Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và thành tích môn nhảy xa tron...

Tài liệu Skkn phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và thành tích môn nhảy xa trong trường thpt

.PDF
10
195
120

Mô tả:

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất (GDTC) là lĩnh vực có vị trí rất quan trọng trong nền giáo dục chung của nước ta. Nó không chỉ đơn thuần là giáo dục về mặt thể lực mà quan trọng hơn còn là giáo dục phẩm chất đạo đức, ý chí con người, đặc biệt là đii với thế hệ trẻ. Con người là vốn quý của chế độ XHCN, boo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho mọi người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của ngành Y tế và TDTT Mục đích của GDTC được xây dựng trên cơ sở nhu cầu xây dựng CNXH, nó gắn liền với mục đích giáo dục chung, là mục đích của TDTT, ở nước ta đã nêu trong văn kiện Đảng: “Khôi phục và tăng cường sức khỏe, góp phần xây dựng con người mới phát trinn toàn diện, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN” Tư tưởng bao trùm của Bác Hồ trong việc đặt nền tảng xây dựng nên TDTT, là sự khẳng định có tính chất cách mạng của công tác TDTT, một nhu cầu khách quan của một xã hội phát triển, là nghĩa vụ của mỗi người dân yêu nước. Người dạy: “giữ dìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc giữ dìn cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là cả nước khỏe mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai củng làm được. Mỗi ngày lúc ngủ dậy, tập một ít thể dục. Ngày nào củng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khỏe” Ngày nay trước sự phát triển như vủ bảo trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, KHKT, y tế, giáo dục, thì hiện tượng đói vận động càng phát triển. TDTT góp phần giúp cho con người khắc phục sự mất cân bằng đó. Thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước đang ngồi trên ghế nhà trường phải được học tập, rèn luyện để trở thành những con người toàn diện, trong đó có sức khỏe – nó là vốn quý nhất của mỗi con người. Chính vì vậy mà những người làm công tác GDTC nói chung, những người thầy giáo giảng dạy bộ môn 1 thể dục trong trường phổ thông nói riêng phải nổ lực hết mình trong công tác để luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Hiện nay chúng ta đã và đang tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đối với tất cả các môn học, trong đó có bộ môn thể dục. Trong chương trình học chính khóa bộ môn thể dục thị các bộ môn điền kinh chiếm phần lớn. Do đó để nâng cao hiệu quả, chất lượng đại trà, củng như thành tích các môn điền kinh Trong trường THPT đòi hỏi người giáo viên thể dục cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và phương pháp giảng dạy hợp lý mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong nghề nghiệp công tác của mình. Vì thế tôi xin đề cập đến một vấn đề đó là: “Phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng và thành tích môn nhảy xa trong trường THPT” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: A. Phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng, kỷ thuật nhảy xa ưỡn thân lớp 11 1. Yêu cầu về phương pháp giảng dạy: 1.1 Tiến hành giảng dạy theo phương pháp tích cực 1.2. Khảo sát chất lượng ban đầu để nắm được năng lực nhảy xa của học sinh 1.3. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực, lồng ghép nội dung cho phù hợp đặc trưng của từng kiểu nhảy sẽ học trong từng bài dạy 2. Phương pháp dạy học: Để giúp học sinh nhanh chóng hoàn thiện kỷ thuật, phát trinn thể lực và trình tự giảng dạy nhảy xa được tiến hành theo các bước sau: 2.1. Xây dựng khái niệm * Biện pháp - Giảng giải kỹ thuật: Chú ý nhấn mạnh các giai đoạn chủ yếu. - Xem làm mẫu hoàn chỉnh hoặc chi tiết - Dùng tranh ảnh kỹ thuât – sơ đồ để giới thiệu kỹ thuật nhảy xa 2.2. Giảng dạy kỹ thuật chạy đà kết hợp giậm nhảy: - Chọn chân giậm nhảy: Cho học sinh nhảy tự do từ đó nhớ chân giậm 2 - Tại chổ mô phỏng động tác đưa đạt chân giậm và phối hớp giậm nhảy với tay và chân lăng - Đi bộ phối hợp 1,2,3 bước đà giậm nhảy phối hợp chân lăng và tay - Chạy đà 7,9,11 bước giậm nhảy. Yêu cầu tư thế 4 bước cuối cùng (có kẻ sẵn vạch 4 bước). - Chạy đà 9,11 bước yêu cầu như biện pháp trên, giậm nhảy tích thành tư thế bước - Chạy đà 7,9,11 bước giậm nhảy bước bộ qua xà ngang - Tập chạy đà và đo đà trung bình * Học cách đo đà - Đo bằng bức đi: ! bước chạy bằng 2 bước đi - Đo đà bằng cách đi ngược từ ván giậm nhảy đến điểm xuất phát - Đo đà bằng bàn chân * Luyện tập chạy đà nhịp điệu có tốc độ cao - Chú ý 4 bước cuối cùng. Trong luyện tập phải chú ý tư thế xuất phát. Phương pháp tăng tốc độ, cự li và số bước, sự ổn định trong các lần nhảy * Hoàn chỉnh kỹ thuật chạy đà và giậm nhay. 2.3. Giảng dạy kỹ thuật trên không: Kiểu ưỡn thân a. Mô phỏng động tác ưỡn thân - Tại chỗ mô phỏng động tác miết đùi đẩy hông gập thân - 1 – 3 mước giậm nhảy làm động tác ưỡn thân - Xây dựng khái niệm ưỡn thân trên không - Đứng trên cao (hòm, bục thể dục) giậm nhảy rơi xuống làm động tác ưỡn thân (miết đùi đẩy hông gập thân) - Đà ngắn, trung bình giậm nhảy với bục thể dục làm động tác ưỡn thân gập thân với chân ra xa b. Hoàn chỉnh kỹ thuật với đà trung bình dài - Đà trung bình thực hiện toàn bộ kỹ thuật - với xà ở gần giải quyết tốc độ - Với bục thể dục giải quyết động tác biết chân 3 - Với xà ở xa giải quyết động tác gập thân với chân ra xa - Đà dài hoàn chỉnh kỹ thuật trên không 2.4. Giảng dạy kỹ thuật tiếp đất và hoàn thiện kỹ thuật a. Tại chỗ bật xa chú ý nâng cao đùi với 2 chân ra phía trước khi mới chạm cát 2 tay đánh ra sau b. Các động tác bổ trợ cho chạm cát - Qùy trên đệm nhảy lên thành ngồi duỗi dài 2 chân - Trèo xà đơn hoặc thang gióng , gập bụng đưa chân lên cao đạt quả bóng treo cao trước mặt c. Hoàn chỉnh động tác rơi chạm cát cùng với các giai đoạn 2.5. Kiểm tra đánh giá kết quả Khi kết thúc tập luyện từng giai đoạn đặc biệt kết thúc toàn bộ kỹ thuật thì nhất thiết phải kiểm tra đánh giá kết quả tập luyện, nêu ưu nhược điểm để rút kinh nghiệm cho việc tổ chức giảng dạy và tập luyện những nội dung khác 3. Một số sai lầm thường mắc và biện pháp sửa chữa 3.1 Giai đoạn chạy đà a. Chạy đà không chính xác * Nguyên nhân: - Nhọp điệu toàn đà không ổn định (độ dài các bước không ổn định, tăng tốc độ sớm muộn khác nhau). - Tư thế xuất không ổn định * Biện pháp sửa - Chạy đà nhiều lần nhịp điệu tăng tốc độ và hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy tốt, chú ý vạch báo hiệu - Tư thế xuất phát cố định b. Chạy đà tốc độ không cao * Nguyên nhân: - Tốc độ chậm * Biện pháp sửa - Chạy tốc độ cao ngoài đường chạy 4 - Chạy tốc độ cao trong đường chạy tiếp vào hố nhảy c. Chạy đà không có tư thế chuẩn bị giậm nhạy * Nguyên nhân: - 4 bước cuối không hạ thấp trọng tấp * Biện pháp sửa - Chạy chú ý 4 bước cuối cùng hạ thấp trọng tâm để chuẩn bị giậm nhảy lên 3.2. Giai đoạn giậm nhảy a. Giậm nhảy không hết * Nguyên nhân - Do nhận thức khái niệm sai nên giậm nhảy không duỗi hết các khớp dẫn đến không sử dụng được hết sức mạnh của các cơ chân - Cơ chân yếu - Giậm nhảy chậm, thời kỳ hoãn xung góc độ nhỏ * Biện pháp - Xây dựng lại khái niệm tập chạy đà giậm nhảy làm động tác bước bộ cần thẳng chân giậm nhảy (hoặc tập động tác đạp sau) - Tập các động tác tăng sức mạnh tốc độ co cơ (bật nhảy …) - Xây dựng phản xạ giậm nhảy bước cuối cùng ngắn b. Giậm nhảy bị lao * Nguyên nhân - Những bước cuối cùng không hạ thấp trọng tâm - Lúc giậm nhảy thân gập nhiều về phía trước, tốc độ giậm chậm * Biện pháp sửa - Tập 4 bước cuối cùng chạy hạ thấp trọng tâm để có được tư thế chuẩn bị giậm nhảy - Lúc giậm nhảy yêu cầu thẳng chân, tập phản xạ giậm nhảy 3.3. Giai đoạn trên không (Kiểm nhảy xa ưỡn thân) a. Không đẩy được không ưỡn được thân * Nguyên nhân 5 - Không dùng đùi chân lăng để miết xuống dưới ra sau, chỉ đẩy bụng hoặc ngực * Biển pháp sửa - Mô phổng tại chỗ và di động động tác miết đùi đẩy hông (Xây dựng lại cảm giác miết đùi). b. Không gập được thân sau giai đoạn ưỡn thân * Nguyên nhân - Không tích cực gập thân - Do tích cực gập thân xuống, không nâng được chân đùi, cẳng chân lên cao (ảnh hưởng đến thành tích) * Biện pháp sửa - Tích cực dùng cơ bụng, cơ chân gập chân theo tín hiệu của giáo viên - Chú ý gập để nâng chân, đùi, cẳng chân lên cao đến vật chuẩn (cành cây, giây xích), tích cực nâng cao đùi vời xa chân c. Giậm nhảy xong làm động tác ưỡn thân ngay (chỉ có đẩy hông mất giai đoạn đẩy bộ) * Nguyên nhân - Do nhận thức sai về kỹ thuật * Biện pháp sửa - Tập giậm nhảy bước bộ nhiều lần sau đõ thực hiện ưỡn thân 3.4. Giai đoạn tiếp đất a. Không với cẳng chân ra phía trước được * Nguyên nhân: - Không đủ nâng cao với chân * Biện pháp sửa: - Tập bật nhảy tại chỗ thu và với chân xa b. Rơi xuống đất bị ngã ra phía sau * Nguyên nhân: - Gấp khớp gối thấp, hai tay đánh ra sau mạnh quá mà không đánh về trước - Lúc sắp chạm cát thân trên ngã về phía sau quá nhiều * Biện pháp sửa: 6 - Khi chạm cát chú ý gấp khớp gối để hoãn xung, tập nhảy tại chổ đưa hai chân về trước tích cực lao người về phía trước - Ở giai đoạn trên không thời ký thứ ba chú ý thân trên gấp về phía trước để tạo điều kiện thuận lợi cho giai đoạn chuẩn bị chạm đất B. Áp dụng phương pháp giảng dạy nhảy xa theo hướng đổi mới tích cực vào một tiết dạy cụ thể: “Hoàn chính 4 giai đoạn kỹ thuận nhảy xa ưỡn thân + chạy bền”: tiết 47 khối 11 *(tuần tự xây dựng nội dung và lượng vận động cần thiết cho 1 tiết dạy) PHẦ N NỘI DUNG 1. Nội dung: tập hợp lớp, nắm sĩ số thực hiện nề nếp, phổ biến nội dung, nhiệm vụ và yêu cầu giờ học 2. Khởi động: - Bài TD tay không 6 động tác: Tay ngực, lưng bụng, vặn mình, chân và toàn thân - Xoay các khớp, ép dây chằng dọc, dây chằng ngang Mở đầu - Chạy bước nhỏ tại chỗ, sau đó di chuyển 15m, - Chạy nâng cao đùi tại chổ, sau đó di chuyển 15m - Bổ trợ kỹ thuật: + Tại chổ thực hiện động tác ưỡn thân với chân lăng + Tại chỗ thực hiện động tác ưỡn thân với chân giậm. Phối hợp cả hai chân - Hỏi bài củ I. Ôn luyện hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân - Giáo viên phân tích lại kỹ Cơ bản thuật của 4 giai đoạn và làm mẫu. Sau đó chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm HS nam luyện tập nhảy xa, nhóm học sinh THỜI GIAN SỐ LẦN 3 lần x 8 nhịp 2 lần x 8 nhịp 2 lân 10 phút 2 lần 2 lần 30 phút 1 – 2 lần 3 lân 3 lần BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TẬP LUYỆN - Đội hình nhận lớp 4 hàng ngang cự li hẹp xxxxxxxxx xxxxxxxxx xxxxxxxxx xxxxxxxxx G.V - Đội hình khởi động : cự li rộng giãn cách l sải tay đứng so le xxxxxxxxxx xxxxxxxx x x x x x x x xxxx x x x x x x x xx GV - Giáo viên phân tích ngắn gọn yếu lĩnh kỹ thuật của 4 giai đoạn nhảy xa, ưỡn thân và làm mẫu. Sau đó tổ chức phân nhóm HS tiến hành tập 7 nữ luyện tập nhảy dây + đá cầu - Giáo viên tổ chức, chỉ dẫn cho HS nam ôn luyện: Ôn cách đo đà + Đà 3,5,7 bước đặt chân vào ván giậm nhảy + Đà 3,5,7 Bước đặt chân vào ván thực hiện bước bộ + Tương tự như trên nhưng thực hiện thế ưỡn thân và tiếp đất + Thực hiện đà tăng dần và ổn định toàn đà thực hiện hoàn chỉnh 4 giai đoạn kỹ thuật - GV cho HS đổi tập: HS 1 lần nam luyện tập nhảy dây, đá cầu; HS nữ luyện tập nhảy xa ở hố nhảy. Tương tự như 1 lần nhóm nam nhưng lượng vận động ít hơn - GV tập trung lớp lại gọi 2 học sinh ra (1 nam, 1 nữ) cho nhảy 1 lần. GV nhận xét mức độ hoàn thành kỹ thuật, thành tích, chỉ ra một số sai lầm, thiếu sót về một số kỹ thuật và biện pháp sửa chữa 5 lần 6 – 8 lần luyện quay vòng + Học sinh nam tập luyện nhảy xa HS nữ đá cầu, nhảy dây. Sau đó đổi tập - Đội hình tập luyện xxxxxxxx xxxxxxxx x xxx GV xxxx xxxxxxxxx - GV tổ chức cho học sinh luyện tập theo phương pháp dòng chảy: Luân phiên từng người 1 thực hiện vào hố nhảy theo dòng nước chảy - GV tập trung lớp củng cố thực hiện theo đội hình 4 hàng ngang cự li hẹp Cơ bản II. Chạy bền (Chạy bền trên địa hình tự nhiên) * Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” - GV tổ chức cho học sinh chạy bền trên địa hình tự nhiên theo 1 vòng tròn: HS nam chạy 3 vòng sân (900m), HS nữ chạy 2 vòng sân (600m) - Đội hình tổ chức trò chơi: 2 vòng tròn cự li rộng 8 Kết thúc 1. Hội tĩnh: Thả lỏng toàn 5 thân: Vươn thở, gập thân, lắc phút ru tay chân 2. Nhận xét giờ học: tinh thần, thái độ, ý thức tập luyện, kết quả giờ học 3. Bài tập về nhà: GV giao bài tập và dặn dò HS về nhà ôn luyện, chuẩn bị tốt cho kiểm tra 4. Xuống lớp: GV xin ý kiến của lớp và tổ chức xuống lớp - Đội hình thả lỏng: 4 hàng ngang giãn cách cự li rộng x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x G.V - Đội hình nhận xét xuống lớp: 4 hàng ngang cự li hẹp C. Kết quả đạt được Trong các năm học tập vừa qua tôi đã áp dụng phương pháp giảng dạy trên đối với tất cả các khối lớp mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy đều thấy có kết quả tốt. năm học 2013 – 2014 này tôi đảm nhận giảng dạy 6 lớp khối 11. Kết quả giảng dạy nội dung nhảy xa đạt được như sau: - Kiểm tra ban đầu (Kiểm tra thành tích nhảy xa ở những tiết học đầu tiên) + Học sinh nam: + Học sinh nữ: Loại khá: 4,0m – 4,4m (35%) Loại khá: 3,1m – 3,4m (30%) Loại TB: 3,6m – 3,9m (45%) Loại TB: 2,9m – 3,1m (45%) Loại yếu: < 3,6m Loại yếu: < 2,9m (20%) (25%) - Sau khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực trình tự giảng dạy theo những nội dung đã nêu trên thì kết quả học tập và thành tích đạt được như sau: + Học sinh nam: Loại giỏi: > 4,5m + Học sinh nữ: (15%) Loại giỏi > 3,5m (8%) Loại khá: 4,1 – 4,4m (35%) Loại khá: 3,1m – 3,3m (45%) Loại TB: 3,6M – 4,0 (40%) Loại TB: 2,8M – 3,0 m (40%) Loại yếu: < 3,6m Loại yếu: < 2,8m (0%) (7%) Với kết quả và thành tích nhảy xa nêu trên cho thấy rằng: áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết học, giảng dạy theo trình tự nội dung phù hợp với đặc trưng của môn nhảy xa thì hiệu quả, chất 9 lượng đại trà củng như thành tích đạt được là rất tốt. Bên cạnh đó được học theo phương pháp tích cực còn mang lại hiệu quả cao trong việc rèn luyện nâng cao sức khỏe, tăng cường thể lực, phát triển các tố chất vận động cho học sinh, củng như việc giáo dục tính kiên trì, ý thức tổ chức kỹ luật, phẩm chất đạo đức, ý chí và nhân cách học sinh. Trong các kì Đại hội Điền kinh – Thể thao và HKPĐ toàn tỉnh được tổ chức hàng năm tôi thường có học sinh tham gia thi đấu nội dung nhảy xa đạt thành tích khá cao. III. KẾT LUẬN Là một giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục trong trường THPT, với kinh nghiệm thực tế còn ít. Song tôi nhận thức rằng. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ đem lại hiệu quả và chất lượng cao không chỉ về thành tích các môn Điền kinh – Thể thao mà còn về việc góp phần giáo dục học sinh phát triển thể chất hoàn thiện. Trên đây là một vấn đề nhỏ mà tôi đã đề cập với mục đích mong muốn được góp vào công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn thể dục nói chung, môn nhảy xa nói riêng. Tuy nhiên trong khuôn khổ một sáng kiến chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy kính đề nghị bạn bè đồng nghiệp bổ sung đóng góp ý kiến để đề tai trên được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng