Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Skkn phương pháp giảng dạy tiết hoạt động thực hành, ngoại khoá môn giáo dục côn...

Tài liệu Skkn phương pháp giảng dạy tiết hoạt động thực hành, ngoại khoá môn giáo dục công dân trong trường thcs

.DOC
21
237
93

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lời mở đầu Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá với nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thích ứng với cơ chế thị trường, chuẩn bị cho cuộc sống và có việc làm ngày càng tốt hơn, học sinh phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về mục đích, động cơ, thái độ học tập. Thay cho tâm lí ỷ lại của thời bao cấp sẽ là sự tháo vát, năng động tự tạo việc làm. Học sinh sẽ ý thức được rằng học tập tốt trong nhà trường là hứa hẹn một tương lai tốt đẹp, sự thành đạt trong cuộc đời; phấn đấu trong học tập để có thực lực đạt tới vị trí kinh tế xã hội phù hợp với năng lực của mình. Với một đối tượng như vậy, đòi hỏi nhà trường phải có sự chuyển biến tích cực, sự đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học- giáo dục. Trong nhà trường THCS mỗi môn học đều có vị trí vai trò, ý nghĩa riêng. Tuy nhiên môn giáo dục công dân (GDCD) là một trong những môn học cơ bản nhằm giáo dục đạo đức và pháp luật trong nhà trường. Môn GDCD ở trường THCS nhằm giáo dục cho các em các chuẩn mực của xã hội, đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi; trên cơ sở đó góp phần hình thành những nhân cách của con người Việt Nam, giúp các em tự hoàn thiện để vươn tới cái chân, thiện, mỹ, trong cuộc sống trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại. Không phải là ai ai cũng có thể lĩnh hội và nắm bắt cải tiến ngay, vận dụng ngay môn học GDCD một cách có hiệu qủa, bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Có thể là tri thức, phương pháp của người thầy, có thể do đối tượng học sinh, do quan niệm về môn học này là môn học phụ, còn tuỳ thuộc vào nội dung cụ thể của mỗi bài học,...Vì vậy mà tôi thấy còn rất nhiều băn khoăn trăn trở về phương pháp giảng dạy, nhất là phương pháp giảng dạy tiết hoạt động thực hành, ngoại khoá môn giáo dục công dân trong trường THCS. Tôi mạnh dạn viết lên những suy nghĩ của mình về thực trạng dạy tiết học ngoại khoá, thực hành môn giáo dục công dân trong các nhà trườngTHCS 1 hiện nay đồng thời nêu lên một số bài học kinh nghiệm của bản thân- là một người trực tiếp giảng dạy - về vấn đề này. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng: Những năm gần đây, giáo viên dạy môn giáo dục công dân đã có nhiều cố gắng trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, hiện tượng dạy học lệ thuộc vào SGK và SGV còn phổ biến. Việc rèn luyện kĩ năng, và giáo dục thái độ hành vi của học sinh trong việc dạy học môn GDCD thực hiện chưa đạt yêu cầu đề ra của chương trình. Việc áp dụng công nghệ thông tin đang bước đầu được thực hiện nhưng còn lúng túng hiệu quả chưa cao. Ở trường THCS hiện nay, không phải tất cả giáo viên trục tiếp giảng dạy môn GDCD đều đạt chuẩn cao đẳng, đại học, có giáo viên dạy không đúng với phân môn của mình, có những giáo viên tay nghề chưa cao mà không tích cực chuyên tâm đến công tác giảng dạy. Điều cơ bản là không chỉ HS, phụ huynh mà ngay chính giáo viên cũng có quan niệm môn GDCD là môn phụ, dạy để lấp chỗ trống. Vì lẽ đó mà nhận thức của người dạy về bộ môn cũng chưa đầy đủ, nhiều giờ dạy môn GDCD ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản, giáo viên chưa chú ý đến khâu giáo dục tư tưởng, tình cảm, chưa chú ý rèn luyện kỹ năng, giáo dục thẩm mỹ, hành vi, lối sống cho các em trong hoạt động thực tiễn. Nhiều khi giáo viên lên lớp chỉ để dạy cho xong bài, cho hết chương trình còn không chú ý đến khâu phản ứng tiếp nhận từ phía học sinh. Đặc biệt đối với các tiết dạy thực hành, ngoại khoá thường là những tiết học gần cuối học kì nên nhiều giáo viên dạy các tiết này theo hướng ôn tập, ra câu hỏi cho học sinh làm đề cương. còn nếu tổ chức dạy thì cũng chỉ qua loa đại khái. Sở dĩ có tình trạng ấy vì giáo viên không muốn mất nhiều thời gian, công sức đầu tư cho việc chuẩn bị giờ dạy công phu hơn nhiều so với tiết dạy bình thường như: giáo viên phải tìm hiểu nhiều các hoạt động phong trào của địa phương, phải liên hệ với các cấp uỷ Đảng, chính quyền để cập nhật hoặc phải sưu tầm tài liệu, làm đồ dùng dạy học, cách tổ chức giờ học… Đây cũng 2 là những nguyên nhân cơ bản làm cho giờ thực hành, ngoại khoá GDCD có nội dung nghèo nàn, khô khan, hình thức buồn tẻ, không giàu chất giáo dục, không thực hiện được nhiệm vụ dạy học theo đúng yêu cầu của bản thân nó. 2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng: Sau mỗi tiết học GDCD học sinh sẽ hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các quan hệ với bản thân, và người khác với công việc và môi trường sống. Hiểu được ý nghĩa của các chuẩn mưc đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó. Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh, biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí...) biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu các chuẩn mực đã học. Để từ đó, học sinh có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện đạo đức, pháp luật, văn hoá trong đời sống hàng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương đất nước; có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp. Đặc biệt qua các giờ học thực hành, ngoại khoá học sinh lại càng có điều kiện thuận lợi để hiểu rõ về kiến thức từ đó có hành vi, thái độ phù hợp. Nhưng tình hình chung hiện nay phần đa các tiết dạy học thực hành, ngoại khoá đều chưa đem lại hiệu quả cao, nội dung, phương pháp còn nghèo nàn sơ sài, học sinh học bài một cách miễn cưỡng thụ động khiến cho chất lượng của quá trình tiếp thu bài của HS không khả quan. Thực tế đó đã cho thấy mỗi chúng ta phải suy nghĩ làm thế nào để các em say mê, yêu thích môn GDCD và người thầy dạy GDCD có những giờ đạt kết quả tốt đặc biệt là giờ dạy học thực hành, ngoại khoá. Kết quả điều tra thực trạng: - Về mức độ hứng thú: 3 Mức độ Khối lớp 9 (125 HS) Hứng thú Số % lượng 20 16,0 6 (106 HS) 26 - Về chất lượng học tập: Chất lượng 24,5 Giỏi Bình thường Số % lượng 30 24,0 Không húng thú Số % lượng 75 60,0 20 60 18,9 Khối lớp 9 (125 HS) lượng 20 16,0 lượng 30 24,0 Trung bình Số % lượng 45 36,0 6 (106 HS) 26 20 40 Số Khá % 24,5 Số % 18,9 37,7 56,6 Yếu Số % lượng 30 24,0 20 18,9 Là người trực tiếp đứng lớp tôi nhận thấy rằng, để môn GDCD mang lại hiệu quả cao thì dạy môn GDCD không chỉ đơn giản là truyền thụ tri thức mà phải tổ chức cho học sinh hoạt động. Đặc biệt thông qua các hoạt động của giờ thực hành, ngoại khoá sẽ hình thành cho các em tình cảm, niềm tin, đạo đức, pháp luật và đặc biệt là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, ý thức pháp luật ở mỗi HS. Vì vậy cần tránh lối dạy thiên về lý thuyết khô khan, xa rời thực tiễn mà phải từ việc khai thác những chất liệu thực tiễn của cuộc sống và vốn kinh nghiệm đã có của bản thân mỗi học sinh, giúp các em thấm hiểu nội dung, rèn luyện thái độ, hình thành tình cảm, niềm tin thực hành các chuẩn mực giá trị và mẫu hành vi tích cực theo mục tiêu bài học. Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn đưa ra những kinh nghiệm nhỏ của mình về phương pháp dạy tiết thực hành, ngoại khoá môn GDCD để viêc giảng dạy tiết thực hành, ngoại khoá môn GDCD ở trường THCS đạt kết quả tốt hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 I. Các giải pháp thực hiện 1. Muốn tổ chức học sinh học tập tốt tiết học thực hành ngoại khoá chương trình môn GDCD, giáo viên (GV) phải nắm vững chương trình toàn cấp học, đặc biệt chương trình nội dung môn GDCD lớp 6 để kế thừa sang lớp 7. Đồng thời, nắm vững chương trình môn GDCD lớp 8, lớp 9 để tránh sự quá tải và có ý thức chuẩn bị cho HS tâm thế học tiếp các chương trình sau. 2. GV phải tăng cường sử dụng các thiết bị, phương tiện trong giờ học chống khuynh hướng dạy chay. Các thiết bị phương tiện này chính là điều kiện để đổi mới phương pháp làm tăng tính hấp dẫn hứng thú và loại trừ cách dạy thuyết giáo khô khan, áp đặt. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thiết bị phương tiện dạy học trong giờ dạy học phải làm sao cho hợp lý, có hiệu quả, đúng mức, đúng chỗ tuỳ từng điều kiện, hoàn cảnh địa phương cho phù hợp. 3. GV phải nắm được những nội dung chính của các tiết thực hành, ngoại khoá thường được lựa chọn dựa trên một số cơ sở sau: - Căn cứ vào mục tiêu chương trình phần cứng SGK, nếu thấy cần củng cố, trang bị thêm phần kiến thức nào thì chọn nội dung thuộc phần đó. - Dựa vào các phong trào hoạt động chính trị- xã hội ở địa phương để thực hiện như: vấn đề giao thông, môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, các phong trào văn hoá… - Căn cứ vào những gương người tốt việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó học giỏi. - Dựa vào các thông tin cập nhật về chủ trương của Đảng, Nhà nước hoặc địa phương như: học tập nghị quyết, dự thảo sửa đổi văn bản pháp luật, chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp… - Căn cứ vào các hoạt động tổng hợp theo chủ đề nhân các ngày lễ lớn trong năm phù hợp với mục tiêu giáo dục ở từng khối lớp. 4. GV phải nắm được những hình thức tổ chức các tiết thực hành, ngoại khoá thường được lựa chọn là: giáo viên trực tiếp hoặc mời người ngoài nói chuyện trao đổi về một vấn đề nào đó; tổ chức các cuộc thi, diễn đàn, toạ 5 đàm, triển lãm nhỏ; có thể kết hợp với các sinh hoạt ca hát, du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,… Các hình thức này có thể được tổ chức dạy theo quy mô lớp, khối hoặc toàn trường. II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện: 1. Giáo viên nắm vững các tiết thực hành ngoại khoá môn GDCD của từng khối lớp. Xác định nội dung, hình thức tổ chức giờ dạy. Từ đó xác định đúng mục tiêu cần đạt của giờ dạy. 2. Lên kế hoạch cụ thể về tiết dạy (thời gian địa điểm, trang thiết bị dạy học,..) tham khảo ý kiến của tổ KHXH sau đó trình lên Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt. 3. Giáo viên phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình dạy học. HS cần phải tích cực hoạt động để tự phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức, hình thành kỹ năng mới và thái độ tích cực dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. 4. Giáo viên cần phải nghiên cứu tìm tòi, đọc nhiều, nghĩ nhiều, phải đầu tư nhiều hơn về khâu chuẩn bị bài, nghiên cứu nội dung bài giảng. biết kết hợp sáng tạo các phương pháp truyền thống và vận dụng linh hoạt các phương pháp hiện đại, sử dụng hợp lý hình thức tổ chức học sinh học theo khối lớp, hình thức dạy học ngoại khóa, thực hành. 5. Giáo viên phải có cuộc gặp gỡ trao đổi với các cấp ủy Đảng chính quyền, các ban nghành có liên quan đến nội dung bài học cần khai thác. Đặc biệt đối với các khách mời GV phải trao đổi rõ về mục đích, yêu cầu của tiết học và vai trò của họ trong tiết học ấy. 6. Giáo viên phải hướng dẫn kĩ càng cho HS chuẩn bị chu đáo cho giờ học như: từ cách lên hái hoa trả lời câu hỏi, cách thức đối thoại với khách mời, cách chọn HS đại diện tham gia phần hùng biện, cách trang trí lớp học, chuẩn bị đồ dùng học tập,… kể cả những việc làm cần thiết sau buổi học. Vận dụng các biện pháp để dạy một bài cụ thể 6 Giáo dục công dân 9: Tiết 15+16: Chủ đề: NGOẠI KHOÁ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN XƯA VÀ NAY I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Củng cố và mở rộng hiểu biết về lí tưởng sống của thanh niên ở mỗi thời kì xưa và nay. 2. Kĩ năng: - Biết xác định đúng lí tưởng sống cho bản thân và lập kế hoạch từng bước thực hiện lí tưởng sống ấy. - Bày tỏ ý kiến trong diễn đàn về lí tưởng sống của thanh niên xưa và nay. - Luôn kiểm soát bản thân trong việc học tập, rèn luyện, hoạt động để thực hiện ước mơ, dự định, kế hoạch cá nhân. - Tự tin, tích cực tham gia hoạt động tập thể. 3. Thái độ: Có ý thức sống theo lí tưởng cao đẹp, tôn trọng học hỏi những người sống và hành động theo lí tưởng cao đẹp. Luôn phê phán lên án những biểu hiện sống thiếu lí tưởng. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Thiết kế chương trình diễn đàn về lí tưởng sống của thanh niên xưa và nay (tiến hành trong 2 tiết- theo quy mô cả khối 9, tiến hành ngoài sân trường). - Các phương tiện dạy học như máy vi tính, đầu vi déo, máy chiếu đa năng - Phân công cho từng HS ở mỗi lớp chuẩn bị trước một số vấn đề cụ thể (Xem lại kiến thức của bài lí tưởng sống của thanh niên; tìm hiểu về những gương thanh niên sống có lí tưởng; tập hùng biện về vấn đề thanh niên sống có lí tưởng; ...) GV gợi ý cho HS chuẩn bị dàn ý trình bày không cần viết như một bài phát biểu. 7 - Mời đại biểu: Bí thư (phó bí thư) Chi bộ, Bí thư (phó bí thư) Chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, Tổ trưởng, các giáo viên chủ nhiệm khối 9, cựu HS của trường. - Phần thưởng cho HS: khăn quàng đỏ, bút bi, quyển vở,... 2. Chuẩn bị của học sinh: - Ôn lại kiến thức của bài học và sưu tầm thơ ca, danh ngôn, châm ngôn nói về lẽ sống, tìm hiểu các phong trào của Đoàn ... - Chuẩn bị một sô câu hỏi để đối thoại cùng khách mời - Trang trí khánh tiết (căng phông, khẩu hiệu, cây hoa dan chủ, kê bàn ghế....) - Mỗi lớp chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề. - Chọn cử một người dẫn chương trình - Thống nhất chương trình hành động của tập thể lớp III. Các bước tiến hành: 1. Khởi động: (5phút): Ổn định tổ chức- Học sinh cả khối hát bài: Thanh niên làm theo lời Bác. 2. Các hoạt đông: * Hoạt động1 (20 phút): Hái hoa dân chủ tìm hiểu về lí tưởng sống của thanh niên xưa và nay - Người dẫn chương trình giới thiệu về cách thức, yêu cầu của hoạt động ( mỗi HS xung phong lên hái một bông hoa có gắn số thứ tự của câu hỏi- người dẫn chương trình sẽ đọc nội dung câu hỏi, HS trả lời đúng sẽ được nhân phần thưởng vật chất hoặc tinh thần, nếu trả lời chưa đúng thì nhường cơ hội cho người khác) - Hệ thống câu hỏi và đáp án: 1. Trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, hàng triệu thanh niên ở tuổi thanh xuân đã làm gì? Mục đích mà tất cả họ khao khát muốn đạt được là gì? 8 Trả lời: Họ đã sẵn sàng xả thân vì nước. Lí tưởng của họ là đấu tranh cho độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc “không có gì quý hơn độc lập tự do”... 2. Em hãy nêu những tấm gương tiêu biểu trong công cuộc giải phóng dân tộc với những câu nói nổi tiếng thể hiện lí tưởng sống mà họ đã chọn và phấn đấu suốt đời cho lí tưởng đó? Trả lời: Ví dụ: Bác Hồ: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”; Lý Tự Trọng: “ Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”; Nguyễn Văn Trỗi: “ Còn giặc Mĩ thì không gia đình nào hạnh phúc” trước khi ngã xuống anh còn hô to “Việt Nam độc lập muôn năm- Hồ Chí Minh muôn năm” 3. Để tiếp nối truyền thống của thế hệ cha ông thanh niên ngày nay cần có lí tưởng sống như thế nào? Trả lời: Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH-HĐH theo định hướng XHCN. 4. Em hiểu thế nào là “sống đẹp – sống có ích”? Trả lời: Sống đẹp là sống có lí tưởng, có hoài bão và có ước mơ. Sống đẹp là sống có tấm lòng nhân ái. Sống có ích là sống vì mọi người, đạt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân, biết phân biệt đúng sai, phải trái, luôn tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Sống đẹp - sống có ích là điều mà tuổi trẻ Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đưa đất nước tiến lên giàu mạnh, văn minh và hội nhập. 5. Hãy nêu ít nhất 5 biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên và ít nhất 5 biểu hiện sống thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay? Trả lời: Có lí tưởng: Vượt khó trong học tập, làm giàu chính đáng, đấu trang chống các hiện tượng tiêu cực, sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự, Tham gia phong trào tình nguyên,... 9 Thiếu lí tưởng: Sống đua đòi, ỉ lại; lãng quên quá khứ; thờ ơ với mọi người; thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội;... 6. Ước mơ của em hiện nay là gì? Để thực hiện ước mơ ấy em sẽ làm những gì? Trả lời: sau khi tốt nghiệp lớp 9 thi đậu cấp III, thi đậu đai học... trở thành bác sĩ , kĩ sư, giáo viên... góp phần xây dựng đất nước. Để thực hiện đựơc ước mơ ấy: vạch kế hoạch học tập khoa học, chăm chỉ học tập, rèn luyện.... 7. Em hãy giới thiệu về một tấm gương Việt Nam trong công cuộc CNH-HĐH đất nước sống có lí tưởng và đã phấn đấu không ngừng cho lí tương đó? Trả lời: HS có thể giới thiệu tấm gương tiêu biểu trong các lĩnh vực : Học tập, ngiên cứu khoa học, TDTT, văn hoá- xã hội,... 8. Hãy hát một bài hát hoặc đọc bài thơ hoặc giới thiệu ngắn gọn về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học thể hiện được chủ đề ngoại khoá hôm nay? Trả lời: HS có thể đọc hoặc hát bài mùa xuân nho nhỏ; giới thiệu về nhân vật anh thanh niên, cô hoạ sĩ trẻ...trong truyện Lặng lẽ Sa pa;.... 9. Ngày nay, nhiều người cho rằng sống có lí tưởng là rất khó, bởi vì thời hiện đại bây giờ con người cần tập trung vào những nhu cầu kinh tế trước mắt nên khó có thể thực hiện được lí tưởng sống cao đẹp vì đất nước, vì xã hội. Vì vậy bạn Trang cứ suy nghĩ mãi: “ Liệu thanh niên HS có thể thực hiện được lí tưởng sống vì đất nước, vì xã hội không?” Em có thể góp ý gì cho bạn Trang? Trả lời: HS nên đưa ra ý kiến góp ý dựa trên cơ sở về lí tưởng sống đã học. Chăm chỉ học tập đạt nhiều thành tích cao... trong học tập, rèn luyện cũng thể hiện lí tưởng sống cao đẹp vì đất nước, xã hội. 10 10. Có người nói rằng, nói đến lí tưởng sống chỉ là nói đến một thứ lí thuyết suông, hình thức, không thực chất; cái chính là phải sống thực tế, việc đến đâu lo đến đó. Em có thể nói gì qua ý kiến này? Trả lời: HS bày tỏ ý kiến của mình trên cơ cở không đồng tình với ý kiến trên, lí tưởng sống chính là mục đích cần đạt tới trong cuộc sống..... - Lưu ý: Không nhất thiết phải dùng hết các câu hỏi , chỉ dùng trong thời gian đã quy định. - Người dẫn chương trình chốt lại phần hái hoa dân chủ- mời lớp 9A lên thể hiện các tiết mục văn nghệ của mình. * Hoạt động 2(10phút): Xem hình ảnh tư liệu về tấm gương thanh niên tiêu biểu của xưa và nay. - Một số thanh niên tiêu biểu thời xưa: Bác Hồ, Lí Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, ... - Một số thanh niên tiêu biểu thời nay: Giáo sư Ngô Bảo Châu, VĐV bơi lội Kim Tuyến, Giám đốc trẻ Võ Thanh Lâm, ... - Các đoạn phim tư liệu về gương thanh niên tiên tiến của huyện Tĩnh Gia giai đoạn 2004-2009. * Hoạt đông 3 (30phút) Đối thoại cùng diễn giả - GV nêu lên mục đích của hoạt động: HS được nêu lên các câu hỏi để đối thoại trao đổi với khách mời về lí tưởng sống của thanh niên. Khách mời cũng đưa ra những câu hỏi để HS tham gia trả lời, trao đổi. - Đối thoại giữa HS với khách mời - Đối thoại giữa khách mời với HS - Cựu HS của Trường hiện đang học lớp 12 đã có nhiều thành tích trong học tập (HS Phạm Minh Tâm- đã đạt thành tích cao trong các kì thi như: Âm vang xứ thanh, Đường lên đỉnh Olimpya, ... ) trò chuyện, tâm sự với HS. - GV chốt lại nội dung của hoạt động- mời lớp 9B lên thể hiện phần văn nghệ của mình. 11 * Hoạt đông4: (15phút) Hùng biện - Người dẫn chương trình nêu cầu của phần hùng biện( mỗi lớp cử một đại diện lên bốc thăm câu hỏi sau đó chuẩn bị và trình bày trong vòng 5 phút). - Câu hỏi và yêu cầu cơ bản của phần trả lời phần hùng biện Câu 1: Em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên ngày nay? Em có thấy hợp với bản thân em không? Vì sao? Trả lời: Là lẽ sống cao đẹp phù hợp với lí tưởng của dân tộc mà mọi thanh niên Việt Nam cần vươn tới,... Câu 2: Bạn hãy hát một bài hát thể hiện vai trò của thanh niên ngày nay trong xã hội? Cảm xúc sau khi hát? Trả lời: Thể hiện được cảm xúc chân thành về lí tưởng thanh niên được gửi gắm trong bài hát. Câu 3: Bạn hiểu gì về câu nói “ Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng đã sống hoài sống phí” (Lời Paven trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy)? Trả lời: Câu nói thể hiện được lí tưởng hoài bão, ước mơ của thanh niên ở mọi thời đại đặc biệt trong thời đại mới. Thanh niên luôn cần nỗ lực học tập, rèn luyện chuẩn bị hành trang để lập nghiệp góp phần xây dựng đất nước. Thanh niên không thể để phí hoài tuổi trẻ vào những việc vô ích trong cuộc sống. Câu 4: Bạn cảm nhận gì sau khi được đọc và nghe bình luận về hai cuốn sách nhật ký thời chiến tranh: “ Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” và “ Sống mãi tuổi 20”? Trả lời: Học tập và nối tiếp ở bản lĩnh tính cách, tình yêu và sự bất tử của những con người đáng kính như Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc. Họ sẽ là tấm gương là hình mẫu lí tưởng cho thế hệ thanh niên ngày nay học tập và noi theo... - GV cho HS nhận xét đánh giá về chất lượng nội dung phần trả lời; mức độ tự tin, lưu loát của người trình bày. 12 - GV nhận xét đánh giá, kết luận, biểu dương, tặng quà. * Hoạt động 5: (7phút) Kế hoạch hoạt động của từng lớp. - GV yêu cầu lớp trưởng của từng lớp lên trình bày kế hoạch hoạt động của tập thể lớp sau khi tham gia buổi học này. - HS trình bày kế hoạch tập trung vào một số vấn đề: thực hiện trách nhiệm học tập, rèn luyện sức khoẻ, tu dưỡng đạo đức... hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh. - GV nhận xét về kế hoạch của từng lớp, động viên khuyến khích các em thực hiện tốt. - GV mời phần văn nghệ của lớp 9C 3. Tổng kết: (3phút) - HS nhận xét, đánh giá hoạt động và rút kinh nghiệm cho hoạt động sau - GV nhận xét tinh thần thái độ và đánh giá kết quả hoạt động; tuyên dương những cá nhân và tập thể làm tốt, nhắc nhở những cá nhân, tập thể làm chưa tốt. - Yêu cầu HS cần có lí tưởng sống đúng đắn, phù hợp và thực hịên tốt kế hoạch đặt ra. - Dặn dò HS chuẩn bị ôn tập học kì I. Thu dọn bàn ghế, phông màn,… IV. Đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh giờ dạy: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 13 Giáo dục công dân 6: Tiết 32: Chủ đề: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC CHÚNG EM THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố và mở rộng hiểu biết về một số quy định an toàn giao thông đường bộ; biển báo hiệu đường bộ, đi bộ, đi xe đạp, ngồi trên xe đạp, xe máy. 2. Kĩ năng: - HS có khả năng ứng xử đi đường gặp các biển báo hiệu đường bộ và biết đảm bảo an toàn khi đi bộ, đi xe đạp, ngồi trên xe đạp, xe máy. - Biết điều khiển và tham gia các hoạt động của tiết học. 3. Thái độ: - HS tôn trọng các quy định về an toàn giao thông. - Phê phán các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên - Thiết kế tiết dạy, chuẩn bị nội dung cụ thể cho từng hoạt động, có ứng dụng công nghệ thông tin. (Tổ chức tiết học theo quy mô lớp). - Một số biển báo hiệu đường bộ (Chú ý chọn những biển báo mà HS thường gặp và liên quan đến quá trình tham gia giao thông của các em). - Các hình ảnh về hành vi đi bộ, đi xe đạp, ngồi trên xe đạp, xe máy, xe máy an toàn hoặc không an toàn. - Các phương tiện dạy học như máy vi tính, đầu vi déo, máy chiếu đa năng. - Phần thưởng cho cá nhân và tổ HS. - Hướng dẫn HS : Chia nhóm theo dãy ngồi ( mỗi lớp/ 4 nhóm) sưu tầm tranh ảnh có nội dung phù hợp với chủ đề, cách trình bày và hướng thuyết minh; chuẩn bị tiểu phẩm chu đáo; cử một bạn trong mhóm tham gia phần tuyên truyền viên; trang trí lớp,… 14 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn lại kiến thức biển báo hiệu đường bộ, các quy tắc đi bộ, đi xe đạp, ngồi trên xe đạp, xe máy. - Chuẩn bị bài hát, tiểu phẩm, tập làm tuyên truyền viên về ATGT - Sưu tầm tranh ảnh về ATGT trình bày vào khổ giấy lớn, sau đó chuẩn bị lời thuyết minh. - Trang trí lớp học, khẩu hiệu, kê bàn ghế… III. Các bước tiến hành 1. Khởi động: (2 phút) Ổn định tổ chức lớp HS cả lớp hát bài hát “ Chúng em với ATGT ” (Hồng Phong) 2. Các hoạt động * Hoạt động 1. Nhận diện biển báo hiệu đường bộ (3 phút) - GV lần lượt cho HS quan sát từng biển báo trên máy chiếu, cho HS nhận dạng và nêu ý nghĩa của nó ( biển 112, 224, 305, 122, 225, 420, 434, 425…) - HS quan sát, xung phong trả lời. - Tổ nào có nhiều HS trả lời đúng nhất thì được thưởng( bằng điểm hoặc tràng vỗ tay). * Hoạt động 2. Nhận diện hành vi tham gia giao thông. (7phút) - GV đưa ra cá hình ảnh trên máy chiếu về hành vi người đi bộ, trong đó có hành vi đúng và hành vi không đúng quy định (đi dưới lòng đường, đi 15 qua ngã tư không đúng nơi quy định hoặc khi có đèn đỏ dành cho người đi bộ, vượt qua dải phân cách, đứng túm tụm dưới lòng đường…); về hành vi người đi, ngồi xe đạp xe máy trong đó có hành vi đúng và hành vi không đúng quy định (không đúng chiều đường, làn đường, vượt đèn đỏ, đi dàn hàng ngang, đi xe mô tô bằng một bánh, chở quá số người quy định, ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm, sử dụng ô…). - Yêu cầu HS phát hiện nhanh các hành vi vi phạm và không vi phạm an toàn giao thông và ghi nhận các ý kiến đúng. - Cho HS quan sát lại từng hành vi vi phạm chỉ rõ nguyên nhân và hướng dẫn HS cách đi bộ, đi ngồi xe đạp, xe máy đúng và an toàn trong từng trường hợp. - GV hỏi thêm về cách bảo đảm an toàn khi ngồi trên xe và lên xuống xe buýt (Vì đây là phương tiện công cộng được HS đi học nhiều trong thời gian gần đây) - HS quan sát, xung phong trả lời. 16 - Cá nhân HS trả lời đúng được nhận một phần thưởng( 1 chiếc khăn quàng đỏ, 1 chiếc bút bi,…) - GV chốt lại, hướng dẫn HS rút ra các điều quy định đảm bảo an toàn khi đi bộ, xe đạp và ngồi trên xe đạp, xe máy, xe buýt. * Hoạt động 3. Diễn tiểu phẩm, hoạt cảnh về ATGT (12 phút) - GV chia HS trong lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tương đương một dãy ngồi - GV nêu yêu cầu của hoạt động: đảm bảo đúng chủ đề, kỉ luật sân khấu, thời gian tối đa là 3 phút, tiểu phẩm (hoạt cảnh) đã được chuẩn bị ở nhà. - GV cho các nhóm trưởng lên bắt thăm thứ tụ thực hiện. - HS lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm. - Sau khi 4 nhóm thực hiện xong, HS nhận xét, đánh giá, GV kết luận, phát thưởng cho các nhóm. * Hoạt động 4. Trình bày sản phẩm sưu tầm về ATGT (10phút) - GV nêu yêu cầu của hoạt động ( trong vòng 3 phút mỗi tổ lên trưng bày sản phẩm đã sưu tầm tranh ảnh về ATGT ở nhà, sau đó cử đại diện thuyết minh cho sản phẩm của mình) - GV cho các nhóm trưởng lên bắt thăm thứ tự trình bày. - HS lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm. - HS nhận xét, đánh giá( về hình thức, bố cục trình bày, nội dung chất lượng hình ảnh; chất lượng phần thuyết minh) - GV đánh giá, khái quát, cho điểm từng nhóm. * Hoạt động 5. Em là tuyên truyền viên về ATGT (8phút) - GV nêu yêu cầu: Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày nội dung tuyên truyền về ATGT tối đa trong 2 phút. - GV cho các nhóm trưởng lên bắt thăm thứ tự trình bày. - HS lên trình bày theo thứ tự đã bốc thăm. - HS nhận xét, đánh giá( về nội dung, chủ đề, giọng nói, sự thuyết phục, …) 17 - GV đánh giá, khái quát, trao phần thưởng cho cá nhân tuyên truyền viên. 3. Tổng kết (3phút) - HS nhận xét, đánh giá hoạt động và rút kinh nghiệm cho hoạt động sau - GV nhận xét tinh thần thái độ và đánh giá kết quả hoạt động; tuyên dương những có nhân và tổ, nhóm làm tốt, nhắc nhở những cá nhân, tổ làm chưa tốt. - Yêu cầu HS thực hịên tốt những quy định về ATGT. IV. Đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh giờ dạy: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 18 C. KẾT LUẬN I. Kết quả nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng để dạy một bài cụ thể của tiết thực hành, ngoại khóa môn GDCD lớp 6, 9 bản thân tôi thấy được kết quả lĩnh hội, sự hứng thú học tập của học sinh có phần được nâng cao rõ rệt, các em thực sự hiểu rõ hơn về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần thiết; tự tin, mạnh dạn hơn trước tập thể, tích cực và có trách nhiệm tập thể cao, giờ học tạo được sự thân thiện, cởi mở, hiểu biết giữa HS với thầy cô, khách mời, bạn bè… So với một số cách dạy chưa thực sự đúng với bản chất của tiết học thực hành, ngoại khoá thì phương pháp dạy của bản thân tôi nêu trên đã thu được kết quả cụ thể như sau: - Về mức độ hứng thú: Mức độ Khối lớp 9 (125 HS) Hứng thú Số % lượng 90 72,0 6 (106 HS) 76 71,7 - Về chất lượng học tập: Chất lượng Giỏi Bình thường Số % lượng 35 28,0 Không húng thú Số % lượng 0 0 30 0 28,3 Khối lớp 9 (125 HS) lượng 90 72,0 lượng 25 20,0 Trung bình Số % lượng 10 8,0 6 (106 HS) 76 24 6 Số Khá % 71,7 Số % 22,6 5,7 0 Yếu Số % lượng 0 0 0 0 II. Kiến nghị và đề xuất 19 Trên đây là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi, chỉ là những kinh nghiệm nhỏ trong quá trình giảng dạy nên còn có thể có nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học giáo dục để việc dạy học tiết thực hành, ngoại khoá môn GDCD đạt chất lượng cao hơn và học sinh càng yêu thích hơn. Là giáo viên dạy môn GDCD, tôi kính mong các cấp lãnh đạo các ban nghành luôn quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để việc dạy và học môn GDCD ở trường THCS, đặc biệt là các tiết thực hành, ngoại khoá luôn đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất đúng như tầm quan trọng của nó. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tĩnh Gia, ngày 02 tháng 5 năm 2011 Người thực hiện: Nguyễn Thị Vân 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan