Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình ngữ văn 8 ...

Tài liệu Skkn phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình ngữ văn 8

.DOC
20
16
141

Mô tả:

Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Như chúng ta đã biết, giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia bởi giáo dục sẽ đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước thành những con người phát triển toàn diện về văn - thể - mỹ để xây dựng đất nước. Xã hội phát triển giáo dục càng cần có sự đổi mới với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người.Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông mà trước hết phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo đó là xác định những gì cần đạt được đối với người học sau một quá trình đào tạo. Do đó, giáo dục phổ thông đã xác định rõ mục tiêu là: “ giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân , tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên cao hoặc đi vào cuộc sống lao động. “Văn học là nhân học, học văn là học để làm người chân chính” Lời nói đó đã khẳng định môn ngữ văn có một vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với việc giáo dục thế hệ trẻ . Mục đích của dạy và học môn ngữ văn là giúp các em hiểu được sự hình thành và phát triển của dòng văn học nước nhà từ văn học dân gian đến văn học trung đại, văn học hiện đại, những tác phẩm văn học nước ngoài có giá trị… Các em có thể tự hào bởi sự đa dạng, phong phú của văn học dân gian với giá trị nghệ thuật, nội dung của Truyện Kiều, áng thiên cổ hùng văn bất hủ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn); Thơ Bác; Thơ Tố Hữu hay sự phong phú đa dạng của tiếng việt…Thông qua các văn bản đó đã khơi dậy trong các em cái chân, thiện, mỹ, biết yêu, biết ghét, biết thông cảm, chia sẻ .Cũng từ đó, lòng yêu quê hương đất nước được hình thành một cách tự nhiên và thấm vào máu thịt các em.Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều em chưa thích học môn ngữ văn. Do đó các em học qua loa chiếu lệ, chống đối mặc dù các em cũng hiểu được rằng môn ngữ văn rất quan trọng không chỉ cung cấp tri thức mà còn cung cấp cho các em vốn sống, hiểu biết và hình thành nhân cách của người lao động có văn hóa trong mọi lĩnh vực nghành nghề .Điều đó làm cho chúng ta những nhà giáo – kĩ sư của tâm hồn có tâm huyết với nghề phải chăn trở.Chúng ta phải làm gì đây? Phải dạy như thế nào để khơi dậy niềm say mê để môn học trở thành niềm hạnh phúc nhu cầu hiểu biết của học sinh? Bởi vì dạy văn là cả một nghệ thuật. Chăn trở về những điều đó, tôi đã giành 1/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 nhiều thời gian suy nghĩ thể nghiệm các phương pháp dạy ngữ văn nhiều năm ở trường THCS và thực hiện đổi mới phương pháp dạy truyện và ký trong chương trình ngữ văn 8 tập I. 2. Mục đích nghiên cứu Tôi chọn đề tài này nhằm góp thêm một hướng đi, một cách làm có hiệu quả đối với nhiệm vụ đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc tiếp nhận tri thức, khơi dậy sự sáng tạo và hứng thú học tập của học sinh . Rèn một số kĩ năng học cũng như kĩ năng sống cho học sinh. Đồng thời tôi muốn các đồng nghiệp cùng chia sẻ với tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi thảo luận để tìm ra biện pháp thiết thực, khả thi nhất nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục trong giảng dạy môn ngữ văn bậc Trung học cơ sở theo chuẩn kiến thức kĩ năng đã ban hành và mục tiêu giáo dục chung là mỗi giáo viên văn sẽ góp phần đào tạo cho đất nước những thế hệ học sinh không chỉ thành thục về kĩ năng, hiểu biết về tri thức mà còn giàu có vể cảm xúc có tâm hồn trong sáng,nhân ái . Chính vì vậy đổi mới trong phương pháp giảng dạy truyện kí môn ngữ văn là rất quan trọng 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu về mặt lí luận để thấy rõ mục đích của môn học và vai trò của phương pháp trong việc giảng dạy ngữ văn . 3.2. Tìm hiểu thực trạng phương pháp học những tác phẩm truyện kí của học sinh, xem xét lại phương pháp giảng văn của bản thân và phương pháp giảng dạy bộ môn. 3.3. Nghiên cứu nội dung, mục tiêu,chuẩn chương trình sách giáo khoa và chuẩn kiến thức kĩ năng . 3,4. Nghiên cứu kĩ từng nội dung nhỏ trong đổi mới phương pháp như từ hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới đến hệ thống câu hỏi, phương pháp khai thác giá trị của các văn bản truyện kí, lời nói của giáo viên, phương tiện trực quan và những nội dung hoạt động ngoại khóa. 3.5. Phân tích những thành công, thất bại và nguyên nhân của những thành công thất bại rồi rút ra kinh nghiệm, lựa chọn phương pháp phù hợp để giờ giảng dạy truyện kí đạt kết quả cao. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy truyện kí trong chương trình ngữ văn lớp 8 tập 1,có thể áp dụng với nội dung truyện,kí trong chương trình trung học cơ sở - Khách thể nghiên cứu : Học sinh lớp 8 5. Thành phần tham gia nghiên cứu 2/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 - Phạm vi nghiên cứu: Một số văn bản truyện kí trong chương trình ngữ văn 8 tập 1. - Đối tượng điều tra, khảo sát, thực nghiệm: Học sinh lớp 8 tại trường tôi. 6. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp Thống kê; Phỏng vấn; Phân tích, tổng hợp; so sánh; thực hành..... 7. Kế hoạch nghiên cứu Thời gian Học kì I Học II Nội dung Kết quả Nghiên cứu, thử nghiệm Thu thập thông tin qua giáo viên chủ nhiệm và bộ môn kì Viết đề cương hoàn thiện, áp Áp dụng một số biện pháp phù dụng thực tế,so sánh đối chiếu hợp vào hoàn thiện sáng kiến PHẦN 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI HOẶC CẢI TIẾN 3/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 1. Cơ sở lí luận Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của Đảng : Phải đào tạo thế hệ trẻ trở thành người lao động làm chủ đất nước nhà có trình độ văn hóa cơ bản, thông minh, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức đáp ứng với yêu cầu “ Học để biết, học để làm, học để cùng nhau chung sống, học để làm người” giúp cho con người có thể sống tốt, có trách nhiệm với cộng đồng trong một xã hội có nền khoa học trí tuệ phát triển và nhiều biến động như ngày nay. Để đạt được mục tiêu này cần phải đổi mới nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học môn ngữ văn. Học sinh cần phải được tiến hành các hoạt động học tập một cách tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo thông qua các hình thức tổ chức phong phú, linh hoạt để bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm những triết lí về phương pháp “Phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động” “Học phương pháp chứ không phải học dữ liệu” “Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí” “Phương pháp tốt là đơn giản những phức tạp, phương pháp tồi là làm phức tạp những đơn giản” Do đó, đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn là điều vô cùng quan trọng trong quá trình dạy và học môn này. Năm 1998, với hành trang của một giáo viên,tình yêu nghề và lòng nhiệt huyết cháy bỏng , tôi bước vào nghề và được phân công giảng dạy tại một trường THCS. Ngôi trường hiện tại tôi đang giảng dạy là cái nôi đã chắp cánh cho những ước mơ của tôi được bay cao và bay xa hơn. Thấm thoát 20 năm đã trôi đi, 20 năm đứng trên mục giảng với tư cách là một giáo viên ngữ văn, tôi nhận thấy rằng một số em không thích môn ngữ văn bởi vì khó, dài và bố mẹ các em thường định hướng sang khối tự nhiên vì khối tự nhiên khi thi Đại học có rất nhiều trường và sau này khi tốt nghiệp các em dễ dàng tìm cho mình công việc phù hợp. Do đó, các em học với một tâm thế hời hợt, lơ mơ chỉ để chống đối với các kì thi . Nhiều em khi học xong chương trình còn chưa hiểu được văn học dân gian có những thể loại nào? Truyện Kiều, Lão Hạc… là của ai? Trong khi đó,các em có thể nhớ rất nhiều tên các bài hát và ca sĩ trong nước cũng như nước ngoài. Điều đáng trách đó có một phần trách nhiệm của chúng ta - những giáo viên ngữ văn chưa thực sự tâm huyết với nghề. Dạy môn ngữ văn mang tính chất là một môn nghệ thuật mà không có niềm say mê yêu thích, đọc và giảng xong một văn bản cho học sinh mà giáo viên vẫn chưa thâm nhập sâu vào nội dung, nghệ thuật của văn bản, chưa biết đặt mình vào 4/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 hoàn cảnh của nhân vật để cảm thông, chia sẻ. Song điều mấu chốt nhất là giáo viên chưa biết vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo phương pháp dạy học ngữ văn mới .Sử dụng phương pháp dạy mới một cách sáo mòn từ khâu đọc đến khâu hỏi, kết luận, luyện tập.Nhiều giáo viên coi nhẹ việc chuẩn bị bài mới của học sinh. Vì vậy, giờ học văn nhiều khi không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh chưa trở thành trung tâm của quá trình dạy học ngữ văn .Phương thức lĩnh hội bao trùm là nghe và ghi nhớ. Do đó, những kiến thức cơ bản không được lĩnh hội vững chắc, những kĩ năng học tập môn ngữ văn không được hoàn thiện. Trong dạy học ngữ văn, người giáo viên chưa biết khơi dậy sự xúc động rung cảm của các em trước những câu văn hay, những số phận đáng thương hay hoàn cảnh éo le… hay chưa biết khơi dậy sự năng động sáng tạo, chủ động tiếp cận văn bản. Do đó, cái hay cái đẹp, ý nghĩa bài học của các văn bản chưa thấm vào da thịt và suy nghĩ của các em nên vị trí, vai trò, tác dụng của môn ngữ văn hạn chế rất nhiều. Nhưng nguyên nhân trên đã dẫn đến việc cả thầy và trò đều không hứng thú trong việc dạy và học môn ngữ văn.Đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn là việc làm cần thiết tối ưu để khơi dậy và phát huy khả năng của các em. Làm cho học sinh trước hết thấy sung sướng và hạnh phúc khi được học tập, khi vượt khó khăn; sung sướng và hạnh phúc khi khám phá, sáng tạo.Chỉ khi nào môn học trở thành nhu cầu hiểu biết của học sinh thì chất lượng của nó mới được đảm bảo vững chắc. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Trong nhà trường hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều giáo viên giảng dạy môn ngữ văn không mang tính chất nghệ thuật, chỉ cần làm nổi bật nội, dung nghệ thuật trong một văn bản là được, chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để có phương pháp dạy hay nhất, đạt hiệu quả nhất.Bên cạnh đó, giáo viên giảng dạy môn ngữ văn vốn từ ít, không chịu khó trau dồi kiến thức, chưa chú trọng đến từng câu hỏi, từng lời giảng của bản thân. Vì vậy, việc giảng dạy cho các em chủ yếu là nhồi nhét kiến thức, giáo viên cứ cho học sinh tìm chi tiết, tìm nghệ thuật, nội dung, giáo viên giảng rồi ghi mà không biết nghệ thuật dạy ngữ văn. Nghĩa là không biết vận dụng các phương pháp giảng dạy một cách thích hợp theo đặc trưng bộ môn.Vì vậy, giáo viên chưa đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc học tập cho các em. Từ thực tế trên, tôi đã dành nhiều thời gian đi sâu tìm hiểu, suy nghĩ để tìm ra hướng đi có hiệu quả tạo hứng thú học tập.Đồng thời, giúp các em hiểu kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất.Với suy nghĩ đó, tôi đã làm và mạnh dạn trình bày một số ý kiến về phương pháp dạy truyện kí trong chương trình ngữ văn 8 tập I mà tôi thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua. 5/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 Số liệu điều tra trước khi thực hiện Để kiểm tra kết quả học tập của các em trong thực tế, tôi đã cho các em làm bài kiểm tra sau tiết học bình thường và thu được kết quả như sau: Giỏi Khá TB Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 8C 44 9 20.5 10 22,7 21 47.7 4 9.1 3. Mô tả, phân tích các giải pháp hoặc cải tiến mới Phương pháp dạy học là một khoa học, đồng thời cũng là một nghệ thuật .Không có phương pháp nào là vạn năng có thể thay thế các phương pháp khác .Song môn ngữ văn ở trường THCS được giảng dạy với tư cách là một môn nghệ thuật mà đặc trưng cơ bản của nó là giáo viên và học sinh cùng cộng tác tìm hiểu tác phẩm .Vì vậy, cấu trúc của tiết học phải mềm dẻo, phải đổi mới phương pháp tìm ra cách cảm mới, gây được hứng thú bất ngờ và hấp dẫn học sinh. Từ đó, hình thành nên thế giới quan, nhân sinh quan, giáo dục tư tưởng tình cảm, bồi dưỡng tâm hồn, giáo dục cái chân – thiện – mĩ, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước và truyền thống tự hào dân tộc trong các em. Do đó muốn đem lại hứng thú, niềm hạnh phúc cho học sinh một mặt giáo viên phải đổi mới phương pháp, mặt khác hướng dẫn các em tiếp cận văn bản. Để làm được điều đó, tôi đã nghiên cứu kĩ sách giáo viên, sách bài soạn và nắm vững mục tiêu của các văn bản truyện, kí trong chương trình ngữ văn 8 - Về kiến thức: Giúp học sinh biết, hiểu rõ nội dung nghệ thuật của các văn bản, ý đồ sáng tác của tác giả, hoàn cảnh lịch sử. - Về tư tưởng tình cảm: Khơi dậy niềm vui học tập, sự rung cảm giáo dục các em tình yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc.Từ đó, các em hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. - Về kỹ năng: Bước đầu rèn luyện cho học sinh tinh thần học tập chủ động, sáng tạo, kỹ năng tiếp cận phân tích văn bản, trí tưởng tượng suy nghĩ độc lập để trao gửi ý kiến với người khác.Từ đó hình thành kĩ năng sống cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học trong một giờ giảng dạy truyện kí, tôi đã dùng một số phương pháp sau: 3.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới Từ trước tới nay,việc chuẩn bị bài mới là việc tất yếu phải làm của học sinh. Nhưng xét thực trạng thì việc yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới chưa diễn ra đồng bộ, thường xuyên và đều khắp, nhất là ở những vùng sâu xa. Trong khi đó, phương pháp dạy học mới là phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy, nếu không chuẩn bị bài mới, không nghiên cứu trước thì việc 6/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 học, việc tiếp thu bài mới sẽ ra sao? Khi giáo viên đưa ra câu hỏi liệu các em có suy nghĩ tìm tòi sáng tạo hay không? (Đặc biệt là những kiến thức khó và mới ) theo tôi câu trả lời chắc chắn sẽ là không và điều sẽ xảy ra là: học sinh không hiểu bài trở nên thụ động, học theo lối máy móc làm cho giờ dạy học tẻ nhạt và phương pháp đọc chép diễn ra. Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ có vai trò định hướng. Đối với những văn bản truyện kí thì việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới càng cần phải làm tốt. Muốn làm tốt khâu này người giáo viên ngữ văn cần chịu khó nghiên cứu bài và đưa ra hệ thống câu hỏi, yêu cầu hợp lí thường xuyên kiểm tra để học sinh có ý thức chuẩn bị (có thể giao chung cả hớp hoặc theo nhóm đến lớp học sinh báo cáo) VD: Trước khi đi tìm hiểu tiết 5,6 văn bản “ Trong lòng mẹ” (Trích những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) tôi yêu cầu học sinh: - Đọc kĩ văn bản, soạn bài ( trả lời câu hỏi SGK) - Tìm hiểu kĩ tác giả, hoàn cảnh lịch sử - Tìm đọc cuốn hồi kí “Những ngày thơ ấu” - Nguyên Hồng Khi học sinh đã tiếp cận văn bản, hiểu được phần nào giá trị nội dung nghệ thuật, ý đồ sáng tác nhà văn, hoàn cảnh lịch sử. Đến lớp giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới, học sinh sẽ phát huy hết sự năng động sáng tạo của bản thân, giờ dạy văn sẽ uyển chuyển, nhịp nhành, học sinh hào hứng và các em tiếp thu tri thức một cách chủ động sáng tạo. 3.2. Hệ thống câu hỏi Trong cách dạy học văn mới, hệ thống câu hỏi có tầm quan trọng rất lớn đối với người giáo viên khi thiết kế bài day và tiến hành thực hiện trên lớp. Có thể nói rằng, chỉ cần nhìn vào hệ thống câu hỏi là chúng ta có thể biết tiết dạy thành công hay thất bại. Muốn tìm hệ thống câu hỏi chúng ta có thể thực hiện một số giải pháp: - Suy nghĩ thật kĩ vấn đề mình sắp dạy. - Tham khảo các câu hỏi gợi ý trong SGK, sách giáo viên, sách soạn bài. - Xác định hệ thống câu hỏi riêng của mình cho từng bài dạy. - Cố gắng sử dụng nhiều hình thức diễn đạt khác nhau để hỏi về cùng một nội dung. - Chú ý đón bắt, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ của học sinh từ thực tế trả lời của các em, điều chỉnh lại câu hỏi cho phù hợp. - Hệ thống câu hỏi phải đảm bảo theo một trình tự nhất định sau: + Câu hỏi phát hiện + Câu hỏi gợi mở + Câu hỏi phân tích, khái quát + Câu hỏi tổng hợp, nâng cao 7/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 Với hệ thống câu hỏi này, giáo viên định hướng cho học sinh đi tới khám phá tri thức làm nổi bật mục tiêu cần đạt của bài học. VD: Khi giảng tiết 5 văn bản “Trong lòng mẹ” muốn làm nổi bật nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với bé Hồng ta sử dụng hệ thống câu hỏi sau: - Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt ? - Từ đó, bé Hồng có thân phận như thế nào ? - Nhân vật người cô có quan hệ như thế nào với nhân vật bé Hồng ? - Trong cuộc đối thoại, người cô hiện lên qua những lời nói, thái độ điển hình nào ? - Vì sao bé Hồng cảm nhận trong những lời nói đó là những ý nghĩ cay độc, những rắp tâm tanh bẩn ? - Qua đó cho ta thấy, bà cô là con người như thế nào ? - Hình ảnh bà cô có ý nghĩa gì trong xã hội phong kiến ? 3.3 Phương pháp khai thác giá trị của các văn bản truyện kí Trước hết chúng ta phải cho học sinh hiểu rõ hoàn cảnh lịch sử các văn bản. Bời vì, thông qua lăng kính nhà văn hiện thực xã hội hiện lên khá rõ nét trong các tác phẩm.Vì vậy, không hiểu hoàn cảnh lịch sử học sinh sẽ không hiểu được gốc rễ vấn đề. VD: Phân tích các văn bản truyện kí Việt Nam trong chương trình ngữ văn 8 giáo viên không làm nổi bật hoàn cảnh lịch sử những năm 1930 - 1945 thì học sinh không thể cảm nhận hết giá trị của các văn bản: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc,... Khi đi phân tích văn bản, mỗi người có một cách khai thác riêng có thể phân tích theo tuyến nhân vật hoặc phân tích theo bố cục văn bản. Song đối với những văn bản truyện và kí trong chương trình ngữ văn 8, tôi thường đi phân tích theo tuyến nhân vật bám vào nhân vật chính, sự việc chính cùng với mối quan hệ giữa nhân vật phụ, sự việc phụ.Trong nhân vật chính chúng ta có thể dựa vào hoàn cảnh, ngôn ngữ, hành động, thái độ của nhân vật để làm nổi bật bản chất, tính cách của nhân vật.Từ đó, họ đại diện cho tầng lớp, hạng người nào trong xã hội. Qua đó, tác giả muốn nói lên tiếng nói đồng cảm hay phê phán. Kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật. Bên cạnh đó, giáo viên phải kết hợp nhịp nhàng với hệ thống các câu hỏi, phát hiện, gợi mở phân tích khái quát tổng hợp nâng cao, lời giảng, lời bình. Đặc biết, phải có sự chuyển ý giữa các phần một cách hợp lí. VD: Tìm hiểu văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) trong phần đọc hiểu văn bản, chúng ta cho học sinh tìm hiểu về tình thế gia đình chị Dậu, nhận xét về tình thế đó rồi chuyển ý sang phân tích nhân vật tên cai lệ, tập trung phân tích từ hành động ngôn ngữ của nhân vật. Từ hành động ngôn ngữ 8/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 sẽ làm nổi bật bản chất của nhân vật: là tên tay sai chuyên nghiệp, tàn bạo không chút tình người sau đó giáo viên bình và chuyển ý sang phân tích nhân vật chị Dậu.Các bước làm việc giữa giáo viên và học sinh phải nhịp nhàng, uyển chuyển. 3.4. Giáo viên sử dụng lời nói sinh động, truyền cảm, biết nhấn lướt Trong giờ ngữ văn, giọng giảng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của tiết dạy văn bản với giọng giảng sinh động truyền cảm, biết nhấn vào các từ ngữ đắt và chi tiết đắt, biết lướt giáo viên sẽ cuốn hút học sinh vào bài dạy.Lúc đó, cả giáo viên và học sinh sẽ sống cùng với nhân vật, cùng vui cùng buồn, chia sẻ đồng cảm. Muốn làm được như vậy, người giáo viên phải hiểu sâu hiểu kĩ văn bản có vốn từ ngữ phong phú, vốn sống, kinh nghiệm chuyên môn, có nghệ thuật trình bày.Và đặc biệt phải có lòng nhiệt huyết tình yêu văn chương, lòng yêu mến các em học sinh.Những yếu tố này đóng vai trò quyết định trong việc khơi dậy tình cảm và trí tưởng tượng của các em. VD: Dạy văn bản “Trong lòng mẹ” (Trích Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng) trong phần cuối văn bản tiếng gọi: Mợ ơi! Mợ ơi! … giáo viên đọc với giọng dồn dập kéo dài để thể hiện rõ trong tiếng gọi ấy là niềm khao khát đến tột bậc tình cảm yêu thương của người mẹ. Sau đó, tôi hạ giọng xuống giảng với các em bằng giọng xúc động, phút giây ấy cả lớp lắng xuống, các em thực sự xúc động trước sự thiếu thốn và niềm khao khát tình cảm mẹ con của chú bé Hồng tội nghiệp đáng thương. 3.5. Sử dụng phương tiện trực quan Sử dụng đồ dụng dạy học sẽ nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học.Quy luật của quá trình nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.Phương tiện trực quan vô cùng quan trọng trong giờ dạy học. Giáo viên cần căn cứ vào bài giảng mà lựa chọn các phương tiện trực quan khác nhau.Khi sử dụng phải đúng lúc đúng chỗ, khi cần thì mới dùng, khi không cần thì kiên quyết không dùng. Sử dụng tranh ảnh có sẵn hoặc sưu tầm minh họa các bài học: + Sử dụng ảnh chân dung tác giả để giới thiệu phần tác giả + Sử dụng tranh trong SGK + Suy nghĩ tưởng tượng vẽ những bức tranh ảnh minh họa khơi gợi trí tưởng tượng của học sinh VD: Dạy văn bản “Cô bé bán diêm” (An-đec-xen) chúng ta vẽ bốn bức tranh về bốn giấc mơ của cô bé bán diêm. Với bốn bức tranh này sẽ khơi gợi và cuốn hút học sinh vào nội dung của bài dạy.Để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng các em. 9/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 + Sử dụng hệ thống bảng biểu, sơ đồ sẽ tận dụng thời gian giảm bớt cường độ lao động của giáo viên, học sinh dễ nhớ, dễ nắm bắt kiến thức. VD: Khi phân tích diễn biến tâm trạng Lão Hạc sau khi bán chó, những chi tiết về ngoại hình, lời nói của Lão Hạc giáo viên viết bảng phụ (sau khi học sinh phát hiện chi tiết giáo viên đưa bảng) + Dùng đĩa ghi nội dung phim: Khi dạy văn bản “Tức nước vỡ bờ” giáo viên giới thiệu đĩa ghi phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”.Nhưng thường chỉ sử dụng trong giờ ngoại khóa hoặc trong tiết học giành cho chuyên đề tự chọn. + Dùng đèn chiếu đưa các bào tập, chi tiết, hình ảnh phục vụ cho tiết dạy: VD: Sử dụng trong tiết 22 văn bản “Cô bé bán diêm” giáo viên chiếu lần lượt bốn bức tranh vẽ bốn giấc mơ của cô bé bán diêm. So với lời nói của giáo viên, việc sử dụng phương tiện trực quan có ưu thế hơn hẳn, cuốn hút học sinh vào bài học, tiết kiệm thời gian giáo viên làm việc nhẹ nhàng, học sinh dễ nhớ kiến thức và gây ấn tượng sâu đậm trong lòng học sinh. 3.6. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm Để làm được điều này, tôi đã đi các hiệu sách và sưu tầm những băng đĩa tác phẩm mà trong chương trình các em chỉ đươc tìm hiểu đoạn trích.Trong các buổi ngoại khóa, các chi tiết chuyên đề tự chọn hoặc những buổi bồi dưỡng học sinh hai đầu tôi cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm.Từ đó, các em sẽ hiểu rõ hiểu sâu nội dung của văn bản. VD: Băng đĩa giới thiệu khái quát về hoàn cảnh lịch sử giai đoạn 1930-1945 Sau đó tôi sẽ soạn hệ thống câu hỏi để học sinh hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm và so sánh giữa nội dung phim và văn bản đã học có gì giống nhau và khác nhau.Tôi thưởng điểm cho những em trả lời tốt, cảm nhận sâu. Tóm lại: Với phương pháp: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới, hệ thống câu hỏi, cách khai thác giá trị các văn bản, dùng lời nói sinh động truyền cảm, sử dụng đồ dùng trực quan, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với văn bản tôi đã tạo được hứng thú, niềm vui, niềm hanh phúc của học sinh khi học môn ngữ văn.Giờ dạy văn bản trở nên nhẹ nhàng, dễ hiểu, đạt hiệu quả cao. Kết quả thực hiện. Tôi đã áp dụng đề tài này vào thiết kế giảng tiết 22 văn bản “Cô bé bán diêm” ( An-đec-xen) vào lớp 8C và thu được kết quả khá cao. Sau đây là phần trình bày thiết kế bài giảng thể hiện những hoạt động của thầy và trò trong giờ học đã đổi mới phương pháp dạ học môn ngữ văn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tiết 22: Văn bản Cô bé bán diêm ( Tiết 2) (Trích) (An-dec-xen) 10/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 I/MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức. Học sinh biết, hiểu nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lý qua đó An-dec-xen truyền cho bạn đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh. 2. Kỹ năng. Rèn học sinh cách đọc diễn cảm phân tích nhân vật qua hành động lời kể, phân tích tác dụng của biện pháp đối lập tương phản. 3.Thái độ - Giáo dục học sinh biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ. II.PHƯƠNG PHÁP - Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại,thảo luận nhóm, đọc diễn cảm… III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Máy chiếu, tranh minh họa, bảng phụ, giáo án 2. Học sinh - Phiếu học tập, bảng thảo luận nhóm. IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: (3P) ? Hãy trình bày khái quát về tác giả An-dec-xen và tác phẩm Cô bé bán diêm. 2. Bài mới Hoạt động 1: Khởi động:(2P) Khi đi tìm hiểu đoạn đầu của tác phẩm chúng ta không khỏi đau đớn khi nghĩ đến hình ảnh của một em bé đầu trần chân đất dò dẫm trong đêm tối. Lạnh đói và cả nỗi sợ hãi nữa. Cảnh ngộ của cô bé càng trở nên đau đớn hơn khi xảy ra vào đêm giao thừa khi mọi niềm vui hạnh phúc đang dâng tràn khắp mọi nơi thì em bé phải ngồi nép trong một xó tường. Cảm động sâu sắc trước nỗi bất hạnh của em bé nhà văn An-dec-xen đã đem đến cho cô bé một đêm giao thừa đầy vui vẻ nhưng đêm giao thừa đó chỉ là tưởng tượng. Vậy sau những lần quẹt diêm những hình ảnh nào hiện lên? Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Mục tiêu cần đạt GV Khái quát hoàn cảnh, GV chuyển ý. - Học sinh tóm tắt đoạn 2 HĐ2: Những lần quẹt diêm(25P) - Em bé quẹt diêm tất cả mấy Học sinh lắng nghe I/Đọc- tìm hiểu chung II/Đọc –Phân tích chi tiết 1.Hoàn cảnh của cô bé bán diêm 2.Những lần quẹt diêm Học sinh tóm tắt Học sinh trả lời 11/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 lần? Mỗi lần quẹt mấy que ? GV phân nhóm: 1,2,3,4,5 hướng dẫn học sinh thảo luận: Câu hỏi: - Khi diêm cháy hình nào hiện ra ? Khi diêm tắt thực tế thay thế mộng tưởng như thế nào ? Nhóm 1: Lần 1 Nhóm 2: Lần 2… GV Kẻ bảng, viết khái quát nội dung học sinh trình bày. - Đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận ( khi diêm cháy hình ảnh nào hiện lên ? Khi diêm tắt thực tế thay thế mộng tưởng như thế nào?) GV bấm máy chiếu: Hình ảnh lò sưởi GV giảng: em bé đánh liều quệt một que diêm ngọn lửa bùng cháy hiện lên một lò sưởi bằng sắt với những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng tỏa ra hơi ấm dịu dàng. Em hơ bàn tay ngọn lửa và mong ước được ngồi hàng giờ như thế này thì khoái biết mấy. Khi diêm tắt lò sưởi biến mất lúc này cái rét lại bủa vây em - Trong lần quẹt diêm thứ 1 em bé mong ước điều gì? GV bình: Đó không chỉ là mong ước của cô bé bán diêm mà còn là mơ ước của những thân phận nghèo khổ trên đời giữa mùa đông giá rét dài lê thê. GV chuyến ý: Em quẹt tiếp que thứ 2: Học sinh thảo luận Học sinh trình bày Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe 12/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 - Đại diện nhóm 2 bày kết quả bàn thảo luận? GV Bấm máy chiếu hình ảnh bàn ăn của phương tây GV giảng: Que diêm thứ 2 bùng cháy đã dẫn hồn em đến một ngôi nhà trong nhà có bàn ăn, khăn trải bàn trắng muốt, bát đĩa bằng xứ quý giá có một con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em. Khi diêm tắt hiện thực trờ về phố vắng, tuyết phủ trắng, gió bấc thổi vi vu. - Em có nhận xét gì về bàn ăn trong mộng tưởng của cô bé bán diêm ? - Trong lần quẹt diêm này em bé mong ước điều gì ? GV bình: Đọc đến đây chắc hẳn chúng ta sẽ chảy lệ khi nghĩ đến thân phận em bé. Em hy vọng mong ước bao nhiêu thì lại thất vọng bấy nhiêu. Vì khi diêm tắt tất cả đều biến mất. GV chuyển ý: Tiếp theo em quẹt que diêm thứ 3 - Đại diện nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận ? GV bật máy chiếu hình ảnh cây thông NOEL trang trí lộng lẫy và kết hợp giảng. - Nêu ý nghĩa của cây thông NOEL ? GV giảng: - Trong lần quẹt diêm này em bé mong ước điều gì ? GV chuyển ý: Em chìm dần vào trong giấc mộng tuổi thơ Học sinh trình bày Học sinh quan sát Học sinh lắng nghe Học sinh nhận xét Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe Học sinh trình bày Học sinh quan sát và lắng nghe Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời 13/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 và quẹt tiếp que diêm thứ 4. - Đại diện nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận ? GV bật máy chiếu hình ảnh người bà và kết hợp giảng ? - Em hãy tìm chi tiết miêu tả tâm trạng của em bé khi gặp bà ? GV đọc diễn cảm lời van xin của em bé. - Theo em điều gì chất chứa trong tiếng gọi của em bé ? GV bình: Dường như ta thấy trong tiếng gọi đó tiếng khóc ngẹn ngào thổn thức của một cô bé mồ côi cô đơn đang bị đói, rét và nỗi sợ hãi bao quanh. Đã hơn một thế kỷ trôi qua kể từ ngày An-decxen viết truyện ngắn này bạn đọc khắp hành tinh và những cô cậu học trò nhỏ bé đáng yêu như vẫn còn nghe văng vẳng lời nguyện cầu của cô bé bán diêm tội nghiệp. - Lần quẹt diêm này em bé mong ước điều gì ? - Em có nhận xét gì về mong ước của cô bé bán diêm từ 4 lần quẹt diêm này ? GV bình: Mong ước của cô bé bán diêm có gì cao xa đâu chỉ là lò sưởi bàn ăn cây thông NOEL, hình ảnh người bà bất kì đừa trẻ nào trên thế gian này cũng có thể có được nhưng đối với cô bé bán diêm chỉ có được trong những giấc mơ. GV chuyển ý: Học sinh trình bày Học sinh quan sát và lắng nghe Học sinh tìm và trả lời Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe 14/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 Nhóm 5: Trình bày kết quả thảo luận. GV Bật máy chiếu hình ảnh hai bà cháu cùng bay lên trời. - Em có nhận xét gì về cuộc sống trong mộng tưởng và thực tế của cô bé bán diêm ? - Sự sắp xếp các mộng tưởng có hợp lý hay không vì sao? - Trong đoạn văn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? - Tác giả sắp xếp song song mộng tưởng thực tế có ý nghĩa gì ? - Với nghệ thuật đối lập tương phản tác giả khắc họa hình ảnh em bé bán diêm như thế nào ? GV bấm máy 4 bức tranh hiện lên cùng một lúc. GV bình: Chúng ta thấy ánh sáng gọi về ước mơ của em bé không phải là ánh sáng của một ngọn nến hay ngọn đèn mà nó chỉ là ánh sáng của ngọn lửa diêm nhỏ nhoi mà thôi. Em bé bán diêm từ chỗ không có gì nhưng trong giấc mơ em đã có tất cả từ vật chất: Lò sưởi, bàn ăn có ngỗng quay đến niềm vui về mặt tinh thần: Cây thông NOEL và hình ảnh người bà yêu quý. Nhưng khi diêm tắt những hình ảnh này biến mất đó chỉ là những ảo ảnh hư vô mà thôi. Thực tế chỉ có một phố vắng teo và lạnh buốt. Học sinh trình bày Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe 15/20 - Với nghệ thuật đối lập tương phản hình ảnh em bé bán diêm đói rét cô độc cô độc luôn khao khát ấm no hạnh phúc. Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 HĐ3: Một cảnh thương tâm(10P) GV chuyển ý: Học sinh đọc thầm và lướt đoạn 3 ? Nêu chủ đề của đoạn ? - Cảnh gì đã xảy ra vào sáng mùng 1 tết ? - Từ cảnh tượng này cho ta thấy ước mơ của cô bé diễn ra vào thời khắc nào trong cuộc đời ? GV giảng: - Qua câu nói của mọi người “ Chắc nó muốn sưởi cho ấm” và hình ảnh những người khách qua đường ở phần trên em có nhận xét gì về thái độ của mọi người đối với em bé ? - Nguyên nhân vì sao em bé chết ? - Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những người nghèo khổ trong xã hội cũ ? - Trong đoạn này tác giả sử dụng biện pháp gì? - Cái chết của cô bé bán diêm hiện lên như thế nào? - Thông qua ánh lửa diêm và những mộng tưởng cùng với hình ảnh em bé chết mà “ Đôi má vãn hồng và đôi môi mỉm cười” Em hiểu gì về tấm lòng của nhà văn An-dec-xen - Tại sao tác giả lại để một kết thúc thương tâm như vậy ? - Trong xã hội chúng ta hiện nay có những em bé như cô bé bán diêm không ? Lấy ví dụ ? 3) Một cảnh thương tâm Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh trả lời Học sinh lắng nghe HS trả lời HS trả lời HS trả lời HS trả lời Học sinh lắng nghe HS trả lời HS trả lời 16/20 -> Với nghệ thuật đối lập lập tương phản làm nổi bật cô bé bán diêm chết trong cô đơn đói khổ lạnh lẽo. Qua đó thể hiện lòng xót xa thương cảm của nhà văn. Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 GV giảng: Nhà nước đã gom các em lại Học sinh lắng nghe vào một mái ấm tình thương cho các em những người bà, người mẹ hiền hậu có tấm lòng yêu thương các em thực sự: VD: Làng trẻ SOS, các lớp học tình thương… đặc biệt trong các dịp lễ tết nhà nước rất quan tâm đến các em về vật chất cũng như tinh thần. - Nhà văn An-dec-xen gửi HS trả lời đến chúng ta thông điệp gì từ văn bản này ? GV chốt: Hình ảnh cô bé bán diêm mãi mãi để lại trong lòng bao bạn đọc trên khắp Học sinh lắng nghe thế gian này niềm đau thương vô hạn. Nhắc nhở chúng ta hãy biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Và đó chính là tấm lòng nhân đạo tràn đầy của nhà văn An-đec-xen. Đồng thời cũng là thông điệp nhà văn gửi lại cho lớp bạn đọc sau này. - Trong văn bản này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? HS trả lời qua đó muốn nói lên điều gì ? GV bật máy chiếu phần ghi nhớ SGK - Nếu là nhà văn An-dec-xen HS trả lời em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào ? HS trả lời - Tìm những câu thành ngữ, tục ngữ nói về lòng yêu thương tương ái ? - Hàng năm nhà trường ta đã làm gì để giúp đỡ những người nghèo ?Các em ạ chúng ta hãy 17/20 III- Tổng kết * Ghi nhớ (SGK) IV- Luyện tập Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 tích cực tham gia các phong trào đó vì trong cuộc sống còn biết bao cảnh đời khốn khó. Chỉ một chút quan tâm một chút tình thương thôi cũng đủ để nâng đỡ những con người bất hạnh để những chuyện đáng tiếc như chuyện cô bé bán diêm không xảy ra trong xã hội chúng ta. “Hãy biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau”. 3. Củng cố V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Đọc kỹ văn bản đánh nhau với cối xay gió, chú thích. - Soạn câu hỏi trong SGK - Tìm hiểu kỹ: Suy nghĩ hành động của nhân vật qua đó cho thấy nhân vật có những mặt nào chưa tốt. - Nghệ thuật tiêu biểu nhất của văn bản là gì Sau khi dạy xong kiểm tra học sinh lớp 8C kết quả thu được như sau: bài kiểm tra sau tiết học bình thường và thu được kết quả như sau: Giỏi Khá TB Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 8C 44 12 27,3 23 52,2 9 20,5 0 0 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Căn cứ vào kết quả trên tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp dạy ngữ văn đặc biệt phần truyện và kí là cần thiết để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học hiệu quả của giờ dạy được nâng cao. Thực chất của phương pháp này dạy truyện kí trong chương trình ngữ văn 8 tập I là ở nghệ thuật sử dụng khéo léo các phương pháp, kỹ năng từ hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới đến hệ thống câu hỏi, cách khai thác giá trị của các văn bản, dùng lời nói sinh động biết nhấn, lướt, sử dụng đồ dùng trực quan một cách hiệu quả và tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với văn bản.Xong điểm mấu chốt để phương pháp đó thành công là giáo viên phải có tình yêu nghề. Để giờ văn sẽ đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng các em. 18/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 2. Khuyến nghị - Giáo viên chủ động nắm vững phương pháp, hướng dẫn học sinh học tập theo tinh thần đổi mới. - Nhà trường cần có tranh, thiết bị học tập hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh. - Phụ huynh cần quan tâm mua đủ SGK, sách bài tập sách giam khảo. Trên đây là một vài thử nghiệm nhỏ của tôi xin được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết. Không sao chép nội dung của người khác. NGƯỜI VIẾT 19/20 Phương pháp giảng dạy truyện và kí trong chương trình Ngữ văn 8 PHẦN 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập I 2. Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1 3. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Ngữ Văn 20/20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan