạy lớp 2 buổi/ngày của 2 lớp 5A và 5B Trường Tiểu học Xuân Phương 2 lớp này có nhiều thuận lợi trong việc vận dụng phương pháp học tốt theo nhóm tích cực và hỗ trợ cho các em HS ở nhiều môn học, và tôi chọn ngẫu nhiên số lượng HS mỗi lớp 15 em để nghiên cứu cho đề tài Giáo viên: 2 giáo viên dạy lớp 5 (1 GV có tuổi đời công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, 1 giáo viên trẻ có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong giảng dạy và giáo dục HS.) 1/ Thầy Đỗ Văn Minh: GV dạy lớp 5A 2/ Cô Trần Nguyễn Thanh Thúy dạy lớp 5B Học sinh: 2 nhóm được tham gia nghiên cứu đều có sĩ số đồng đều (15 em/1lớp). Về ý thức học tập của các em: tất cả các em đều có ý thức học tập tốt, đều tích cực hăng say, chủ động trong học tập, tích cực tham gia vào hoạt động tập thể, hăng hái trao đổi và phát biểu ý kiến. - Về chất lượng học tập: chất lượng năm học trước thì lớp 5A (chất lượng toán đạt 85-90% khá giỏi); lớp 5B (đạt 75-80 % khá giỏi). 2) Thiết kế nghiên cứu: 8 Chọn 15 HS Lớp 5A là nhóm thực nghiệm, 15 HS lớp 5B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra chất lượng học kì 1 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm TB của 2 nhóm có sự khác nhau rõ rệt do đó tôi đã dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số TB của 2 nhóm trước khi tác động. Sau khi có bảng kiểm chứng để xác định các nhóm. TBC Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm 6,13 6,4 p 0,1935 P > 0,05 nên kết luận sự chênh lệch của 2 nhóm là không có ý nghĩa => 2 nhóm được coi là tương đương. - Tôi đã sử dụng thiết kế 2: KT trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương Thiết kế nghiên cứu: KT Nhóm trước tác Tác động động Thực nghiệm Đối chứng KT sau tác động Dạy học theo nhóm tích cực O1 O2 trong giải toán có lời văn ở lớp 5 Dạy học không theo nhóm tích cực giải toán có lời văn ở lớp 5 Ở thiết kế này chúng tôi đã sử dụng phép đối chứng T-Test độc lập O3 O4 3) Quy trình nghiên cứu: * Chuẩn bị của giáo viên: - Cô Thúy dạy lớp đối chứng: Thiết kế bài học không sử dụng theo nhóm hợp tác, quy trình lên lớp như bình thường. - Tôi (kết hợp với Thầy Minh): Thiết kế bài học có sử dụng PPDH theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn, đồng thời khai thác, lựa chọn, tìm kiếm thông tin thêm tại website baigiangdientubachkim.com; tvtlbachkim.com; giaovien.net....và tham khảo các bài giảng của đồng nghiệp, của giáo viên Trương Thị Thắm Trường Tiểu học Tân Lập 1 TP Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa; Lê Thị Hằng – Trường Tiểu học Lê Hồng Phong – TP Nam Định…. 9 Ngay từ đầu năm học, GV đã giới thiệu về cách HS hỗ trợ hợp tác lẫn nhau, mỗi tháng đổi chỗ cho các em 1 lần. Hoạt động khảo sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập thông tin về nhận thức và hành vi của HS trong giờ toán. Sau đó GV thực hiện 10-12 giờ học. Sau mỗi bài học GV ghi lại quan sát của mình để tìm cách cải thiện cho bài sau. * Tiến hành dạy thực nghiệm: - Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân thủ theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo TKB để đảm bảo được tính khách quan chính xác lượng kiến thức cho các em. Bảng: Thời gian tiến hành thực nghiệm. Thứ, ngày tháng Thứ tư, 02/10/2013 Thứ năm, 03/10/2013 Thứ tư, 13/11/2013 Thứ hai, 9/12/2013 Thứ sáu, 13/12/2013 Thứ năm, 20/2/2014 Thứ sáu, 28/02/2014 Môn/lớp Toán lớp 5 Toán lớp 5 Toán lớp 5 Toán lớp 5 Toán lớp 5 Toán lớp 5 Toán lớp 5 Tiết theo PPCT 28 29 58 76 80 114 120 Tên bài dạy Luyện tập LTC trang 31 Nhân 1 STP với 1STP Luyện tập Luyện tập Thể tích hình hộp CN Luyện tập chung 4) Đo lường và thu thập dữ liệu: - Trong quá trình nghiên cứu, trước tác động tôi đã sử dụng bài KT học kì 1 do PGD Thị xã Sông Cầu ra đề chung cho các trường. Còn bài KT sau tác động tôi sử dụng sau khi học kĩ các bài về diện tích các hình, do 2 GV lớp 5 và tôi cùng tham gia thiết kế (phần phụ lục). Bài KT gồm 2 câu trắc nghiệm và 5 câu tự luận giải trong thời gian là 60 phút. - Ngoài ra để nghiên cứu phương pháp giải của các em, tôi và 2 GV còn xây dựng bảng kiểm quan sát để thu thập dữ liệu về hành vi KN cũng như thang đo thái độ để thu thập. * Tiến hành KT, chấm, đánh giá, phân tích: - Sau khi thực hiện dạy xong các bài học, chúng tôi tiến hành KT 1 tiết, dùng bảng kiểm quan sát, thang đo thái độ để lấy thông tin từ HS và GV. Sau đó cùng 2 đ/c GV tiến hành chấm bài theo đáp án, phân tích và đánh giá chất lượng của HS. IV/ Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả: 10 1) Kết quả: - Bảng: So sánh điểm trung bình bài KT sau tác động: Trước tác động Sau tác động Nhóm thực nghiệm (a) 6.400 8.530 Nhóm đối chứng (b) 6.130 7.270 Giá trị chênh lệch (c = a – b) 0.270 1.260 Giá trị p 0.1935 0.0002 Có ý nghĩa p < = 0.05 Không có ý nghĩa Có ý nghĩa Giá trị SMD 0.33 1.431818182 Mức độ ảnh hưởng Nhỏ Rất lớn - Bảng: Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài KT trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng: 10 8 6 Nhã m ® è i chøng 5 B 4 Nhã m thùc nghiÖ m 5 A 2 0 - Bảng: Thái độ hành vi với môn học. Lớp 5A Trước Sau Trong giải toán có lời văn tác tác Lớp 5B Trước Sau tác tác Tôi luôn chăm chú Tôi thích tham gia hoạt động nhóm Tiết học sôi nổi hơn Tinh thần hợp tác cùng động động động động 67,7% 73,4% 65,6% 72,2% 54,6% 65,5% 53,4% 64% 67,8% 73,5% 66,4% 73% 45,5% 54% 44,2% 53,4% Kĩ năng giải toán tốt và trình bày chặt chẽ 68,3% 75,4% 67% 73,6% Tôi thường không lơ mơ hoặc ngủ gật Trong giờ học thảo luận nhóm tôi thường đặt 43,5% 44,7% 42% 44% ra câu hỏi cho bạn. Tôi không tin mình có thể giải toán có lời văn thành thạo 75,6% 78% 72,3% 76,7% 34,2% 36,6% 32,1% 35,5% Giải toán có lời văn không quan trọng lắm. 45,6% 54,6% 44,2% 53,5% Giải toán có lời văn nên thảo luận nhóm. 64,6% 68,7% 45,5% 2) Phân tích dữ liệu: 11 54% Trong bảng trên cho ta thấy điểm trung bình các bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 8,53 (SMD = 0,33) và nhóm đối chứng là 7,27 (SMD = 1,431). Thực hiện phép kiểm chứng T-Test độc lập với các kết quả trên tính được giá trị (p = 0,0002). Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. - Bảng: Biểu đồ so sánh điểm trung bình các bài KT trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:  Giả thuyết của đề tài “Nâng cao kĩ năng học tốt theo nhóm tích cực trong môn toán có lời văn của học sinh lớp 5” đã được kiểm chứng.  Qua bảng kiểm quan sát: nhận thấy việc hoạt động nhóm hợp tác là một cách làm hiệu quả đảm bảo cho các em tích cực tham gia vào nhiệm vụ giờ học. Trong nghiên cứu đo hành vi của học sinh bằng một hệ thống câu hỏi và so sánh kết quả trước và sau tác động bằng tỷ lệ % (số học sinh lựa chọn câu trả lời “đồng ý”) để xác định sự tiến bộ của HS. 3) Bàn luận: - Với các kết quả thu được ta thấy giá trị p cả phép kiểm chứng T-Test độc lập cho thấy chênh lệch giá trị trung bình giữa các bài kiểm tra ngôn ngữ và bài KT trước tác động của 2 nhóm là 0,1935. Điều này coi chênh lệch là không có ý nghĩa nhưng giá trị p cho biết chênh lệch giữa giá trị trung bình của các bài KT sau tác động của 2 nhóm là 0,0002. Có nghĩa là chênh lệch không có khả năng xảy ra ngẫu nhiên => coi chênh lệch là có ý nghĩa. - Bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm với kết quả = 8,53; bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình = 7,27. Độ chênh lệch của 2 nhóm là 1,26. Qua đó thấy được điểm trung bình của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm đã khác biệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn. Có thể kết luận tác động đã có kết quả và giả thuyết đặt ra là đúng. - Qua bảng thái độ hành với môn học cho thấy, kết quả tác động được thể hiện ở số % của câu trả lời của HS. Trước tác động số % thấp hơn kết quả % sau tác động. Sau khi thực hiện hoạt động HS hỗ trợ hợp tác lẫn nhau, nhiều HS đã chú tâm hơn trong giờ học toán, sử dụng phương pháp mà trình bày bài giải của các em tốt hơn, các kết quả 12 trong nghiên cứu cho thấy việc HS hỗ trợ lẫn nhau là 1 hoạt động hữu ích, đảm bảo cho HS thực hiện tốt nhiệm vụ trong các giờ học toán. Chúng tôi đã quan sát thấy hầu hết các em đã thích được tạo cơ hội liên kết và hợp tác với nhau. Hành vi trong lớp học của các em được cải thiện, các em trở thành những người học tập độc lập hơn. Qua đó phương pháp này được hình thành là các em có được kĩ năng diễn đạt tốt, kĩ năng trình bày, hoạt động nhóm có hiệu quả. * Hạn chế: - Nghiên cứu này đòi hỏi người GV cần phải có cách vận dụng một cách linh hoạt PPDH theo nhóm hợp tác trong giờ học toán vì phần BT giải có lời văn thường là BT để trình bày vở nên thời gian dành cho các em thảo luận thường là ít. Vì vậy khi vận dụng cần chọn những tiết có từ 2 bài giải có lời văn trở lên. Mặt khác trong nghiên cứu GV là người cần phải thường xuyên nắm bắt được tình hình đặc điểm tâm lý của các em trong lớp mình dạy thì mới có thể phân nhóm một cách hợp lý phù hợp để tạo thuận lợi cho việc giáo dục kĩ năng học toán. Các tiết học ngoài lớp nhằm giúp các em áp dụng vào tính thực tế trong giải toán thường là rất ít. V/ Kết luận và khuyến nghị: + Kết luận: Có thể nói rằng việc HS tham gia nhóm hợp tác đã thu hút được các em vào hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Qua đó không chỉ hình thành ở các em kĩ năng giải toán có lời văn mà còn rèn kĩ năng vận dụng kiến thức toán vào thực tế. Việc sử dụng PPDH theo nhóm trong giải toán có lời văn đối với HS lớp 5 Trường Tiểu học Xuân Phương đã nâng cao được giáo dục kĩ năng cho HS. + Khuyến nghị: Đối với các cấp lãnh đạo, BGH nhà trường: cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, đổi mới PP và hình thức tổ chức DH để chất lượng bài dạy môn toán đạt hiệu quả cao. Qua đó phải thu hút được HS vào hoạt động và phát huy được tính tích cực của mình. Đối với GV: phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để hiểu biết về các PPDH, biết khai thác thông tin trên mạng internet, biết nắm bắt và tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng em HS. Với kết quả của đề tài này, tôi mong muốn được các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ đóng góp những ý kiến để bổ sung cho đề tài được tốt hơn; đặc biệt đối với GV cấp Tiểu học có thể ứng dụng đề tài vào việc vận dụng dạy học không chỉ môn toán mà 13 còn ở các môn khác nhằm tạo hứng thú trong dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục, kĩ năng giải toán cho HS. Xuân Phương, ngày 5 tháng 3 năm 2014 Tác giả Nguyễn Tấn Trí ************************ VI/ Tài liệu tham khảo: ---------- SGK Toán 5, tác giả Đỗ Đình Hoan (chủ biên), NXB Giáo dục 2006. - SGV Toán 5, Nhà xuất bản giáo dục. - Đổi mới PP dạy học ở Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Giáo dục 2006. - Dạy lớp 5 theo chương trình tiểu học mới, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm 2006. - Nghiên cứu KHSP ứng dụng, NXB giáo dục. 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan