Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn ‘phương pháp dạy phần warm –up trong tiếng anh tiểu học’’...

Tài liệu Skkn ‘phương pháp dạy phần warm –up trong tiếng anh tiểu học’’

.DOC
32
889
153

Mô tả:

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................3 4. Các giả thuyết nghiên cứu :...........................................................................3 5.Phương pháp nghiên cứu :..............................................................................3 B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4 Chương 1 : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.................................................4 1.Cơ sở lý luận...................................................................................................4 2.Cơ sở thực tiễn................................................................................................4 Chương 2 :Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu......................5 1 .Khảo sát thực trạng........................................................................................5 2 .Nguyên nhân của thực trạng..........................................................................6 3. Giải pháp thực hiện :.....................................................................................7 Chương 3: Kết quả nghiên cứu....................................................................31 1.So sánh kết quả thực nghiệm............................................................................31 2.Đưa ra nhận định đánh giá về kết quả thực hiện nghiên cứu..........................32 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................33 1. Kết luận........................................................................................................33 2. Kiến nghị :...................................................................................................34 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................35 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam một nước đang đứng trước thời đại phát triển, mở rộng ra với cánh cửa toàn cầu hóa thì Tiếng Anh lại càng trở lên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Việc học Tiếng Anh rất phong phú và đa dạng, song bất cứ hình thức nào thì việc học Tiếng Anh chủ yếu được rèn luyện theo bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc và viết. Để phát triển cả bốn kỹ năng đó một cách tự nhiên thì việc thu hút các em vào các hoạt động học tập là vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để thu hút học sinh Tiểu học vào các hoạt động học tập sôi nổi, tự nguyện, hứng thú, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em có một giờ học thật hiệu quả thì đó là lý do tôi chọn đề tài ‘Phương pháp dạy phần Warm –up trong Tiếng Anh tiểu học’’ với hy vọng góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh cho các em học sinh Tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn những phương pháp để vào bài là một trong những yếu tố giúp tiết học thành công. Là một giáo viên đang giảng dạy tiếng anh ở trường Tiểu học bản thân tôi luôn luôn tìm tòi sáng tạo những cách thức để vào bài một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả nhất. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học thì vào bài cách hấp dẫn, sáng tạo, tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh, nhằm tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong suốt tiết học. Hoạt động Warm –up nhằm thu hút học sinh vào bài mới đầy hứng thú và có những liên tưởng vào chủ đề chính của bài học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Việc vận dụng đúng đắn một số thủ thuật dạy phần Warm- up trong giờ học Tiếng Anh ở Tiểu học nhằm: - Giúp học sinh có hứng thú trong các hoạt động học tập và kích thích tính tò mò muốn khám phá kiến thức trong bài học. 2 - Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, thử nghiệm của học sinh. - Giúp học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập. - Giúp học sinh tập trung chú ý trong giờ học. - Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất . 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu -Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp dạy phần Warm- up cho học sinh Tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 2,3, 4, 5 của các lớp Tiếng Anh . 4. Các giả thuyết nghiên cứu : - Nghiên cứu các phương pháp dạy phần Warm- up nhằm giúp học sinh cảm thấy hứng thú và tích cực học tập, tạo động lực cho các em trong các hoạt động học tập tiếp theo. 5.Phương pháp nghiên cứu : Giáo viên cần áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp điều tra, quan sát. - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết . - Nghiên cứu các phương pháp dạy từ qua tài liê êu, mạng, trên truyền hình. 3 B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 : Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.Cơ sở lý luận Tiếng Anh là hành trang bước vào cuộc sống của các em, vì vậy mà nó chính là nhiệm vụ hàng đầu của nghành giáo dục mà chúng ta không thể kể đến việc dạy và học Tiếng Anh. Khi chúng ta biết ngoại ngữ giúp chúng ta gần gũi, hiểu nhau và thân thiện hơn. Trong quá trình dạy và học Tiếng Anh, để giúp các em học sinh có một tâm lý thỏa mái, tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy giáo viên cần lựa chọn những thủ thuật dạy phần Warm -up phù hợp, sáng tạo với từng nội dung của bài học .Vì phần Warm- up đóng vai trò là hoạt động khởi động, điều kiện hình thành và phát triển các hoạt động tiếp theo. Đây cũng là phần giúp học sinh suy nghĩ và tập trung vào bài học ngay từ đầu, có thể cung cấp một phần từ vựng hay kiến thức nền liên quan đến chủ đề bài học. Phần Warm- up đồng thời giúp giáo viên có cơ hội để phân loại và đánh giá khả năng của học sinh, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của lớp. Như vậy muốn học sinh đạt kết quả cao trong giờ học Tiếng Anh thì phải làm cho học sinh yêu thích môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học thì giáo viên phải tạo được hứng thú học tập cho học sinh qua phần khởi động. Có nhiều phương pháp nhưng điều quan trọng là giáo viên sử dụng các biện pháp ấy một cách linh hoạt, sáng tạo, nhịp nhàng để phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học. 2.Cơ sở thực tiễn Trong việc dạy và học Tiếng Anh, giúp học sinh khởi động trước khi bước vào bài mới là một hoạt động dạy học không thể thiếu trong bất kì một tiết học nào. Việc khởi động không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh ôn lại bài cũ mà 4 còn là việc giúp các em có hứng thú học tập trong các hoạt động học tập đạt kết quả cao . Từ cơ sở lý luận trên, kết hợp với quá trình thực tế giảng dạy. Tôi thấy rằng một giờ học ngoại ngữ sẽ khô khan, nhàm chán nếu chúng ta không biết làm mềm hóa giờ học đó. Người học sẽ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, nặng nề, khó tiếp thu nếu giáo viên không biết tổ chức giờ học một cách sôi động, linh hoạt. Đặc biệt là ở phần Warm up, ngay đầu tiết học tạo được hưng phấn, hào hứng, lôi cuốn cho các em học sinh thì những hoạt động tiếp theo sẽ đạt kết quả tương đối cao. Chính vì thế tôi đưa ra một số phương pháp dạy phần Warm – up cho các em học sinh Tiểu học như sau: 1.Tạo môi trường thân thiện giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh và học sinh. 2.Dạy phần Warm- up thông qua các trò chơi 3.Thông qua các bài hát Tiếng Anh,truyện ngắn hoặc video. 4.Thông qua đồ dùng trực quan. 5.Phương pháp khêu gợi tính tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh. Chương 2 :Thực trạng và giải pháp của vấn đề nghiên cứu 1 .Khảo sát thực trạng Đầu năm học 2015-2016 tôi được phân công giảng dạy Tiếng Anh khối 4, qua thực tế điều tra tôi thu được kết quả như sau: Tổng số Khối học sinh 4 102 Kết quả khảo sát Trên điểm 9 Trên điểm 5 Dưới điểm 5 SL % SL % SL % 25 24,5% 67 66,5% 10 9% 5 2 .Nguyên nhân của thực trạng -Học sinh: Nhìn vào kết quả trên vẫn còn một số em điểm chưa đạt yêu cầu do các em chưa có phương pháp học hợp lí, ngại học, nhận thức chưa cao, nhút nhát, thiếu tự tin… Ngoài ra do phương pháp dạy của giáo viên, do bị giáo viên khiển trách, giáo viên chưa quan tâm hết các đối tượng học sinh, do đặc điểm lứa tuổi.. Hiện nay việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường diễn ra trong môi trường giao tiếp của thầy và trò còn có rất nhiều hạn chế: Dạy học trong một tập thể lớn, trình dộ nhận thức có nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ. Những điều này làm phân tán sự tập chung của học sinh, tác động rất lớn đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh, làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh và sự phân bố thời gian cho từng phần nội dung bài sao cho phù hợp với từng loại bài giảng (thực hành, kĩ năng) cũng là một tác động tới việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng biện pháp dạy phần Warm up cho thích hợp. -Giáo viên: Do tâm lý ngại đổi mới, nhất là một số giáo viên lớn tuổi, quan niệm chưa đúng về phương pháp mới, trong đó có việc áp dụng trò chơi ngôn ngữ. Hoặc năng khiếu còn hạn chế, ngại sáng tạo, thiếu linh động. Hơn nữa: - Nhiều phụ huynh đặc biệt phụ huynh ở vùng nông thôn chưa thấy được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ nên chưa quan tâm đến môn học này. Mặc dù rất khó khăn song chúng ta phải nhận thấy rằng việc học Tiếng Anh ở thời điểm này là sự khởi đầu cho việc xây dựng nền móng tri thức cơ bản cho học sinh, là điều kiện cần thiết để các em tiến bước đến các bậc học cao hơn. Do vậy việc dạy và học Tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề rất đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề đó, giáo viên cần tạo ra những hình thức dạy học phong phú, đa dạng. Trong đó việc giúp các em có hứng thú học tập ngay từ đầu tiết 6 học là một trong những hình thức thu hút được nhiều học sinh tham gia học tập và mang lại hiệu quả cao trong học tập. 3. Giải pháp thực hiện : Trong quá trình học, học sinh sẽ đạt được kết quả cao nếu như các em xác định được động cơ học tập của mình. Đối với học sinh Tiểu học, động cơ học tập sẽ có được khi các em cảm thấy vui vẻ, hưng phấn đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình qua các giờ học. Vì vậy các biện pháp sau đây phần nào đáp ứng được yêu cầu đó. Đây là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong giờ dạy đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi sáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy. 3.1. Tạo môi trường thân thiện giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Để có giờ dạy hiệu quả, giúp học sinh có tâm thế sôi nổi, hào hứng khi học bài người giáo viên cần thiết lập mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy giáo và học sinh, giữa học sinh với học sinh tạo hứng thú cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng bầu không khí thân thiện, cởi mở trong giờ học sẽ tạo ra động lực học tập của cả thầy và trò. Thái độ giao tiếp của thầy phải hòa đồng với học sinh, vui vẻ, thân thiện, quan sát động viên, khen ngợi kịp thời, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tạo cơ hội cho các em gần gũi nhau hơn. Người thầy luôn phải động viên các em tự tin, chủ động, thoải mái trong giao tiếp cũng như trong các hoạt động học. Luôn tạo không khí của lớp học vui tươi, thân thiện, học sinh thoải mái, tự tin, tích cực hoạt động. Đồng thời giáo viên nên sử dụng môi trường có yếu tố Tiếng Anh trong lớp học. 3.2. Phương pháp dạy phần Warm up thông qua các trò chơi . Một số lưu ý nhỏ khi cho học sinh chơi trò chơi ở phần ‘Warm- up’’ : 7 +Tùy đối tượng và mức độ của học sinh mà giáo viên phải lựa chọn trò chơi cho phù hợp. + Thời gian dành cho phần “Warm up’’ không được quá dài, chỉ khoảng 5 đến 7 phút, không gây căng thẳng cho học sinh. Dạy trẻ em là công việc tương đối khó và phức tạp bởi trẻ chưa thực sự có ý thức học tập như người lớn và hầu hết còn rất ham chơi. Để trẻ tập trung vào bài học, các em nắm bài cũng như ôn lại bài hiệu quả nhất thì người giáo viên biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh, tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học giúp các em bị lôi cuốn vào bài học. Vận dụng trò chơi trong các bài dạy để học sinh “học mà chơi, chơi mà học’’, giáo viên tạo sân chơi đa dạng, nhiều màu sắc bằng tiếng Anh cho học sinh, hướng dẫn học sinh làm chủ sân chơi và từng bước bổ sung vào các hoạt động khác. Tuy nhiên, tùy vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học . 3.2.1.Miming: Trò chơi này giúp các em học sinh có thói quen tự nhiên trong giao tiếp, bạo dạn khi đứng diễn trước đám đông và nâng cao khả năng diễn xuất bằng hành động, và qua qúa trình áp dụng tôi thấy các em rất hứng thú và tham gia rất tích cực ,vui vẻ, giúp các em tích cực tham gia các hoạt động học. Ví dụ: Khi dạy Unit 5 – Tiếng Anh lớp 4 có thể dùng trò chơi Miming để củng cố từ và mẫu câu vừa học. Học sinh đang diễn tả các hành động 8 *Cách chơi: - Chia lớp làm 2 đội. - Mỗi đội cử một bạn lên trước lớp để diễn các hành động đã được giáo viên chuẩn bị từ trước (có thể bằng tranh ảnh hoặc viết hành động đó ra mảnh giấy hoặc bìa). - Giáo viên cho người diễn xem hành động (không để dưới nhóm được biết trước). - Người diễn không được nói bằng lời mà chỉ được diễn bằng cử chỉ, động tác để dưới nhóm hiểu và trả lời bạn mình đang làm gì. VD: She is brushing her teeth, she is dancing, he is doing exercise… - Nếu đội diễn không trả lời được thì nhường quyền trả lời và điểm số cho đối phương - Sau trò chơi, giáo viên tổng kết nhóm nào nói đúng nhiều hơn sẽ thắng cuộc. 3.2.2.Bingo: Sử dụng trò chơi này nhằm tăng cường năng lực ghi nhớ và nghe hiểu cùa học sinh. Trò chơi này thích hợp để củng cố về các chủ đề như: Số đếm (Number), Bảng chữ cái (The Alphabet), từ chỉ nghề nghiệp (Occupation), Màu sắc (colors), quả (Fruit), thú vật (animals), trang phục (clothes), nghề nghiệp (jobs), gia đình (family)… + Giáo viên cho một số từ đã học. + Mỗi học sinh chọn 8,hoặc 14 từ trong số các từ đó và viết vào vở. + Giáo viên đọc các từ không theo trật tự. + Học sinh đánh dấu  vào từ đã chọn khi nghe giáo viên đọc từ đó. + Học sinh nào đánh dấu được 3, 4, hoặc 5 ô vuông theo hàng ngang, hoặc trên xuống , hoặc theo đường chéo thì nói “ Bingo” và học sinh đó thắng cuộc. 9 + Giáo viên phát thưởng cho học sinh đó. 3.2.3. Matching Đây cũng là một họat động rất phổ biến trong việc giúp các em ôn lại từ vựng, học sinh phải nối từ với nghĩa của nó và ngược lại, hoặc cũng có thể là nối cặp từ trái nghĩa, số ít với số nhiều... tùy theo nội dung của bài dạy. - Chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ - Phát wordsheet cho các nhóm - Yêu cầu thực hiện theo nhóm - Các nhóm kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau - Thưởng cho nhóm đạt kết qủa cao nhất Ví dụ 1: Nối các từ Tiếng Anh với tên các con vật. Ví dụ 2: Nối từ Tiếng Anh với nghĩa Tiếng Việt. teacher công nhân doctor giáo viên nurse bác sỹ worker y tá 10 Ví dụ 3: Nối từ Tiếng Anh với bức tranh của các con vật 3.2.4. Crossword: ( Trò chơi ô chữ) Để kiểm tra vốn từ của các em cũng như tạo cho các em có sự tò mò khám phá tôi cũng thường xuyên cho các em chơi trò chơi ô chữ: thông qua hình ảnh gợi ý, các em đoán các chữ cần tìm, nếu đội nào đoán được nhiều ô chữ đúng sẽ thắng cuộc. 3.2.5.Slap the board + Giáo viên viết từ mới hoặc tranh đính lên bảng. + Gọi hai nhóm lên bảng, mỗi nhóm 4,6 học sinh + Yêu cầu các nhóm đứng cách nhau một khoảng bằng nhau. + Giáo viên đọc to một từ Tiếng Anh + Lần lượt học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng, vỗ vào tranh hoặc từ được gọi. + Học sinh thuộc nhóm nào làm đúng và nhanh hơn thì nhóm đó ghi điểm. + Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. 11 3.2.6. Find Someone Who Giáo viên phát phiếu cho học sinh có các câu liên quan đến nội dung bài học. Học sinh đứng dậy đi quanh lớp để hỏi các bạn trong lớp và điền vào phiếu Sau đó học sinh báo cáo lại cho giáo viên biết các em đã tìm thấy ai làm công việc gì cuối tuần Ví dụ: Unit 3:Lesson 3– Tiếng Anh lớp 4 Activities Go to the zoo Help parents Watch TV Lam Hoa v Tuan v v Hoa goes to the zoo at the weekend Lam helps her parents at the weekend Tuan watches TV at the weekend. 3.2.7.Charades ( trò chơi đố chữ) Trò chơi này giúp các em biết cách dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ. Giáo viên đặt phiếu từ úp mặt xuống. Một học sinh nhặt phiếu trên cùng, dùng cử chỉ để diễn tả nghĩa của từ ấy, cả lớp đoán từ, viết vào bảng con. 12 Hoạt động này phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp, con vật, các từ chỉ hoạt động nhằm giúp học sinh lưu nhớ từ đã học. Ví dụ: Cho các tranh chỉ hoạt động, 1 học sinh miêu tả. Lớp viết bảng con.3.2.8. Jumble words - GV viết một số từ có các chữ bị xáo trộn lên bảng. - Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái thành từ có nghĩa. 3.2.9 .The Alphabet Game: + Chia lớp làm ba đội. + Giáo viên nói 1 chữ cái. Học sinh tìm các từ bắt đầu bằng chữ cái đó và ghi vào giấy. + Nhóm nào ghi được nhiều từ hơn thì được ghi điểm. Ví dụ: T: It starts with C /si/ Ss: cat, chicken, city… T: It starts with B /bi/ Ss: boy, bike, book… 3.2.10. What’s missing? Ở trò chơi này tất cả học sinh đều tham gia độc lập và ghi phần trả lời ra bảng con của mình. Giáo viên cho xuất hiện một số từ, sau đó cho biến mất 1 từ, học sinh phát hiệt ra từ biến mất và ghi bảng con, thời gian suy nghĩ cho mỗi từ là 20 giây, thí sinh đồng loạt giơ bảng con lên, giáo viên lần lượt cho các từ khác xuất hiện và biến mất, học sinh phát hiện và ghi bảng. 13 3.2.11. Pelmanism ( Trò chơi trúc xanh) - Chia lớp làm 2 đội. - Mỗi đội lần lượt cử 1 thành viên trong đội lật 2 thẻ. Nếu 2 thẻ khớp nhau thì thì được tính điểm (điểm 10). Nếu không khớp, lật úp thẻ lại như cũ và tiếp tục trò chơi cho đến khi tất cả các thẻ được lật. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì thắng. Ví dụ: Xếp các hiện tượng thời tiết đúng với các mùa 3.2.12. Shark attack (Cá mập tấn công) -Chia lớp làm 2 đội. -Giáo viên gợi ý số chữ cái của từ cần đoán bằng các vạch, hoặc ô. -Yêu cầu HS trong mỗi nhóm đoán các chữ cái có trong từ. -Nếu đội nào đoán sai thì rớt xuống một bậc. -Đội nào rớt hết 4 bậc thì thua cuộc. Ví dụ: 3.2.13.Kim’s game: (Giáo viên có thể dùng tranh ảnh với các chủ đề khác nhau để học sinh chơi.) - Chia lớp làm 2 đội chơi. - Quan sát lần lượt 6 bức tranh. - Các đội chơi nhớ và ghi lại tên các bức tranh đó bằng Tiếng Anh trong thời gian 1 phút. Ghi đúng mỗi bức tranh đội chơi sẽ được 10 điểm. Ví dụ: 14 3.2.14. Pass the cards (Chuyền thẻ) Trò chơi này tạo điều kiện cho tất cả học sinh cùng được nói các từ đã học. + Chia lớp thành 3 đội, cho học sinh xếp thành ba hàng. + Giao cho ba em đầu hàng một số thẻ từ. + Ba em này lần lượt đọc các từ đó và chuyền cho các bạn đứng ngay sau mình. + Mỗi học sinh nhận được từ điều phải đọc to từ đó lên. + Đội nào hoàn thành trước là đội chiến thắng. 3.2.15. Freeze Yêu cầu HS đứng tại chỗ. Giáo viên hướng dẫn, Ex. Dancing, skipping, hoping... Học sinh dùng điệu bộ diễn tả các hoạt động. Khi giáo viên đọc Freeze! Học sinh phải ngừng và đứng yên ở tư thế đang miêu tả hoạt động. Học sinh ngừng chậm nhất phải bị loại và phải ngồi xuống. Tiếp tục trò chơi đến khi một nhóm giành chiến thắng. Ví dụ : Unit 5- Tiếng Anh 4 . 3.2.16. Where are the vowels? Giáo viên viết từ mà nguyên âm bị bỏ trống. Đại diện các nhóm viết lại các từ cho đúng lên bảng. Ex. F–sh fish m--t meat, meet 15 t - - c h – r teacher y–ll–w yellow Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số trò chơi trên giúp các có thể khắc sâu các từ hoặc các mẫu câu đã học và tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học. 3.2.17.What and Where. Mục đích của trò chơi này giúp các em học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Trò chơi này áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là từ dài và khó đọc. Giáo viên viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoang tròn chúng lại. Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn. Cho học sinh lập lại các từ kể cả từ bị xóa. Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ. Ví dụ: farm teach er er student nurse 3.2.18.Simon says Trò chơi này nhằm giúp học sinh nhớ từ và thường được áp dụng cho câu mệnh lệnh ngắn. Giáo viên hô to các mệnh lệnh Học sinh chỉ làm theo các mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên đọc câu mệnh lệnh bắt đầu bằng câu ‘ Simon says’’. Giáo viên đọc câu mệnh lệnh, không có câu” Simon says’’ học sinh không được thực hiện lệnh đó. Nếu học sinh nào thực hiện sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. 16 Trò chơi này áp dụng cho cả lớp. Ví dụ : Unit 6 – Tiếng Anh 3. Nếu giáo viên nói “Simon says’’ “Stand up’’ học sinh sẽ đứng dậy . Còn nếu giáo viên nói “Stand up’’ học sinh không được thực hiện mệnh lệnh đó, nếu học sinh nào đứng dậy sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. 3.2.19. Group the words Mục đích là giúp học sinh nhớ nghĩa của từ và hiểu được thuộc tính của từ. Giáo viên viết một số từ lên bảng Học sinh làm việc theo nhóm để sắp xếp các từ theo từng chủ điểm mà giáo viên yêu cầu. Trong khoảng thời gian nhất định, nhóm nào sắp xếp nhanh và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. Ví dụ: Xếp các từ trong khung cho đúng cột. round, jump, rabbit, flower, catch, short, puddle, read, little, square, cloud, throw Adjective Verbs Nouns Cloud Read Rabbit ………… ………… ………….. 3.2.20. Circle the words Mục đích của trò chơi này giúp các em học sinh ôn lại từ và từ loại của từ. Mỗi hàng ngang có thể 3,4 từ ( trong đó có 1 từ khác với các từ còn lại) Giáo viên yêu cầu học sinh khoang tròn từ đó. Có thể tổ chức trò chơi này theo nhóm, sử dụng bảng phụ để thực hiện trò chơi. 17 Yêu cầu cả lớp đọc lại tất cả các từ. Ví dụ: Gạch chân từ khác loại với từ còn lại. 1. Fish pizza milk bread 2. Rabbit car kite doll 3. What they where how 4. Your he it she 3.2.21. Net works Trò chơi này nhằm giúp học sinh hệ thống lại từ vựng hoặc mẫu câu, ngoài ra đặt các từ trong nhưng bài khác nhau vào trong một ngữ cảnh giúp học sinh ôn lại từ vựng. Giáo viên cho chủ điểm và yêu cầu học sinh viết từ tương ứng với chủ điểm đó. Trò chơi thực hiện theo nhóm. Trong một khoảng thời gian quy định nếu đội nào viết được nhiều từ đúng thì đội đó là đội thắng cuộc. Ví dụ: pen School school bag ruler things rubber book 3.2.22. Symnonym and antonym Bên cạnh mục đích nhớ từ, hoạt động này còn giúp học sinh mở rộng vốn từ hơn. Giáo viên có thể đưa ra từ, yêu cầu học sinh tìm từ trái nghãi hay đồng nghĩa Học sinh làm việc theo cặp hoặc nhóm để tìm từ Ví dụ: Unit 9 –Tiếng Anh lớp 4.Yêu cầu tìm từ đồng nghĩa hay trái nghĩa các từ sau: 1.old <=> young 18 2. tall <=> short 3. pretty <=> ugly 4.thin <=> fat Tổ chức trò chơi phần Warm up giúp học sinh có được không khí học tập hào hứng, thoải mái, vui nhộn. Trò chơi có khả năng kích thích hứng thú và trí tưởng của trê em, kích thích sự phát triển trí tuệ của các em. Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lý tạo không khí lớp học vui vẻ và sinh động giúp cho học sinh có một tâm lý thoải mái để ôn lại kiến thức đã học. Tuy nhiên, dù thực hiện dưới hình thức nào giáo viên cũng cần tổ chức cho tất cả học sinh trong lớp theo dõi, nhận xét để các em cùng thực hiện. 3.3. Dạy phần Warm-up thông qua các bài hát Tiếng Anh, truyện ngắn video clip, hoặc bài Chant. Trước khi vào giờ học, giáo viên cho học sinh nghe và hát, vận động theo những bài hát Tiếng Anh vui nhộn liên quan đến bài học, đó là công cụ tốt nhất trong lớp học tạo sự dí dỏm, hài ước , gây cười cho học sinh. Những bài hát khởi động trước giờ học Tiếng Anh dành cho trẻ em rất đa dạng và phong phú.Giáo viên có thể tự sáng tác tạo ra một giai điệu khỏe, dễ nhớ cho hầu hết các cấu trúc hay chuỗi từ , miễn là đảm bảo đúng trọng âm, thì việc hát những cụm từ ngắn, hay thậm chí cả những câu hỏi và câu trả lời đơn giản sẽ kích thích học sinh phát âm và lưu ngôn ngữ vào bộ nhớ. Ví dụ 1:Unit 4- Tiếng Anh 3- Lesson 3 . Giáo viên cho học sinh nghe bài hát về bảng chữ cái. Sau khi nghe xong bài hát giáo viên yêu cầu các em cho biết các em vừa nghe được gì,yêu cầu học sinh lên bảng chỉ hai chữ cái mà giáo viên đọc, sau đó sẽ giới thiệu bài với các em. Hôm nay chúng ta sẽ đi luyện âm với hai chữ cái đó là “f, s’’ Ví dụ 2: Trước khi dạy Unit 4- Tiếng Anh 3. Giáo viên cho học sinh hát đồng ca bài “How are you?’’. Cả lớp cùng hát bài hát và hành động theo cô. Chúng ta vừa học câu hỏi và trả lời “How are 19 you’’. Hôm nay chúng ta sẽ học câu hỏi khác với “ How ’’ . Đó là “ How old are you?’, để hỏi về tuổi. Sau đó cô đi vào bài mới. Ngoài ra cho học sinh học các bài hát tiếng anh dễ hiểu, ngắn, sinh động trong các giờ thể dục giữa giờ, hoặc giờ chào cờ. Như bài “ Head, shoulder, knee and toes’’, “ Hockey, pockey’’, “Chicken dance”, “How is the weather’’… Hoặc giáo viên cho học sinh nghe truyện, xem video clip khác nhau với những hình ảnh sống động và những đoạn hội thoại đầy thú vị liên quan đến chủ đề của bài học cùng với các mẩu chuyện ngắn có nội dung cụ thể, dễ nghe và dễ hiểu, thường thì khi cho học sinh nghe và mô phỏng giống như các động tác trong Video sẽ giúp các em vừa thấy phấn khích và vui vẻ trước khi vào giờ học cũng như xóa bỏ những bỡ ngỡ, ngại ngùng, thêm tự tin hơn khi phát biểu, biểu diễn trước đám đông. Ví dụ: Khi học chủ đề “ Daily activities’’- Tiếng Anh 5 Giáo viên yêu cầu học sinh chú ý xem đoạn video clip về các hoạt động hàng ngày , có minh họa bằng hình ảnh trên nền một bài hát nhẹ nhàng, yêu cầu học sinh viết được các hoạt động nhìn thấy trên màn hình theo thứ tự xuất hiện. Sau đó giáo viên chiếu lại đoạn video clip, và cùng cả lớp kiểm tra lại đáp án. Bằng cách này, người dạy không chỉ thu hút sự chú ý của học sinh ngay từ đầu mà còn cung cấp cho người học một số cấu trúc dùng để nói về hoạt động hàng ngày bằng Tiếng Anh. Từ đó, học sinh có thể bắt trước và thực hành dễ dàng hơn. Ngoài ra cho học sinh ôn lại kiến thức từ vựng hay mẫu câu thông qua các bài “Chant’. Các bài “chant’’ với nhịp điệu nhẹ nhàng, kết hợp với động tác cơ thể sinh động tạo không khí sôi nổi, thoải mái trong giờ học. 3.4. Dạy phần Warm up thông qua đồ dùng trực quan Việc sử dụng và khai thác tốt các phương tiện dạy học ở phần Warm up đặc biệt là đồ dùng trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật…. là yếu tố rất cần thiết giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Vì phương tiện dạy học đóng vai trò 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng